Khám phá công dụng trị nám của rau cần tây và cách thực hiện
Bạn có biết nước ép, mặt nạ và các món ăn từ cần tây có khả năng đẩy lùi tình trạng nám da an toàn, hiệu quả? Cùng khám phá công dụng trị nám của rau cần tây và cách thực hiện trong bài viết dưới đây.
Rau cần tây – thực phẩm dưỡng nhan tuyệt vời
Với tên khoa học Apium graveolens L, rau cần tây có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải, nằm bên bờ Đại Tây Dương. Đây là loại rau củ được các nước phương Tây vô cùng ưa chuộng. Trong bữa ăn hàng ngày, chúng ta có thể ăn sống cần tây hoặc chế biến thành món salad tươi ngon, nấu canh hoặc xào chung với nhiều loại rau củ bổ dưỡng khác.
Rau cần tây giàu nước, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Vì vậy, thực phẩm này không chỉ cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng mà còn góp phần cải thiện nhan sắc (mái tóc, da dẻ, vóc dáng) rất thần kỳ.
Dưới đây là một số lợi ích dưỡng nhan tuyệt vời của loại rau này.
- Cấp ẩm cho da: Hàm lượng vitamin E dồi dào từ cần tây có tác dụng dưỡng ẩm cho da và ức chế sự hình thành của các nếp nhăn vô cùng hiệu quả. Nhờ đó, làn da của chị em sẽ luôn mịn màng và căng mọng.
- Ngăn ngừa lão hóa da: Khi bổ sung cần tây vào khẩu phần ăn hàng ngày, bạn có thể chủ động đẩy lùi quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, nguồn vitamin A, C cùng các chất chống oxy hóa phong phú trong thực phẩm này có khả năng bảo vệ làn da khỏi tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời, từ đó hạn chế sự xuất hiện của những dấu hiệu tuổi già (nếp nhăn, vết chân chim).
- Điều trị mụn: Để nhanh chóng giải quyết những nốt mụn phiền toái, bạn có thể dùng tăm bông thấm nước ép cần tây, thoa lên bề mặt mụn rồi để khô, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Ngoài ra, độc giả có thể trộn tinh dầu cây trà với nước ép cần tây nhằm tăng cường đặc tính sát trùng cũng như hiệu quả điều trị.
- Nuôi dưỡng mái tóc: Thành phần dưỡng chất đa dạng của rau cần tây giúp mái tóc thêm suông dày, óng ả. Người đọc chỉ cần băm nhỏ/xay nhuyễn loại rau này rồi dùng cả nước lẫn cái để gội đầu hoặc bôi kỹ từ gốc đến ngọn, sau đó bọc tóc lại bằng nón tóc trong 30 phút, cuối cùng xả sạch bằng nước mát.
- Hạn chế bóng dầu: Nếu sở hữu da dầu, hãy tận dụng rau cần tây để xử lý tình trạng này. Độc giả ngâm 1 bẹ cần tây trong một ly nước sôi. Khi tinh chất cần tây tiết ra hoàn toàn, bạn cho ly nước này vào ngăn mát tủ lạnh. Sau đó, hãy dùng bông gòn thấm nước cần tây để thoa lên mặt nhằm thu nhỏ lỗ chân lông và “đánh bay” dầu nhờn.
- Làm sạch da: Tẩy tế bào chết là một trong những thao tác chăm sóc da quan trọng nhất. Và rau cần tây chính là nguyên liệu tẩy tế bào chết an toàn từ thiên nhiên mà chị em không thể bỏ qua. Hỗn hợp bột yến mạch và nước ép cần tây có thể loại bỏ mọi cặn bã một cách dễ dàng, đồng thời giúp da thêm mịn màng, trắng sáng. Với cách làm này, bạn chỉ cần hòa trộn hai nguyên liệu trên thành một hỗn hợp sền sệt rồi bôi lên vùng da cần tẩy tế bào chết (đã được rửa sạch), massage nhẹ nhàng, thư giãn 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm.
- Hỗ trợ giảm cân: Rau cần tây giàu nước, chất xơ và không chứa calo hay chất béo. Do đó, khi ăn nhiều thực phẩm này, bạn sẽ no lâu hơn, từ đó tránh được cảm giác đói bụng, thèm ăn.
Khám phá công dụng trị nám của rau cần tây
Không chỉ dừng lại ở những lợi ích kể trên, rau cần tây còn có công dụng điều trị nám da vô cùng hiệu nghiệm vì:
- Cần tây chứa đến 90,5% nước. Với công dụng dưỡng ẩm, thanh nhiệt, giải độc, loại rau này rất an toàn, dịu nhẹ với làn da nhạy cảm. Do đó, cần tây trở thành nguyên liệu làm đẹp lý tưởng để thay thế nha đam trong các trường hợp da mỏng, yếu, cháy nắng hoặc mẫn cảm.
- Hàm lượng sắt, canxi, phốt pho trong rau cần tây cao gấp đôi các loại rau củ khác. Vì vậy, mặt nạ cần tây có tác dụng điều trị nám, tàn nhang hiệu quả hơn hẳn những loại mặt nạ thiên nhiên khác.
- Axit glutamic là thành phần tạo nên mùi thơm đặc trưng của rau cần tây. Hoạt chất này giúp cân bằng độ pH của làn da, đồng thời hình thành hàng rào bảo vệ vững chắc, hạn chế tối đa ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.
- Nguồn vitamin A và vitamin C từ rau cần tây chính là yếu tố trực tiếp tác động đến chân nám, tàn nhang và đẩy lùi các tình trạng này một cách hiệu quả. Tuy hàm lượng hai loại vitamin trên trong cần tây không dồi dào bằng những loại rau củ khác nhưng khi kết hợp với lượng khoáng chất phong phú sẵn có thì loại thực phẩm lại có khả năng điều trị thâm nám, tàn nhang vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, bạn có thể tận dụng rau cần tây để thanh lọc và đào thải các sắc tố đậm màu bằng cách bổ sung loại rau này vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Hướng dẫn cách trị nám bằng rau cần tây hiệu quả
2 phương pháp điều trị nám bằng cần tây dưới đây rất hiệu quả, an toàn, phù hợp với mọi đối tượng, mọi loại da và mọi tình trạng thâm nám, tàn nhang. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi áp dụng những công thức dưới đây.
Trị nám bằng cách đắp mặt nạ cần tây
Đắp mặt nạ thiên nhiên là một trong những phương pháp chăm sóc da an toàn nhất. Phương pháp này giúp làm sạch da, dưỡng ẩm, cung cấp dưỡng chất quan trọng, nuôi dưỡng làn da và điều trị một số vấn đề da liễu thường gặp. Trong đó, rau cần tây là nguyên liệu tuyệt vời mà chúng ta không thể bỏ qua.
Mặt nạ cần tây nguyên chất
Cách làm đơn giản này có thể nhanh chóng làm mờ vết nám và se khít lỗ chân lông.
- Chuẩn bị 1 bó cần tây
- Rửa sạch cần tây bằng nước muối pha loãng
- Xay nhuyễn nguyên liệu bằng máy xay sinh tố
- Vệ sinh vùng da bị nám thật sạch sẽ
- Bôi trực tiếp dung dịch cần tây vừa thu được lên da và massage nhẹ nhàng
- Giữ nguyên và thư giãn 15 phút
- Rửa lại bằng nước sạch
- Thực hiện mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ
Nếu không có thời gian chuẩn bị chu đáo cho mỗi lần đắp, người đọc có thể xay nhuyễn cần tây với số lượng lớn, sau đó cho vào khay đá. Mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần lấy 1 viên đá lăn lên vùng da cần điều trị.
Mặt nạ nước cần tây
- Chuẩn bị 100g cần tây tươi
- Rửa sạch cần tây với nước muối pha loãng rồi cắt khúc
- Nấu chín nguyên liệu trong 1 lít nước
- Thoa nước cần tây lên vùng da bị nám và massage nhẹ nhàng
- Thư giãn trong vòng 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước mát
- Thực hiện 2 – 3 lần/tuần
Mặt nạ cần tây và chanh
Thành phần axit citric của chanh đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ cặn bã, dầu nhờn, xóa sổ lớp vảy sừng trên bề mặt da, đồng thời làm thông thoáng lỗ chân lông, giúp da tươi trẻ, trắng hồng. Đây là công thức mặt nạ rất phù hợp với chị em da dầu.
- Chuẩn bị ½ trái chanh và 1 nắm cần tây
- Rửa sạch chanh tươi và cần tây bằng nước muối pha loãng
- Xay nhuyễn cần tây
- Vắt lấy nước chanh
- Hòa nước chanh vào cần tây
- Làm sạch vùng da bị nám cẩn thận
- Thoa hỗn hợp lên da, massage và thư giãn 15 phút
- Rửa lại bằng nước mát
Mặt nạ cần tây và đu đủ
Các nghiên cứu đã phát hiện rằng đu đủ chứa nhiều vitamin C hơn cả cam. Trung bình 100g đu đủ chứa 61mg vitamin C trong khi 100g cam tươi chỉ chứa 45mg vitamin C. Nguồn vitamin C dồi dào của đu đủ có thể dễ dàng “đánh bay” các vết thâm nám, tàn nhang và làm trắng da hiệu quả.
Hỗn hợp cần tây và đu đủ giúp ức chế sự hình thành của các sắc tố đậm màu, đồng thời nuôi dưỡng làn da từ tận sâu bên trong. Vì vậy, sự kết hợp này sẽ mang đến kết quả điều trị khiến bạn không khỏi bất ngờ.
- Chuẩn bị ¼ trái đu đủ và 1 nắm cần tây
- Rửa sạch đu đủ và cần tây bằng nước muối pha loãng
- Xay nhuyễn 2 nguyên liệu trên
- Thoa hỗn hợp lên da nám khoảng 15 phút
- Rửa lại bằng nước ấm
- Thực hiện 2 – 3 lần/tuần từ 3 tháng trở lên
Mặt nạ cần tây và rau má
Theo quan niệm Đông y, rau má vị đắng, tính mát, có khả năng tiêu trừ độc tố, thanh lọc cơ thể, làm dịu và giảm kích ứng da. Do đó, ngày nay, rau má trở thành thành phần chiết xuất quen thuộc trong các dòng sản phẩm chăm sóc da nhạy cảm và da mụn.
Bên cạnh công dụng điều trị nám da, mặt nạ rau má – cần tây còn hỗ trợ chữa một số bệnh lý da liễu như: mẩn ngứa, mề đay, dị ứng khi thời tiết thay đổi… Ngoài ra, người bị sưng viêm da do mụn có thể sử dụng loại mặt nạ này để giảm nhiệt độ bề mặt da và ức chế tình trạng viêm nhiễm.
- Chuẩn bị 1 nắm rau má và 1 nắm cần tây
- Rửa sạch hai nguyên liệu với nước muối sinh lý
- Xay nhuyễn rau má và cần tây
- Đắp hỗn hợp lên da khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch
Mặt nạ cần tây và sữa chua
Hàm lượng axit lactic trong sữa chua có khả năng đào thải độc tố và loại bỏ tế bào chết cứng đầu trên bề mặt da. Nếu sở hữu làn da nhạy cảm, không thể đắp mặt nạ chanh và cần tây thì mặt nạ cần tây và sữa chua chính là gợi ý thay thế hoàn hảo dành cho bạn. Axit lactic có công dụng điều trị tương đương axit citric nhưng mức độ kích ứng da thấp hơn hẳn. Đặc tính dịu nhẹ, an toàn này phù hợp với mọi loại da.
- Chuẩn bị ½ hũ sữa chua không đường và 1 nắm cần tây
- Rửa sạch cần tây bằng nước muối pha loãng
- Xay nhuyễn cần tây
- Trộn đều nước cốt cần tây với sữa chua
- Làm sạch vùng da bị nám
- Đắp mặt nạ cần tây và sữa chua khoảng 15 phút
- Rửa lại bằng nước mát
Bổ sung rau cần tây vào chế độ ăn uống
Bên cạnh công dụng điều trị nám da, cần tây còn mang đến hàng loạt lợi ích sức khỏe như: ức chế sưng viêm, giảm thiểu lượng cholesterol, ngăn ngừa cao huyết áp, bảo vệ gan, phòng chống ung thư. Vì vậy, đây nên là thực phẩm dinh dưỡng không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của mỗi gia đình Việt.
Nước ép rau cần tây
Rau cần tây chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, có vai trò quan trọng trong quá trình trao chất của cơ thể. Nước ép từ loại rau này giúp kiểm soát cholesterol, điều hòa huyết áp, ức chế sự vôi hóa, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, lợi tiểu, kháng viêm, nuôi dưỡng da – tóc và đẩy lùi quá trình lão hóa.
Nước ép cần tây và chanh tươi
Hàm lượng chất xơ và vitamin cao trong chanh tươi và cần tây giúp nâng cao sức đề kháng. Để làm sạch đường tiêu hóa, bạn nên dùng 1 ly nước ép cần tây và chanh tươi trước bữa trưa và bữa tối. Ngoài ra, đây cũng là phương thuốc điều trị bệnh cao huyết áp an toàn, hiệu quả.
- Chuẩn bị 500g cần tây, 1 trái chanh, 1 – 2 muỗng cà phê mật ong
- Rửa sạch chanh tươi và cần tây trong nước muối pha loãng
- Cắt khúc cần tây
- Vắt lấy nước cốt chanh
- Ép lấy nước cần tây bằng máy ép
- Hòa trộn nước cần tây với nước cốt chanh rồi thêm mật ong
- Cho nước ép vào ly và thưởng thức
- Uống 1 – 2 ly/ngày
Nước ép cần tây và ớt chuông
Ớt chuông giàu vitamin A, vitamin C và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác. Thực phẩm này có khả năng cải thiện tầm nhìn, bảo vệ tim mạch, an thần, tạo giấc ngủ ngon, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa rụng tóc.
- Chuẩn bị 50g cần tây, 1 trái táo, 1 trái ớt chuông và 20ml nước đường
- Rửa sạch táo, cần tây và ớt chuông bằng nước muối pha loãng
- Cắt khúc hành tây
- Loại bỏ hạt ớt chuông và xắt thành miếng nhỏ
- Bỏ tất cả nguyên liệu vào máy ép trái cây
- Cho nước ép vào ly và thưởng thức
- Dùng ấm hoặc lạnh đều được
Nước ép cần tây và cà rốt
Với thành phần chất xơ, vitamin và khoáng chất phong phú, cà rốt giúp tăng cường thị lực, ổn định huyết áp, nuôi dưỡng làn da, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ tim mạch, tăng cường trí nhớ…
- Chuẩn bị 5 bẹ cần tây, 2 củ cà rốt, 1 muỗng cà phê đường cát
- Rửa sạch các nguyên liệu bằng nước muối pha loãng
- Loại bỏ lá cần tây, cắt phần cọng thành từng khúc nhỏ
- Gọt vỏ, chẻ đôi cà rốt
- Bỏ cần tây và cà rốt vào máy ép
- Thêm đường vào hỗn hợp
- Cho nước ép ra ly và thưởng thức
Nước ép cần tây, thơm và táo
Sự kết hợp của rau cần tây, thơm và táo sẽ tạo thành một loại nước ép thơm ngon, giàu vitamin, chất xơ với công dụng trị nám, thanh nhiệt, giải độc vô cùng hiệu nghiệm.
- Chuẩn bị 200g cần tây, ½ trái thơm, 1 trái táo và ½ củ gừng
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu bằng nước muối pha loãng
- Cắt khúc hành tây
- Gọt vỏ táo, thơm và cắt miếng
- Cạo vỏ củ gừng rồi xắt mỏng
- Bỏ 4 nguyên liệu trên vào máy ép trái cây
- Cho nước ép vào ly và thưởng thức
Nước ép cần tây, cam và cải bó xôi
Vị chua ngọt dìu dịu của cam hòa cùng vị thanh mát, tươi ngon của cải bó xôi và rau cần tây sẽ tạo nên một loại nước ép thơm ngon, bổ dưỡng. Với nhiều hợp chất chống oxy hóa, nước ép cần tây, cam và cải bó xôi có công dụng hỗ trợ điều trị nám, tàn nhang, duy trì vóc dáng, đồng thời làm trẻ hóa làn da.
- Chuẩn bị 3 nhánh cần tây, 1 nắm cải bó xôi và 1 trái cam tươi
- Rửa sạch nguyên liệu trong nước muối pha loãng
- Cắt khúc cần tây và cải bó xôi
- Gọt vỏ cam, bỏ hạt, sau đó cắt miếng
- Bỏ cam, cần tây và cải bó xôi vào máy ép
- Cho nước ép vào ly và thưởng thức
Các món ăn từ rau cần tây
Những món ăn từ rau cần tây và các nguyên liệu khác (thịt cá, hải sản, rau củ) có hương vị thơm ngon và vô cùng bổ dưỡng. Hãy thêm một số gợi ý dưới đây vào thực đơn ăn uống để bổ sung dưỡng chất và hỗ trợ điều trị nám, tàn nhang.
Cần tây xào thịt bò
- Chuẩn bị 300g thịt bò, 200g cần tây, 1 củ hành tây, ½ trái cà chua, 1 nhánh gừng, 5 tép tỏi, ½ muỗng cà phê tiêu, 2 muỗng cà phê dầu ăn, 2 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê hạt nêm
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu
- Cạo vỏ gừng, băm nhuyễn
- Xắt mỏng thịt bò, tẩm ướp gia vị (muối, nước mắm, tiêu, hạt nêm và gừng) trong vòng 15 phút
- Cắt khúc cần tây
- Cắt nhỏ hành tây
- Xắt miếng cà chua
- Bắc chảo lên bếp, phi thơm tỏi với 2 muỗng cà phê dầu ăn
- Xào sơ thịt bò, đảo nhanh trên lửa lớn
- Khi thịt bò hơi tái thì cho hành tây, cần tây và cà chua vào xào chung
- Nêm nếm gia vị rồi tắt bếp
- Dùng với cơm nóng
Đậu hũ xào cần tây
- Chuẩn bị 2 cây rau cần tây, 2 miếng đậu hũ, 6g câu kỷ tử, 10g nấm hương, 2 tép tỏi, 1 nhánh gừng và hành lá, dầu ăn, hạt nêm
- Rửa sạch nguyên liệu bằng nước muối pha loãng
- Cắt khúc hành tây
- Xắt miếng đậu hũ
- Xắt lát nấm hương
- Bắc chảo lên bếp, phi thơm tỏi, gừng với dầu ăn
- Cho rau cần tây, câu kỷ tử, nấm hương vào xào chung
- Nêm nếm gia vị vừa ăn
- Khi rau gần chín, bạn thêm đậu hũ vào xào cho đến khi tất cả nguyên liệu chín đều
- Ăn món này với cơm nóng
Canh tôm sú, thịt heo và cần tây
- Chuẩn bị 100g thịt nạc/thịt thăn, 50g tôm sú, 100g cần tây, 10g nấm hương, 1 củ tỏi, dầu ăn và gia vị vừa đủ
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu
- Dùng sống dao dần mềm miếng thịt rồi xắt mỏng
- Tẩm ướp tôm sú và thịt heo với gia vị trong vòng 10 – 15 phút
- Cắt khúc cần tây
- Bóc vỏ tỏi và băm nhuyễn
- Bắc chảo lên bếp, phi thơm tỏi với dầu ăn
- Xào sơ tôm và thịt, đảo nhanh trên lửa lớn
- Bỏ tôm và thịt vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ rồi nấu sôi
- Khi tôm và thịt chín mềm, cho nấm hương vào và nêm nếm gia vị vừa ăn, sau đó tắt bếp
- Dùng canh với cơm nóng
Một số lưu ý khi điều trị nám da bằng rau cần tây
Điều trị nám da bằng rau cần tây là phương pháp hiệu quả, an toàn. Tuy nhiên, nhằm hạn chế rủi ro, độc giả cần ghi nhớ những vấn đề sau:
- Đối với những người có cơ địa nhạy cảm, nước ép cần tây có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: sưng mặt, ngứa họng, buồn nôn, phát ban. Do đó, trong lần đầu tiên thưởng thức, bạn nên uống nước cần tây loãng, chia thành từng ngụm nhỏ.
- Vì cần tây có khả năng làm hạ huyết áp mạnh mẽ nên loại thực phẩm này không phù hợp với người bị huyết áp thấp.
- Khi dùng mặt nạ cần tây, chị em cần che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài bởi nguyên liệu này chứa thành phần khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
- Phụ nữ mang thai (đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ) tuyệt đối không ăn cần tây vì loại rau này có thể gây ra tình trạng thai chết lưu.
- Không kết hợp cần tây với sò, hàu, nghêu vì những loại hải sản này có tình hàn cao, dễ gây suy giảm chất đề kháng.
- Rau cần tây không thích hợp với những người suy nhược cơ thể, khó hấp thụ dưỡng chất, rối loạn tiêu hóa.
- Khi mua cần tây để xay sinh tố, bạn nên lựa chọn cây có lá xanh non, thân mọng nước tại các cửa hàng, siêu thị uy tín.
- Để kéo dài thời gian sử dụng của nước ép cần tây, độc giả có thể cho thêm một chút nước cốt chanh, đậy kín nắp và bảo quản trong chai/lọ thủy tinh.
- Cần tây kỵ dưa leo. Vì vậy, bạn không nên kết hợp hai thực phẩm này.
- Thịt thỏ dùng kèm cần tây có thể gây ra hiện tượng rụng tóc.
Bài viết đã cung cấp những thông tin tổng quan hữu ích về công dụng trị nám da của rau cần tây. Để đạt được hiệu quả chữa trị tối đa, độc giả cần thường xuyên đắp mặt nạ cần tây, bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hàng ngày, đồng thời xây dựng chế độ sinh hoạt – nghỉ ngơi hợp lý.
Xem thêm: Đau dạ dày trong đêm: Nguyên nhân và hướng khắc phục
Tin mới nhất
- Thường bị ho về đêm khi đi ngủ là bị gì? Chữa trị thế nào?
- Thoát vị đĩa đệm cổ: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nhanh chóng
- Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
- Legionnaires
- Ngộ độc nước
- Bệnh tiểu đường và insulin có liên quan gì đến nhau?
- Viêm nha chu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị
- Áp xe amidan: Dấu hiệu điển hình và cách điều trị hiệu quả
- Viêm họng đau tai (trái, phải) là bị gì? Cách điều trị
- Tác hại của xạ đen có nguy hiểm không? Cách dùng tránh tác dụng phụ