Ho khan kéo dài là bệnh gì?
Bạn có thể xem toàn bộ thông tin về bệnh COVID-19 do coronavirus tại đây!
Bạn có thể xem toàn bộ thông tin về bệnh COVID-19 do coronavirus tại đây!
Ho khan có thể là một vấn đề không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn có ho khan kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu của các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
Ho khan kéo dài có thể khiến người bệnh bực tức, khó chịu và mệt mỏi. Cơn ho về đêm thậm chí khiến bạn không ngủ được. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, ho khan trong thời gian dài có thể dẫn đến nôn mửa, choáng váng và thậm chí là gãy xương sườn. Vậy tình trạng này nguy hiểm như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Ho khan kéo dài là bệnh gì?
Ho khan mạn tính là tình trạng ho không có đờm kéo dài trên 8 tuần ở người lớn tuổi và 4 tuần ở trẻ em. Cơn ho thông thường là vấn đề không đáng ngại nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng. Vậy ho khan kéo dài là bệnh gì? Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Dị ứng
- Hen suyễn. Ho liên quan đến hen có thể xảy ra theo mùa, xuất hiện sau khi bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc ho trở nên tồi tệ hơn khi bạn tiếp xúc với không khí lạnh, một số hóa chất hoặc nước hoa. Trong dạng hen phế quản dạng ho, triệu chứng chính của bệnh là ho khan.
- Viêm phế quản
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Ở tình trạng này, axit dạ dày chảy ngược vào ống nối dạ dày và cổ họng (thực quản). Tình trạng kích thích liên tục có thể dẫn đến ho khan mãn tính. Ngược lại, cơn ho lại làm bệnh GERD tệ đi.
- Hội chứng chảy dịch mũi sau. Khi mũi hoặc xoang tiết ra nhiều chất nhầy, nó có thể chảy xuống cổ họng và kích hoạt phản xạ ho. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng ho ở đường hô hấp trên (UACS).
- Điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển angiotensin. Các thuốc này có thể gây ho mãn tính ở một số người.
Theo Harvard Health, ở những người không hút thuốc, đây là những nguyên nhân gây ho mãn tính ở 9/10 bệnh nhân. Tuy nhiên khi kết hợp với các triệu chứng khác, ho khan mãn tính có thể là kết quả của một vấn đề lớn và nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Nhiễm trùng phổi
- Ung thư phổi
- Viêm xoang cấp tính
- Viêm xoang mạn tính
- Xơ nang
- Khí phế thũng
- Viêm thanh quản
- Ho gà
- COPD
- Suy tim
- Viêm thanh khí phế quản
- Bệnh lao
- Xơ phổi vô căn (IPF)
Nếu bạn hiện đang hút thuốc lá hoặc đã từng hút thuốc, bạn cũng có nguy cơ bị ho khan mãn tính.
Ho khan kéo dài là bệnh gì? – Dấu hiệu cảnh báo COVID-19
Trong thời gian gần đây, COVID-19 đã trở thành đại dịch, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia. Bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra và có thể lây lan rất nhanh. Việc nhận biết triệu chứng coronavirus chủng mới sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện bệnh để được cách ly và điều trị hiệu quả.
Ho khan có thể là một vấn đề không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn có ho khan kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu của các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
Ho khan kéo dài có thể khiến người bệnh bực tức, khó chịu và mệt mỏi. Cơn ho về đêm thậm chí khiến bạn không ngủ được. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, ho khan trong thời gian dài có thể dẫn đến nôn mửa, choáng váng và thậm chí là gãy xương sườn. Vậy tình trạng này nguy hiểm như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Ho khan kéo dài là bệnh gì?
Ho khan mạn tính là tình trạng ho không có đờm kéo dài trên 8 tuần ở người lớn tuổi và 4 tuần ở trẻ em. Cơn ho thông thường là vấn đề không đáng ngại nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng. Vậy ho khan kéo dài là bệnh gì? Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Dị ứng
- Hen suyễn. Ho liên quan đến hen có thể xảy ra theo mùa, xuất hiện sau khi bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc ho trở nên tồi tệ hơn khi bạn tiếp xúc với không khí lạnh, một số hóa chất hoặc nước hoa. Trong dạng hen phế quản dạng ho, triệu chứng chính của bệnh là ho khan.
- Viêm phế quản
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Ở tình trạng này, axit dạ dày chảy ngược vào ống nối dạ dày và cổ họng (thực quản). Tình trạng kích thích liên tục có thể dẫn đến ho khan mãn tính. Ngược lại, cơn ho lại làm bệnh GERD tệ đi.
- Hội chứng chảy dịch mũi sau. Khi mũi hoặc xoang tiết ra nhiều chất nhầy, nó có thể chảy xuống cổ họng và kích hoạt phản xạ ho. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng ho ở đường hô hấp trên (UACS).
- Điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển angiotensin. Các thuốc này có thể gây ho mãn tính ở một số người.
Theo Harvard Health, ở những người không hút thuốc, đây là những nguyên nhân gây ho mãn tính ở 9/10 bệnh nhân. Tuy nhiên khi kết hợp với các triệu chứng khác, ho khan mãn tính có thể là kết quả của một vấn đề lớn và nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Nhiễm trùng phổi
- Ung thư phổi
- Viêm xoang cấp tính
- Viêm xoang mạn tính
- Xơ nang
- Khí phế thũng
- Viêm thanh quản
- Ho gà
- COPD
- Suy tim
- Viêm thanh khí phế quản
- Bệnh lao
- Xơ phổi vô căn (IPF)
Nếu bạn hiện đang hút thuốc lá hoặc đã từng hút thuốc, bạn cũng có nguy cơ bị ho khan mãn tính.
Ho khan kéo dài là bệnh gì? – Dấu hiệu cảnh báo COVID-19
Trong thời gian gần đây, COVID-19 đã trở thành đại dịch, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia. Bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra và có thể lây lan rất nhanh. Việc nhận biết triệu chứng coronavirus chủng mới sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện bệnh để được cách ly và điều trị hiệu quả.
Ho là một trong những triệu chứng nguy hiểm khi nhiễm SARS-CoV-2 và thường không khỏi khi dùng thuốc trị ho thông thường. Ngoài ra, ho khan do COVID-19 thường kèm đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau nhức cơ, sốt (mức độ sốt khác nhau ở từng người) và tức ngực khó thở.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Ho khan kéo dài có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Các bệnh phổi mãn tính như xơ phổi vô căn, ung thư phổi và suy tim có thể trở nên tồi tệ nhanh chóng nếu không được điều trị. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu ho khan kèm theo các triệu chứng sau:
- Khó thở
- Sốt cao hoặc kéo dài
- Nghẹt thở
- Ho ra máu hoặc đờm có máu
- Yếu, mệt mỏi
- Mất cảm giác ngon miệng
- Khò khè
- Đau ngực khi bạn không ho
- Đổ mồ hôi đêm
- Tình trạng sưng chân nghiêm trọng hơn
Đối với COVID-19, nếu nhận thấy triệu chứng bệnh hay có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh trong thời gian gần đây, bạn hãy nhanh chóng gọi điện vào đường dây nóng 1900 3228 và 1900 9095 của Bộ Y tế. Không nên tự ý đến những nơi khám bệnh vì có thể lây nhiễm cho mọi người. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Bạn cũng có thể liên lạc với đường dây nóng của các bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV:
- Bệnh viện E Hà Nội: 091 216 8887
- Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội: 096 985 1616
- Bệnh viện Vinmec
Hà Nội Hà Nội: 093 447 2768 - Bệnh viện Nhi trung ương Hà Nội: 037 288 4712
- Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội Hà Nội: 090 413 8502
- Bệnh viện Phổi trung ương Hà Nội: 096 794 1616
- Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Hà Nội: 096 924 1616
- Bệnh viện tỉnh Thái Bình Thái Bình: 098 950 6515
- Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn: 039 680 2226
- Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh: 096 668 1313
- Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên Thái Nguyên: 091 339 4495
- Bệnh viện Trung ương Huế Huế: 096 530 1212
- Bệnh viện Đà Nẵng Đà Nẵng: 090 358 3881
- Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa: 096 537 1515
- Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa Khánh Hòa: 091 346 4257
- Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ Cần Thơ: 090 773 6736
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai Đồng Nai: 081 963 4807
- Bệnh viện Nhi đồng 1 Hồ Chí Minh: 091 311 7965
- Bệnh viện Nhi đồng 2 Hồ Chí Minh: 079 842 9841
- Bệnh viện Chợ Rẫy Hồ Chí Minh: 096 987 1010
- Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM Hồ Chí Minh: 096 734 1010
Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương đang sống để được hỗ trợ nhanh chóng cách xử lý phù hợp.
Ho là một trong những triệu chứng nguy hiểm khi nhiễm SARS-CoV-2 và thường không khỏi khi dùng thuốc trị ho thông thường. Ngoài ra, ho khan do COVID-19 thường kèm đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau nhức cơ, sốt (mức độ sốt khác nhau ở từng người) và tức ngực khó thở.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Ho khan kéo dài có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Các bệnh phổi mãn tính như xơ phổi vô căn, ung thư phổi và suy tim có thể trở nên tồi tệ nhanh chóng nếu không được điều trị. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu ho khan kèm theo các triệu chứng sau:
- Khó thở
- Sốt cao hoặc kéo dài
- Nghẹt thở
- Ho ra máu hoặc đờm có máu
- Yếu, mệt mỏi
- Mất cảm giác ngon miệng
- Khò khè
- Đau ngực khi bạn không ho
- Đổ mồ hôi đêm
- Tình trạng sưng chân nghiêm trọng hơn
Đối với COVID-19, nếu nhận thấy triệu chứng bệnh hay có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh trong thời gian gần đây, bạn hãy nhanh chóng gọi điện vào đường dây nóng 1900 3228 và 1900 9095 của Bộ Y tế. Không nên tự ý đến những nơi khám bệnh vì có thể lây nhiễm cho mọi người. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Bạn cũng có thể liên lạc với đường dây nóng của các bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV:
- Bệnh viện E Hà Nội: 091 216 8887
- Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội: 096 985 1616
- Bệnh viện Vinmec
Hà Nội Hà Nội: 093 447 2768 - Bệnh viện Nhi trung ương Hà Nội: 037 288 4712
- Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội Hà Nội: 090 413 8502
- Bệnh viện Phổi trung ương Hà Nội: 096 794 1616
- Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Hà Nội: 096 924 1616
- Bệnh viện tỉnh Thái Bình Thái Bình: 098 950 6515
- Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn Lạng Sơn: 039 680 2226
- Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh: 096 668 1313
- Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên Thái Nguyên: 091 339 4495
- Bệnh viện Trung ương Huế Huế: 096 530 1212
- Bệnh viện Đà Nẵng Đà Nẵng: 090 358 3881
- Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa: 096 537 1515
- Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa Khánh Hòa: 091 346 4257
- Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ Cần Thơ: 090 773 6736
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai Đồng Nai: 081 963 4807
- Bệnh viện Nhi đồng 1 Hồ Chí Minh: 091 311 7965
- Bệnh viện Nhi đồng 2 Hồ Chí Minh: 079 842 9841
- Bệnh viện Chợ Rẫy Hồ Chí Minh: 096 987 1010
- Bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM Hồ Chí Minh: 096 734 1010
Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương đang sống để được hỗ trợ nhanh chóng cách xử lý phù hợp.
Bạn có thể xem thêm: Phòng ngừa Covid: Những điều nên và không nên
Biến chứng của ho khan kéo dài
Ho khan trong thời gian dài có thể dẫn đến một loạt vấn đề như:
- Gián đoạn giấc ngủ
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Nôn
- Đổ quá nhiều mồ hôi
- Mất kiểm soát bàng quang (tiểu không tự chủ)
- Xương sườn bị gãy
- Ngất
Điều trị ho khan kéo dài
Kiểm tra và đánh giá tình trạng ho khan
Tùy thuộc vào những triệu chứng khác mà bạn có, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để giúp chẩn đoán nguyên nhân gây ho khan. Sau khi tiến hành kiểm tra thể chất, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về ho khan như thời gian bắt đầu hoặc các bệnh lý đang mắc. Một số xét nghiệm bác sĩ có thể yêu cầu bao gồm:
- Chụp X-quang ngực
- Xét nghiệm máu
- CT scan ngực
- Lấy mẫu dịch họng
- Lấy mẫu đờm
- Đo phế dung
- Xét nghiệm kích thích với Methacholine
Một số trong số xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ quan sát rõ hơn ngực và dịch cơ thể của bạn để kiểm tra nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra hơi thở của bạn để đánh giá tình trạng sức khỏe.
Điều trị ho khan
Một số loại thuốc không kê đơn và các biện pháp tự nhiên có thể giúp giảm đau tạm thời do ho khan. Tuy nhiên, vì ho hầu như luôn là triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng hơn, nên bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân để điều trị tình trạng hiệu quả.
Trong thời gian này, bạn có thể thử các cách sau để giúp giảm ho mãn tính:
- Dùng thuốc ho hoặc kẹo ho
- Dùng mật ong
- Dùng máy tạo độ ẩm để không làm khô cổ họng
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng ho khan kéo dài nhé.
Bạn có thể xem thêm: Phòng ngừa Covid: Những điều nên và không nên
Biến chứng của ho khan kéo dài
Ho khan trong thời gian dài có thể dẫn đến một loạt vấn đề như:
- Gián đoạn giấc ngủ
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Nôn
- Đổ quá nhiều mồ hôi
- Mất kiểm soát bàng quang (tiểu không tự chủ)
- Xương sườn bị gãy
- Ngất
Điều trị ho khan kéo dài
Kiểm tra và đánh giá tình trạng ho khan
Tùy thuộc vào những triệu chứng khác mà bạn có, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để giúp chẩn đoán nguyên nhân gây ho khan. Sau khi tiến hành kiểm tra thể chất, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về ho khan như thời gian bắt đầu hoặc các bệnh lý đang mắc. Một số xét nghiệm bác sĩ có thể yêu cầu bao gồm:
- Chụp X-quang ngực
- Xét nghiệm máu
- CT scan ngực
- Lấy mẫu dịch họng
- Lấy mẫu đờm
- Đo phế dung
- Xét nghiệm kích thích với Methacholine
Một số trong số xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ quan sát rõ hơn ngực và dịch cơ thể của bạn để kiểm tra nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra hơi thở của bạn để đánh giá tình trạng sức khỏe.
Điều trị ho khan
Một số loại thuốc không kê đơn và các biện pháp tự nhiên có thể giúp giảm đau tạm thời do ho khan. Tuy nhiên, vì ho hầu như luôn là triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng hơn, nên bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân để điều trị tình trạng hiệu quả.
Trong thời gian này, bạn có thể thử các cách sau để giúp giảm ho mãn tính:
- Dùng thuốc ho hoặc kẹo ho
- Dùng mật ong
- Dùng máy tạo độ ẩm để không làm khô cổ họng
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng ho khan kéo dài nhé.
Xem thêm: Thoái hóa khớp gối: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất
Tin mới nhất
- 5 Loại Nước Ép Trị Táo Bón Cực Nhanh
- Xuyên tâm liên
- 14 vitamin bạn cần bổ sung khi mang thai
- 8 điều bạn cần biết về bệnh mụn cóc sinh dục
- Đau khớp đầu gối trái, phải là bệnh gì, bệnh nhân phải làm sao?
- Khám phá 7 tác dụng của đu đủ chín đối với sức khỏe thai kỳ
- Nhẹ cân
- Cách sử dụng nấm lim xanh ngâm rượu với cách ngâm rượu nấm lim
- Khô miệng
- Các giai đoạn của ung thư bàng quang và cách điều trị tốt nhất cho người bệnh
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Tê 2 bàn tay là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị
- TIN TỨC UNG THƯ Review 9 loại viên uống đẹp da Hàn Quốc phổ biến
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Chế độ ăn uống phù hợp cho người mắc bệnh viêm gan C
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Nội soi dạ dày đại tràng – Những thông tin chi tiết bạn cần biết