[CÁNH GIÁC] Ngứa da đầu do bệnh gì? Làm thể nào để hết ngứa, hết gàu?

Gàu, bụi bẩn, bã nhờn… là những nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị ngứa da đầu. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài với mức độ nặng hơn, đừng chủ quan vì có thể bạn đã mắc phải một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các nguyên nhân gây ngứa, triệu chứng nhận biết và cách điều trị, xử lý khi gặp phải tình trạng này. 

Ngứa da đầu là bệnh gì? Một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp

Cảm giác ngứa da đầu không chỉ gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống, khiến người bệnh trở nên mất tự tin, e ngại, mặc cảm. Đây còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý người bệnh nên cảnh giác như:

1. Ngứa da đầu do nấm

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng ngứa ở vùng da đầu kèm theo các mảng vảy trắng, nhỏ trông như gàu, có thể bạn đã bị nấm da đầu. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngứa và rụng tóc ở người bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở những người có thói quen vệ sinh kém, lười gội đầu, để tóc ướt đi ngủ, dùng chung vật dụng cá nhân với người khác…

Khi bị nấm, vùng da đầu của người bệnh có thể xuất hiện những mảng gàu dạng vảy tròn, kích thước nhỏ, kèm theo tình trạng viêm nhiễm, lở loét, ngứa ngáy và khô cứng tóc. Ở giai đoạn đầu các vảy tiết có kích thước nhỏ, chỉ bám trên tóc. Khi bệnh nặng hơn, da đầu tạo thành các mảng lớn, rơi rụng ra ngoài, nhất là khi cào gãi nhiều.

2. Ngứa do gàu

Gàu là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ngứa ngáy khó chịu trên da đầu

Gàu thực chất là một loại tế bào chết, do nấm men Melissa hoạt động trên da đầu gây ra. Đây là nguyên nhân gây ngứa da đầu dữ dội ở hầu hết chúng ta. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, mà còn làm các nang tóc trở nên yếu, dễ gãy rụng hơn.

Chuyên gia tư vấn phương pháp chữa bệnh VIÊM DA hiệu quả, KHỎI sau MỘT LIỆU TRÌNH
TTƯT. BSCKII Lê Phương – Giám đốc Chuyên môn Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102 tư vấn giải pháp điều trị hiệu quả nhất, khỏi sau 1 liệu trình, không tái phát.

3. Ngứa do dị ứng da đầu

Bạn hoàn toàn có thể bị ngứa da kèm theo bong tróc da đầu, rụng tóc nếu bị dị ứng với các thành phần có trong dầu gội, dầu xả hoặc các sản phẩm uốn nhuộm, tạo kiểu tóc. Tình trạng này dễ gặp hơn ở những người có cơ địa nhạy cảm hoặc có tiền sử mắc các bệnh cơ địa như hen suyễn, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng…

4. Ngứa da đầu do bệnh viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã da đầu là tình trạng rối loạn gây kích ứng ở vùng da có nhiều tuyến bã nhờn, trong đó có da đầu. Khi bị bệnh, da đầu người bệnh thường xuất hiện nhiều vảy gàu, ngứa và đỏ rát. Các triệu chứng này có thể nhanh chóng lan rộng xuống cổ, mặt, gáy nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Bệnh có thể làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và làm mất tự tin khi giao tiếp.

Viêm da tiết bã nhờn liên quan nhiều đến các yếu tố miễn dịch và di truyền. Do vậy, bệnh thường có xu hướng dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm.

5. Ngứa do bệnh viêm nang lông

Viêm nang lông là căn bệnh ngoài da phổ biến. Bệnh thường khởi phát ở vùng da có nhiều nang lông như tay, chân, lưng, đầu. Căn nguyên gây bệnh thường gặp nhất là do tụ cầu vàng. Ngoài ra, bệnh có thể hình thành do vi khuẩn Gram âm, nấm sợi, nấm men, nhiễm vi rút herpes, u mềm lây và ký sinh vật demodex. 

Các biểu hiện thường gặp nhất của bệnh viêm nang lông là:

  • Ngứa da dầu
  • Xuất hiện các nốt sần, sau đó chuyển thành dạng mụn mủ trắng ở đầu, sờ vào thấy đau. Khi các mụn nước này bị vỡ ra sẽ hình thành các vảy tiết, làm khô da.

6. Ngứa da đầu do bệnh vảy nến

Vảy nến da đầu là một dạng rối loạn tăng sinh các tế bào sừng do yếu tố miễn dịch và di truyền

Vảy nến da đầu xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, dẫn tới các tế bào sừng non hình thành nhiều, xếp chống lên nhau. Khi bị vảy nến, người bệnh thường xuất hiện các mảng da bong tróc màu trắng hoặc hơi hồng, phổ biến ở đường chân tóc, gây ngứa, khô, nứt nẻ, chảy máu hoặc dịch vàng. Các mảng da này thường mảng trên da đầu như gàu, sau đó lan rộng ra những vùng da ở cổ và gáy.

7. Ngứa da đầu do bệnh mề đay

Mề đay mẩn ngứa là tình trạng dị ứng da do các tác nhân bên ngoài. Khi tiếp xúc với da đầu, những tác nhân này sẽ kích thích cơ thể kích hoạt các phản ứng dị ứng gây viêm, phù, ngứa ngáy, sưng, nổi mẩn đỏ… Vào mùa hè, tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn hoạt động mạnh là điều kiện thuận lợi để gây nên tình trạng này.

8. Ngứa da đầu do bệnh á sừng

Tương tự như vảy nến, á sừng cũng là tình trạng viêm da đầu làm xuất hiện nhiều vảy trắng bong tróc như gàu, gây ngứa ngáy dữ dội. Bệnh thường xảy ra hơn vào mùa đông, dễ tiến triển thành mãn tính. 

Á sừng da dầu có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên bệnh thường có xu hướng phổ biến hơn ở những người thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, hóa chất….

9. Ngứa da đầu do bệnh ung thư da

Ung thư da có thể phát triển ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể. Tuy nhiên, ung thư da ở đầu thường có xu hướng nặng hơn do vùng da này tập trung nhiều dây thần kinh. 

Một số nguyên nhân có thể gây ung thư da đầu như:

  • Do tia tử ngoại
  • Do nhuộm tóc hoặc sử dụng hóa chất tạo kiểu thường xuyên
  • Do di truyền 

10. Ngứa da đầu liên quan đến bệnh dây thần kinh

Bao gồm:

  • Sẹo do rụng tóc: Sau rụng tóc, vùng da bị tổn thương có thể bị phá hủy vĩnh viễn, không thể hồi phục nang tóc. Do vậy, người bệnh thường có cảm giác đau rát kèm ngứa.
Sẹo sau rụng tóc có khiến người người bệnh cảm thấy ngứa, châm chích thường xuyên
  • Bệnh đái tháo đường: Nồng độ đường trong máu cao sẽ khiến cơ thể mất nước và giảm lượng máu nuôi dưỡng cho da đầu. Ngoài ra, bệnh cũng gây tổn thương các dây thần kinh dưới da làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết mồ hôi, tạo cảm giác ngứa ở da đầu.
  • Bệnh Zona thần kinh: Zona thần kinh gây ra bởi virus thủy đậu, khú trú ở các đầu dây thần kinh. Khi mắc bệnh, người bệnh thường xuất hiện những dải mụn nước trên da, cảm giác đau, nóng rát và ngứa ngáy, khó chịu.

11. Các nguyên nhân khác

Ngoài những bệnh lý phổ biến trên, người bệnh có thể gặp phải tình trạng ngứa da đầu do một số nguyên nhân khác như:

  • Bệnh ghẻ
  • Bệnh Lupus ban đỏ
  • Rối loạn thần kinh
  • Cột tóc quá chặt
  • Do chấy, rận, ký sinh trùng trên da
  • Thói quen vệ sinh kém, lười tắm gội
  • Căng thẳng kéo dài
  • Ăn uống thiếu dưỡng chất
  • ….

Các triệu chứng đi kèm ngứa

Tùy thuộc vào từng bệnh lý, mức độ ngứa và các triệu chứng đi kèm có thể khác nhau. Cụ thể, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác đi kèm những cơn ngứa da đầu như:

  • Xuất hiện những vảy nhỏ rải rác hoặc tập trung thành mảng lớn có màu trắng, hơi hồng hoặc đỏ.
  • Da đầu khô và rát, sưng đỏ
  • Có thể xuất hiện những mụn nước li ti và xuất hiện các vết loét, chảy dịch.
  • Rụng tóc, gãy tóc, hói đầu, khô tóc…

Bị ngứa da đầu có nguy hiểm không? Khi nào cần đi gặp bác sĩ

Phần lớn các trường hợp ngứa da đầu đều không gây nguy hiểm đến tính mạng hay đe dọa sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này gây ra không ít phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, khiến người bệnh trở nên khó  chịu, tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp. Nếu kéo dài, người bệnh hình thành thói quen cào gãi có thể gây nguy cơ tổn thương da đầu, làm tăng các kích thích thần kinh ở vùng đầu, có thể dẫn tới bệnh viêm da thần kinh.

Ngoài ra, với các trường hợp ngứa da do bệnh lý, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, người bệnh nên điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Cần cảnh giác với những trường hợp ngứa do bệnh lý, hoặc xuất hiện mụn mủ trên đầu

Nếu xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám ngay:

  • Ngứa liên tục kéo dài trên 1 tuần, không thuyên giảm
  • Tóc khô, xơ, rụng nhiều, thậm chí rụng thành từng mảng
  • Vùng ngứa ngày càng lan rộng, sưng nề và đỏ rát.
  • Xuất hiện nhiều mụn nước và có mủ trắng, chảy dịch.
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng da: Sốt, nóng, đỏ, mưng mủ, chảy dịch…

Các phương pháp trị ngứa da đầu hiệu quả

Tùy vào nguyên nhân và mức độ ngứa khác nhau, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị như:

Trị ngứa da đầu tại nhà bằng mẹo dân gian

Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp ngứa ở mức độ nhẹ, chưa có biến chứng hoặc dấu hiệu nhiễm trùng.

  • Cách trị ngứa bằng tinh dầu tràm: Lấy 10 – 20 giọt tinh dầu tràm hoặc dầu ô liu cho lên vùng da đầu bị ngứa đã được làm ướt bằng nước sạch. Mát xa nhẹ nhàng trong khoảng 10  phút rồi gội lại bằng nước sạch.
  • Cách trị ngứa da đầu bằng nha đam: Lấy 1 nhánh nha đam, rửa sạch, cắt bỏ phần vỏ, lấy phần thịt trắng bên trong rồi thoa đều lên vùng da đầu bị ngứa. Để khoảng 20 phút sau đó gội lại bằng nước ấm.
Nha đam không chỉ giúp cải thiện ngứa da đầu mà còn giúp nuôi dưỡng và phục hồi tóc hiệu quả
  • Ngứa da đầu và cách chữa bằng giấm táo: Pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 3:1. Cho hỗn hợp này lên phần da đầu bị ngứa sau khi đã gội đầu rồi mát xa nhẹ nhàng. Để yên khoảng 20 phút rồi gội lại với nước sạch.

Cách điều trị ngứa da đầu bằng thuốc Tây

Các loại thuốc tây được sử dụng với mục đích giảm ngứa và cải thiện các triệu chứng bên ngoài. Do đó tủy vào nguyên nhân bệnh, mỗi trường hợp sẽ được sử dụng phác đồ điều trị khác nhau. 

Các loại thuốc Tây được sử dụng phổ biến trong chữa ngứa da đầu gồm:

  • Kem dưỡng ẩm
  • Thuốc mỡ, kem bôi ngoài da chứa Corticoid
  • Thuốc kháng Histamin dạng uống
  • Thuốc ức chế miễn dịch dạng bôi và uống
  • Thuốc bôi bạt sừng Acid Salicylic
  • Thuốc chống nấm dạng uống hoặc bôi ngoài
  • Thuốc làm chậm hoặc hạn chế quá trình rụng tóc
  • Thuốc kháng sinh

Các loại thuốc Tây có ưu điểm cho tác dụng nhanh và tiện lợi khi sử dụng. Tuy nhiên, chúng có thể mang lại nhiều tác dụng không mong muốn, đặc biệt là khi dùng kéo dài hoặc dùng sai cách. Do vậy, người bệnh nên đi khám để được kê đơn và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn.

Dầu gội trị ngứa da đầu

Với những trường hợp ngứa da đầu do bệnh vảy nến, á sừng hoặc các bệnh nấm, gàu, người bệnh có thể sử dụng những loại dầu gội sau:

  • Dầu gội chứa kẽm Pyrithione: Dùng 2 – 3 lần/ tuần để hạn chế sự phát triển của nấm men.
  • Dầu gội chứa Ketoconazole: Ketoconazole là một hoạt chất chống nấm, có tác dụng diệt nấm, giảm ngứa, trị gàu hiệu quả.
  • Dầu gội chứa Axit Salicylic: Được dùng cho các trường hợp bong vảy tiết trong bệnh vảy nến hoặc á sừng.
  • Dầu gội chứa dẫn xuất than đá: Có tác dụng chống viêm, giảm ngứa.
Mỗi loại dầu gội phù hợp với từng thể bệnh khác nhau

Bị ngứa da đầu nên làm gì? Ăn gì? Kiêng gì?

Để nhanh chóng chấm dứt tình trạng ngứa da đầu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt và dinh dưỡng hằng ngày như:

Bị ngứa da đầu nên – không nên làm gì?

  • Thường xuyên vệ sinh, tắm gội, làm sạch vùng da đầu
  • Tránh sử dụng các loại dầu gội chứa nhiều chất tẩy rửa, hương liệu và chất bảo quản độc hại
  • Tránh gội đầu bằng nước quá nóng và sấy nóng sau khi gội
  • Không thực hiện nhuộm hoặc tạo kiểu trong thời gian điều trị
  • Hạn chế cào gãi lên vùng da đầu bị ngứa để tránh trầy xước làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Bị ngứa da đầu nên ăn gì?

  • Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, cải bắp, súp lơ…
  • Các thực phẩm có tính kháng khuẩn, kháng viêm như tỏi, mật ong, nghệ…
  • Các thực phẩm chứa nhiều Omega 3 như cá hồi, các thu
  • Các thực phẩm giàu Biotin như ngũ cốc, bánh mì, rau bina…
  • Các thực phẩm giàu vitamin A, E, D như yến mạch, cá, quả bơ, khoai lang..
  • Thực phẩm chứa nhiều sắt, kẽm, protein
  • Uống nhiều nước
Người thường xuyên bị ngứa da đầu nên bổ sung các dưỡng chất từ thực phẩm để ngăn ngừa tái phát

Không nên ăn gì?

  • Các loại hải sản dễ gây dị ứng như tôm, cua, mực, ghẹ…
  • Hạn chế trứng, thịt gà, thịt bò, phô mai…
  • Hạn chế thực phẩm nhiều muối, nhiều đường
  • Kiêng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng
  • Hạn chế các loại sữa và chế phẩm từ sữa
  • Tránh xa thuốc lá, cà phê, nước ngọt có gas, có cồn…

Chăm sóc và phòng bệnh

Người bệnh nên chủ động phòng ngừa ngứa da đầu bằng cách:

  • Thường xuyên tắm gội để da đầu được làm sạch, tránh tồn đọng vi khuẩn
  • Gội đầu bằng nước mát, không gội bằng nước quá nóng
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc tẩy, nhuộm, hóa chất tạo kiểu…
  • Không dùng chăn gối, đồ dùng cá nhân với người khắc, đặc biệt là người đang mắc các bệnh nhiễm nấm.
  • Lựa chọn các sản phẩm dầu gội, dầu xả lành tính
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi để tránh gây stress, ảnh hướng đến thần kinh và hoạt động của tuyến bã nhờn.
  • Xây dựng chế dinh dưỡng và tập luyện thể thao hợp lý để tăng cường sức đề kháng.

Trên đây là những thông tin cơ bản cần biết về ngứa da đầu. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống mà còn cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan trong việc thăm khám và điều trị, đặc biệt là khi các dấu hiệu có xu hướng kéo dài.

Xem thêm: Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!