7 loại thuốc trung hòa axit dạ dày phổ biến nhất
Các loại thuốc trung hòa axit là một trong những lựa chọn của nhiều người khi mắc phải tình trạng trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp cải thiện tình trạng ợ chua và ợ nóng hiệu quả. Vì thế, chúng thường có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa và có thể khắc phục tốt một số bệnh lý ở cơ quan này. Tham khảo bài viết sau đây để có thể chọn được loại thuốc phù hợp với bạn.
Khi nào nên dùng thuốc trung hòa axit dạ dày?
Thuốc trung hòa axit là loại có tác dụng làm giảm nồng độ chất này trong dạ dày. Từ đó, nó giúp cải thiện một số vấn đề xảy ra do hàm lượng axit tăng cao. Thông thường, người bệnh sẽ được các bác sĩ thăm khám và cho sử dụng các loại thuốc này khi mắc phải tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản,…
Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện việc tái tạo lớp niêm mạc trong dạ dày. Tạo ra một lớp màn bảo vệ vững chắc ngăn ngừa những tác nhân có hại tấn công vào cơ quan này. Chính vì vậy, thuốc có thể giúp khắc phục hiệu quả những triệu chứng khó chịu như tình trạng đau, khó chịu và biểu hiện rối loạn tiêu hóa. Thuốc gồm có 3 dạng như sau:
- Thuốc kháng axit (antacids)
- Thuốc ức chế bơm proton (PPIs)
- Thuốc ức chế thụ thể H2
Những vấn đề liên quan đến dạ dày nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời và đúng cách có thể gây ra các biến chứng nặng như hẹp môn vị hay thậm chí là gây ung thư. Thông thường, thuốc trung hòa axit sẽ có tác dụng nhanh chóng. Vì thế chúng sẽ giúp bạn ức chế được hàm lượng chất này khiến cho chúng không bị tăng cao quá mức, hạn chế được nguy cơ rủi ro xảy ra.
Bạn có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc này độc lập hoặc kết hợp với các loại thuốc điều trị khác. Tuy nhiên, thuốc có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Vì vậy, bạn nên đảm bảo dùng thuốc theo thời gian và liều lượng được bác sĩ cho phép để đảm bảo an toàn.
7 loại thuốc trung hòa axit dạ dày phổ biến nhất
Thuốc trung hòa axit dạ dày thường được sử dụng phổ biến bởi nó có tác dụng chữa bệnh nhanh chóng. Thuốc có thể áp dụng cho mọi đối tượng và kể cả người có tình trạng bệnh xảy ra do bất kỳ nguyên nhân nào. Đây là một trong những việc làm cần thiết để nhanh chóng cải thiện tình trạng các triệu chứng do bệnh gây ra.
Thông thường, những loại thuốc này chỉ được sử dụng theo hình thức kê đơn và việc sử dụng cần đảm bảo tuân theo chỉ định của bác sĩ thì mới thật sự có kết quả như mong muốn. Một số loại thuốc trung hòa axit dạ dày bạn có thể được yêu cầu sử dụng bao gồm:
1. Thuốc Nizatidine
Nizatidine là thuốc giúp trung hòa axit dạ dày thuộc nhóm H2. Đây là loại thuốc có cơ chế hoạt động bằng cách làm giảm lượng dịch vị có hại, từ đó có thể cải thiện hiệu quá các vấn đề xảy ra ở cơ quan này. Thuốc có tác dụng kiểm soát tốt hàm lượng axit nếu được sử dụng đúng cách và đúng bệnh.
Theo đó, Nizatidine thường được các bác sĩ chỉ chỉ định để ức chế các bệnh như rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng cải thiện tốt tình trạng ợ nóng, khó nuốt, buồn nôn,… Không những vậy, loại thuốc này còn có tác dụng trong việc ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh tấn công vào hệ tiêu hóa một cách hiệu quả.
Sử dụng thuốc đúng cách còn có thể cải thiện nhanh chóng những tổn thương do hàm lượng axit trong dạ dày tăng cao. Từ đó, có thể ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra như viêm loét, xuất huyết,… Tuy nhiên, thuốc thường có thể tác động gây kích thích đến gan và thận, vì vậy nếu bạn gặp vấn đề về 2 cơ quan này thì nên thận trọng khi dùng thuốc.
Lưu ý khi sử dụng: Thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ mà bạn cần phải lưu ý như: đau đầu, chóng mặt, ho, chảy nước mũi, sốt, rối loạn sắc tố da,… Khi gặp phải những biểu hiện này, tốt nhất bạn nên ngừng sử dụng thuốc và báo ngay với bác sĩ.
Liều dùng:
- Người lớn bị loét tá tràng: 300 mg uống mỗi ngày
- Người lớn bị ăn mòn thực quản hoặc trào ngược dịch dạ dày: 150-300 mg uống hai lần mỗi ngày.
- Người lớn bị rối loạn tiêu hóa: 75 mg một lần hoặc hai lần một ngày
- Trẻ hơn 1 tuổi: 10 mg/kg/ngày.
- Trẻ từ 4 đến 11 tuổi: 6 mg/kg/ngày chia làm hai liều.
2. Thuốc Famotidine (Pepcid)
Đây cũng là một loại thuốc trung hòa axit dạ dày thuộc dạng H2 và thường có thể sử dụng qua dạng uống hoặc tiêm. Famotidine khi sử dụng cần được kê toa để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe. Bệnh nhân thường được các bác sĩ chỉ định dùng loại thuốc này khi có dấu hiệu tăng cao hàm lượng axit và xảy ra các vấn đề liên quan đến bệnh lý dạ dày.
Theo đó, Famotidine có thể giúp hỗ trợ điều trị tình trạng trào ngược dạ dày thực quả và viêm loét dạ dày. Đồng thời, thuốc có tác dụng nhanh chóng và có thể phòng ngừa được bệnh tái phát hiệu quả. Phần lớn các bệnh nhân thường được các bác sĩ yêu cầu sử dụng thuốc đúng liều lượng và không được tự ý dùng song song với các loại thuốc khác vì có thể gây tương tác với nhau.
Theo các khuyến cáo cho rằng, bệnh nhân sử dụng thuốc cần được sự đồng ý và dùng thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Bởi lẽ, liều lượng thuốc phụ thuộc nhiều vào độ tuổi và mức độ bệnh của mỗi người. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bạn có thể điều trị bằng loại thuốc này tại nhà.
Lúc này, bạn nên đảm bảo đọc kỹ thông tin trên thuốc. Lưu ý về mục chỉ định và chống chỉ định cũng như liều lượng sử dụng. Bạn nên tuân theo những yêu cầu của nhà sản xuất và theo dõi tiến triển, nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào thì nên báo ngay với bác sĩ để được giải đáp.
Chống chỉ định:
- Người mắc bệnh thận
- Người mắc bệnh gan
- Ung thu dạ dày
- Mắc hội chứng QT dài
- Phụ nữ mang thai
Cách dùng:
- Uống 1 viên thuốc với một ly nước 15 – 60 phút trước khi ăn
- Liều dùng phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ bệnh, bạn nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ.
3. Thuốc Omeprazole (Prilosec)
Loại thuốc có tác dụng trung hòa axit này được xếp vào loại ức chế bơm proton (PPI). Theo đó, thuốc sẽ phát huy hiệu quả sử dụng nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn bằng cách làm giảm đáng kể hàm lượng axit trong dạ dày. Từ đó giúp bạn cải thiện nhanh chóng các triệu chứng do vấn đề này gây ra.
Omeprazole được các bác sĩ chỉ định với công dụng hỗ trợ trong việc điều trị các tình trạng rối loạn dạ dày thực quản nói chung và các bệnh viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, trào ngược axit nói riêng. Đồng thời, thuốc còn có công dụng nhanh chóng trong việc làm ức chế các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, khó nuốt và cải thiện biểu hiện ho dai dẳng.
Bên cạnh đó, thuốc còn được biết đến với công dụng thúc đẩy việc làm lành các vết thương do trào ngược axit ở cả dạ dày và thực quản. Dùng đúng cách và liều lượng còn có thể giúp tạo ra một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, phòng ngừa tình trạng xuất huyết, viêm loét thậm chí là ung thư.
Loại thuốc này thuộc dạng không kê đơn, chính vì thế bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Đồng thời, nên đảm bảo việc sử dụng thuốc đúng bệnh và đúng liều lượng cho phép. Tốt nhất bạn chỉ nên uống thuốc khi xuất hiện tình trạng bệnh từ 2 ngày trở lên và nếu dùng thuốc trong khoảng 4 ngày mà không phát huy được tác dụng thì nên ngừng sử dụng ngay.
Chỉ định:
- Người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản
- Loét dạ dày tá tràng
- Hội chứng Zollinger – Ellison
Liều dùng:
- Đối với người lớn bị trào ngược dạ dày thực quản: 20–40mg/lần, 1 lần/ngày
- Đối với người lớn bị loét dạ dày tá tràng: 20mg/lần/ngày
- Đối với người lớn bị chứng Zollinger – Ellison: 60mg/lần/ngày
- Đối với trẻ em nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
4. Thuốc Esopremazole
Esopremazole là thuốc trung hòa hàm lượng axit dạ dày được xếp vào loại thuốc ức chế bơm proton. Loại thuốc này đang được nhiều người bệnh sử dụng để cải thiện tình trạng trào ngược axit, các triệu chứng bệnh viêm thực quản và có thể cải thiện hiệu quả ngay cả khi bệnh đã có dấu hiệu chuyển biến nặng.
Bên cạnh đó, thuốc còn được bác sĩ chỉ định cho người dùng NSAID dẫn đến tình trạng loét dạ dày và có tác dụng ức chế việc tăng tiết gây ra các bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe. Thuốc còn được dùng để cải thiện chứng ợ hơi, ợ nóng và chứng ho có đờm kéo dài. Khi uống thuốc đúng cách bạn sẽ dần thúc đẩy được việc chữa lành các vết thương tại dạ dày.
Ngoài ra, bạn có thể sẽ phòng ngừa được nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm do trào ngược axit xảy ra. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng loại thuốc này như sau:
- Những đối tượng có u dạ dày ác tính thì không nên sử dụng Esopremazole.
- Nên uống nhiều nước khi dùng thuốc để tăng hiệu quả và giảm áp lực lên gan và thận.
- Khi uống không nên nghiền nát viên thuốc mà nên dùng trọn viên.
- Thuốc phát huy hiệu quả tốt vào trước bữa ăn vì vậy bạn nên dùng vào thời gian này, tốt nhất là khoảng 1 giờ trước khi ăn.
- Thuốc có thể mang lại một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, đau cơ, tiêu chảy,…
Cách sử dụng:
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- Mỗi ngày dùng 1 lần, ít nhất 1 giờ trước bữa ăn.
- Liều dùng tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ bệnh theo yêu cầu của bác sĩ.
5. Thuốc Ranitidine (Zantac)
Ranitidine (Zantac) là thuốc có tác dụng trung hòa axit dạ dày được xếp vào loại ức chế thụ thể H2. Đây là một loại thuốc không kê đơn và được bán phổ biến ở các nhà thuốc. Công dụng của loại thuốc này là làm giảm hàm lượng axit và cải thiện sự điều tiết hàm lượng chất này trong dạ dày. Từ đó, giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
Bân cạnh đó, thuốc còn giúp hỗ trợ tốt trong việc làm giảm các triệu chứng ợ nóng, đau dạ dày và tình trạng trào ngược. Chính vì thuộc dạng thuốc không kê đơn mà nó rất dễ xảy ra các triệu chứng bất thường nếu trong quá trình sử dụng không đảm bảo việc tuân thủ một số vấn đề.
Theo đó, trong quá trình sử dụng bạn cần phải đọc kỹ thông tin trong tờ hướng dẫn hoặc có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc dược sĩ. Nếu muốn hiệu quả điều trị bệnh như mong muốn thì bạn nên kiên trì uống thuốc và uống đúng liều lượng được cho phép. Không được tăng giảm liều lượng tự ý và không ngừng dùng thuốc khi bệnh chưa được điều trị hoàn toàn.
Một số tác dụng phụ:
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Nổi ban
- Tiêu chảy
Thông thường tác dụng phụ này thường xảy ra khi bạn bị mẫn cảm với một số thành phần trong thuốc hoặc do sử dụng không đúng cách. Những triệu chứng này thường xảy ra trong thời gian ngắn và sẽ nhanh chóng mất đi. Tuy nhiên, khi xuất hiện những tình trạng này thì bạn nên dùng ngay việc sử dụng thuốc và nên đến bác sĩ thăm khám để được điều trị đúng cách.
Chống chỉ định:
- Người bị dị ứng với ranitidine
- Phụ nữ mang thai
- Người đang sử dụng các loại thuốc điều trị khác
- Người đang dùng thảo dược chữa bệnh
6. Thuốc Pantoprazole
Pantoprazole thường được các bác sĩ chỉ định để ức chế các vấn đề liên quan đến dạ dày và thực quản. Chính vì vậy, thuốc có công dụng trung hòa hiệu quả hàm lượng axit trong dạ dày. Theo đó, thuốc có tác dụng trong việc điều trị các chứng bệnh như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng,…
Thuốc hoạt động theo cơ chế cân bằng lại hàm lượng axit thông qua việc làm giảm nồng độ của chất này trong cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện tốt các vấn đề do tăng tiết dịch dạ dày gây ra và hỗ trợ tốt trong việc ức chế tình trạng ợ chua, khó nuốt,… Pantoprazole còn giúp người sử dụng ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm xảy ra và hạn chế tình trạng ung thư dạ dày và thực quản diễn ra.
Theo đó, các thành phần trong thuốc ngoài chức năng cân bằng axit dạ dày thì nó còn giúp tạo ra một lớp màn bảo vệ dạ dày trước những tác nhân gây bệnh có hại. Từ đó, giúp khắc phục bệnh nhanh chóng và hạn chế tình trạng tái phát lại trong sau quá trình chữa bệnh. Pantoprazole là thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI) nên có khả năng cao trong việc ức chế các vấn đề liên quan đến vi khuẩn HP.
Vì thế, bạn có thể được các bác sĩ chỉ định loại thuốc này trong phác đồ điều trị bệnh liên quan đến viêm loét đường ruột do tăng tiết axit dạ dày.
Lưu ý khi sử dụng:
- Nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và cách dùng.
- Chỉ nên sử dụng mỗi ngày 1 lần.
- Nên uống với nước và bổ sung nước đầy đủ trong thời gian sử dụng thuốc.
- Nên uống nguyên viên, không nghiền nát hoặc hòa với nước vì có thể sẽ làm giảm tác dụng.
- Nên ngừng ngay việc sử dụng và báo ngay với bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra các biến chứng.
7. Thuốc Lansoprazole (Prevacid 24HR)
Là loại thuốc có công dụng trung hòa axit dạ dày Lansoprazole hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến để có thể cải thiện các vấn đề do tăng tiết dịch dạ dày gây nên. Bên cạnh đó, nó còn có thể khắc phục được các vấn đề liên quan đến thực quản như đau rát, ợ chua, buồn nôn, nôn ói, khó nuốt…
Lansoprazole còn có tác dụng trong việc chữa chứng đầy bụng và giảm nhanh chóng hàm lượng axit gây hại trong da dày. Điều này không chỉ giúp phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày mà còn cải thiện hiệu quả các chức năng của hệ thống tiêu hóa. Hơn nữa, nó còn hạn chế tình trạng xảy ra các biến chứng nguy hiểm xảy ra như xuất huyết hoặc ung thu dạ dày.
Ngoài ra, thuốc còn có công dụng tốt trong việc hỗ trợ tiêu diệt các loại vi khuẩn HP gây hại cho dạ dày. Đồng thời, sử dụng thuốc đúng cách sau một thời gian còn có thể cải thiện được hội chứng Zollinger – Ellison hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng:
- Thuốc không bán theo toa vì vậy bạn nên cẩn thận đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
- Chỉ nên uống thuốc mỗi ngày 1 lần.
- Không nên tự ý tăng giảm liều lượng.
- Đối với những người hay xuất hiện tình trạng ợ nóng thì không nên sử dụng.
Lưu ý khi dùng thuốc trung hòa axit dạ dày để đảm bảo an toàn
Dùng thuốc trung hòa axit dạ dày là giải pháp được nhiều người lựa chọn khi bệnh không còn được cải thiện bởi các liệu pháp dân gian. Theo đó, thuốc tân dược có tác dụng nhanh và cải thiện bệnh hiệu quả, đồng thời có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn sử dụng, bạn nên tuân thủ một số vấn đề sau đây để đảm bảo an toàn.
- Không nên lạm dụng việc sử dụng thuốc vì nó có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, gây khó khăn cho việc chữa bệnh sau này.
- Tuân thủ trong việc sử dụng thuốc đúng bệnh, đúng thời gian và liều lượng theo yêu cầu của bác sĩ hoặc chỉ định trên bao bì.
- Khi dùng thuốc trong thời gian dài bạn có thể xảy ra một số triệu chứng như chướng bụng, đầy bụng, táo bón,…
- Trong thời gian đầu khi mới sử dụng thuốc, cơ thể lúc này đang làm quen với một số thành phần mới vì thế sẽ xảy ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,… Bệnh nhân có thể sẽ được theo dõi trong quá trình sử dụng hoặc đổi sang loại thuốc khác để điều trị.
- Cần lựa chọn nơi mua thuốc có uy tín để tránh tình trạng mua nhầm thuốc giả. Bạn nên quan sát vỏ hộp thuốc còn nguyên vẹn, không có dấu hiệu bị hư hỏng và vẫn còn nằm trong thời hạn sử dụng.
Trên đây là những loại thuốc trung hòa axit dạ dày phổ biến nhất. Hy vọng bài viết đã có thể cung cấp những thông tin hữu ích để bạn có thể tìm được cách chữa bệnh phù hợp. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để có thể nhanh chóng chữa khỏi bệnh mà không lo mắc phải những rủi ro không đáng có.
Tin mới nhất
- Đau khớp gối ở trẻ em cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Giải tỏa nỗi lo khi bị cường giáp khi mang thai
- Bạn có đang bỏ qua dấu hiệu bệnh gút không?
- Đau cơ xương khớp
- Viêm loét dạ dày có chữa khỏi hẳn được không?
- Cách đun nấm lim xanh đúng chuẩn cách uống nấm lim xanh tự nhiên
- Detox từ đầu đến chân giúp bạn khỏe đẹp bất chấp tuổi tác
- Mùi hôi cơ thể phản ánh điều gì và 10 cách khử sạch mùi
- Bí đỏ và tác dụng chữa bệnh của Bí đỏ
- Ung thư vòm họng
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Ung thư cổ tử cung là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và biểu hiện
- TIN TỨC UNG THƯ 8 loại bệnh phụ khoa thường gặp – Dấu hiệu và cách điều trị
- TIN TỨC UNG THƯ Đừng lơ là 5 dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan
- TIN TỨC UNG THƯ Bệnh suy nhược thần kinh và chứng trầm cảm luôn song hành cùng nhau?