Đau thượng vị là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị

Đau thượng vị là thuật ngữ đề cập đến cơn đau kích hoạt trên rốn và dưới xương sườn hay lồng ngực. Tình trạng này có thể khởi phát do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Tuy nhiên, đau thượng vị cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đau thượng vị là gì?

Vùng thượng vị được xác định nằm trên rốn, giữa 2 bên xương sườn và dưới xương ức. Tại khu vực này tập trung nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như gan (một phần), ống thực quản, dạ dày (một phần), tá tràng và tụy.

Đau thượng vị là tình trạng đau âm ỉ, đau nhói hoặc quặn thắt ở vùng bụng dưới tới sườn. Theo đó, cơn đau có thể lan rộng từ vùng bụng ra sau lưng, dấu hiệu cảnh báo cơ thể gặp những vấn đề liên quan tiêu hóa.

Đau thượng vị là thuật ngữ đề cập đến cơn đau kích hoạt trên rốn và dưới xương sườn hay lồng ngực

Đa số những trường hợp bị đau thượng vị, cơn đau thường khởi phát ở những thời điểm sau:

  • Khi đói: Khi bụng trong tình trạng đói, axit dạ dày vẫn tiết ra, điều này có thể gây tổn thương niêm mạc và gây quặn đau ở ổ bụng
  • Sau khi ăn: Do thời gian dài, lượng axit trong dạ dày tiết quá mức có thể gây ra những ổ loét, viêm. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn có thể ma sát với vùng niêm mạc bị tổn thương. Từ đó khởi phát cơn đau âm ỉ tại vùng thượng vị.
  • Đau thượng vị về đêm: Thời điểm khoảng 1 – 2 giờ sáng, cơn đau vùng thượng vị có xu hướng bùng phát. Bởi lúc này lượng thức ăn đã được tiêu hóa hết nhưng dạ dày vẫn tiết dịch vị. Từ đó gây bùng phát cơn đau.

Thông thường, cảm giác đau âm ỉ tại vùng thượng vị không kéo dài và có xu hướng tiến triển thành từng cơn và đi kèm với những biểu hiện như tiêu chảy, tức ngực, chướng bụng, buồn nôn và nôn mửa,… Những biểu hiện này có nét tương đồng với các triệu chứng bệnh đau dạ dày nên rất nhiều người bệnh nhầm lẫn, dẫn đến điều trị sai phương pháp khiến tình trạng bệnh lý tiến triển nặng nề. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý đúng cách.

Nguyên nhân gây đau thượng vị

Cơn đau kích hoạt ở thượng vị có thể do rối loạn hoạt động tiêu hóa, khó tiêu. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, tình trạng này có thể liên quan đến một số bệnh lý cần được điều trị kịp thời. Việc xác định cụ thể nguyên nhân khởi phát sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc khắc phục bệnh lý và áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau thượng vị:

Do khó tiêu

Tình trạng khó tiêu xảy ra khi cơ thể tiêu thụ những thực phẩm không lành mạnh. Cụ thể như các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn,… Khi được dung nạp vào dạ dày sẽ gây kích thích và tăng tiết axit dạ dày. Một số trường hợp còn gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng khó tiêu:

  • Chướng bụng, ợ hơi
  • Cảm giác khó chịu ở vùng bụng
  • Buồn nôn và nôn, chán ăn, cảm giác no
  • Đau vùng thượng vị dạ dày.

Bệnh viêm dạ dày

Viêm dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến. Bệnh lý khởi phát khi vùng niêm mạc dạ dày xuất hiện ổ loét, viêm do vi khuẩn Hp gây ra, rối loạn miễn dịch hoặc những tổn thương liên quan đến dạ dày. Các triệu chứng bệnh viêm dạ dày nếu không được điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Đau thượng vị có thể là dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày

Viêm dạ dày có thể nhận biết qua một số biểu hiện:

  • Đau tức vùng thượng vị
  • Cảm giác khó chịu vùng phía trên ngực
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Dịch nôn có màu bã cà hoặc máu tươi
  • Đi ngoài phân đen hoặc lẫn máu tươi

Viêm loét dạ dày tá tràng

Tình trạng đau thượng vị có thể là dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh lý đặc trưng bởi tổn thương loét, viêm tại vùng niêm mạc dạ dày – tá tràng. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng là do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm men hoặc tác dụng thuốc điều trị (chủ yếu là thuốc chống viêm không steroid và thuốc chứa corticoid).

Bên cạnh triệu chứng đau thượng vị ở bên phải hoặc bên trái, bệnh lý còn gây ra một số vấn đề như:

  • Đau dạ dày
  • Buồn nôn và nôn
  • Bị chướng bụng
  • Cơ thể mệt mỏi, khó thở, tái nhợt
  • Bị xuất huyết dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản đề cập đến hiện tượng lượng acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Đây là bệnh lý được đánh giá có mức độ nghiêm trọng, cần được tiến hành thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách. Những trường hợp chủ quan, tự ý điều trị tại nhà không đúng phương pháp có thể khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề, từ đó gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh có thể nhận biết trào ngược dạ dày thực quản thông qua một số biểu hiện sau:

  • Ợ nóng, ợ chua và khó tiêu
  • Đau rát ở cổ họng và ngực
  • Căng tức, đau vùng thượng vị
  • Khàn giọng, đau họng
  • Ho liên tục
  • Cảm giác bị nghẹn ở cổ họng
  • Có vị chua, mùi hôi ở khoang miệng

Trào ngược dạ dày thực quản kéo dài sẽ khiến ống thực quản bị tổn thương. Làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý khác, trong đó có viêm thực quản. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý, người bệnh cần đến bệnh viện để được khám và điều trị đúng cách.

Thoát vị cơ hoành

Cơn đau thượng vị có thể khởi phát do thoát vị cơ hoành gây ra. Bệnh lý xảy ra khi một phần của bao tử (dạ dày) bị đẩy vào cơ hoành từ những lỗ tại thực quản. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do chấn thương ảnh hưởng đến vùng thượng vị hoặc cấu trúc cơ hoành yếu.

Người bị thoát vị cơ hoành không chỉ gây đau thượng vị mà còn đi kèm với một số biểu hiện như:

  • Bị kích thích ở cổ họng
  • Đau họng
  • Khó nuốt
  • Ợ hơi to hoặc ợ hơi thường xuyên
  • Cơn đau có thể lan rộng sau lưng
  • Cảm giác khó chịu, căng tức ở vùng ngực

Không dung nạp Lactose

Không dung nạp Lactose là thuật ngữ chỉ tình trạng cơ thể không có khả năng hoặc gặp khó khăn trong việc tiêu hóa những chế phẩm từ sữa và sữa. Tình trạng này được xem là một trong những yếu tố làm tăng kích hoạt những cơn đau vùng thượng vị.

Không dung nạp Lactose là một trong những yếu tố làm tăng kích hoạt những cơn đau vùng thượng vị

Các biểu hiện không dung nạp Lactose xảy ra ngay sau khi bạn dùng sữa và những sản phẩm chứa sữa. Cụ thể:

  • Bị đau vùng thượng vị
  • Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn và nôn mửa

Rối loạn tuyến mật

Một số bệnh lý hoặc rối loạn về túi mật cũng được xem là một trong những nguyên nhân khởi phát cơn đau vùng thượng vị. Trong đó, viêm túi mật và sỏi mật là những vấn đề thường gặp.

Dưới đây là một số triệu chứng liên quan đến bệnh lý:

  • Đau thượng vị bên phải dạ dày, đặc biệt là sau khi ăn
  • Ăn không ngon miệng
  • Vàng tròng mắt, vàng da
  • Đầy hơi, chướng bụng, thường xuyên thả khí

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý trên, đau thượng vị có thể bùng phát do một số nguyên nhân khác như:

  • Sử dụng quá nhiều bia rượu: Những trường hợp uống nhiều bia rượu cùng lúc, hoặc nghiện bia rượu mãn tính có thể khiến dạ dày bị tổn thương. Không chỉ gây đau thượng vị mà việc lạm dụng rượu bia còn là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề tiêu hóa khác.
  • Ăn uống quá mức: Dạ dày có khả năng co giãn để chứa đựng lượng thức ăn cơ thể tiêu thụ. Tuy nhiên, thói quen dung nạp quá nhiều thức ăn có thể làm tăng áp lực lên dạ dày quá mức và ảnh hưởng đến một số bộ phận lân cận, từ đó khởi phát đau vùng thượng vị.
  • Phụ nữ mang thai: Tình trạng đau thượng vị khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do tử cung giãn nở để thai nhi được phát triển. Lúc này tử cung có xu hướng chèn ép, tăng áp lực ở dạ dày và những cơ quan lân cận. Trong một số trường hợp, đau thượng vị ở phụ nữ mang thai có thể liên quan đến chứng trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, sự thay đổi hormone của thai kỳ cũng được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ phát sinh triệu chứng.

Triệu chứng nhận biết đau thượng vị

Như đã đề cập, khu vực thượng vị dạ dày chứa nhiều cơ quan. Do đó, khi tổn thương xảy ra ở các cơ quan này cũng có thể kích hoạt cơn đau tại khu vực này. Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát mà những biểu hiện bệnh lý sẽ được biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, đa số những trường hợp bị đau thượng vị thường gặp phải những biểu hiện sau:

  • Đau dạ dày
  • Thường xuyên ợ hơi, ợ nóng
  • Cảm nóng rát ở vùng ngực
  • Tiêu chảy xen kẽ với chứng táo bón
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
  • Đau họng, khàn giọng
  • Cảm giác no dù chỉ ăn 1 lượng nhỏ thức ăn, chán ăn
  • Cơn đau thượng vị có xu hướng nặng nề hơn sau khi ăn hoặc đi đại tiện
  • Việc vận động có thể khiến tình trạng đau nghiêm trọng
Đau thượng vị có thể khiến người bệnh vị nóng rát ở vùng ngực, buồn nôn, nôn mửa, ợ hơi, chướng bụng

Ngoài ra, trường hợp cơn đau thượng vị liên quan đến vấn đề tim mạch, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như đau thắt vùng ngực, khó thở, cơn đau có xu hướng lan rộng đến cánh tay, tim đập nhanh.

Chẩn đoán đau thượng vị

Do cơn đau vùng thượng vị có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nên bác sĩ chuyên khoa cần tiến hành chẩn đoán kỹ từ hệ tiêu hóa đến chức năng hoạt động của mật, gan. Người bệnh sẽ được kiểm tra các biểu hiện lâm sàng, khai thác thông tin về thói quen ăn uống, sinh hoạt,… Người bệnh cần chủ động thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tiền sử bệnh án và những dấu hiệu liên quan. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Nội soi dạ dày: Kỹ thuật này được tiến hành bằng cách đưa ống nội soi từ miệng, mũi hoặc dùng viên nén camera cho người bệnh nuốt. Xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định mức độ tổn thương của niêm mạc dạ dày, đồng thời phân tích nguyên nhân khởi phát. Đây cũng là biện pháp để lấy mẫu xét nghiệm có liên quan.
  • Siêu âm ổ bụng: Phương pháp này cho phép bác sĩ thu các hình ảnh tổng quan trong ổ bụng. Từ đó, dễ dàng phát hiện những dấu hiệu bất thường như tổn thương, viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp được xem là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày và những bệnh lý khác về dạ dày. Việc xác định sự hiện diện của chủng vi khuẩn này là điều cần thiết giúp phân biệt nguyên nhân gây đau vùng thượng vị.
  • Chụp X-quang: Kết hợp với kết quả siêu âm, xét nghiệm hình ảnh từ phim chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa nhận định rõ hơn những thay đổi trong ổ bụng như cơ vòng thực quản, u thượng vị,…

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ phân tích, kết luận nguyên nhân dẫn đến đau vùng thượng vị. Từ đó áp dụng các biện điều trị phù hợp với từng trường hợp.

Các phương pháp điều trị đau thượng vị hiệu quả

Việc điều trị đau thượng dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Một số trường hợp cơn đau có thể tự thuyên giảm sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt mà không cần can thiệp y tế.

Tuy nhiên, những trường hợp bị đau thượng vị do các bệnh lý gây ra, người bệnh cần tuân thủ biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và chăm sóc đúng cách để kiểm soát bệnh lý hoàn toàn, tránh phát sinh biến chứng.

Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng trong điều trị đau thượng vị:

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Mục đích của việc sử dụng thuốc tân dược là kiểm soát các triệu chứng do đau thượng vị gây ra. Cụ thể như làm dịu cơn đau, giảm tình trạng buồn nôn, nôn mửa, ợ hơi, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng,… Ngoài ra, một số loại thuốc còn có tác dụng giảm tiết axit dạ dày, điều trị nhiễm trùng, ngăn ngừa biến chứng phát sinh.

Mục đích của việc sử dụng thuốc tân dược là kiểm soát các triệu chứng do đau thượng vị gây ra

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh lý có thể gây ra một số tác dụng phụ, rủi ro không mong muốn. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chỉnh định của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và tần suất sử dụng.

Một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị đau thượng vị dạ dày:

  • Các loại thuốc kháng acid: Thuốc được chỉ định để trung hòa hydrochloric acid tiết từ dịch tiêu hóa ở dạ dày. Việc ngăn ngừa sản xuất axit dạ dày quá mức sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau thượng vị nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm loét tiến triển nặng nề.
  • Thuốc chẹn H2: Với những trường hợp đau thượng vị tiết axit dạ dày quá mức, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thuốc chẹn H2 để kiểm soát. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn được dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Các thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng kháng viêm và giảm đau nhanh chóng. Đồng thời, giúp kiểm soát tình trạng viêm, sốt (nếu có). Tuy nhiên, các loại thuốc chống viêm không steroid chống chỉ định với những trường hợp đau thượng vị do bệnh viêm loét  dạ dày tá tràng gây ra.

2. Áp dụng các mẹo dân gian cải thiện

Với những trường hợp đau thượng vị không do bệnh lý gây ra, bạn có thể áp dụng một số mẹo cải thiện tại nhà bằng thảo dược tự nhiên. Ưu điểm của biện pháp này có độ an toàn cao, phù hợp nhiều đối tượng và hạn chế phát sinh tác dụng phụ.

Dưới đây là một số mẹo dân gian giúp cải thiện tình trạng đau thượng vị ở mức độ nhẹ:

  • Uống nước ép nha đam: Nha đam có tính mát, chứa nhiều thành phần dưỡng chất có tác dụng chống viêm, thúc đẩy phục hồi vùng niêm mạc bị tổn thương và cải thiện tình trạng đau thượng vị hiệu quả. Người bệnh nên uống 1 ly nước ép nha đam trước khi ăn khoảng 30 phút để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả. Để tăng hiệu quả chữa trị và dễ uống bạn cũng có thể cho thêm một ít mật ong nguyên chất vào nước ép nha đam.
  • Dùng trà hoa cúc: Uống trà hoa cúc sẽ giúp cải thiện chứng khó tiêu, làm dịu vùng dạ dày, giảm ợ nóng, ợ hơi và xoa dịu cơn đau vùng thượng vị tạm thời. Bạn cần chuẩn bị khoảng 5 –
    7 hoa cúc khô. Sau khi ngâm rửa sạch thì cho vào cốc với 200ml sôi và hãm trong 15 phút. Uống trà hoa cúc ngay khi còn ấm.
  • Uống trà gừng: Trà gừng thường được dùng để cải thiện một số vấn đề về dạ dày, trong đó có đau thượng vị. Những thành phần hoạt chất có trong trà gừng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, trung hòa acid dịch vị, giảm đau thượng vị rõ rệt. Mỗi ngày uống khoảng 1 – 2 tách trà gừng để cải thiện bệnh lý hiệu quả.
Uống trà gừng có thể làm dịu cơn đau vùng thượng và một số vấn đề liên quan đến dạ dày khác
  • Dùng sữa chua: Sữa chua được biết đến là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Thực phẩm này cung cấp lượng lớn lợi khuẩn và giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Việc ăn sữa chua mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ làm lành niêm mạc tổn thương ở dạ dày. Từ đó giảm các kích hoạt gây đau thượng vị dạ dày.

Cách phòng ngừa đau thượng vị dạ dày

Đau thượng vị thường khởi phát do chế độ ăn uống không khoa học, lành mạnh, duy trì những thói quen xấu trong thời gian dài. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý cần được điều trị nhanh chóng. Bên cạnh áp dụng các biện pháp kiểm soát, người bệnh nên chủ động trong việc phòng ngừa triệu chứng tái phát, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa đau thượng vị:

  • Kiêng sử dụng bia rượu, chất kích thích, các loại thực phẩm cay nóng, chứa nhiều axit, dầu mỡ và có nguy cơ gây dị ứng cao.
  • Không nên vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn. Bạn nên nghỉ ngơi 30 phút sau bữa ăn giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra hiệu quả.
  • Tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm có lợi cho người bị đau thượng vị như trái cây, rau xanh, cá, sữa chua,… Bên cạnh đó cần cung cấp đủ từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày.
  • Xây dựng thói quen ăn chín, uống sôi, chia nhỏ các bữa ăn, ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế kích thích, tăng áp lực lên vùng thượng vị.
  • Người bệnh nên ưu tiên dùng những món ăn hấp, luộc, canh, súp,… Tránh xa những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, cay nóng,…
  • Loại bỏ thói quen hút thuốc lá và hít khói thuốc thụ động
  • Tránh căng thẳng, áp lực, lo âu. Để phòng ngừa đau thượng vị và những bệnh về dạ dày, bạn cần cân bằng thời gian làm việc – học tập và nghỉ ngơi. Không thức khuya và đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng/ ngày.
  • Chú ý giữ ấm vùng bụng, đặc biệt là khi trời chuyển lạnh. Bạn có thể uống trà gừng, trà hoa cúc hoặc nước ấm để phòng ngừa chứng lạnh bụng

Hầu hết các trường hợp bị đau thượng vị đều đáp ứng tốt các biện pháp điều trị và chăm sóc nếu được tiến hành chẩn đoán và kiểm soát kịp thời, đặc biệt là những trường hợp triệu chứng khởi phát do một số bệnh lý gây ra. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

  • Đau dạ dày cấp: Dấu hiệu và cách điều trị nhanh nhất
  • Đau dạ dày khi mang thai: Giải pháp điều trị an toàn cho bà bầu
  • 8 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ hiệu quả (Hướng dẫn A-Z)
  • Thuốc dạ dày chữ Y (Yumangel): Công dụng, Liều dùng, Giá bán

Xem thêm: Cách chữa bệnh viêm phụ khoa hiệu quả – 99% người đã khỏi bệnh 

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!