Trẻ em bị đau nhức xương khớp: Dấu hiệu và cách xử lý
Trẻ em bị đau nhức xương khớp thường do bị chấn thương, vận động quá mức hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra do trẻ mắc một số bệnh lý về xương khớp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về bệnh đau nhức xương khớp ở trẻ em.
Trẻ em bị đau nhức xương khớp là như thế nào? Có nguy hiểm không?
Đau nhức xương khớp ở trẻ nhỏ là tình trạng đau nhức, tê mỏi ở các khớp xương. Trong giai đoạn này, hệ thống xương khớp và cơ bắp của trẻ phát triển rất nhanh do đó đau nhức xương khớp được xem là điều bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm và cần được can thiệp y tế kịp thời, tránh những rủi ro không mong muốn.
Các cơn đau nhức xương khớp ở trẻ nhỏ thường là những cơn đau nhói, nhức mỏi. Các cơn đau có thể xảy ra mỗi ngày nhưng thường không liên tục và có giới hạn. Kèm theo đó là một số triệu chứng như đau bụng và đau đầu nhẹ.
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ em bị đau nhức xương khớp
Dấu hiệu của bệnh còn phụ thuộc vào vị trí bị ảnh hưởng. Một số biểu hiện thường gặp của bệnh đau nhức xương khớp ở trẻ em như sau:
- Đau đầu gối: Bệnh gây ra các cơn đau ở phía sau đầu gối. Ngoài ra, đầu gối sẽ bị sưng nóng đỏ, đau cứng khớp. Nếu khớp gối có xu hướng đau nhức, đỏ, sưng nóng và rát thì có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên.
- Đau chân: Trẻ em thường bị đau cẳng chân, bắp chân, mặt sau của đầu gối, phía trước đùi. Các cơn đau nhức có thể âm ỉ, đau nhói và có thể kiểm soát được.
- Đau cánh tay: Đây là một tình trạng không quá phổ biến nhưng thường gây đau ở cả hai cánh tay của trẻ cùng lúc.
- Đau lưng: Trẻ vận động quá nhiều có thể gây nên hiện tượng đau nhức lưng. Thông thường, các cơn đau lưng không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài vài ngày hoặc mức độ đau dữ dội hơn, người nhà nên đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị phù hợp.
- Đau gót chân: Đau gót chân là tình trạng thường gặp ở những bé hiếu động, vận động liên tục. Khi xương khớp của trẻ tăng trưởng quá nhanh, cơ, gân, dây chằng không phát triển theo kịp. Điều này sẽ làm vùng xương gót chân hình thành áp lực đè lên xương sụn gót chân, từ đó làm xương sụn bị tổn thương.
Các cơn đau nhức ở trẻ em thường có xu hướng nghiêm trọng hơn vào buổi chiều, buổi tối và sẽ giảm vào buổi sáng. Tuy nhiên, các cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở trẻ
Theo các chuyên gia, tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ em có thể là do việc lạm dụng các cơ và khớp hàng ngày. Vì các bé thường rất hiếu động, thường xuyên chạy nhảy, đùa giỡn, tham gia các trò chơi và các môn thể thao gây áp lực lên hệ thống xương khớp. Một s
ố chấn thương ở cơ, xương khớp mà trẻ gặp phải có thể gây đau đớn, sưng đỏ và làm suy giảm khả năng vận động của trẻ.
Ngoài ra, việc thiếu hụt vitamin D, canxi và một số khoáng chất cần thiết có thể khiến trẻ nhỏ bị đau nhức xương khớp. Khi trẻ bị thừa cân, béo phì, xương khớp phải chịu một áp lực lớn để nâng đỡ cơ thể. Khi đó, trẻ sẽ thường cảm thấy đau nhức mỏi ở thắt lưng, khớp gối.
Bên cạnh đó, trẻ em bị đau nhức xương khớp là do liên quan đến một số bệnh lý xương khớp, cột sống. Theo thời gian, bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của trẻ. Dưới đây là một số căn bệnh gây ra tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ:
Viêm khớp dạng thấp thiếu niên
Viêm khớp dạng thấp thiếu niên có thể dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân, đặc biệt là ở các ngón tay. Một số dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên bao gồm:
- Khớp bị đau, sưng, nóng rát khi chạm vào.
- Cơ thể bị phát ban ở khu vực bị ảnh hưởng.
- Cơ thể mệt mỏi, giảm cân, rối loạn giấc ngủ.
- Các hạch bạch huyết bị sưng.
Hội chứng đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa là một tình trạng rối loạn mãn tính dẫn đến các cơn đau xương khớp ở trẻ em. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra các triệu chứng khác thường như rối loạn lo lắng, đau đầu, mất tập trung.
Ung thư xương
Ung thư xương là một căn bệnh không phổ biến. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, trẻ trong độ tuổi dậy thì và thanh thiếu niên. Dấu hiệu nhận biết của bệnh có thể phát triển chậm hoặc nhanh và thường khởi phát ở cánh tay, chân.
Tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ em, đặc biệt là đau nhức xương ống chân hoặc cánh tay là dấu hiệu của bệnh ung thư xương. Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm hoặc khi trẻ chơi thể thao, vận động.
Hội chứng chân không yên
Hội chứng chân không yên là tình trạng đặc trưng khi trẻ nhỏ không thể kiểm soát được các chuyển động của chân. Hội chứng này sẽ dẫn đến cảm giác khó chịu và đau nhức xương khớp tạm thời.
Tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng vào buổi tối, khi ngồi hoặc nằm. Vì thế, bệnh sẽ gây rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé. Việc đi bộ và vận động nhẹ nhàng sẽ giúp các bé cải thiện được hội chứng chân không yên.
Tăng động
Một số trẻ em mắc chứng tăng động sẽ khiến các khớp di chuyển rộng hơn phạm vi hoạt động bình thường. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng cứng khớp và đau nhức cơ bắp. Bên cạnh đó, trẻ cũng dễ bị trật khớp, bong gân và gặp một số vấn đề về chấn thương mô mềm.
Khi trẻ vận động, tập thể dục, các triệu chứng đau nhức xương khớp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Tình trạng này có xu hướng cải thiện khi trẻ nghỉ ngơi, ít vận động.
Cách xử lý khi trẻ em bị đau nhức xương khớp
Không chỉ người già bị đau nhức xương khớp mà tỉ lệ trẻ nhỏ bị đau nhức xương khớp cũng ngày càng gia tăng. Nếu không phải do bệnh lý thì tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ không quá nghiêm trọng và không cần điều trị. Bố mẹ có thể xoa bóp, massage nhẹ nhàng và hướng dẫn trẻ vận động đúng cách để kiểm soát các triệu chứng.
Tuy nhiên, khi các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn hoặc kèm theo những triệu chứng viêm khớp, người nhà nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị đúng cách.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Trong trường hợp bị đau nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc giảm đau cho trẻ. Các loại thuốc này giúp phục hồi chức năng vận động và ngăn ngừa những tổn thương ở xương khớp. Dưới đây là một số loại thuốc Tây y được dùng để chữa trị bệnh đau nhức ở trẻ em:
- Thuốc chống viêm không chứa Steroid: Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng sưng viêm, cải thiện các cơn đau như Ibuprofen và Naproxen. Tuy nhiên, thuốc gây ra các tác dụng phụ như làm đau dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm: Thuốc thường được chỉ định để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Thuốc cũng gây ra các tác dụng phụ như gây buồn nôn và ảnh hưởng đến hoạt động của gan.
- Corticosteroid: Thuốc thường được chỉ định cho trường hợp bị đau nhức xương khớp ở mức độ nghiêm trọng. Thuốc được sử dụng thông qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên, tác dụn
g phụ của thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây viêm quanh màng tim.
Các loại thuốc tân dược gây ra nhiều tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Do đó, bố mẹ không được tự ý mua thuốc cho trẻ uống mà cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị theo phác đồ bác sĩ đưa ra.
Chữa bệnh bằng mẹo dân gian tại nhà
Khi trẻ bị đau nhức xương khớp nhẹ, người thân có thể sử dụng các mẹo dân gian để điều trị bệnh tại nhà cho trẻ. Dưới đây là một số phương pháp dân gian mà bạn có thể áp dụng:
Đu đủ xanh và mễ nhân
Đu đủ xanh là một loại “thần dược” chữa trị các bệnh đau nhức, sưng viêm xương khớp. Thành phần trong đu đủ có tác dụng tiêu viêm, trừ phong, kháng khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, các hoạt chất có tác dụng mài mòn mỏm gai xương và làm giảm đau nhức xương khớp.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị đu đủ xanh và mễ nhân.
- Gọt sạch vỏ đu đủ xanh, rửa sạch và cắt thành từng miếng vừa ăn.
- Bạn cho đu đủ, mễ nhân vào nồi nước và nấu thật kỹ.
- Khi đu đủ, mễ nhân chín mềm, bạn cho thêm một chút đường vào rồi cho trẻ ăn.
- Dùng món ăn khi còn nóng sẽ giúp phát huy hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Ngải cứu
Tinh dầu có trong ngải cứu như một chất gây tê, giúp làm giảm các cơn đau nhức xương khớp ở trẻ. Ngoài ra, thành phần trong lá ngải cứu còn có chất kháng sinh tự nhiên, giúp giảm sưng viêm tại khớp.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một nắm ngải cứu tươi, một ít rượu gạo.
- Bạn rửa sạch ngải cứu, vớt ra và để cho ráo nước.
- Cho vào ngải cứu một ít rượu gạo rồi đem đi sao nóng.
- Bạn dùng hỗn hợp này đắp lên vùng bị đau nhức cho trẻ, dùng một tấm vải mỏng quấn quanh để cố định thuốc.
- Đến khi thuốc hết nóng, bạn tháo ra và rửa sạch cho trẻ.
Gừng
Gừng là một loại gia vị quen thuộc và cũng là một vị thuốc chữa bệnh hữu hiệu. Hợp chất trong gừng có tác dụng giúp giảm các cơn đau nhức, sưng viêm ở khớp. Ngoài ra, các nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh công dụng của gừng trong việc chữa bệnh đau nhức xương khớp.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một ít muối hạt và gừng tươi.
- Rửa gừng thật sạch rồi cắt miếng nhỏ.
- Đun sôi gừng trong nước và cho thêm một ít muối hạt.
- Bạn cho nước nguội bớt rồi cho trẻ ngâm chân.
- Thực hiện cách này mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ, tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ sẽ thuyên giảm đáng kể.
Phụ huynh chỉ nên áp dụng mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà cho những trường hợp bị đau nhức xương khớp nhẹ và không phải do bệnh lý.
Phương pháp trị bệnh không dùng thuốc
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà cho trẻ. Các phương pháp này giúp mang lại hiệu quả cao, kiểm soát bệnh và rút ngắn thời gian điều trị.
- Chườm nóng, lạnh: Dưới tác dụng của nhiệt độ, tình trạng sưng viêm, đau nhức ở trẻ sẽ được cải thiện đáng kể. Bố mẹ nên lưu ý nhiệt độ khi chườm nóng, lạnh để tránh gây bỏng da của các bé.
- Xoa bóp, massage: Bạn có thể giúp trẻ xoa bóp, massage ở những vùng bị đau
nhức để giúp máu tuần hoàn tốt hơn. Từ đó, tình trạng sưng viêm, xơ cứng ở các khớp xương sẽ được cải thiện đáng kể. - Vận động, thể dục nhẹ nhàng: Trẻ em có thể thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng dưới sự hướng dẫn của chuyên gia trị liệu. Trẻ sẽ tập đi bộ, xoay khớp kết hợp với một số bài tập đơn giản để cải thiện tình trạng đau nhức.
Biện pháp phòng ngừa khi trẻ em bị đau nhức xương khớp
Ngoài các phương pháp điều trị, bố mẹ và trẻ em cũng nên lưu ý một số biện pháp dưới đây để phòng ngừa bệnh:
- Trẻ nhỏ nên uống nước đầy đủ mỗi ngày để cải thiện sức khỏe xương khớp. Vì khi bị mất nước, cơ thể sẽ bị suy giảm sụn khớp, thoái hóa khớp sớm và gây đau nhức xương khớp.
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, canxi giúp xương khớp chắc khỏe và ngăn ngừa tình trạng viêm khớp ở trẻ. Ngoài ra, bạn nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm chế biến sẵn, ăn thức ăn nhiều muối, dầu mỡ, chất béo…
- Để tăng cường hệ miễn dịch cho xương khớp, phụ huynh nên chơi thể thao cùng trẻ. Trẻ thường xuyên vận động, di chuyển sẽ giúp xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai và phòng ngừa các bệnh xương khớp. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ chơi thể thao, vận động quá mức vì dễ gây chấn thương xương khớp.
- Luôn giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh và cho trẻ mặc đồ thoáng mát khi nhiệt độ tăng cao.
- Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập kéo giãn và làm căng cơ thể.
- Phơi nắng mỗi ngày để hấp thu vitamin D hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ để giảm tình trạng đau nhức vào ban đêm.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về tình trạng trẻ em bị đau nhức xương khớp và cách xử lý. Khi trẻ bị đau nhức dai dẳng, kéo dài, phụ huynh không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Viêm cầu thận mạn: Dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị
Tin mới nhất
- Giải mã 8 loại thực phẩm bà bầu thèm ăn trong cả thai kỳ
- Ung thư bàng quang nên ăn gì và kiêng gì? 8 thực phẩm tốt cho người bệnh
- Gây mê: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn?
- TOP 11++ ĐỊA CHỈ CHỮA VIÊM XOANG nổi tiếng, uy tín hàng đầu cả nước
- Bệnh phổi kẽ – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Viêm xoang không khó chữa – Câu chuyện thật của một chàng trai ngân hàng
- Uống nghệ với mật ong có giảm cân không?
- 9 lý do tại sao chồng không muốn quan hệ với bạn
- Hội chứng bong vảy da do tụ cầu
- Ung thư da hắc tố có chữa được không? Người bệnh sống được bao lâu?
Video
- PHÒNG CHỐNG UNG THƯ 10+ thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và cách dùng
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm âm đạo sau sinh và những điều mà bạn cần phải biết
- TIN TỨC UNG THƯ Mẹ bầu nên kiêng những gì để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh?
- TIN TỨC UNG THƯ 5+ Cách trị viêm nang lông vùng kín nam nữ bằng muối và dầu dừa tại nhà