Ho có đờm: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Ho có đờm là căn bệnh về đường hô hấp rất dễ bắt gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng quá trình điều trị ở mỗi đối tượng có sự khác biệt lớn. Để nắm được các kiến thức hữu ích về loại bệnh ho này cũng như cách chữa trị, phòng ngừa hiệu quả nhất, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

Ho có đờm là gì?

Ho có đờm là triệu chứng ho kèm theo các dịch nhầy đặc (đờm) xuất hiện nhiều ở vùng cổ họng, khi ho mạnh có thể khiến các chất nhầy này bị đẩy ra ngoài. 

Đờm hay còn gọi là đàm, là một loại chất dịch được tiết ra từ phế nang, phế quản hoặc khí quản được đẩy lên cổ họng hoặc hốc mũi. Nó gây ra tình trạng nghẹt mũi, khó thở, ảnh hưởng rất lớn đến việc hô hấp. Sẽ có một vài trường hợp không ho nhưng có đờm.

Ho có đờm là bệnh gì?

Ho có đờm trắng đôi khi chỉ là phản ứng thông thường của cơ thể trước các vi khuẩn xâm nhập (chỉ một vài ngày là khỏi). Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nghiêm trọng (ho dai dẳng kéo dài). Tình trạng ho này có thể là triệu chứng của một số bệnh lý hô hấp như: viêm phế quản, viêm hô hấp cấp (như viêm amidan, viêm xoang phế quản), giãn phế quản do đường thở bị kích ứng, bệnh lao phổi, cảm cúm,…

Trong các trường hợp ho ở giai đoạn đầu sẽ rất dễ điều trị, người bệnh chỉ cần uống thuốc, hay dùng những bài thuốc đơn giản cũng có thể khỏi được bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp các cơn ho kéo dài không dứt và diễn ra liên tục khoảng 3 tuần, thì bệnh ho đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mãn tính. Với những trường hợp này, người bệnh bắt buộc phải đến bệnh viện thăm khám và điều trị.

Nguyên nhân gây ra ho có đờm kéo dài

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ho có đờm, trong đó phải kể đến 7 nguyên nhân gây bệnh chính như sau:

  • Yếu tố môi trường: Ô nhiễm không khí, môi trường không trong lành chính là điều kiện tốt nhất cho vi khuẩn đường hô hấp phát triển. Từ đó sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh ho kèm tiết dịch đờm càng cao. Đặc biệt là những người sống trong môi trường nhiều khói bụi và hóa chất độc hại sẽ có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hệ hô hấp.
  • Ho có đờm do viêm nhiễm đường thở: Những viêm nhiễm đường thở sẽ làm niêm mạc phế quản và phổi bị thu hẹp. Ngoài ra, sự tái cấu trúc phần niêm mạc và phổi bị tổn thương dễ làm người bị bệnh ho ra đờm gặp phải tình trạng suy giảm hệ miễn dịch nhanh chóng và ho kéo dài liên miên, khó dứt.
  • Sự thay đổi đột ngột thời tiết: Thời tiết thay đổi, giao mùa là thời điểm sức đề kháng cơ thể suy yếu nhất, đường thở sẽ chịu tác động trực tiếp từ các tác nhân gây bệnh và sinh ra phản ứng ho kèm các chất dịch nhầy sinh ứ trong cổ họng.
  • Do các trường hợp hút thuốc lá thường xuyên và sống trong môi trường độc hại 
  • Do bị dị ứng với nước hoa, phấn hoa, thực phẩm hoặc lông động vật
  • Bị nhiễm khuẩn virus thủy đậu từ trước: Virus bệnh thủy đậu là một trong những tác nhân gây ho sinh đờm rất lớn, trong trường hợp này, người bệnh có thể bị một số bệnh khác như ho gà, ho gió, ho khan, ho có đờm đặc lâu ngày.
  • Chế độ ăn uống chưa khoa học: Chế độ ăn tác động rất lớn đến sức khỏe của người bệnh do việc sử dụng các thực phẩm không thích hợp có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp trong đó có ho có đờm kéo dài ở người lớn và trẻ em.

Việc xác định rõ nguyên nhân bị ho cũng là cách hỗ trợ quá trình điều trị bệnh của người bệnh chuẩn xác và nhanh chóng hơn. Từ đó sẽ giúp bác sĩ đưa ra được một phương pháp điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả nhất. 

Hiện nay, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh ho, loại bệnh, các bác sĩ có thể sử dụng một số kỹ thuật rất tốt như: Xét nghiệm, chụp X – quang, nội soi và các chẩn đoán khác dựa vào những triệu chứng mà người bệnh thường gặp.

Triệu chứng phổ biến của bệnh ho có đờm lâu ngày

Các triệu chứng của bệnh lý ho này rất dễ nhận biết. Một số triệu chứng biểu hiện thường gặp mà người bệnh hay mắc phải đó là:

Một số biểu hiện đờm của người bệnh
  • Biểu hiện đầu tiên của bệnh là ho có đờm xanh, vàng; ho có đờm đặc, đau họng, buồn nôn, ho có đờm đặc rát cổ. Những biểu hiện này nguyên nhân chính gây ra thường là các loại virus, vi khuẩn viêm đường hô hấp.
  • Ho kéo dài xuất hiện dịch cổ họng nhưng không hề sốt
  • Trong trường hợp ho có đờm vàng lẫn máu cần phải hết sức lưu ý bởi trường hợp này, người bệnh đã chuyển sang giai đoạn viêm nhiễm rất nặng. Chính vì vậy, cần khẩn cấp đưa người bệnh tới bệnh viện để chữa trị kịp thời.
  • Thân nhiệt người bệnh cao hơn so với mức bình thường, kèm theo tình trạng sốt. Nếu để bị sốt cao quá có thể là nguyên nhân dẫn đến cơ thể bị co giật, nhất là ở đối tượng trẻ em.
  • Biểu hiện khó thở, thở gấp cũng là một trong số những triệu chứng hay gặp ở người bệnh
  • Bị ho nhiều hơn so với bình thường, và đặc biệt ho nhiều nhất xuất hiện vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, ngủ không sâu giấc
  • Ra nhiều mồ hôi trộm
  • Ho nhiều làm người bệnh chán ăn, mệt mỏi gây suy nhược cơ thể
  • Ho quá nhiều dẫn đến hiện tượng bị tức ngực, khó chịu, ho có đờm khó thở,…

Nhận biết bệnh sớm là điều kiện tốt nhất cho quá trình điều trị nhanh chóng, với bệnh ho có đờm cũng vậy. Bởi vậy mọi người cần thường xuyên theo dõi các tình trạng sức khỏe để phát hiện bệnh sớm nhất và điều trị nhanh chóng tránh để bệnh phát triển nặng hơn gây ra những hậu quả nguy hiểm.

Ho có đờm nguy hiểm như thế nào?

Ho có đờm kéo dài là một phản ứng dễ gặp của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh song liệu có thể khẳng định chắc chắn về sự nguy hiểm của bệnh hay không? Và sự thật là ho có đờm nguy hiểm như thế nào?

Triệu chứng ho này là triệu chứng mà hầu như ai cũng từng bị ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, mọi người cần phải chú ý cẩn thận bởi mức độ nguy hiểm của nó phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và những biến chứng mà nó đem lại.

Khi mắc bệnh, ngoài việc gặp phải những triệu chứng như trên người bệnh có thể gặp phải những hậu quả biến chứng nguy hiểm nếu để lâu ngày không được thăm khám, điều trị hoặc chữa trị sai cách bệnh có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như: Viêm phổi mãn tính, viêm thanh quản, áp xe phổi, ung thư phổi,…

Bởi vậy, trong mọi trường hợp, người bệnh không nên chủ quan và để xảy ra các tình trạng đáng tiếc cho sức khỏe bản thân.

Ho có đờm làm sao hết? Hướng điều trị

Rất nhiều người thắc mắc không biết liệu ho có đờm nên uống những loại thuốc nào để nhanh khỏi. Theo ý kiến của các chuyên gia, tùy vào cơ địa của mỗi người sẽ có những loại thuốc thích hợp riêng. Tuy nhiên, mọi người có thể tham khảo một số cách điều trị cũng như các loại thuốc thường được sử dụng dưới đây.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Hiện nay, rất nhiều người bệnh hay sử dụng những loại thuốc Tây để điều trị ho có đờm do tác dụng của thuốc sẽ diễn ra rất nhanh chóng.

Tuy nhiên, khi dùng thuốc Tây, người bệnh rất dễ gặp phải những tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn,… Do vậy, người bệnh cần phải uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị để mang lại kết quả tốt nhất và tránh được trường hợp nhờn thuốc, tác dụng phụ không tốt từ thuốc. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị:

TerinCodein là loại thuốc thường được kê đơn cho người viêm họng kèm ho đờm
  • Thuốc tiêu đờm: giúp làm giảm độ quánh của đờm, loại bỏ đờm chỉ bằng phản xạ ho bình thường. Thuốc tiêu đờm thường được kê đơn là Ambroxol, erdosteine, acetylcystein, carbocistein. 
  • Thuốc long đờm: Một số loại thuốc long đờm phổ biến trong điều trị là Terpin, ipeca, amoni clorid và guaifenesin. Thuốc giúp làm giảm độ đặc quánh của đờm, loại bỏ nhanh chóng các chất dịch được sinh ra những tác nhân gây bệnh hiệu quả.
  • Thuốc kháng sinh: Việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ giúp nâng cao khả năng chống lại tác nhân gây bệnh giúp người bị ho nhanh chóng khỏi bệnh và giảm các cơn đau rất nhanh. Những loại thuốc kháng sinh hay dùng trong điều trị như: Amoxicillin, penicillin, roxithromycin,…
  • Thuốc kháng viêm: Tác động nhanh đến các trường hợp ho dai dẳng kèm theo việc đau họng, rát họng, sưng tấy, khó ngủ. Một số thuốc kháng viêm thường kê đơn là Ibuprofen, diclophenac,…
  • Thuốc giảm ho: Với những người bệnh ho lâu ngày, ho mãi không dứt nên sử dụng những loại thuốc giảm ho Ambroxol, Bromhexin, Natribenzoat,…

Tùy vào mỗi cơ địa, độ tuổi từng trường hợp tình trạng bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sao cho phù hợp. Thông thường:

  • Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi: Ưu tiên sử dụng thuốc Amoxicillin, phác đồ điều trị sẽ kéo dài trong khoảng 5 ngày. Ngoài ra, cũng có thể cho trẻ sử dụng thuốc Cefuroxim Clarithromycin, Bactrim thay vì sử dụng thuốc Amoxicillin.
  • Trẻ trên 5 tuổi: Ưu tiên sử dụng Amox, Azithromycin và a.clavulanic hoặc có thể thay thế bằng việc dùng các loại thuốc Cefuroxim, Cotrimoxazol, Clarithromycin.
  • Người bệnh từ 18 đến 50 tuổi: Ưu tiên sử dụng thuốc Amoxicillin trước. Sau đó có thể thay thế bằng một số loại thuốc khác như Clarithromycin hoặc Azithromycin.
  • Người trên 50 tuổi: Sử dụng thuốc Amoxicillin và uống theo liều lượng chỉ định cụ thể.

Sử dụng các bài thuốc dân gian

Ngoài việc sử dụng những loại thuốc Tây đặc trị ra, người bị ho cũng có thể áp dụng những bài thuốc đến từ tự nhiên vô cùng an toàn mà hiệu quả lại rất tốt. Dưới đây là một số bài thuốc từ dân gian trị ho mà mọi người có thể bổ sung thêm vào cẩm nang sức khỏe của chính mình:

  • Bài thuốc từ Gừng: Gừng có tính ấm, khả năng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả, nên mọi người có thể sử dụng gừng kết hợp với muối biển ngậm trực tiếp sẽ giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, đau rát cổ họng do ho nhiều và giúp làm loãng đờm.
  • Bài thuốc với mật ong: Mật ong rất tốt cho cơ thể người bị ho nên mọi người có thể dùng mật ong và chanh pha cùng với nước ấm để uống. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần/ ngày để tăng cường sức đề kháng, giảm ho, giảm đờm hiệu quả.
  • Mẹo chữa với rau diếp cá: Dùng lá rau diếp cá đun sôi cùng nước vo gạo và dùng hỗn hợp này mỗi ngày uống 2 – 3 lần/ ngày sẽ có tác dụng giúp thải độc, tiêu đờm tại cổ họng rất tốt.
  • Bài mẹo chữa với củ cải trắng: Dùng củ cải gọt vỏ  rồi xay nhuyễn lấy nước đun sôi, sau đó cho thêm mấy lát gừng tươi vào đun tiếp khoảng 10 phút thì tắt bếp. Cuối cùng, cho kèm thêm một chút mật ong tươi vào nước vừa nấu, mỗi ngày sử dụng từ 2 – 3 lần thì các tình trạng ho sẽ được cải thiện chỉ sau vài ngày.

Lưu ý: Khi sử dụng những bài thuốc từ dân gian cần phải có sự kiên trì, bởi những bài thuốc này thường có tác dụng lâu hơn so với việc điều trị ho bằng thuốc Tây.

Các bài thuốc dân gian này có hiệu quả rất nhạy song chỉ phù hợp trong điều trị ở các trường hợp bệnh giai đoạn đầu, khi bệnh còn nhẹ. Đối với trường hợp bệnh nặng hơn, mọi người cần đi đến các bệnh viện để được khám và chữa trị tốt nhất.

Áp dụng thuốc Đông Y trong điều trị bệnh

Khác với tây y và mẹo dân gian, nguyên tắc điều trị ho có đờm không chỉ chú trọng tiêu đờm, giảm ho. Thuốc đông y còn chú trọng tác động đến căn nguyên gây bệnh, phục hồi các tổn thương tại phủ tạng, đồng thời tăng cường sức khỏe và khả năng đề kháng của người bệnh, ngăn ngừa ho có đờm tái phát hoặc biến chứng nặng.

Dùng thuốc Đông y cũng là một trong những phương pháp điều trị được nhiều người lựa chọn. Không chỉ bởi tác dụng hiệu quả mà những bài thuốc này cũng rất an toàn và lành tính đối với cơ địa cũng như thể trạng của nhiều người sử dụng. Mọi người có thể tham khảo các bài thuốc đặc trị như sau:

Xem thêm

Top 7 bài thuốc đông y trị ho hiệu quả không nên bỏ qua

Thuốc đông y có hiệu quả lành tính an toàn cho nhiều cơ địa
  • Bài thuốc số 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm: tía tô, hạng nhanh mỗi loại 9g; cát cánh 6g và bạc hà 3g. Cho tất cả sắc lên với 1,5 lít nước đun đến khi cạn còn khoảng 2 bát nước. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 bát thuốc vào buổi sáng và tối thì chỉ sau thời gian sử dụng từ 3 – 5 ngày sẽ nhận thấy cải thiện rõ rệt.
  • Bài thuốc số 2: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: quả la hán 20g, tang bạch bì 12g. Cho tất cả các vị thuốc vào sắc chung với 1 lít nước, sắc uống trong vòng 7 – 10 ngày, mỗi ngày uống 2 lần để thấy hiệu quả.
  • Bài thuốc số 3: Dùng bạc tử, bạch giới từ, khoản đông hoa mỗi loại 12g; cát cánh, tử uyển, hạnh nhân mỗi loại 9g. Người bệnh sắc thuốc với 1 lít nước chia uống trong vòng 5 – 7 ngày mỗi ngày 1 thang sẽ thấy tình trạng ho được cải thiện đáng kể. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bài thuốc cần được duy trì trong vòng 1 tháng.
  • Bài thuốc số 4 trị mọi thể bệnh ho có đờm – Thanh hầu bổ phế thang

Khác với 3 bài thuốc trên, Thanh hầu bổ phế thang là bài thuốc được các chuyên gia hàng đầu nghiên cứu bài bản từ 133 bài thuốc cổ phương, đặc trị ho có đờm từ cấp đến mãn tính. Trước khi được cấp phép điều trị, bài thuốc đã tiến hành kiểm nghiệm lâm sàng trên 300 bệnh nhân tình nguyện với tỷ lệ khỏi bệnh sau 3 tháng lên tới hơn 80%. Bài thuốc hiện đang được ứng dụng điều trị ĐỘC QUYỀN tại bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 (trực thuộc tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102). 

Thành phần bài thuốc gồm 32 vị nam dược. Nổi bật có tang diệp, tang bạch bì, cát cánh, liên kiều, cúc hoa, bồ công anh, liên kiều, quất hồng bì, bạch cương tàm, thục địa, bạch truật… Các dược liệu này chủ yếu quy vào phế, tỳ, có tác dụng tiêu viêm, tiêu mủ, trừ đờm, giảm ho hiệu quả. 

Thành phần bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang

Cơ chế điều trị của Thanh hầu bổ phế thang là bổ chính khu tà. Sự kết hợp 2 quá trình công – bổ trong bài thuốc giúp mang lại hiệu quả chữa ho toàn diện, vừa giải quyết nhanh triệu chứng bên ngoài vừa loại bỏ căn nguyên bên trong. Bên cạnh đó, nhờ tập trung vào quá trình bổ chính, bài thuốc còn giúp bồi bổ, phục hồi sức khỏe tổng thể, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch, phòng chống bệnh tật của đường hô hấp. Nhờ vậy thuốc giúp ngăn ngừa ho có đờm và các bệnh viêm nhiễm đường thở khác tái phát. 

Tác dụng của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang

Dạng thuốc điều trị chính của bài thuốc này là thuốc thang. Tuy nhiên, người bệnh không cần lo lắng về việc phải đun sắc thuốc mỗi ngày bởi bệnh viện có hỗ trợ sắc thuốc, đóng gói chia liều và gửi tận nơi. Khi dùng chỉ cần hâm nóng thuốc là được. Ngoài ra, tùy trường hợp bệnh trạng khác nhau, bác sĩ có thể kê thêm thuốc cao đặc. Đây là dạng thuốc dùng ngay giúp làm dịu cổ họng, giảm ho nhanh chóng, ngay tại thời điểm sử dụng.

Hiện nay, việc điều trị ho có đờm tại bệnh viện Quân dân 102 có nhiều ưu điểm hơn so với các phòng chẩn trị, bệnh viện YHCT thông thường. Bởi bệnh viện hiện đang áp dụng phương pháp Đông y có biện chứng, kết hợp tây y nhằm làm tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc nam. Người bệnh sẽ được chẩn đoán toàn diện hơn bằng cách bắt mạch kết hợp xét nghiệm máu, đờm, nội soi, siêu âm, chụp chiếu…

Kết hợp đông -tây y trong phương pháp Đông y có biện chứng

Dựa trên kết quả chẩn đoán rõ ràng, chính xác này, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bệnh tật để điều chỉnh bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang, xây dựng phác đồ điều trị cho từng người bệnh. Phác đồ chữa ho Quân dân 102 bằng Thanh hầu bổ phế thang được chia thành 3 giai đoạn:

Phác đồ chữa ho Quân dân 102

Không chỉ vượt trội về hiệu quả điều trị, giúp giảm ho, tiêu đờm nhanh chóng, tận gốc, không tái phát, bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang còn được các chuyên gia đánh giá cao về việc sử dụng 100% dược liệu sạch. Thầy thuốc ưu tú Lê Hữu Tuấn – Nguyên PGĐ chuyên môn bệnh viện YHCT Trung ương cho rằng: “Việc sử dụng hoàn toàn thuốc nam để điều trị ho có đờm trong bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang mang lại nhiều lợi ích. 

Thuốc nam được trồng trong nước sẽ đảm bảo tính an toàn, hàm lượng dược chất cao, dễ đáp ứng đối với cơ thể người Việt. Không chỉ vậy, dược liệu của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang đều đạt tiêu chuẩn GACP – WHO, được xử lý bằng công nghệ hồng ngoại, được kiểm nghiệm lâm sàng trước khi điều trị nên có độ an toàn cao hơn, phù hợp với nhiều đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ và phụ nữ thời kỳ thai sản”.

Vườn dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO của bệnh viện Quân dân 102

Với hiệu quả điều trị vượt trội, độ an toàn cao, bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang được nhiều người bệnh phản hồi tích cực:

Phản hồi của một người mẹ chữa ho cho con tại bệnh viện Quân dân 102
Phản hồi của bệnh nhân chữa ho bằng Thanh hầu bổ phế thang

ĐỌC NGAY:

  • [KIỂM CHỨNG] Chữa ho bằng bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang có TỐT KHÔNG? KHỎI HẲN không?
  • [CHIA SẺ NGƯỜI BỆNH] CHẤM DỨT chuỗi ngày khổ sở dùng kháng sinh chữa ho nhờ bài thuốc VÀNG

Trường hợp đang gặp các triệu chứng ho có đờm khó chịu hãy liên hệ địa chỉ:

  • Hà Nội: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm. Hotline 0888.598.102
  • Hồ Chí Minh: Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh. Hotline 0888.698.102
  • Fanpage: Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102
  • Website: benhvientaimuihong102.org

Cách phòng ngừa ho có đờm nhiều và cách ngăn ngừa bệnh tái phát

Để đánh bay nỗi lo lắng làm sao phòng tránh được bệnh và sau khi điều trị khỏi không bị tái phát trở lại, người bệnh cần thực hiện những biện pháp hỗ trợ dưới đây:

  • Với người lớn tuyệt đối không sử dụng thuốc lào, thuốc lá, tránh cho trẻ tiếp xúc với những môi trường ô nhiễm, độc hại, nhiều khói thuốc.
  • Cần đeo khẩu trang cẩn thận trước khi ra ngoài đường
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho khẩu phần ăn, thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cơ thể
  • Vào mùa hè không nên ngồi, nằm trực tiếp hướng vào hướng thổi của điều hòa, khi thời tiết thay đổi, nhất là trong thời tiết lạnh cần hết sức chú ý giữ ấm vùng cổ họng bằng khăn, áo ấm
  • Uống đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày và súc miệng bằng nước muối để kháng khuẩn bảo vệ cổ họng
  • Khi bắt đầu có dấu hiệu của bệnh, cần đi thăm khám ngay để kịp thời điều trị cũng như tránh các hậu quả nguy hiểm và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại
  • Cần làm việc và nghỉ ngơi điều độ, nhất là sau mỗi lần bị bệnh cần nghỉ ngơi nhiều để lấy lại sức khỏe giúp cơ thể khỏe mạnh
  • Bổ sung nhiều vitamin C cho cơ thể bằng việc ăn các loại hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi,…

Ho có đờm là bệnh dễ gặp, điều trị cũng khá nhanh chóng; song người bệnh không được chủ quan để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính gây nhiều biến chứng nguy hiểm khó điều trị. Mong rằng sau bài viết này, mọi người đã tìm được hướng điều trị cũng như phòng tránh bệnh tốt nhất cho gia đình của mình.

Xem thêm: Ăn gì để dễ thụ thai? Bác sĩ sản khoa tư vấn 13 thực phẩm “vàng”

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!