Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không, chữa có khỏi không?

Trào ngược dạ dày là căn bệnh có những triệu chứng bệnh rất khó chịu, nó ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và tinh thần của người bệnh rất nhiều. Tuy nhiên trào ngược dạ dày có nguy hiểm không, chữa có khỏi không thì vẫn là thắc mắc của người bệnh. Tham khảo bài để có câu trả lời và “bỏ túi” thêm kiến thức về những biến chứng của bệnh.

Bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Mỗi căn bệnh đều có những đặc tính và mức độ cảnh báo nguy hiểm khác nhau, trào ngược dạ dày cũng vậy, là hiện tượng dịch vị axit trong dạ dày bị tiết ra nhiều và lẫn vào thức ăn rồi trào ngược lên thực quản.

Bệnh có biểu hiện ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị, đau tức vùng ngực, nóng rát họng, đắng miệng,… rất khó chịu và khiến cho người bệnh có cảm giác chán ăn, mất ngủ. Tình hình sức khỏe cũng từ đó mà bị suy giảm, chưa kể đến hệ miễn dịch cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Trào ngược dạ dày gây các triệu chứng bệnh khó chịu

Ban đầu khi chỉ mới xuất hiện những triệu chứng như vậy thì vẫn có nhiều người bệnh chủ quan, cho rằng đó là những dấu hiệu cơ thể có thể gặp phải và không cho rằng đó là bệnh. Vậy nên, khi tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng và tần suất xuất hiện triệu chứng nhiều hơn thì người bệnh mới bắt đầu tìm đến bệnh viện, cơ sở y tế để khám bệnh.

Khi đó bệnh đã chuyển nặng nên lộ trình điều trị cũng sẽ tốn thời gian, tiền bạc hơn và rất khó chữa trị bệnh khỏi hoàn toàn. Thậm chí có nhiều người bệnh cần đến sự can thiệp của điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) để chữa bệnh nhưng vẫn có nguy cơ đối mặt với những biến chứng mà bệnh gây ra trước đó.

Nếu phát hiện và điều trị sớm, đúng cách, đúng thời điểm thì bệnh không hề nguy hiểm đến mức đó, bệnh nhân có thể kiểm soát được triệu chứng bằng việc thay đổi lối sống, sinh hoạt hoặc sử dụng thuốc.

Chính vì vậy, bệnh trào ngược dạ dày để lâu có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào từng người bệnh, thời điểm phát hiện bệnh và quá trình tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ.

Biến chứng nguy hiểm của mà bệnh trào ngược dạ dày

Như đã chia sẻ ở trên thì bệnh trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng đối với bệnh nhân, tuy nhiên không phải ai cũng có thể biết được đó là những bệnh gì, tác hại ra sao. Vậy nên dưới đây tapchidongy.org sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin đó.

Trào ngược dạ dày có thể làm tổn thương thực quản, gây ra các bệnh lý liên quan

Viêm dạ dày trào ngược có nguy hiểm không, biến chứng gì? Câu trả lời được thể hiện rõ nhất ở thực quản, bởi đây là bộ bị tổn thương nghiêm trọng do các triệu chứng của bệnh này gây ra. Nếu bệnh nhân để lâu dần
thì sẽ mắc phải một số vấn đề như:

Một số biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày

Hẹp thực quản:

Triệu chứng điển hình của bệnh nhân là buồn nôn, nôn, ăn uống không ngon miệng, khó nuốt, tức ngực và ợ hơi nhiều,… trào ngược lên thực quản nên bộ phận này ít nhiều cũng sẽ bị tác động. Đồng thời các vết viêm nhiễm ở khu vực niêm mạc cũng sẽ bị xơ hóa, xuất hiện các mô sẹo từ đó dẫn đến tình trạng co rút thực quản và gây hẹp thực quản là điều thường gặp.

Tắc nghẽn thực quản:

Theo thời gian, khi thực quản bị hẹp thì hiện trạng tắc nghẽn cũng dễ xảy ra rồi khiến người bệnh bị giảm cân và mất nước.

Barrett thực quản:

Với lượng axit dịch vị tiết ra quá nhiều, sẽ trộn lẫn với thức ăn cũ sẽ trào ngược lên rồi tiếp xúc trực tiếp với thực quản nếu tình trạng diễn ra liên tục cũng sẽ khiến cho các tế bào lót bị tổn thương, đổi màu. Khi đó barrett thực quản sẽ bị ảnh hưởng, có thể biến chứng thành ung thư và rất khó điều trị.

Viêm loét thực quản:

Tương tự như vậy, thực quản cũng có thể bị làm mòn mô hoặc nhiễm trùng bởi lượng axit trào lên. Khi đó viêm loét sẽ có cơ hội lan ra trên diện rộng, nên người bệnh có thể sẽ thấy ăn uống khó khăn, tức ngực và nóng rát khu vực thực quản.

Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không khi tăng nguy cơ bị ung thư thực quản

Nghe tới biến chứng ung thư, chắc hẳn bạn cũng cảm nhận được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Thường thì biến chứng nguy hiểm nhất này dễ gặp ở người bệnh ở độ tuổi 50 và có một thời gian dài ủ bệnh mà không được điều trị kịp thời.

Ngoài những triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thì người bệnh còn cảm thấy nuốt nghẹn, sụt cân, ho khạc, đau nhức xương ức, cơ thể bị suy nhược….  Những triệu chứng này sẽ rõ rệt hơn sau một tháng bị mắc bệnh.

Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày có thể ảnh hưởng đến tim

Ngoài những vấn đề liên quan đến thực quản thì tim cũng là bộ phận bị tổn thương bởi bệnh trào ngược dạ dày. Người bệnh sẽ thường xuyên thấy tức ngực và dẫn đến tình trạng mạch máu bị thu hẹp.

Bệnh trào ngược dạ dày cũng có thể làm ảnh hưởng đến tim

Nếu không có phác đồ điều trị trào ngược dạ dày kịp thời thì rất có thể động mạch của bệnh nhân xuất hiện cục máu đông làm tăng mức độ đau tức ở ngực và khiến tim bị tổn thương. Và hình thành cơn đau tim.

Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm đến hệ hô hấp không?

Biểu hiện trào ngược của bệnh có thể gây rối loạn hô hấp, bởi các chất lỏng bao gồm axit dạ dày khi trào ngược có thể sẽ làm phổi bị tổn thương, gây nên tình trạng dị ứng, khó thở và nặng hơn sẽ là viêm phổi. Chính vì vậy, có nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh hen suyễn cũng chính là biến chứng của căn bệnh xấu xí này.

Vậy bệnh trào ngược dạ dày có khỏi được không?

Bên cạnh những câu hỏi về trào ngược dạ dày có nguy hiểm không thì đây cũng là vấn đề mà bệnh nhân rất quan tâm.

Theo Tây y, hiện nay chưa có thuốc đặc trị điều trị bệnh dứt điểm

Vậy nên bệnh rất khó được chữa khỏi, nhưng khi người bệnh tuân thủ và áp dụng đúng với chỉ định của bác sĩ thì vẫn có thể kiểm soát được những triệu chứng của bệnh và hạn chế được phần nào sự tái phát của bệnh.

Dùng Tây y để chữa bệnh

Một số thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng Tây y như:

  • Thuốc metopimazin: Liều uống từ 5 – 15ml/ ngày, tùy từng bệnh nhân.
  • Thuốc kháng histamin H2: Tagamet, Pepcid… Liều uống cụ thể dựa vào mức độ nặng nhẹ của người bệnh.
  • Thuốc nexium: Liều uống từ 10mg40mg/ lần/ngày, tùy từng bệnh nhân.
  • Thuốc đặc trị trào ngược dạ dày của Mỹ: Metoclopramide liều uống từ 0.5 – 1 viên 10mg/ lần

Lưu ý, người bệnh cần phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua hoặc uống vì có thể sẽ gặp phải những tác dụng, biến chứng nguy hiểm bởi thuốc Tây y.

Vậy theo Đông y chứng trào ngược dạ dày có khỏi không?

Với nền Y học hiện đại ngày càng phát triển, các loại thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày xuất hiện nhiều vô kể nhưng vẫn có hàng nghìn bệnh nhân tìm đến các phương pháp điều trị bằng Đông y thay vì Tây y, dù  đây là cách chữa đã xuất hiện từ hàng thế kỷ và chưa có phương thức nào có thể thay thế hoàn toàn được.

Hiện nay, khi nền Y học cổ truyền đã có nhiều cải tiến, các bài thuốc được nghiên cứu và áp dụng phạm vi mở rộng, nên chất lượng và mức độ hiệu quả đã được kiểm chứng rõ rệt. Nguyên lý điều trị của Đông y là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, phục hồi và bảo vệ chức năng của dạ dày.

Nên quá trình điều trị cần nhiều thời gian hơn so với Tây y, thường từ 15 – 20 ngày sẽ có sự thuyên giảm dần của bệnh. Tuy nhiên, bằng sản phẩm Đông y người bệnh sẽ được chữa bệnh từ bên trong, triệu chứng bệnh mất dần và hạn chế sự tái phát bệnh ở mức thấp nhất.

Một số bài thuốc Đông y cho bệnh trào ngược dạ dày trên thị trường đang được người bệnh tin dùng như:

  • Bài thuốc số 1: Chỉ thực – Hậu phát – Đại hoàng – Mang tiêu mỗi vị 30g và sắc cùng 1,5 lít nước.
  • Bài thuốc số 2: Khương hoàng – Cam thảo mỗi vị 10g, Tam thất nam – Loét mồm – Cỏ lào mỗi vị 12g, Khôi tía 16g sắc cùng với 1,5 lít nước.
  • Bài thuốc số 3: Sơ can Bình vị tán (Trung tâm Thuốc dân tộc) có thành phần chính: Bố chính sâm, Chè dây, Ô tặc cốt,… và một số thảo dược quý. Hiện nay, trung tâm có bào chế nhiều dạng như: Dạng viên, sắc sẵn, dạng tán… để người bệnh tiện lợi hơn khi điều trị.
Thuốc Sơ can Bình vị tán

Chính vì vậy, câu trả lời chính xác nhất về trào ngược dạ dày có nguy hiểm không đều phụ thuộc vào việc bệnh nhân có phát hiện bệnh sớm, điều trị bệnh đúng cách và phù hợp hay không. Hãy lắng nghe cơ thể ngay từ khi có những dấu hiệu ban đầu của bệnh để loại bỏ chúng càng sớm càng tốt!

Xem thêm:

  • Trào ngược dạ dày ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện bệnh?
  • Trào ngược dạ dày có nên ăn trứng? Đâu là câu trả lời chính xác?

Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh tiểu đường trong thai kỳ

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!