Khớp Charcot

Tìm hiểu chung

Khớp Charcot là bệnh gì?

Bệnh khớp Charcot còn có tên khác là bệnh thần kinh – cơ. Đây là bệnh lý mãn tính chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp ở chi chịu lực như bàn chân và mắt cá chân. Người mắc bệnh khớp Charcot sẽ bị mất cảm giác hoặc khó có cảm giác ở các khớp.

Bệnh khớp Charcot cùng với các bệnh thần kinh ngoại biên khác sẽ gây cản trở vận động và cảm giác. Tuy nhiên, bệnh khớp Charcot chỉ tập trung các triệu chứng ở bàn chân và mắt cá chân.

Khớp Charcot là bệnh gì?

Bệnh khớp Charcot còn có tên khác là bệnh thần kinh – cơ. Đây là bệnh lý mãn tính chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp ở chi chịu lực như bàn chân và mắt cá chân. Người mắc bệnh khớp Charcot sẽ bị mất cảm giác hoặc khó có cảm giác ở các khớp.

Bệnh khớp Charcot cùng với các bệnh thần kinh ngoại biên khác sẽ gây cản trở vận động và cảm giác. Tuy nhiên, bệnh khớp Charcot chỉ tập trung các triệu chứng ở bàn chân và mắt cá chân.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh khớp Charcot là gì?

Ban đầu, bệnh khớp Charcot không gây đau dù đây là bệnh phá hủy khớp đáng kể. Vì lý do này, người bệnh thường không đi khám bác sĩ cho đến khi có biến dạng nghiêm trọng. Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng sau:

  • Sưng đỏ ở mắt cá chân hoặc bàn chân không phải do chấn thương;
  • Tấy và chỗ sưng bị nóng;
  • Mất cảm giác ở các khớp;
  • Xuất huyết dưới da tại khớp bị sưng tấy;
  • Biến dạng xương.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khi nhận thấy sưng, tấy và đỏ ở các khớp chịu lực (mắt cá chân và bàn chân), người bệnh nên đi khám bác sĩ. Đặc biệt, nếu các khớp này đã từng được điều trị bệnh khớp Charcot, người bệnh cần nhập viện ngay để được chăm sóc nhanh chóng.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh khớp Charcot là gì?

Ban đầu, bệnh khớp Charcot không gây đau dù đây là bệnh phá hủy khớp đáng kể. Vì lý do này, người bệnh thường không đi khám bác sĩ cho đến khi có biến dạng nghiêm trọng. Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng sau:

  • Sưng đỏ ở mắt cá chân hoặc bàn chân không phải do chấn thương;
  • Tấy và chỗ sưng bị nóng;
  • Mất cảm giác ở các khớp;
  • Xuất huyết dưới da tại khớp bị sưng tấy;
  • Biến dạng xương.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khi nhận thấy sưng, tấy và đỏ ở các khớp chịu lực (mắt cá chân và bàn chân), người bệnh nên đi khám bác sĩ. Đặc biệt, nếu các khớp này đã từng được điều trị bệnh khớp Charcot, người bệnh cần nhập viện ngay để được chăm sóc nhanh chóng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh khớp Charcot?

Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh khớp Charcot là bệnh tiểu đường. Ngoài ra, giang mai thần kinh (còn có tên là Tabes dorsalis) và bệnh rỗng tủy sống (Syringomyelia) cũng có thể gây ra bệnh thần kinh – cơ này.

Ngoài ra triệu chứng bệnh còn xuất hiện do:

  • Chèn ép tủy sống hay tổn thương thần kinh ngoại biên;
  • Bệnh thần kinh di truyền khác;
  • Bệnh lý nhiễm khuẩn.

Tỷ lệ mắc bệnh cũng như tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào nguyên nhân, giai đoạn bệnh cũng như các biến chứng kèm theo đó.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh khớp Charcot?

Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh khớp Charcot là bệnh tiểu đường. Ngoài ra, giang mai thần kinh (còn có tên là Tabes dorsalis) và bệnh rỗng tủy sống (Syringomyelia) cũng có thể gây ra bệnh thần kinh – cơ này.

Ngoài ra triệu chứng bệnh còn xuất hiện do:

  • Chèn ép tủy sống hay tổn thương thần kinh ngoại biên;
  • Bệnh thần kinh di truyền khác;
  • Bệnh lý nhiễm khuẩn.

Tỷ lệ mắc bệnh cũng như tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào nguyên nhân, giai đoạn bệnh cũng như các biến chứng kèm theo đó.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh khớp Charcot?

Trên thế giới, bệnh khớp Charcot nói riêng và các bệnh về khớp nói chung chiếm từ 0,5 – 3% số người trưởng thành. Ở Việt Nam, tỷ lệ này là 0,5%. Có thể nói đây là bệnh của phụ nữ tuổi trung niên khi có đến 70 – 80% nữ giới ở độ tuổi này mắc bệnh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh khớp Charcot?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh khớp Charcot bao gồm:

  • Dùng corticosteroid (corticoid) kháng viêm gây ức chế miễn dịch.
  • Bị chấn thương tủy sống;
  • Mắc bệnh rỗng tủy sống;
  • Nghiện rượu;
  • Trẻ dị tật bẩm sinh do mẹ dùng thuốc thalidomide trong thời kỳ mang thai.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Những ai thường mắc phải bệnh khớp Charcot?

Trên thế giới, bệnh khớp Charcot nói riêng và các bệnh về khớp nói chung chiếm từ 0,5 – 3% số người trưởng thành. Ở Việt Nam, tỷ lệ này là 0,5%. Có thể nói đây là bệnh của phụ nữ tuổi trung niên khi có đến 70 – 80% nữ giới ở độ tuổi này mắc bệnh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh khớp Charcot?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh khớp Charcot bao gồm:

  • Dùng corticosteroid (corticoid) kháng viêm gây ức chế miễn dịch.
  • Bị chấn thương tủy sống;
  • Mắc bệnh rỗng tủy sống;
  • Nghiện rượu;
  • Trẻ dị tật bẩm sinh do mẹ dùng thuốc thalidomide trong thời kỳ mang thai.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh khớp Charcot?

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh đau khớp Charcot bằng cách khám lâm sàng và kết quả X-quang. Hình chụp X-quang dùng để cho biết mức độ phá hủy khớp sụn và tình trạng của bệnh.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm khớp và chụp cộng hưởng từ (MRI) có cản quang để xác định nguyên nhân gây ra bệnh khớp Charcot.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh khớp Charcot?

Hiện nay, thuốc điều trị hoàn toàn bệnh khớp Charcot vẫn đang được nghiên cứu. Bác sĩ có thể cố định các chi và hướng dẫn người bệnh sử dụng nạng, gậy, hoặc khung tập đi. Những dụng cụ y khoa này bảo vệ khớp bằng cách giảm trọng lượng của cơ thể tác động lên các chi.

Bác sĩ cũng sẽ tiến hành điều trị các bệnh gây ra khớp Charcot để giảm triệu chứng bệnh. Phẫu thuật hiếm khi được sử dụng và không được thành công lắm. Các triệu chứng cấp tính như viêm, sưng tấy thường khỏi sau 6 tuần điều trị. Tuy nhiên, dù đã nhận điều trị, các dây thần kinh bị hư hoại không thể tái tạo lại.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh khớp Charcot?

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh đau khớp Charcot bằng cách khám lâm sàng và kết quả X-quang. Hình chụp X-quang dùng để cho biết mức độ phá hủy khớp sụn và tình trạng của bệnh.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm khớp và chụp cộng hưởng từ (MRI) có cản quang để xác định nguyên nhân gây ra bệnh khớp Charcot.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh khớp Charcot?

Hiện nay, thuốc điều trị hoàn toàn bệnh khớp Charcot vẫn đang được nghiên cứu. Bác sĩ có thể cố định các chi và hướng dẫn người bệnh sử dụng nạng, gậy, hoặc khung tập đi. Những dụng cụ y khoa này bảo vệ khớp bằng cách giảm trọng lượng của cơ thể tác động lên các chi.

Bác sĩ cũng sẽ tiến hành điều trị các bệnh gây ra khớp Charcot để giảm triệu chứng bệnh. Phẫu thuật hiếm khi được sử dụng và không được thành công lắm. Các triệu chứng cấp tính như viêm, sưng tấy thường khỏi sau 6 tuần điều trị. Tuy nhiên, dù đã nhận điều trị, các dây thần kinh bị hư hoại không thể tái tạo lại.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh khớp Charcot?

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu lưu ý vài điều sau đây:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê;
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng thuốc đặc trị cùng chế độ ăn uống và tập thể dục;
  • Hạn chế vận động mạnh vùng khớp bị bệnh.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được có giải đáp tốt nhất.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh khớp Charcot?

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu lưu ý vài điều sau đây:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê;
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng thuốc đặc trị cùng chế độ ăn uống và tập thể dục;
  • Hạn chế vận động mạnh vùng khớp bị bệnh.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được có giải đáp tốt nhất.

Xem thêm: Viêm quanh móng

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!