Bị viêm loét dạ dày uống thuốc gì tốt và hiệu quả nhất?
Bị viêm loét dạ dày uống thuốc gì là câu hỏi không phải ai cũng có thể trả lời một cách đầy đủ cả về tên thuốc, cách dùng và những điều nên lưu ý khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đó đều là nội dung được chia sẻ trong bài viết dưới đây, bạn đừng bỏ lỡ.
Viêm loét dạ dày là căn bệnh về đường ruột quá phổ biến, dễ mắc phải và không có lứa tuổi nào ngoại lệ. Đây là tình trạng niêm mạc dạ dày chịu nhiều tổn thương trong một thời gian dài, gây ra các vết viêm loét và nhiễm trùng.
Từ đó hình thành bệnh viêm loét dạ dày, nếu chữa trị sớm và kịp thời ngay từ những ngày đầu khởi phát thì tỷ lệ khỏi bệnh sẽ cao hơn. Vậy bị viêm loét dạ dày uống thuốc gì để nhanh khỏi, tham khảo ngay câu trả lời ở dưới đây.
Viêm loét dạ dày uống thuốc gì theo phương pháp Tây y?
Hiện nay, Tây y chưa có thuốc trị bệnh viêm loét dạ dày đặc hiệu, tận gốc. Mà các loại thuốc thường được sử dụng để trị bệnh này đều thuộc nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau, tái tạo tế bào, chống nhiễm khuẩn,… Tùy vào từng thể bệnh, triệu chứng và mức độ viêm loét dạ dày kết hợp với thuộc tính của thuốc, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định thuốc phù hợp nhất.
Thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel 20g)
Thuốc dược bào chế dưới dạng hỗn dịch trắng sữa, thuộc nhóm kháng axit phù hợp với bệnh nhân không kiểm soát được lượng dịch vị axit tiết ra.
Thành phần: Gồm tá dược Canxi sulphate hydrate; Aluminum phosphate, Pectin; Agar 800;…
Công dụng: Làm giảm mật độ axit trong dạ dày, giảm nóng rát thượng vị, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày, rối loạn tiêu hóa.
Liều dùng:
- Người lớn: Uống 2 – 3 ngày, mỗi ngày 1-2 gói.
- Trẻ nhỏ > 6 tháng tuổi: Uống 2 – 3 ngày, mỗi ngày ½ gói.
- Trẻ nhỏ < 6 tháng tuổi: Uống 2 – 3 ngày, mỗi ngày ⅓ gói.
Chú ý khi sử dụng:
- Không uống thuốc khi chưa tham vấn ý kiến bác sĩ, sau 7 ngày sử dụng nếu không giảm bệnh cần phải liên hệ với bác sĩ để được điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp hơn.
- Mọi liều thuốc đều tối đa 6 lần/ ngày, không nên lạm dụng để tránh các tác dụng phụ của thuốc.
- Người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên dùng thuốc, nếu uống cần phải được bác sĩ chỉ định.
- Bệnh nhân dị ứng với thành phần hoạt chất có trong thuốc th
ì không nên dùng.
Viêm loét hang vị dạ dày uống thuốc gì? – Nexium mups 40mg
Nexium Mups là thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton, sử dụng nhiều trong điều trị bệnh viêm dạ dày với thành phần chính là Esomeprazol.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén và bột pha, mỗi loại sẽ phù hợp với đối tượng bệnh nhân khác nhau.
- Nexium 10m – dạng bột: Phù hợp với trẻ nhỏ bị viêm loét dạ dày vì dễ uống hơn so với viên nén.
- Nexium 20mg, 40mg – viên nén: Dành cho mọi đối tượng.
Công dụng: Cải thiện tình trạng viêm xước niêm mạc, giảm trào ngược dạ dày, giảm một số triệu chứng của bệnh như đau bụng, trướng bụng…
Liều dùng:
Với Nexium 10mg:
- Trẻ < 4 tuổi: 1 gói/ ngày;
- Trẻ > 4 tuổi: 2 gói/ ngày.
Với Nexium 20mg, 40mg: Uống trước ăn 30 phút theo liều chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng:
- Bệnh nhân dị ứng với thành phần, hoạt chất có trong thuốc thì không nên dùng.
- Không uống thuốc khi chưa tham vấn ý kiến bác sĩ, sau 4 – 8 tuần sử dụng nếu không giảm bệnh cần phải liên hệ với bác sĩ để được điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp hơn.
- Với dạng thuốc viên, khi uống cần nuốt cả viên nguyên vẹn với nước lọc, không cắn hay nghiền.
- Người có tiền sử dụng bệnh lupus ban đỏ, loãng xương, bệnh lý về gan thì không nên dùng thuốc này.
Thuốc chữ Y (Yumangel) – Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Thuốc Yumangel (Y) thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch màu trắng đục dùng được cho nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau.
Công dụng: Chất Almagate là thành phần của yếu của bài thuốc nên có công dụng hạn chế tiết axit dịch vị trong dạ dày, cải thiện các triệu chứng của việc dư thừa axit trong dạ dày gây ra, ức chế sự hoạt động của men Pepsi…
Liều dùng:
- Trẻ em 6-12 tuổi: Uống ½ gói/ ngày, mỗi ngày 2 – 4 lần.
- Trẻ em > 12 tuổi và người lớn: Uống 1 gói/ ngày, mỗi ngày 2 – 4 lần.
Lưu ý khi sử dụng:
- Bệnh nhân dị ứng với thành phần, hoạt chất có trong thuốc thì không nên dùng.
- Nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và dùng trước bữa ăn ít nhất 30 phút – 1 tiếng là tốt nhất.
- Chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về gan, tim mạch và thận. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên thận trọng khi dùng và cần sự đồng ý của bác sĩ.
- Tác dụng phụ của thuốc gây rối loạn tiêu hóa, đại tiện thất thường…
Thuốc dạ dày Gastropulgite
Đây cũng là một loại thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch, có thành phần chính Aluminum hydroxide; Carbonate Magnesium sấy khô, Attapulgite;…
Công dụng:
Cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày gây ra (ợ hơi, đau thượng vị…), trung hòa axit dư thừa, cầm máu tại chỗ, tái tạo chất nhầy bảo vệ niêm mạc và ngăn ngừa xuất huyết dạ dày.
Liều dùng:
- Người lớn và trẻ > 12 tuổi: Uống 2-4 gói/ngày;
- Trẻ từ 6-12 tuổi: Uống 4200mg/ngày, 600mg/lần.
- Trẻ từ 3-6 tuổi: Uống 2100mg/ngày, 300mg/lần.
- Trẻ < 3 tuổi: Thận trọng khi cho con dùng, chỉ nên uống khi được chỉ định.
Lưu ý khi sử dụng:
- Bệnh nhân dị ứng với thành phần, hoạt chất có trong thuốc thì không nên dùng.
- Người chuẩn bị tiến hành phẫu thuật, người mắc suy thận, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần tìm đến bác sĩ để được chỉ định và không tự ý dùng thuốc….
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng với Omeprazole
Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton, thuốc chứa nhiều hoạt chất có thể ức chế quá trình tiết dịch vị hiệu quả. Hiện nay, thuốc đang được bào chế dưới dạng viên, người bệnh chỉ cần uống trực tiếp với nước.
Công dụng:
- Giảm nhanh các cơn đau bụng do thừa dịch vị axit, và thuyên giảm các triệu chứng ợ hơi, trướng bụng, khó tiêu, đầy bụng…
- Người bệnh có thể kết hợp với kháng sinh để loại bỏ khuẩn HP, giúp chức năng hoạt động của dạ dày bình thường trở lại và dần phục hồi.
Liều dùng:
- Bệnh viêm loét dạ dày: Uống 1 viên/ ngày theo chỉ định của bác sĩ.
- Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng: Uống 1 viên/ ngày cũng cần theo chỉ định của bác sĩ để không bị gặp phải những vấn đề biến chứng.
Lưu ý khi sử dụng:
- Bệnh nhân dị ứng với thành phần hoạt chất có trong thuốc thì không nên dùng
- Đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi uống và cần hỏi kỹ về cách uống đúng.
- Bệnh nhân có bệnh xương khớp, co thắt phế quản, gan, thận,… nên thận trọng khi sử dụng, không nên tự ý uống hoặc ngừng thuốc khi chưa tham vấn ý kiến bác sĩ.
Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng Maalox
Ngoài những loại thuốc kể trên vẫn chưa giúp bạn tìm được viêm loét dạ dày uống thuốc gì phù hợp thì thuốc Maalox có thể là đáp án của bạn. Bởi thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton và được sử dụng để làm trung hòa và giảm lượng axit trong dạ dày, giúp bệnh nhân cải thiện được các triệu chứng do bệnh gây ra hiệu quả.
Ngoài ra thuốc cũng được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau nên phù hợp với nhiều đói tượng sử dụng hơn, cụ thể là: hỗn dịch uống, viên nén, viên nhai,… Có thể bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể dạng thuốc để bệnh nhân uống.
Công dụng:
- Giảm lượng axit dịch vị giúp giảm triệu chứng ợ hơi, buồn nôn, trào ngược dạ dày, đau bụng…
- Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác hiệu quả như: viêm dạ dày tá tràng, viêm đại tràng co thắt, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm độc alcol,…
Liều dùng:
- Bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng: Uống 1-2 viên/lần, tối đa 12 viên/ngày (6 lần), mỗi lần uống giãn cách khoảng 4 tiếng.
- Bệnh nhân kiểm soát tiết dịch vị axit: Uống 1-2 viên/lần sau ăn tối đa 6 lần/ngày.
Lưu ý khi sử dụng:
- Bệnh nhân dị ứng với thành phần, hoạt chất có trong thuốc thì không nên dùng.
- Thuốc có tác dụng phụ: Tiêu chảy, táo bón…. nếu nghiêm trọng hơn thì bệnh nhân cần phải liên hệ với bác sĩ điều trị.
- Khi sử dụng thuốc dạng viên thì không được nhai, bẻ gãy. Còn đối với dạng thuốc hỗn dịch, thì cần lắc đều để uống và không trộn chung với bất kỳ loại nước nào khác.
Ngoài ra, đặc trưng của thuốc Tây đặc trị viêm dạ dày tá tràng là sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh, nên lưu ý bệnh nhân cần phải uống đúng với chỉ định cũng như phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ.
Nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường thì cần phải liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được đưa ra hướng xử lý, nghiêm trọng hơn thì cần phải đến bệnh viện sớm nhất có thể. Và sau khi ngừng thuốc bệnh nhân vẫn có thể tái phát, nên người bệnh không nên chủ quan.
Bị viêm loét dạ dày uống thuốc thực phẩm chức năng gì?
Ngoài thuốc Tây, thì thực phẩm chức năng cũng là một trong những loại hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh nhân quan tâm, hiện nay có 2 loại thực phẩm chức năng phổ biến.
Thuốc Cumargold
Curmagold chứa thảo dược thiên nhiên, điển hình là tinh nghệ nano curcumin. Là hoạt chất có thể giúp tái tạo và phục hồi lại các vết thương tổn đồng thời ngăn chặn được các tác nhân gây ung thư.
Công dụng:
- Giúp bệnh nhân thuyên giảm được những triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày gây ra, như ợ hơi nhiều, trào ngược dạ dày thực quản, đau bụng, buồn nôn…
- Hỗ trợ chống oxy hóa tốt cho phụ nữ sau sinh và người bị bệnh ở mức độ nặng.
Liều dùng:
- Người lớn: Với liều duy trì thì bệnh nhân uống ngày/ 2 lần và mỗi lần viên/lần, còn liều tấn công mỗi lần 2 viên.
- Trẻ nhỏ: Uống 2 lần/ ngày và mỗi lần chỉ 1 viên, nên nghe theo chỉ định cụ thể của bác sĩ trước khi cho trẻ uống.
Lưu ý khi sử dụng:
- Bệnh nhân dị ứng với thành phần, hoạt chất có trong thuốc thì không nên dùng.
- Nên uống đúng thời điểm, thường bác sĩ sẽ chỉ định uống sau ăn 1 – 2 tiếng hoặc trước ăn 30 phút. Thời gian uống tối thiểu 1-3 tháng giống như thuốc Đông y mới có thể phát huy được tính hiệu quả.
- Mức độ hiệu quả còn phải phụ thuộc vào cơ địa, có bệnh nhân không thuyên giảm.
Herbal Stomax Care hỗ trợ giảm đau bao tử
Đối với những bệnh nhân đau bụng vùng thượng vị nhiều, liên tục và thường xuyên bị ợ hơi, khó tiêu… thì có lẽ sẽ phù hợp với thuốc Herbal Stomax Care i làm lành các vết loét, vết tổn thương sâu bên trong niêm mạc dạ dày. Ngoài ra thực phẩm chức năng này còn có tác dụng cải thiện và làm lành các vết viêm nhiễm, loét dạ dày hiệu quả.
Cách dùng:
- Người lớn: Uống 1-2 viên/ lần, mỗi lần uống 2 viên tùy theo thể bệnh mỗi người.
- Trẻ em: Nên thận trọng khi sử dụng, tốt nhất là nên tham vấn ý kiến chuyên gia trước khi cho bé dùng.
Lưu ý khi sử dụng:
- Bệnh nhân dị ứng với thành phần, hoạt chất có trong thuốc thì không nên dùng.
- Thuốc không gây tác dụng phụ và không mang đến hiệu quả nhanh chóng như thuốc Tây. Đặc biệt thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh, có người dùng 3 tháng vẫn chưa thấy được sự thuyên giảm của bệnh.
- Trên thị trường xuất hiện nhiều hàng giả, hàng nhái và kém chất lượng, người bệnh cần chọn nơi uy tín để mua.
Bị viêm loét dạ dày uống thuốc gì theo Đông y?
Trong Đông y, viêm loét dạ dày có nguyên nhân gây bệnh là do chế độ ăn uống, lười vận độ
ng, tinh thần bị căng thẳng quá độ. Bởi đó là những yếu tố tác động trực tiếp đến bộ phận nội tạng trong cơ thể người.
Chính vì vậy, các bài thuốc Đông y đều hướng đến mục tiêu điều trị từ chính những nguyên nhân, gốc rễ của căn bệnh rồi dần phục hồi và cải thiện các vết nhiễm trùng, thương tổn do bệnh gây ra. Công dụng cuối cùng là bảo vệ và ngăn ngừa mọi tác nhân gây bệnh.
Với nguyên lý điều trị bệnh như vậy thì người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về tỷ lệ tái phát bệnh về sau sẽ rất thấp. Đồng thời, thành phần dược liệu của bài thuốc Đông y đều thiên nhiên, hoàn toàn lành tính và không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm giống như Tây y.
Bài thuốc số 1: Sài hồ Sơ can tán
Thành phần bài thuốc:
- Sài hồ – Chỉ xác mỗi vị 8g
- Hương phụ – Xuyên khung mỗi vị 7g.
- Chích cam thảo 4g;
- Bạch thược 12g.
Cách dùng:
- Sắc thang thuốc trên với 1 lít nước cho đến khi thu lại một nửa.
- Chia lượng nước thuốc trên thành 2 phần, tương ứng 2 lần/ ngày và chỉ uống trong ngày.
Bài thuốc số 2: Hoàng kỳ Kiến trung thang gia vị
Thành phần bài thuốc:
- Thược dược – Hoàng kỳ mỗi loại 24g;
- Quế chi 12g;
- Đại táo 2 quả, Mạch nha 5g, Bào khương 8g.
Cách dùng tương tự như bài thuốc số 1, ngày uống 1 tháng chia làm 2 lần uống/ ngày.
Bài thuốc số 3: Sơ can Bình vị tán chữa viêm loét dạ dày
- Thành phần bài thuốc: Ô tặc cốt, Chè dây, Bạch thược, Cam thảo,…
- Cách dùng: Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như: Dạng viên, dạng tán, dạng thuốc sắc sẵn… phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân.
Ngoài ra, người bệnh nên lưu ý rằng thuốc chỉ được phân phối bởi Trung tâm Thuốc dân tộc, để tránh mua phải hàng nhái thì bệnh nhân cần tìm đến đúng địa chỉ của trung tâm.
Tại Hà Nội:
- Địa chỉ: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định
- Điện thoại: (024) 7109 6699 | 0962448569
Tại Hồ Chí Minh:
- Địa chỉ: Số 145 Hoa Lan – Phường 2 – Q.Phú Nhuận – TPHCM
- Điện thoại: (028) 7109 6699 | 0961 825 886
Tại Quảng Ninh:
- Địa chỉ: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long , Quảng Ninh
- Điện thoại: Zalo Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – SĐT, Zalo: 0203 6570128 – 0972606773.
Tại đây các bác sĩ cũng sẽ đưa ra lời tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc hiệu quả nhất.
Với những thông tin chia sẻ ở trên chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời viêm loét dạ dày uống thuốc gì phù hợp nhất. Đừng quên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, như vậy sẽ đảm bảo được quá trình điều trị bệnh đạt được thành công.
Xem thêm: Nổi mề đay ở tay: Biểu hiện bệnh lý và hướng điều trị
Tin mới nhất
- Bài tập thể dục cho người bị viêm khớp. Hướng dẫn chi tiết giúp tự tập tại nhà
- Cần thu mua nấm lim xanh ở Bình Dương nấm lim giá bao nhiêu 1kg?
- 10 bệnh phụ khoa nguy hiểm – Có thể gây vô sinh, ung thư
- Chọn size áo ngực sao cho vừa vặn và tôn dáng
- Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng cây vòi voi chữa á sừng an toàn, hiệu quả
- Viêm tai cholesteatoma: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán
- Đau thượng vị lan ra sau lưng: Nguyên nhân và cách xử lý
- 10 loại thực phẩm giàu canxi cho hệ xương chắc khỏe
- 15 dấu hiệu ung thư thường gặp nam giới không nên bỏ qua
- Ngứa khắp người không nổi mẩn là bệnh gì? Điều trị như thế nào?