Suy thận độ 2 và những điều cần lưu ý khi điều trị
Tỷ lệ bệnh nhân mắc suy thận độ 2 ở nước ta ngày càng gia tăng đến mức báo động. Nguyên nhân gì khiến số lượng người mắc bệnh ngày càng nhiều như vậy? Khi bị mắc bệnh cần làm gì để điều trị cũng như phòng chống các nguy cơ? Tất cả những thông tin bạn cần sẽ có trong bài viết sau đây.
Suy thận độ 2 là gì? Các triệu chứng điển hình
Bệnh suy thận chia thành nhiều cấp độ. Ở mỗi cấp độ suy thận sẽ có những triệu chứng riêng biệt.
Suy thận độ 2 là gì?
Thận đóng vai trò như một máy lọc của cơ thể. Thận bao gồm 2 quả thận nằm ngay ở phía sau lưng, phía trên eo và gần với cột sống. Thận có chức năng đào thải chất độc, lọc máu, sản xuất hormone điều chỉnh huyết áp và hồng cầu, cân bằng nước và điện giải.
Suy thận là khi các chức năng của thận bị suy giảm. Suy thận có 5 cấp độ từ nhẹ đến nặng. Suy thận độ 2 là chuyển biến sau suy thận độ 1. Khi suy thận giai đoạn 2 thì chức năng lọc tiểu cầu của thận suy giảm chỉ còn khoảng 40 – 50% so với bình thường. Tốc độ lọc cầu thận chỉ còn 60-89 ml/phút.
Chức năng thận bị suy giảm ở cấp độ 2 chưa quá nguy hiểm nhưng tuyệt đối không thể chủ quan. Khi bị suy thận giai đoạn 2 người bệnh nếu không điều trị sớm sẽ có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe tổng thể.
Triệu chứng của suy thận độ 2
Suy thận độ 2 là giai đoạn nhẹ vì vậy không có những triệu chứng quá rõ ràng. Vậy làm thế nào để biết rằng mình đang bị suy thận? Suy thận độ 2 sẽ có các triệu chứng như:
- Đi tiểu tiện thất thường: Đi tiểu nhiều lần trong ngày. Có thể khi đi tiểu chúng ta sẽ thấy trong nước tiểu có lẫn máu. Lượng nước tiểu mỗi khi đi tiểu đột ngột thay đổi, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.
- Các triệu chứng suy thận cấp 2 trên cơ thể: Mặt, bàn tay, bàn chân bị sưng phù, phát ban, ngứa ngáy.
- Hơi thở nông và có mùi. Thay đổi vị giác, buồn nôn, ăn uống không ngon miệng,…
- Rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, tinh thần giảm sút.
- Hoa mắt, đau đầu, chóng mặt.
- Người bị suy thận độ 2 có thể tiểu ra máu do trong nước tiểu, lượng protein tăng cao
- Chỉ số creatinin, ure máu khi xét nghiệm lên cao bất thường chỉ nhận ra khi tiến hành các xét nghiệm, chụp chiếu.
Nguyên nhân gây bệnh suy thận
Suy thận độ 2 thường do nhiều lý do khác nhau gây nên. Các nguyên nhân thường gặp như:
- Bệnh nhiễm trùng máu gây ra các tổn thương thận.
- Các biến chứng trong giai đoạn mang thai như tiền sản giật và hội chứng HELLP.
- Do nguyên nhân thiếu lưu lượng máu tới thận.
- Dòng chảy của nước tiểu bị tắc nghẽn do tình trạng tuyến tiền liệt phình to hoặc do sỏi thận có thể khiến tắc nghẽn đường ra của nước tiểu và có thể gây suy thận độ 2.
- Viêm tuyến tiền liệt.
- Lượng Cholesterol cao gâ
y tích tụ mỡ trong các mạch máu cung cấp tới thận khiến cơ quan bài tiết này gặp khó khăn trong hoạt động. - Viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm bể thận có thể dẫn tới suy thận.
- Huyết áp cao
- Viêm cầu thận
- Do nhịn đi tiểu tiện thường xuyên. Việc này gây ra áp lực và gây tắc nghẽn đường ra của nước tiểu. Dần dần gây suy giảm chức năng của thận.
- Nguyên nhân do di truyền: Bệnh thận đa nang là một tình trạng di truyền chỉ sự tăng trưởng của các u nang phát triển bên trong thận.
- Nguyên nhân do mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 và 2: Trong máu có quá nhiều đường có thể khiến các bộ lọc nhỏ trong thận bị hỏng.
- Do tác dụng phụ của thuốc hoặc nhiễm độc tố. Người bệnh suy thận có thể đã thường xuyên sử dụng một số loại như: Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), nhiễm độc chì hay sử dụng ma túy…
- Chế độ ăn uống quá nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ uống có chất kích thích,…đều không tốt cho cơ thể nói chung và thận nói riêng do phải hoạt động quá mức.
Bệnh suy thận độ 2 có nguy hiểm hay không? Sống được bao lâu?
Suy thận độ 2 có nguy hiểm không? Theo thống kê của Bộ Y tế có hơn 5 triệu người bị suy thận ở nước ta và một số trong đó đang ở giai đoạn cuối. Phần lớn bệnh nhân suy thận nặng tử vong do không có đủ tiền chỉ trả để lọc máu.
Bệnh suy thận có đến 5 cấp độ nhưng không phải vì vậy mà người bệnh có thể xem nhẹ suy thận giai đoạn 2. Suy thận độ 2 có nguy hiểm không? Suy thận giai đoạn 2 nếu không được phát hiện sớm và chữa trị dứt điểm sẽ nhanh chóng chuyển sang các giai đoạn nặng hơn. Các biến chứng nguy hiểm như:
- Cơ thể bị tích nước, ứ dịch: Tay chân bị phù, tăng huyết áp.
- Nồng độ Kali trong máu tăng làm rối loạn nhịp tim, nguy hiểm đến tính mạng.
- Gây ra các bệnh thiếu máu các bệnh về xương khớp, loãng xương,…
- Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương gây mất tập trung.
- Suy giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ.
Bị suy thận độ 2 sống được bao lâu sau khi bị bệnh?
Nhiều người cho rằng bệnh nhân suy thận thường có thời gian sống rất ngắn. Tuy nhiên khi nên y học đã được phát triển, khả năng duy trì sự sống cho bệnh nhân thận đã được cải thiện rất đang kể.
Với y học hiện đại như ngày nay, bị suy thận độ 2 nếu phát hiện, điều trị sớm thì hoàn toàn có thể ngăn chặn và kiểm soát được bệnh. Bởi vậy người mắc bệnh không nên quá lo lắng, trong quá trình điều trị bệnh, tinh thần người bệnh là vô cùng quan trọng. Người nhà nên động viên bệnh nhân giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan để việc điều trị có kết quả tốt nhất.
Các phương pháp điều trị suy thận độ 2
Có nhiều phương pháp điều trị suy thận độ 2, tùy thuộc vào thể trạng mỗi người. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm khác biệt. Để hiểu rõ hơn về phương pháp mình cần điều trị thì bệnh nhân nên nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.
Sử dụng mẹo dân gian cải thiện tại nhà
Từ khi y học còn chưa phát triển như ngày nay thì ông bà ta đã tận dụng các nguyên liệu dân gian để chữa bệnh. Các vị thuốc là các thực phẩm quen thuộc và có những tác dụng đáng kể.
Điều trị chứng suy thận bằng râu ngô
Râu ngô vốn nổi tiếng là phương thuốc giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể,… Nước râu ngô có khả năng làm tan các loại sỏi thận, điều trị suy thận.
- Nguyên liệu: Râu ngô 200g, 1 lít nước.
- Cách thực hiện: Râu ngô rửa sạch rồi đun cùng nước. Chắt lấy nước uống hàng ngày. Để thêm hiệu quả bạn có thể t
hêm các loại thảo dược như: Rễ sậy, kim tiền thảo đun cùng râu ngô.
Đỗ đen chữa suy thận
Đỗ đen có chứa nhiều chất xơ và chất bổ máu như: Phenylalanine, methionine,… vì vậy sẽ giúp hoạt huyết, tăng cường hoạt động của thận để lọc máu,…
- Nguyên liệu: Đỗ đen: 200g, nước: 1 lít.
- Cách thực hiện: Đun đỗ đen cùng nước cho đến khi đậu nhừ. Chắt lấy nước uống hoặc có thể ăn luôn cả bã cũng rất tốt.
Bồ công anh
Bồ công anh có chứa các nguyên tố vi lượng và nhiều dưỡng chất giúp bổ thận, mát gan. Loại cây này còn giúp thận đào thải nước tiểu dễ dàng, ngăn tích tụ sỏi thận.
- Nguyên liệu: Bồ công anh 40g, bột talc 30g, hạt dành dành 15g.
- Cách thực hiện: Đun các nguyên liệu trên cùng nước rồi chắt lấy phần nước cốt để uống hàng ngày.
Điều trị bằng Tây y
Đây là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất đang được áp dụng, ở giai đoạn này người bệnh chưa cần can thiệp bởi các liệu pháp ngoại khoa.
Suy thận độ 2 uống thuốc gì? Cách điều trị suy thận độ 2 là sử dụng các loại thuốc giúp hỗ trợ duy trì lượng creatinin trong huyết thanh và protein trong nước tiểu ở mức ổn định.
Điều quan trọng trong chữa bệnh là bệnh nhân cần tuân thủ uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần nhớ lịch tái khám để theo dõi chặt chẽ tiến triển của bệnh nhằm đưa ra những thay đổi đúng lúc trong điều trị.
Điều trị bằng Đông y
Việc điều trị suy thận độ 2 trong Đông y và Tây y có nhiều điểm khác biệt. Tây y thiên về sử dụng các thuốc giúp kiểm soát triệu chứng tức thời trong khi đó Đông y lại đi chú trọng điều trị nguyên nhân.
Đông y quan niệm, có 2 nguyên nhân gây bệnh do thận hư tổn, tạng tỳ mất kiện vận, lao lực,…Căn cứ vào từng lý do sẽ có bài thuốc chữa trị phù hợp.
Bài thuốc đông y chữa suy thận do tỳ thận khí (dương) hư
- Triệu chứng: Cơ thể mệt mỏi, bụng trướng, ăn kém, lưng gối mỏi yếu, tiểu đêm nhiều lần, tay chân lạnh,…
- Bài thuốc: Bạch truật, Phụ tử, thục táo, dư dung mỗi vị 10g; Tiên mao, ba kích, phục linh, củ mài mỗi vị 15g; Tiễn kỳ, đẳng sâm mỗi thứ 20g; Quế chi (2g).
Bài thuốc điều trị do can thận âm hư
- Triệu chứng: Miệng khô, lưỡi đạm đỏ, không có rêu hoặc rêu ít. Đau đầu, chóng mặt, tiểu ít,…
- Bài thuốc: Mẫu đơn bì, cúc hoa, củ mài, táo bì, trạch tả mỗi thứ 10g; Bạch thược, bạch phục linh mỗi vị 12g; Nữ trinh, kỷ tử, địa hoàng thán, ngưu tất, cỏ nhọ nồi, tầm gửi dâu mỗi vị 15g
Bài thuốc điều trị suy thận độ 2 do âm dương lưỡng hư
- Triệu chứng: Cơ thể suy nhược, tay chân lạnh nhưng lòng bàn tay, bàn chân lại nóng. Miệng khô, mỏi lưng, đi táo,….
- Bài thuốc: Quế nhục lấy 3g; Phụ tử, sơn thù, hoài sơn, thủy đề, mẫu đơn bì, cao ban long mỗi vị 10g; Thỏ ty tử lượng 12g; Bạch phục linh, ba kích, thục địa mỗi vị 15g.
Bài thuốc chữa suy thận do khí âm lưỡng hư
- Triệu chứng: Da dẻ xanh xao, hay mỏi lưng và gối, tiểu ít, đại tiện không đều, mạch trầm tế,…
- Bài thuốc: Táo bì, sơn hoa tiêu, đơn bì, hoàng tinh mỗi vị 10g; Kỷ tử 12g; Địa hoàng, mạch môn, khoan mài, bạch phục linh, biển đậu mỗi vị 15g; Sâm thái tử 20g; Hoàng kỳ 30g.
Suy thận độ 2 nên ăn gì? Kiêng gì?
Suy thận độ 2 kiêng ăn gì? Chế độ ăn uống cho người bệnh suy thận rất quan trọng, đặc biệt là những người bị suy thận độ 2. Các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cần thiết như:
- Ăn nhiều các loại ngũ cốc nguyên hạt như: Yến mạch, đỗ đen,…
- Bổ sung cho cơ thể vitamin và các khoáng chất thiết yếu.
- Hạn chế tối đa các thực phẩm nhiều đường và muối.
- Bổ sung tinh bột, tuy nhiên đối với những người bị tiểu đường thì nên hạn chế.
- Bổ sung các chất béo tốt có trong dầu ô liu, dầu mè,…
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả như: Bắp cải, hành tây, táo, dứa, dâu tây,…
- Bổ sung đạm qua các thực phẩm như: Cá hồi, ức gà, thịt thăn,…
- Uống nhiều nước, ít nhất là 1,5 lít/ ngày để tăng cường chức năng cho thận.
Bên cạnh đó người bị suy thận độ 2 cần kiêng một số thực phẩm như:
- Kiêng đạm thực vật trong các loại rau như: Rau muống, rau mồng tơi, rau ngót, giá, rau dền,…
- Không nên ăn nội tạng động vật, thịt mỡ, da gà, các loại phô mai, trái cây sấy khô.
- Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều kali như chuối sấy, thanh long.
- Hạn chế muối trong đồ ăn. Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2 – 4g muối.
- Không nên dùng nhiều đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp.
- Không nên uống các loại nước ngọt có gas, các loại ngũ cốc tinh chất.
Những lưu ý khi điều trị suy thận cấp độ 2
Để điều trị suy thận hiệu quả, ngoài việc uống thuốc thì bệnh nhân cần chút ý thay đổi thói quen xấu và duy trì lối sống lành mạnh như:
- Không thức khuya, làm việc quá sức, ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian phục hồi.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để cơ thể được bổ sung đủ nước và đi tiểu ngay khi cơ thể có nhu cầu.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế muối, dầu mỡ trong chế biến.
- Phụ nữ mang thai và đang trong kỳ kinh nguyệt nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thuốc.
- Trong trường hợp cơ thể dị ứng hay có phản ứng với thuốc thì nên tạm dừng và tìm phương pháp điều trị khác.
- Khi chữa bệnh bằng phương pháp dân gian thường sẽ phục hồi khá chậm vì vậy người bệnh cần kiên trì, không nên từ bỏ giữa chừng.
Khi bị suy thận bạn không nên quá lo lắng. Suy thận độ 2 là mức độ suy thận dạng nhẹ, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh có thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Những người bị bệnh hoặc ngay cả những người khỏe mạnh cũng đều cần đi khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh ngay cả khi chưa có triệu chứng lâm sàng.
Xem thêm: Xóa sổ mụn đầu đen với nắm lá trầu không trong vườn
Tin mới nhất
- Cây xạ đen mua ở đâu? Giá xạ đen bao nhiêu tiền 1kg?
- Hội chứng Turcot
- Bị bầm tím không rõ nguyên nhân: Những nguy hiểm mà bạn chưa biết!
- Viêm đại tràng giả mạc là gì? Triệu chứng, biến chứng, hướng điều trị
- Ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt: 7 nguyên nhân cần biết
- Thiếu máu do thiếu folate
- TOP 11 cách chữa viêm âm đạo tại nhà hiệu quả nhanh
- Ngâm chân nước nóng: Tác dụng, cách làm và lưu ý
- Cúm A (H1N1)
- Công dụng của nấm lim xanh tiếp thêm hy vọng với người bệnh nan y
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- Đại lý nấm lim xanh Giá bán nấm lim xanh ở Bình Phước cách sử dụng nấm lim Tiên Phước
- Bài viết mới Top 7 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu hiệu quả, an toàn
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Mẹ bầu thèm mì Ý là dấu hiệu cho biết điều gì?