Gây mê: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn?
Ngày nay, gây mê được sử dụng phổ biến trong phẫu thuật. Đa số chúng ta đều sợ thủ thuật này vì không biết cơ thể mình sẽ ra sao sau khi gây mê. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!
Ngày nay, số lượng các ca phẫu thuật sử dụng thuốc gây mê tương đối lớn. Đa số chúng ta sợ thủ thuật này bởi vì không biết điều gì sẽ xảy ra với cơ thể của mình. Đặc biệt, nếu có con nhỏ phẫu thuật sử dụng gây mê thì chắc chắn sẽ tồn tại những nguy hiểm mẹ cần biết về quá trình này.
Gây mê được sử dụng để giúp bạn thư giãn và giảm đau trong phẫu thuật. Trong suốt quá trình này, có những điều bất thường sẽ xảy ra với cơ thể của bạn.
Bạn sẽ không cảm thấy đau đớn
Mục đích của gây mê là khiến bạn không cảm thấy đau đớn. Các loại thuốc được đưa vào cơ thể bạn sẽ chặn luồng dẫn truyền của các dây thần kinh và ngăn chặn các tín hiệu đau truyền đến não. Vì vậy, bạn sẽ không cảm nhận bất kỳ đau đớn nào cho đến khi các loại thuốc giảm dần.
Bạn có thể mất một phần hoặc toàn bộ ý thức
Trong thời gian gây tê tại chỗ hoặc gây tê vùng, bạn vẫn có thể tỉnh táo. Hơn nữa, bạn vẫn nhận thức được về những điều xảy ra xung quanh mình. Mặc dù không cảm thấy đau, bạn có thể cảm thấy những chuyển động khi các bác sĩ làm việc ở những vùng được tiêm thuốc gây tê.
Khi gây mê toàn thân, bạn sẽ hoàn toàn bất tỉnh. Khi các loại thuốc bắt đầu có tác dụng, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy choáng váng, giống như bạn đang ở trên mây. Trong vòng một phút, bạn sẽ trở nên vô thức. Cơ bắp của bạn sẽ dãn ra. Và, bạn sẽ cần hỗ trợ hô hấp và nhiệt độ. Bởi vì hệ thống hô hấp của bạn sẽ không hoạt động một cách tự động và nhiệt độ cơ thể của bạn có thể giảm. Bạn không thể nhớ bất cứ điều gì về thủ thuật. Vì vậy, nó có thể giúp bạn giảm bớt những lo ngại của phẫu thuật.
Tác dụng phụ
Những điều kể trên là hết sức bình thường, xảy ra với hầu hết chúng ta và dưới sự kiểm soát của đội gây mê. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể xảy ra.
Gây tê cục bộ
Khi kim tiêm đưa vào cơ thể của bạn, bạn có thể cảm thấy khó chịu hoặc thậm chí đau đớn. Trong vài trường hợp hiếm hoi, nó có thể gây chảy máu hoặc bầm tím nhỏ. Một số người khác gặp các tác dụng phụ thoáng qua, chẳng hạn như:
- Nhức đầu
- Liệt một phần của cơ thể, nơi thuốc được đưa vào
- Yếu cơ
Gây tê vùng
Thủ thuật gây tê vùng có thể gây tổn hại dây thần kinh, yếu hoặc tê. Một số tác dụng phụ khác bao gồm các vấn đề liên quan đến bệnh tim hoặc phổi.
Trong một số trường hợp, gây tê vùng cũng có thể gây ra nhiễm trùng.
Gây mê toàn thân
Thủ thuật gây mê toàn thân sử dụng một số lượng lớn thuốc mê. Vì vậy, nó có thể có tác dụng phụ nhiều hơn, mặc dù chúng không kéo dài lâu:
- Buồn ngủ
- Buồn nôn và ói mửa
- Bệnh liên quan đến dạ dày và cảm giác lạnh
- Mất trí nhớ (tạm thời hoặc lâu dài)
- Tổn hại cho miệng và răng
- Khó đi tiểu
Những tác dụng phụ có thể biến mất trong vài giờ hoặc vài ngày. Nhưng bạn nên nói với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Có thể chúng sẽ trở nên nặng hơn hoặc sẽ có các dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Biến chứng
Gây tê cục bộ
- Đau
- Thiếu máu cục bộ dẫn đến hoại tử
- Chảy máu và bị tụ máu
- Nhiễm trùng
- Tổn thương dây thần kinh do tổn thương trực tiếp trong quá trình thực hiện gây tê
Gây tê từng vùng
- Đau
- Đau đầu do dịch ở tủy não bị rò rỉ sau thủ thuật gây tê liên quan đến màng cứng
- Tổn thương trực tiếp ở dây thần kinh
- Hạ huyết áp và nhịp tim bị chậm
- Xuất huyết nội hoặc xuất huyết ngoại
- Nhiễm trùng cột sống
- Suy hô hấp nếu được tiêm nhiều thuốc mê
- Hạ thân nhiệt
- Tổn thương cột sống tạm thời hoặc vĩnh viễn
- Viêm màng não vô trùng
- Ngộ độc thuốc
- Bí tiểu
- Tụ máu tủy
- Sốc phản vệ
- Nhồi máu tủy
Gây mê toàn thân
- Sốc phản vệ. Bất cứ thành phần hoặc các loại thuốc gây tê hoặc gây mê nào đều có khả năng khiến bạn bị sốc phản vệ. Một số triệu chứng của phản ứng phản vệ bao gồm phát ban, nổi mề đay, co thắt phế quản, hạ huyết áp và buồn nôn
- Viêm phổi sặc, trẻ em thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn
- Đau họng và tổn thương dây thanh quản
- Tổn thương răng
- Suy hô hấp
- Suy giảm chức năng tim
- Thuyên tắc khí, huyết khối tĩnh mạch hay động mạch
- Hạ thân nhiệt
- Tổn thương dây thần kinh
- Tổn thương não do thiếu oxy
- Hiệu quả gây mê kém
- Đau lưng
- Phản ứng thuốc với một số thành phần hoặc loại thuốc cụ thể
- Đau đầu
- Biến chứng gây ra do quá trình điều trị, ví dụ như: tràn khí màng phổi liên quan đến đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm
- Tử vong
Ảnh hưởng của một số loại thuốc đến quá trình gây mê
Khi chuẩn bị thực hiện một cuộc phẫu thuật cần phải thực hiện gây tê hoặc gây mê, bạn sẽ được làm một bài kiểm tra sức khỏe và những rủi ro có thể xảy ra. Lúc này bạn nên nói chi tiết cho bác sĩ gây mê nghe tiền sử bệnh của bản thân, bao gồm cả các cuộc phẫu thuật trước đây và những vấn đề sức khỏe liên quan. Hãy đảm bảo rằng bác sĩ gây mê có đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe của bạn, bao gồm tình trạng mang thai, thói quen hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn hoặc các vấn đề về sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, nên trao đổi với bác sĩ gây mê về tình trạng sức khỏe của người thân, đặc biệt những người có vấn đề với việc gây mê. Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp cho bác sĩ gây mê danh sách thuốc bạn đang sử dụng cùng liều lượng cụ thể, đơn thuốc, các loại vitamin, các loại thuốc không cần kê toa hoặc sản phẩm thảo dược nếu có.
Khi thực hiện quá trình thủ thuật vô cản có thể xảy ra một số vấn đề làm tăng rủi ro xảy ra biến chứng như:
- Vấn đề về thần kinh như chứng động kinh hoặc hiện tượng đột quỵ;
- Vấn đề về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, suy tim hoặc bệnh van tim;
- Bất thường về đường hô hấp;
- Vấn đề về phổi như bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính hoặc hen suyễn;
- Chứng ngưng thở khi ngủ;
- Bệnh tiểu đường;
- Béo phì;
- Bệnh gan;
- Bệnh thần kinh cơ như loạn dưỡng cơ.
Khi đang được gây mê toàn thân, cơ thể bạn sẽ thay đổi dù nhiều hay ít. Bạn nên cẩn thận tìm hiểu và làm theo hướng dẫn từ người chăm sóc sức khỏe của bạn để giảm thiểu những rủi ro.
Ngày nay, gây mê được sử dụng phổ biến trong phẫu thuật. Đa số chúng ta đều sợ thủ thuật này vì không biết cơ thể mình sẽ ra sao sau khi gây mê. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!
Ngày nay, số lượng các ca phẫu thuật sử dụng thuốc gây mê tương đối lớn. Đa số chúng ta sợ thủ thuật này bởi vì không biết điều gì sẽ xảy ra với cơ thể của mình. Đặc biệt, nếu có con nhỏ phẫu thuật sử dụng gây mê thì chắc chắn sẽ tồn tại những nguy hiểm mẹ cần biết về quá trình này.
Gây mê được sử dụng để giúp bạn thư giãn và giảm đau trong phẫu thuật. Trong suốt quá trình này, có những điều bất thường sẽ xảy ra với cơ thể của bạn.
Bạn sẽ không cảm thấy đau đớn
Mục đích của gây mê là khiến bạn không cảm thấy đau đớn. Các loại thuốc được đưa vào cơ thể bạn sẽ chặn luồng dẫn truyền của các dây thần kinh và ngăn chặn các tín hiệu đau truyền đến não. Vì vậy, bạn sẽ không cảm nhận bất kỳ đau đớn nào cho đến khi các loại thuốc giảm dần.
Bạn có thể mất một phần hoặc toàn bộ ý thức
Trong thời gian gây tê tại chỗ hoặc gây tê vùng, bạn vẫn có thể tỉnh táo. Hơn nữa, bạn vẫn nhận thức được về những điều xảy ra xung quanh mình. Mặc dù không cảm thấy đau, bạn có thể cảm thấy những chuyển động khi các bác sĩ làm việc ở những vùng được tiêm thuốc gây tê.
Khi gây mê toàn thân, bạn sẽ hoàn toàn bất tỉnh. Khi các loại thuốc bắt đầu có tác dụng, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy choáng váng, giống như bạn đang ở trên mây. Trong vòng một phút, bạn sẽ trở nên vô thức. Cơ bắp của bạn sẽ dãn ra. Và, bạn sẽ cần hỗ trợ hô hấp và nhiệt độ. Bởi vì hệ thống hô hấp của bạn sẽ không hoạt động một cách tự động và nhiệt độ cơ thể của bạn có thể giảm. Bạn không thể nhớ bất cứ điều gì về thủ thuật. Vì vậy, nó có thể giúp bạn giảm bớt những lo ngại của phẫu thuật.
Tác dụng phụ
Những điều kể trên là hết sức bình thường, xảy ra với hầu hết chúng ta và dưới sự kiểm soát của đội gây mê. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể xảy ra.
Gây tê cục bộ
Khi kim tiêm đưa vào cơ thể của bạn, bạn có thể cảm thấy khó chịu hoặc thậm chí đau đớn. Trong vài trường hợp hiếm hoi, nó có thể gây chảy máu hoặc bầm tím nhỏ. Một số người khác gặp các tác dụng phụ thoáng qua, chẳng hạn như:
- Nhức đầu
- Liệt một phần của cơ thể, nơi thuốc được đưa vào
- Yếu cơ
Gây tê vùng
Thủ thuật gây tê vùng có thể gây tổn hại dây thần kinh, yếu hoặc tê. Một số tác dụng phụ khác bao gồm các vấn đề liên quan đến bệnh tim hoặc phổi.
Trong một số trường hợp, gây tê vùng cũng có thể gây ra nhiễm trùng.
Gây mê toàn thân
Thủ thuật gây mê toàn thân sử dụng một số lượng lớn thuốc mê. Vì vậy, nó có thể có tác dụng phụ nhiều hơn, mặc dù chúng không kéo dài lâu:
- Buồn ngủ
- Buồn nôn và ói mửa
- Bệnh liên quan đến dạ dày và cảm giác lạnh
- Mất trí nhớ (tạm thời hoặc lâu dài)
- Tổn hại cho miệng và răng
- Khó đi tiểu
Những tác dụng phụ có thể biến mất trong vài giờ hoặc vài ngày. Nhưng bạn nên nói với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Có thể chúng sẽ trở nên nặng hơn hoặc sẽ có các dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Biến chứng
Gây tê cục bộ
- Đau
- Thiếu máu cục bộ dẫn đến hoại tử
- Chảy máu và bị tụ máu
- Nhiễm trùng
- Tổn thương dây thần kinh do tổn thương trực tiếp trong quá trình thực hiện gây tê
Gây tê từng vùng
- Đau
- Đau đầu do dịch ở tủy não bị rò rỉ sau thủ thuật gây tê liên quan đến màng cứng
- Tổn thương trực tiếp ở dây thần kinh
- Hạ huyết áp và nhịp tim bị chậm
- Xuất huyết nội hoặc xuất huyết ngoại
- Nhiễm trùng cột sống
- Suy hô hấp nếu được tiêm nhiều thuốc mê
- Hạ thân nhiệt
- Tổn thương cột sống tạm thời hoặc vĩnh viễn
- Viêm màng não vô trùng
- Ngộ độc thuốc
- Bí tiểu
- Tụ máu tủy
- Sốc phản vệ
- Nhồi máu tủy
Gây mê toàn thân
- Sốc phản vệ. Bất cứ thành phần hoặc các loại thuốc gây tê hoặc gây mê nào đều có khả năng khiến bạn bị sốc phản vệ. Một số triệu chứng của phản ứng phản vệ bao gồm phát ban, nổi mề đay, co thắt phế quản, hạ huyết áp và buồn nôn
- Viêm phổi sặc, trẻ em thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn
- Đau họng và tổn thương dây thanh quản
- Tổn thương răng
- Suy hô hấp
- Suy giảm chức năng tim
- Thuyên tắc khí, huyết khối tĩnh mạch hay động mạch
- Hạ thân nhiệt
- Tổn thương dây thần kinh
- Tổn thương não do thiếu oxy
- Hiệu quả gây mê kém
- Đau lưng
- Phản ứng thuốc với một số thành phần hoặc loại thuốc cụ thể
- Đau đầu
- Biến chứng gây ra do quá trình điều trị, ví dụ như: tràn khí màng phổi liên quan đến đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm
- Tử vong
Ảnh hưởng của một số loại thuốc đến quá trình gây mê
Khi chuẩn bị thực hiện một cuộc phẫu thuật cần phải thực hiện gây tê hoặc gây mê, bạn sẽ được làm một bài kiểm tra sức khỏe và những rủi ro có thể xảy ra. Lúc này bạn nên nói chi tiết cho bác sĩ gây mê nghe tiền sử bệnh của bản thân, bao gồm cả các cuộc phẫu thuật trước đây và những vấn đề sức khỏe liên quan. Hãy đảm bảo rằng bác sĩ gây mê có đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe của bạn, bao gồm tình trạng mang thai, thói quen hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn hoặc các vấn đề về sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, nên trao đổi với bác sĩ gây mê về tình trạng sức khỏe của người thân, đặc biệt những người có vấn đề với việc gây mê. Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp cho bác sĩ gây mê danh sách thuốc bạn đang sử dụng cùng liều lượng cụ thể, đơn thuốc, các loại vitamin, các loại thuốc không cần kê toa hoặc sản phẩm thảo dược nếu có.
Khi thực hiện quá trình thủ thuật vô cản có thể xảy ra một số vấn đề làm tăng rủi ro xảy ra biến chứng như:
- Vấn đề về thần kinh như chứng động kinh hoặc hiện tượng đột quỵ;
- Vấn đề về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, suy tim hoặc bệnh van tim;
- Bất thường về đường hô hấp;
- Vấn đề về phổi như bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính hoặc hen suyễn;
- Chứng ngưng thở khi ngủ;
- Bệnh tiểu đường;
- Béo phì;
- Bệnh gan;
- Bệnh thần kinh cơ như loạn dưỡng cơ.
Khi đang được gây mê toàn thân, cơ thể bạn sẽ thay đổi dù nhiều hay ít. Bạn nên cẩn thận tìm hiểu và làm theo hướng dẫn từ người chăm sóc sức khỏe của bạn để giảm thiểu những rủi ro.
Xem thêm: Các cách điều trị bệnh loãng xương hiệu quả cho người lớn tuổi
Tin mới nhất
- Hạt mắc ca: Món ăn vặt bổ dưỡng nhiều tác dụng không ngờ
- 10 cách trị táo bón sau sinh tự nhiên “Nhanh lại tốt sữa”
- Đặt túi ngực
- Dày sừng ánh sáng
- Tầm quan trọng của chất xơ đối với cơ thể
- Uống nấm lim xanh nhiều có tốt không cách uống nấm lim xanh rừng
- Chiếc lưỡi – Những sự thật khó tin và thú vị
- 5 điều bạn nên biết về bệnh da do tiểu đường
- Bài thuốc thanh hầu bổ phế thang trị ho Quân Dân 102 có tốt không? Phản hồi của người bệnh
- Dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn với 8 loại vi chất
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Tổng hợp cách chữa thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả (Chi tiết nhất)
- TIN TỨC UNG THƯ Top 5 Cách Chữa Yếu Sinh Lý Không Cần Thuốc Cho Nam Giới 2021
- TIN TỨC UNG THƯ Nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng là bị gì, có nguy hiểm?
- TIN TỨC UNG THƯ Bệnh lao phổi có dễ lây không? Bệnh lây như thế nào và cách phòng ngừa