Vảy phấn hồng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách trị bệnh hiệu quả
Vảy phấn hồng là một bệnh ngoài da, thường xuất hiện ở trẻ em. Tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng các triệu chứng của bệnh khiến người mắc phải vô cùng khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Vậy nguyên nhân bệnh vảy phấn hồng là gì? cách chữa vảy nến hồng như thế nào hiệu quả? Tapchidongy.org sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trong bài viết sau đây.
Bệnh vảy phấn hồng là gì? Có ngứa không?
Trước khi tìm hiểu cách chữa bệnh, chúng ta phải hiểu được vảy phấn hồng là bệnh gì. Vảy phấn hồng là một dạng tổn thương da cấp tính. Người đầu tiên phát hiện và mô tả bệnh là Gibert, vì vậy tên tiếng Anh của căn bệnh này được gọi là Pityriasis rosea of Gibert.
Thông thường, vảy phấn hồng khá lành tính và tự khỏi sau một thời gian. Vậy nên nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn cũng không cần quá lo lắng. Tuy vậy, nếu là trẻ nhỏ hoặc bà bầu bị vảy phấn hồng thì chúng ta cần điều trị kịp thời nếu không sẽ gây ra một số biến chứng.
Thống kê cho thấy, vảy nến hồng xuất hiện ở phổ biến ở nhóm người trẻ tuổi, nằm trong khoảng 10 đến 35 tuổi. Trong đó, nữ giới thường mắc bệnh nhiều hơn nam giới, chiếm 58-60%.
Vảy phấn hồng có ngứa không? câu trả lời là có. Bệnh gây tình trạng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. Hơn thế nữa, vảy phấn hồng còn có thể gây ra một số biến chứng ở trẻ em và phụ nữ mang thai như:
- Tình trạng ngứa ngáy khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, suy nhược cơ thể.
- Gây nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai hoặc con sinh ra có thể trạng yếu ớt.
Hình ảnh bệnh vảy phấn hồng
Khi mắc vảy nến phấn hồng, trên da người bệnh sẽ xuất hiện các đốm hình tròn hoặc hình bầu dục màu hồng. Biểu hiện này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, thông thường là lưng, bụng, tay,… Dưới đây là một số hình ảnh vảy phấn hồng cụ thể.
Nguyên nhân bị vảy phấn hồng
Để điều trị bệnh dứt điểm, chúng ta cần biết nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Tuy nhiên, Y học hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh của vảy phấn hồng. Dựa trên những nghiên cứu, các chuyên gia cho biết đây là một bệnh truyền nhiễm.
Bên cạnh đó, cũng có giả thuyết cho rằng bệnh Gibert có liên quan đến một số loại thuốc như: ketotifen, griseofulvi, isotretinoin, barbioturiques, metronidazon,…
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cho thấy vảy nến hồng có nguyên nhân là một loại virus hoặc vi khuẩn, cụ thể là virus Epstein-Barr – thuộc họ Herpès, HHP6 hay HHP7. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bệnh có khả năng phát thành dịch nhỏ vào mùa xuân hoặc mùa thu.
Dấu hiệu bệnh vảy nến phấn hồng
Trong giai đoạn khởi phát, bệnh vảy nến phấn hồng thường không có các biểu hiện rõ rệt. Vậy nên, người bệnh có thể nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác như viêm da cơ địa, dị ứng tiếp xúc,…
Sau một thời gian, vảy nến phấn hồng sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Vùng da tổn thương thường có hình tròn, mép xung quanh các vẩy có màu hồng tươi, ở giữa hơi trũng, hồng nhạt hơn và nhăn nheo.
- Những tổn thương trên da khác biệt hoàn toàn với vùng da khỏe mạnh, thường xuất hiện ở ngực, lưng, bụng và cổ.
- Các vùng da bị tổn thương gây ngứa rát, khó chịu
- Cơ thể người bệnh mệt mỏi, nhức đầu và có thể có sốt nhẹ
Với bệnh vảy nến hồng, các tổn thương trên da xuất hiện từ lớn tới nhỏ. Nghĩa là một đám da lớn xuất hiện biểu hiện, sau đó khoảng 1-2 tuần sẽ có các đám da nhỏ hơn có màu đỏ, sần, giống như các nốt ban mề đay, đôi khi sẽ có vảy khô màu xám phủ lên. Sau khi phát bệnh một thời gian, các tổn thương trên da sẽ tạo thành các đường song song tương tự như hình cây thông.
Bị vảy phấn hồng phải làm sao? Cách chữa hiệu quả
Vẩy phấn hồng ngứa ngoài da khiến người bệnh cực kỳ khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Do đó, để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, chúng ta có thể áp dụng một trong những phương pháp sau đây.
Áp dụng Tây Y chữa bệnh vảy nến phấn hồng
Như đã nói ở phần trước đó, thông thường bệnh vảy nến hồng sẽ tự khỏi sau vài tuần. Tuy vậy, những cơn ngứa rát mà bệnh gây ra khiến người bệnh phải dùng tay gãi để giảm bớt cơn ngứa, điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vậy nên, để giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc dưới đây:
- Tắm với dung dịch Calamine
Da của người mắc bệnh vảy nến phấn hồng rất nhạy cảm. Do đó bạn nên sử dụng những loại xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ, không hương và có chiết xuất từ thiên nhiên. Kết hợp với Calamine để quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả hơn.
- Thuốc kháng Histamin
Những thuốc kháng Histamin thường để giảm các triệu chứng của vảy phấn hồng thường được chỉ định đó là: Loratadine, Diphenhydramine, Chlorpheniramine và Cetirizine,…
- Thuốc chống virus
Các loại thuốc phổ biến có thể kể đến như: Aciclovir, Erythromycin và Famciclovir. Những loại thuốc này có khả năng rút ngắn thời gian bệnh xuống 1-2 tuần và đặc biệt hiệu quả với những trường hợp mới bị vảy nến hồngmắc bệnh.
- Thuốc chứa Corticoid
Thuốc này thường dành cho những trường hợp da bị ngứa nhiều, nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Một số loại thuốc chứa Corticoid thường được bác sĩ chỉ định có thể kể đến như: Diprosone, Flucinar, Elomet, Elomet…
- Thuốc chứa acid salicylic hoặc hắc ín: Những loại thuốc này sẽ giúp các vảy khô trên da bong nhanh hơn, kích thích da hồi phục hiệu quả.
Trong trường hợp tình trạng phát ban kéo dài, bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm và bao phủ phần lớn cơ thể thì bác sĩ có thể áp dụng liệu pháp ánh sáng để điều trị bệnh. Ngoài ra, có một số người còn dùng ánh sáng tự nhiên để giúp vùng da tổn thương mờ dần. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến cáo phương pháp này có thể gây cháy nắng, sậm màu da và tăng nguy cơ ung thư da.
Áp dụng Đông y chữa bệnh vảy phấn hồng hiệu quả
Một số người bệnh có cơ địa mẫn cảm nên không thể sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh vảy nến phấn hồng, lúc này, Đông y sẽ là phương pháp được lựa chọn. Dựa vào từng giai đoạn bệnh, chúng ta có thể áp dụng các bài thuốc sau đây.
Thuốc bôi Đông y trong giai đoạn bệnh khởi phát: Bạn sử dụng nhũ cao lưu hoàng 5% thoa đều lên vùng da bị tổn thương từ 2 – 3 lần mỗi ngày, kiên trì thực hiện như vậy cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm.
Bài thuốc bôi Đông y trong giai đoạn bệnh đã ổn định: Người bệnh sử dụng cao mềm lưu hoàng 10% hoặc cao mềm hùng hoàng bôi lên vùng da tổn thương 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Bài thuốc ngâm rửa:
- Người bệnh dùng 240 gam cúc hoa dại, khô phàn 120gr, xuyên tiêu 120gr và 500gr mang tiêu rửa sạch.
- Đem tất cả nguyên liệu trên sắc lấy nước để ngâm rửa hoặc tắm nếu bệnh đã lan ra toàn thân,
- Thực hiện mỗi ngày.
Bài thuốc uống:
- Người bệnh chuẩn bị những nguyên liệu sau: Sinh địa, Hà thủ ô, Hỏa ma nhân, Ké đầu ngựa, Kim ngân hoa, mỗi vị 12 gram.
- Bạn đem những nguyên liệu trên rửa sạch rồi đun với 2 lít nước trong khoảng 15 phút.
- Sau đó cho muối vào khuấy đều, lọc lấy nước uống mỗi ngày một bát. Phần nước còn lại có thể dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh.
Kết hợp thêm châm cứu, bấm huyệt chữa vảy nến hồng:
Theo Đông y, khi bấm huyệt hoặc châm cứu, các kinh mạch sẽ được đả thông, lưu thông máu tốt hơn. Những huyệt bạn có thể tác động đến như: Túc tam lý, Khúc trì, Thần môn, Nội quan, Tam âm giao, Phi dương,…
Chữa bệnh vảy nến hồng hay bất kỳ bệnh nào khác theo Đông y cũng cần sự nhẫn nại, kiên trì. Có thể trong thời gian đầu, bạn sẽ không thấy triệu chứng thuyên giảm. Tuy nhiên về lâu dài, triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện, đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh.
Dùng mẹo dân gian chữa bệnh vảy phấn hồng
Bên cạnh phương pháp Đông y và Tây y, trong dân gian cũng có một số mẹo chữa bệnh vảy nến hồng hiệu quả. Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức của người bệnh.
- Muối Epsom: Loại muối này có khả năng sát trùng, diệt khuẩn và vi nấm rất hiệu quả. Bạn có thể cho muối Epsom vào bồn tắm, sau đó ngâm mình trong 20 phút để cải thiện tình trạng bong da và vảy chết. Thực hiện cách này thường xuyên sẽ giúp da dẻ mịn màng.
- Dùng gel nha đam: Nha đam cũng có khả năng kháng khuẩn, dưỡng da và giảm các triệu chứng ngứa ngáy. Bạn chỉ cần lấy phần thịt nha đam bôi lên vùng da bị tổn thương, sau 20 phút thì rửa sạch với nước, các triệu chứng sẽ được đẩy lùi hiệu quả.
- Dùng trà xanh: Tắm với nước lá trà xanh có khả năng giảm ngứa hiệu quả. Bên cạnh đó, những tinh chất trong lá trà xanh còn giúp da hồi phục nhanh chóng hơn. Bạn có thể dùng 100gr lá trà xanh đun cùng với nước để tắm mỗi ngày. Hoặc bạn giã nát lá trà xanh rồi bôi lên vùng da bị bệnh có thể làm dịu các mảng da bị thương. Ngoài ra, uống nước trà xanh cũng giúp các triệu chứng bệnh thuyên giảm.
- Dùng dầu dừa: Dầu dừa rất tốt cho da, có khả năng tăng cường độ ẩm, giảm ngứa và ngăn chặn vi khuẩn lây lan. Mỗi ngày, bạn chỉ cần dùng dầu dừa thoa lên da, điều này sẽ giảm bớt các triệu chứng khó chịu do vảy phấn hồng gây ra.
- Dùng bột yến mạch: Yến mạch lành tính, có tác dụng dưỡng da rất tốt. Bạn chỉ cần dùng bột yến mạch pha với nước ấm. Sau đó dùng nước này tắm sẽ giúp các triệu chứng ngứa ngáy thuyên giảm. Tuy vậy bạn không nên ngâm người quá lâu, tránh tình trạng da bị khô, bệnh thêm trầm trọng.
- Dùng lá trầu không: Lá trầu không là một trong những nguyên liệu được nhiều người sử dụng để chữa vảy phấn hồng. Lá trầu có khả năng sát khuẩn cao, giảm ngứa hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy khoảng 200gr lá trầu, đem rửa sạch rồi giã nát với một thìa muối. Đến khi lá trầu thành hỗn hợp sạch, mịn thì bôi lên vùng da bị tổn thương. Hỗn hợp này có khả năng làm mềm da, lấy đi các tế bào chết hiệu quả.
Lời khuyên của bác sĩ cho người bị vảy phấn hồng
Để quá trình điều trị bệnh vảy phấn hồng diễn ra hiệu quả và an toàn, người bệnh cần thực hiện một số lời khuyên của bác sĩ như sau:
- Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý như: Ngủ đúng và đủ giấc, rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên, không sử dụng các chất kích thích và rượu bia có hại cho sức khỏe. Uống đủ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày để giữ đủ độ ẩm cho da, tránh gây khô da, nứt nẻ.
- Trong quá trình điều trị bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý tăng, giảm liều thuốc đã được chỉ định trong đơn.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn để đánh giá tình trạng bệnh và trả lời thành thật những câu hỏi và bác sĩ đưa ra.
- Không tắm bằng nước nóng hoặc nước lạnh, nước ấm là sự lựa chọn phù hợp nhất. Tuy vậy, không nên ngâm mình quá lâu.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da thường xuyên để tránh khiến da bị khô, tạo điều kiện cho bệnh vảy nến hồng tái phát. Tuy vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng một loại kem nào đó, tránh gây kích ứng da.
- Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài có thể gây rối loạn hệ miễn dịch. Điều này khiến tình trạng bệnh vảy phấn hồng càng thêm trầm trọng. Do đó, bạn cần cố gắng giữ tâm lý thoải mái và tinh thần lạc quan.
- Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh vảy nến phấn hồng. Người bệnh nên tăng cường các thực phẩm giàu Axit béo omega-3 (cá béo, các loại hạt), axit folic (lúa mì, ngũ cốc,…), Beta caroteen (cà rốt, xoài, bơ,…) và các loại vitamin khác.
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần h
ạn chế một số thực phẩm khiến tình trạng người bệnh trở nặng như: Đồ ăn cay, nóng, nhiều muối, nhiều đường, các thực phẩm chế biến sẵn, món ăn chiên xào nướng nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa chất kích thích hoặc dễ gây dị ứng.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh vảy phấn hồng, giúp bạn đọc hiểu được bệnh vảy nến hồng là gì. Khi thấy các dấu hiệu bất thường trên da, bạn nên đến ngay cơ quan y tế chuyên khoa để ngăn chặn và điều trị bệnh sớm nhất.
Xem thêm: Tác hại của việc nghiện thuốc lá
Tin mới nhất
- Ung thư thực quản
- Mụn Đầu Đen: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
- Cách nấu nước nấm lim xanh liều lượng sử dụng nấm lim xanh rừng
- Dấu hiệu bệnh gan liên quan ung thư giai đoạn cuối
- Viêm da tiết bã [Viêm da dầu] – Nguyên nhân và cách trị bệnh hiệu quả nhất hiện nay
- Cương cứng dương vật
- Tràn dịch khớp gối nên kiêng gì và ăn gì để ngăn biến chứng
- Sữa gián bổ dưỡng nhưng bạn vẫn nên cẩn trọng
- Chùm Ngây: Loài Cây Vạn Năng
- U nguyên bào tủy
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bà bầu uống nước cam: Mẹ an thai, con khỏe mạnh
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm Amidan hốc mủ: Triệu chứng, Cách điều trị, Phòng ngừa
- TIN TỨC UNG THƯ Vi khuẩn Hp (H. pylori) là gì? Có lây không? Nguy hiểm không?
- Cách phân biệt nấm lim xanh thật giả Cách nhận biết nấm lim xanh thật giả địa chỉ bán nấm lim xanh uy tín