Chữa viêm da cơ địa bằng Đông Y với 7 bài thuốc công hiệu
Chữa viêm da cơ địa bằng Đông y là bài thuốc được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn sử dụng. Theo đó, chữa bệnh bằng phương pháp này có tác dụng rất hiệu quả, yếu tố an toàn, lành tính và được đánh giá cao. Tuy nhiên, do chú trọng cải thiện các triệu chứng từ nguyên căn gây bệnh nên bài thuốc này sẽ có hiệu quả tùy vào cơ địa mỗi người.
Ưu điểm và nhược điểm khi chữa viêm da cơ địa bằng Đông y
Các bài thuốc chữa viêm da cơ địa trong Đông y đã được dân gian lưu truyền từ rất lâu bởi nó rất hiệu nghiệm. Tuy nhiên, đối với phương pháp chữa bệnh nào cũng vậy, nó luôn tồn tại những mặt ưu và nhược điểm. Người bệnh có thể căn cứ vào vấn đề này để lựa chọn cho mình bài thuốc điều trị phù hợp nhất với bệnh lý hiện tại.
Ưu điểm:
An toàn và lành tính: Đây là ưu điểm nổi trội nhất vì hầu hết các bài thuốc từ Đông y đều có nguồn gốc từ tự nhiên từ rễ, thân, lá , hoa, quả của cá cây thuốc quý được thu hái, đem cắt nhỏ rồi phơi khô rồi mới sử dụng. Vì thế, các bài thuốc được bào chế từ các loại dược liệu này thường có thể sử dụng ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Hiệu quả lâu dài, có khả năng trị dứt điểm tình trạng bệnh: Trong Đông y thường lựa chọn cách chữa bệnh từ sâu bên trong, khác phục các nguyên căn gây bệnh, từ đó giúp cải thiện bệnh một cách đáng kể, cho hiệu quả cao và hạn chế tái phát ở mức cao nhất.
Không có tác dụng phụ: Khi sử dụng các bài thuốc từ Đông y, các nguyên liệu được lựa chọn hoàn toàn từ tự nhiên, ngoài tác dụng chữa bệnh ra sẽ ít gặp tác dụng phụ không mong muốn có hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, thuốc không gây ảnh hưởng nhiều đến gan, thận như thuốc Tây y, vì thế nên nó rất phù hợp để sử dụng cho những người mắc các bệnh viêm da cơ địa mãn tính.
Ngoài tác dụng chữa bệnh còn giúp bồi bổ cơ thể toàn diện: Sử dũng Đông y không chỉ giúp tình trạng bệnh được thuyên giảm đáng kể mà nó còn giúp bệnh nhân tăng cường sức đề kháng tự nhiên, chống lại các tác nhân gây hại, giúp hỗ trợ các chức năng gan thận, đào thải độc tố để cơ thể tiếp nhận thuốc tốt hơn.
Nhược điểm:
Có tác dụng chậm: Các bài thuốc từ Đông y thông thường không có tác dụng nhanh như Tây y do không tập trung điều trị các triệu chứng mà chữa bệnh từ nguyên căn. Tùy vào mức độ nghiêm trọng và cơ địa của mỗi người mà các bài thuốc có thể phát huy tác dụng trong từ 1 – 2 tháng hoặc lâu hơn.
Cách làm khá kỳ công và mất thời gian: Đa phần các bài thuốc từ Đông y đều phải trải qua giai đoạn cho vào ấm sắc vài tiếng đồng hồ sau đó phải uống thuốc trong khi còn nóng thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Hơn nữa, các bài thuốc này thường rất nặng mùi và phải uống với số lượng nhiều nên những ai mới sử dụng lần đầu có thể sẽ cảm thấy rất khó uống.
Nguồn thảo dược chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng: Hiện nay, các nguồn thảo dược ở nước ta còn thiếu và vẫn đang được nhập khẩu với mức giá khá cao, tuy nhiên quá trình kiểm định thì còn lỏng lẻo, khó đánh giá được chất lượng sản phẩm rõ ràng.
Chữa viêm da cơ địa bằng Đông Y với 7 bài thuốc công hiệu
1. Bài thuốc tiêu phong tán
Bài thuốc này có tác dụng trừ phong thấp, thanh nhiệt và chống ngứa, ngoài chữa viêm da cơ địa Tiêu phong tán còn dùng để chữa các bệnh như: viêm da dị ứng, chàm, chàm tổ đỉa, viêm da tiếp xúc,… Phương pháp này được áp dụng đối với những giai đoạn viêm da ban đầu, điển hình như da viêm đỏ, nổi nhiều mụn nước, rỉ dịch, phù nề, ngứa ngáy và đau rát.
Chuẩn bị:
- 12 gram hương truật, sinh địa, kim ngân hoa, bồ công anh.
- 12 gram sài đất, rau má, thổ phục linh.
- 10 gram đương quy, khổ sâm, kinh giới.
- 8 gram phòng phong, tri mẫu, ngưu bàng tử, thạch cao.
- 6 gram thuyền thoái.
- 4 gram cam thảo.
Cách thực hiện:
- Đem tất cả các nguyên liệu kể trên rửa sạch và phơi khô.
- Sau đó cho vào siêu, sắc nguyên liệu trên cùng với 2 lít nước đến khi còn 2/3 ấm thì tắt lửa.
- Chắt lấy nước, phần xác bỏ.
- Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ và uống sau bữa ăn.
2. Bài thuốc Thanh dinh thang
Thanh dinh thang thường được dùng để áp dụng cho các trường hợp viêm da cơ địa, dị ứng thức ăn, lông chó mèo, do thay đổi thời tiết không khí trở lạnh hoặc uống quá nhiều bia rượu khiến độc tố tích tụ gây kích ứng và tổn thương da.
Chuẩn bị:
- 8 gram hoàng liên, trúc diệp.
- 10 gram đan sâm.
- 12 gram đơn tướng quân, mạch đông, sài đất.
- 12 gram các loại đảng sâm, ngân hoa, rau má.
Thực hiện:
- Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch, để ráo.
- Sắc thuốc và lấy nước uống.
- Sử dụng bài thuốc này mỗi ngày một thang để thấy hiệu quả rõ nhất.
3. Bài thuốc Kinh phòng bại độc tán
Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán phong và trừ thấp. Ngoài chữa viêm da cơ địa, nó còn hỗ trợ trong việc điều trị bệnh mề đay mẫn ngứa, mề đay mãn tính, trị viêm da nhiễm khuẩn và một số các loại bệnh về chàm.
Chuẩn bị:
- 6 gram cát cánh.
- 4 gram thuyền thái.
- 8 gram thương hoạt, sài hổ, chỉ xác, kinh gới, độc hoạt, phòng phong.
- 8 gram độc hoạt, bạch tiên bì.
- 12 gram phục linh, bồ công anh, ngân hoa.
Cách thực hiện:
- Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch và để ráo.
- Cho vào ấm nấu với 2 lít nước.
- Nấu hỗn hợp này trong vòng 1 tiếng đồng hồ trên lửa nhỏ.
- Lọc lấy nước, bỏ xác.
- Chia thuốc thành 3 phần và uống sau khi ăn.
4. Bài thuốc cao nghệ ráy dại
Đây là bài thuốc được sử dụng phổ biến nhất so với các bài thuốc trên. Do có thành phần nghệ nên ngoài tác dụng giảm ngứa nó còn phòng ngừa thâm sẹo phục hồi các vùng da tổn thương một các nhanh chóng. Bạn sử dụng thuốc này trong giai đoạn viêm da cơ địa mãn tính sẽ giúp làm mềm da, giảm kích ứng, khô ráp, bong tróc và cải thiện tình trạng dày sừng.
Chuẩn bị:
- 40 gram củ nghệ vàng.
- 40 gram củ ráy dại.
- 80 gram sáp ong.
- 1 chén dầu vừng.
Thực hiện:
- Đem nghệ, củ ráy sửa sạch, để ráo, thái mỏng rồi cho dầu vừng vào đun đến khi cháy đen.
- Đun đến khi có bã nổi lên thì vớt bỏ và cho sáp ong vào đun quấy cô đặc thì có thể sử dụng.
- Bạn dùng cao này bôi lên da, sử dụng mỗi ngày, nên nhớ vệ sinh da sạch sẽ tước khi sử dụng.
5. Bài thuốc Ráy dạy hồng đơn cao
Theo Đông y, củ ráy có tính hàn, vị nhạt, tác dụng làm giảm mẩn ngứa và tiêu viêm. Loại dược kiệu này thường được áp dụng vào điều trị mụn nhọt, các thể của bệnh chàm, viêm da cơ địa,… Chính vì vậy, củ ráy là nguyên liệu được sử dụng chính trong bài thuốc này.
Chuẩn bị:
- 50 gram củ ráy.
- 30 gram hồng đơn.
- 250 gram dầu trẩu.
Thực hiện:
- Đem củ ráy rửa sạch, để ráo tồi thái thành từng lát mỏng.
- Sau đó cho dầu trẩu vào và đun sôi kỹ đến khi củ ráy cháy đen và nổi trên bề mặt.
- Lúc này, vớt củ ráy ra và cho hồng đơn (đã được rang khô) vào khuấy đều và đun nhỏ lửa.
- Đun hỗn hợp đến khi cô lại thành cao, chất mịn ướt không dính tay.
- Khi cao đang nóng thì phun nước vào (vừa phun vừa khuấy) để khử chất độc.
- Bạn sử dụng bài thuốc này 1 lần mỗi ngày, trước khi dùng nên vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị để tránh nguy cơ lây nhiễm.
6. Bài thuốc Tiêu độc thang
Bài thuốc này dành do những người có tình trạng viêm da cơ địa ở giai đoạn cấp có kèm bội nhiễm và hỗ trợ điều trị các vấn đề da liễu như bệnh nổi mề đay, mụn nhọt,…
Chuẩn bị:
- 16 gram bồ công anh, sài đất
- 12 gram cam thảo dây, thương nhĩ tử và kim ngân dây.
Thực hiện:
- Rửa sạch các loại dược liệu trên và để ráo.
- Cho vào ấm và sắc kỹ đến khi còn 2/3 lượng nước ban đầu.
- Chắt lấy nước và uống.
- Chia nước thuốc này thành nhiều phần và uống trong ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Đối với bài thuốc này, để đạt được hiệu quả tối ưu nhất bạn nên giữ gìn vệ sinh cho cơ thể thật tốt, tránh uống quá nhiều rượu bia và hạn chế dùng thức ăn có tính nóng trong thời gian sử dụng thuốc Tiêu độc thang.
7. Bài thuốc Tán độc bổ huyết
Bài thuốc này có tác dụng kháng viêm, làm giảm huyết áp tĩnh mạch. Sử dụng trong điều trị viêm da do cơ địa rất tốt. Hơn nữa, bài thuốc có thành phần là rau má, từ đó sẽ giúp người bệnh giải độc, giải nhiệt, trị rôm sẩy mẫn ngứa và giúp mát gan lợi tiểu.
Chuẩn bị:
- 30 gram rau má.
- 10 gram sài đất, đa sâm, liên kiều.
- 20 gram trúc diệp, mạch đông.
Cách thực hiện:
- Làm sạch tất cả các nguyên liệu và để ráo nước.
- Cho tất cả vào bình và nấu với lửa nhỏ.
- Khi lượng nước đã cạn bớt đi thì tắt lửa.
- Lọc lấy nước và dùng bài thuốc này hằng ngày để thấy chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa theo Đông y
Các bài thuốc điều trị bệnh viêm da cơ địa trong Đông y đều chủ yếu tác động đến bồi bổ khí huyết, khi khí huyết không thông thì khó khỏi bệnh. Để giải thích cho vấn đề này có thể kể đến nguyên nhân gây bệnh, cụ thể trong Đông y cho rằng:
- Do cơ thể suy nhược, sinh khí yếu, khí huyết lưu thông kém.
- Căn nguyên trường vị thấp nhiệt, người bệnh bị ngoại tà xâm nhập.
- Chứng phong hàn, phong nhiệt, độc tích tụ dưới da.
- Thể trạng có tính hàn ăn phải thực phẩm lạnh, tanh.
Để điều trị dứt điểm viêm da cơ địa cần phải đi từ nguyên nhân gây bệnh. Theo Đông y để phòng bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, đầu tiên cần phải thanh nhiệt, trừ phong, giải độc gan,… Sau đó mới áp dụng các bài thuốc chuyên sâu để chữa các biểu hiện của bệnh.
Sử dụng nhiều thuốc Đông y trong điều trị viêm da cơ địa có hại không?
Bạn nên biết rằng, không chỉ với thuốc Đông y mà bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm nào khi sử dụng quá nhiều và không đúng liều lượng thì có thể gây tác hại đáng tiếc.
Thuốc Đông y được biết đến là một trong những phương pháp điều trị bệnh an toàn, lành tính, giúp cải thiện sức khỏe và điều trị viêm da cơ địa rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu muốn đạt được kết quả này thì phải điều trị đúng thuốc đúng bệnh, tuyệt đối không lạm dụng hoặc dùng bừa bãi, tự ý. Nếu muốn an toàn hơn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hoặc tìm hiểu rõ nguồn gốc dược liệu và chỉ nên mua thuốc tại các địa chỉ uy tín.
Các bài thuốc Đông y đều có công dụng và cách thực hiện khác nhau. Bạn nên để ý kỹ các thành phần trong thuốc để chọn mua chính xác và chỉ sử dụng theo chỉ dẫn của lương y, thầy thuốc. Nếu không tuân thủ các vấn đề này có thể sẽ làm mất tác dụng của thang thuốc, đồng thời khiến bệnh kéo dài làm suy yếu sức khỏe của bạn.
Uống thuốc Đông y điều trị viêm da cơ địa thì cần kiêng ăn gì?
Thuốc Đông y cũng giống như Tây y, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý sau trong chế độ ăn uống, cụ thể như sau:
- Không nên sử dụng thuốc Đông y và Tây y cùng lúc để điều trị bệnh.
- Tránh sử dụng cùng với các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa.
- Tuyệt đối không nên cho thêm đường vào thuốc.
- Tránh các loại thực phẩm gây dị ứng như: cá biển, sò, ngao, cua, nhộng, lòng trắng trứng,… Đây là những loại thực phẩm có chứa protein lạ đồng thời là các dị nguyên làm tăng nguy cơ dị ứng ở người bệnh.
- Trong lúc uống thuốc không nên sử dụng sữa và nước chè để tránh gây cản trở việc hấp thụ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Một số lưu ý khi sử dụng các bài thuốc Đông y chữa viêm da cơ địa
Sử dụng các bài thuốc Đông y trong điều trị viêm da cơ địa có nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên các biện pháp này cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây ra hạn chế khi sử dụng. Vì vậy, để việc dùng thuốc đạt kết quả như mong đợi, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:
- Trên thực tế, một số bài thuốc Đông y chưa được kiểm chứng về độ an toàn, hiệu quả lâm sàng trong việc điều trị. Vì vậy, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn y khoa về cách sử dụng thuốc để hạn chế tối đa rủi ro phát sinh trong khi sử dụng.
- Các bài thuốc Đông y thường có tác dụng chậm hơn so với Tây y. Do đó, nếu người bệnh lựa chọn phương pháp này cần theo đến cùng, kiên trì trong việc chữa bệnh để cải thiện được tình trạng của mình sớm nhất.
- Viêm da cơ địa chịu ảnh hưởng của các yếu tố bao gồm nội giới và ngoại giới. Vì vậy, trong quá trình điều trị cần loại trừ các yếu tố căng thẳng, rối loạn nội tiết, tránh các thành phần dễ gây dị ứng như: phấn hoa, xà phòng, côn trùng, khói bụi,…
- Trong quá trình điều trị, người bệnh nên bổ sung thêm cho cơ thể những dưỡng chất có lợi để cơ thể hấp thụ thuốc một cách tốt hơn. Cần tránh những loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, tránh sử dụng chất kích thích và thực phẩm lên men.
- Trường hợp da bị tổn thương lan rộng và diễn biến quá nhanh chóng, người bệnh nên áp dụng biện pháp chữa bệnh bằng Tây y để ức chế kịp thời tốc độ bệnh. Sử dụng thuốc Đông y trong trường hợp này có thể không đem lại hiệu quả như mong đợi.
- Sau khi đã sử dụng các bài thuốc một thời gian mà chứng bệnh vẫn không thuyên giảm thì bệnh nhân nên đến tái khám để bác sĩ đánh giá về mức độ hiệu quả của việc sử dụng thuốc. Trong trường hợp cần thiết bệnh nhân có thể sử dụng các liệu trình duy trì để tăng sức đề kháng, đào thải độc tố ra bên ngoài đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh cao nhất có thể.
- Người bệnh nên kết hợp điều trị bằng thuốc với duy trì lối sống lành mạnh, sinh hoạt khoa học, tăng cường vận động để cơ thẻ khỏe mạnh hơn, để kháng bệnh tật tốt hơn.
Hiện nay, sử dụng thuốc Đông y trong điều trị viêm da cơ địa đang dần trở thành xu thế cho nhiều người lựa chọn. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ thuốc để áp dụng đúng với tình trạng bệnh của mình. Đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào và hãy đến thăm khám ngay nếu gặp những triệu chứng dị ứng với thuốc.
Xem thêm: Quá trình mang thai
Tin mới nhất
- Bạch tạng
- Bà bầu tắm nắng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
- Rối loạn trương lực cơ
- Mổ u xơ cổ tử cung bao lâu thì lành? Phải nằm viện bao lâu?
- Cách phân biệt nấm lim xanh thật giả từ hình ảnh nấm lim xanh rừng
- 2 nhóm thuốc tây điều trị rối loạn cương dương phổ biến
- Liệt dương hoàn toàn là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
- 35 dưỡng chất ổn định nồng độ glucose trong máu, bạn đã rõ?
- Chèn ép dây thần kinh thẹn
- Khớp Charcot