Trào ngược axit: Bệnh khác với ợ nóng và trào ngược dạ dày
Trào ngược axit, trào ngược dạ dày và ợ nóng là những tình trạng có biểu hiện gần giống nhau. Tuy nhiên, đây là ba điều kiện y tế khác biệt.
Trào ngược axit, trào ngược dạ dày và ợ nóng là những tình trạng có biểu hiện gần giống nhau. Tuy nhiên, đây là ba điều kiện y tế khác biệt.
Thông thường, ợ nóng là một trong những triệu chứng của trào ngược axit. Trong khi đó, trào ngược axit là tiền đề phát triển bệnh trào ngược dạ dày nếu nó xảy ra thường xuyên.
Sự khác nhau giữa triệu chứng trào ngược axit, ợ nóng và trào ngược dạ dày
Dựa vào những triệu chứng sau đây, bạn có thể phân biệt được sự khác nhau giữa ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày.
Triệu chứng trào ngược axit
Trào ngược axit đôi khi được gọi là trào ngược dạ dày thực quản. Nó xảy ra khi axit ở dạ dày đi lên ống dẫn thức ăn vào miệng.
Trong khi đó, ợ nóng là triệu chứng phổ biến nhất của trào ngược axit. Nó khiến người bệnh có cảm giác nóng rát ở ngực hoặc bụng. Ợ nóng xuất hiện sau xương ức, sau khi ăn. Nó có thể nghiêm trọng hơn khi bạn ngồi hoặc nằm.
Trào ngược axit cũng có thể gây ra các triệu chứng khác, chẳng hạn như:
- Hôi miệng
- Buồn nôn hoặc nôn
- Khó khăn hoặc đau khi nuốt thức ăn
- Khó thở
Triệu chứng trào ngược dạ dày
Medical News Today cho biết, trào ngược dạ dày là thuật ngữ dùng để miêu tả chứng trào ngược axit mãn tính. Những triệu chứng của nó tương đồng với trào ngược axit nhưng xảy ra thường xuyên hơn.
Nếu một người trải qua các triệu chứng trào ngược axit hơn hai lần mỗi tuần, trong một vài tuần, họ rất có thể đã bị trào ngược dạ dày.
Nguyên nhân
Dạ dày là nơi có thể chứa được axit từ thức ăn. Ống thực quản không có được khả năng này. Vì thế, khi axit từ dạ dày chảy ngược lên thực quản, bạn sẽ cảm thấy đau rát.
Cơ nằm cuối ống dẫn thức ăn được gọi là cơ thắt thực quản dưới. Khi nó bị suy yếu vì bất kỳ lý do nào đó, nó có thể gây ra chứng trào ngược axit.
Ví dụ, khi bụng của bạn phải chịu một lực lớn, cơ vòng ở bụng bị tổn thương nên làm việc chậm chạp. Vì lý do này, trào ngược axit là tình trạng phổ biến ở những người thừa cân, béo phì hoặc phụ nữ mang thai.
Thông thường, ợ nóng là một trong những triệu chứng của trào ngược axit. Trong khi đó, trào ngược axit là tiền đề phát triển bệnh trào ngược dạ dày nếu nó xảy ra thường xuyên.
Sự khác nhau giữa triệu chứng trào ngược axit, ợ nóng và trào ngược dạ dày
Dựa vào những triệu chứng sau đây, bạn có thể phân biệt được sự khác nhau giữa ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày.
Triệu chứng trào ngược axit
Trào ngược axit đôi khi được gọi là trào ngược dạ dày thực quản. Nó xảy ra khi axit ở dạ dày đi lên ống dẫn thức ăn vào miệng.
Trong khi đó, ợ nóng là triệu chứng phổ biến nhất của trào ngược axit. Nó khiến người bệnh có cảm giác nóng rát ở ngực hoặc bụng. Ợ nóng xuất hiện sau xương ức, sau khi ăn. Nó có thể nghiêm trọng hơn khi bạn ngồi hoặc nằm.
Trào ngược axit cũng có thể gây ra các triệu chứng khác, chẳng hạn như:
- Hôi miệng
- Buồn nôn hoặc nôn
- Khó khăn hoặc đau khi nuốt thức ăn
- Khó thở
Triệu chứng trào ngược dạ dày
Medical News Today cho biết, trào ngược dạ dày là thuật ngữ dùng để miêu tả chứng trào ngược axit mãn tính. Những triệu chứng của nó tương đồng với trào ngược axit nhưng xảy ra thường xuyên hơn.
Nếu một người trải qua các triệu chứng trào ngược axit hơn hai lần mỗi tuần, trong một vài tuần, họ rất có thể đã bị trào ngược dạ dày.
Nguyên nhân
Dạ dày là nơi có thể chứa được axit từ thức ăn. Ống thực quản không có được khả năng này. Vì thế, khi axit từ dạ dày chảy ngược lên thực quản, bạn sẽ cảm thấy đau rát.
Cơ nằm cuối ống dẫn thức ăn được gọi là cơ thắt thực quản dưới. Khi nó bị suy yếu vì bất kỳ lý do nào đó, nó có thể gây ra chứng trào ngược axit.
Ví dụ, khi bụng của bạn phải chịu một lực lớn, cơ vòng ở bụng bị tổn thương nên làm việc chậm chạp. Vì lý do này, trào ngược axit là tình trạng phổ biến ở những người thừa cân, béo phì hoặc phụ nữ mang thai.
Các nguyên nhân khác gây ra chứng trào ngược axit có liên quan đến:
– Hút thuốc hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá
– Hay uống rượu
– Thoát vị hiatal (còn gọi là thoát vị hoành)
– Ăn khuya hoặc ăn gần sát giờ đi ngủ
– Ăn nhiều thực phẩm chiên, xào hoặc nhiều chất béo
– Một số loại thuốc điều trị bệnh khác cũng có thể kích hoạt chứng trào ngược axit. Chúng bao gồm:
- Thuốc hen
- Thuốc cao huyết áp
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc kháng histamine
- Thuốc giảm đau
- Thuốc an thần
Chẩn đoán
Bạn không thể tự đoán bệnh ở nhà. Điều cần thiết khi gặp phải các triệu chứng trên là đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra chẩn đoán chính xác.
Trong lúc khám bệnh, có thể bác sĩ sẽ hỏi bạn một số thông tin về bệnh sử, thói quen sinh hoạt, ăn uống… Thông qua câu trả lời của bạn, bác sĩ có thể đề nghị bạn thay đổi chế độ ăn uống hoặc loại thuốc đang sử dụng (nếu có) vì những điều này có thể tác động đến triệu chứng trào ngược axit.
Nếu sau khi thay đổi trong một khoảng thời gian, các triệu chứng của bạn vẫn không thuyên giảm, đặc biệt là cảm giác khó chịu khi nuốt thức ăn, bác sĩ sẽ kiểm tra các vấn đề ở hệ tiêu hóa để xác nhận chẩn đoán.
Những xét nghiệm có thể được dùng bao gồm:
Nội soi đường tiêu hóa trên và sinh thiết
Để làm thủ thuật này, bác sĩ sẽ đặt một thiết bị chuyên dụng vào ống thực quản để nhìn thấy những hình ảnh bên trong dạ dày rồi lấy một mẫu mô ở đó đem ra phân tích.
Theo dõi nồng độ pH trong thực quản
Bác sĩ sẽ đặt 1 chiếc ống mỏng bên trong ống thực quản khoảng 1 ngày để đo nồng độ pH và nồng độ axit thực quản. Bác sĩ cũng có thể xác định được nồng độ này bằng thủ thuật theo dõi pH không dây bravo.
Với kỹ thuật theo dõi pH không dây bravo, bác sĩ sẽ đặt 1 thiết bị dạng viên nang nhỏ bên trong ống thực quản và một máy thu bên ngoài cơ thể để nhận kết quả.
Nhân trắc thực quản
Kỹ thuật này cho phép bác sĩ đo các cơn co thắt cơ trong ống thức ăn.
Biến chứng có thể xảy ra khi bạn bị trào ngược axit
Các nguyên nhân khác gây ra chứng trào ngược axit có liên quan đến:
– Hút thuốc hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá
– Hay uống rượu
– Thoát vị hiatal (còn gọi là thoát vị hoành)
– Ăn khuya hoặc ăn gần sát giờ đi ngủ
– Ăn nhiều thực phẩm chiên, xào hoặc nhiều chất béo
– Một số loại thuốc điều trị bệnh khác cũng có thể kích hoạt chứng trào ngược axit. Chúng bao gồm:
- Thuốc hen
- Thuốc cao huyết áp
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc kháng histamine
- Thuốc giảm đau
- Thuốc an thần
Chẩn đoán
Bạn không thể tự đoán bệnh ở nhà. Điều cần thiết khi gặp phải các triệu chứng trên là đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra chẩn đoán chính xác.
Trong lúc khám bệnh, có thể bác sĩ sẽ hỏi bạn một số thông tin về bệnh sử, thói quen sinh hoạt, ăn uống… Thông qua câu trả lời của bạn, bác sĩ có thể đề nghị bạn thay đổi chế độ ăn uống hoặc loại thuốc đang sử dụng (nếu có) vì những điều này có thể tác động đến triệu chứng trào ngược axit.
Nếu sau khi thay đổi trong một khoảng thời gian, các triệu chứng của bạn vẫn không thuyên giảm, đặc biệt là cảm giác khó chịu khi nuốt thức ăn, bác sĩ sẽ kiểm tra các vấn đề ở hệ tiêu hóa để xác nhận chẩn đoán.
Những xét nghiệm có thể được dùng bao gồm:
Nội soi đường tiêu hóa trên và sinh thiết
Để làm thủ thuật này, bác sĩ sẽ đặt một thiết bị chuyên dụng vào ống thực quản để nhìn thấy những hình ảnh bên trong dạ dày rồi lấy một mẫu mô ở đó đem ra phân tích.
Theo dõi nồng độ pH trong thực quản
Bác sĩ sẽ đặt 1 chiếc ống mỏng bên trong ống thực quản khoảng 1 ngày để đo nồng độ pH và nồng độ axit thực quản. Bác sĩ cũng có thể xác định được nồng độ này bằng thủ thuật theo dõi pH không dây bravo.
Với kỹ thuật theo dõi pH không dây bravo, bác sĩ sẽ đặt 1 thiết bị dạng viên nang nhỏ bên trong ống thực quản và một máy thu bên ngoài cơ thể để nhận kết quả.
Nhân trắc thực quản
Kỹ thuật này cho phép bác sĩ đo các cơn co thắt cơ trong ống thức ăn.
Biến chứng có thể xảy ra khi bạn bị trào ngược axit
Bệnh trào ngược axit không được điều trị dứt điểm sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng. Hậu quả thường gặp nhất là trào ngược dạ dày.
Từ đó, bệnh trào ngược dạ dày có thể dẫn đến các biến chứng khác, cụ thể như:
- Viêm thực quản hoặc viêm ống dẫn thức ăn
- Hẹp ống dẫn thức ăn gây khó nuốt
- Các vấn đề về hô hấp như viêm phổi, viêm thanh quản
- Thực quản Barrett: đây là một tình trạng làm thay đổi các tế bào trong ống thực quản. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến bệnh ung thư.
Cách điều trị và ngăn ngừa
Trào ngược axit vào trào ngược dạ dày đều có thể điều trị bằng cách dùng thuốc, thay đổi lối sống hoặc kết hợp cả hai cách.
Một số loại thuốc có khả năng điều trị chứng trào ngược axit bao gồm:
- Thuốc kháng axit, trung hòa axit dạ dày. Các tùy chọn bao gồm tums, rolaids, pepto-bismol và mylanta.
- Thuốc chẹn H2 làm giảm quá trình sản xuất axit. Các tùy chọn bao gồm: pepcid, zantac, axid và tagamet.
- Thuốc ức chế proton. Đây là nhóm thuốc được kê đơn dài hạn để làm giảm axit dạ dày. Chúng bao gồm nexium, prevacid, prilosec.
- Prokinetic: Đây là loại thuốc theo toa giúp làm rỗng dạ dày nhanh hơn. Các tùy chọn bao gồm: reglan, urecholine.
Cả hai bệnh này có thể kiểm soát triệu chứng bằng cách thực hiện những điều sau:
- Giảm tiêu thụ thực phẩm chiên, xào và có nhiều chất béo
- Không ăn quá no trong mỗi bữa ăn
- Không hút thuốc
- Không uống rượu
- Không uống cà phê
- Không ăn thức ăn chua, cay
- Không nên ăn tối quá muộn hoặc nằm ngay sau khi ăn.
Có thể nói thói quen sống, chế độ ăn uống là những yếu tố góp phần ảnh hưởng lớn đến sự xuất hiện và hiệu quả điều trị, kiểm soát các triệu chứng trào ngược axit. Vì thế, để phòng ngừa hoặc chữa bệnh hiệu quả, bạn cần tuân theo một số nguyên tắc về lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh.
Trương Phương Đài / HELLO BACSI
Bệnh trào ngược axit không được điều trị dứt điểm sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng. Hậu quả thường gặp nhất là trào ngược dạ dày.
Từ đó, bệnh trào ngược dạ dày có thể dẫn đến các biến chứng khác, cụ thể như:
- Viêm thực quản hoặc viêm ống dẫn thức ăn
- Hẹp ống dẫn thức ăn gây khó nuốt
- Các vấn đề về hô hấp như viêm phổi, viêm thanh quản
- Thực quản Barrett: đây là một tình trạng làm thay đổi các tế bào trong ống thực quản. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến bệnh ung thư.
Cách điều trị và ngăn ngừa
Trào ngược axit vào trào ngược dạ dày đều có thể điều trị bằng cách dùng thuốc, thay đổi lối sống hoặc kết hợp cả hai cách.
Một số loại thuốc có khả năng điều trị chứng trào ngược axit bao gồm:
- Thuốc kháng axit, trung hòa axit dạ dày. Các tùy chọn bao gồm tums, rolaids, pepto-bismol và mylanta.
- Thuốc chẹn H2 làm giảm quá trình sản xuất axit. Các tùy chọn bao gồm: pepcid, zantac, axid và tagamet.
- Thuốc ức chế proton. Đây là nhóm thuốc được kê đơn dài hạn để làm giảm axit dạ dày. Chúng bao gồm nexium, prevacid, prilosec.
- Prokinetic: Đây là loại thuốc theo toa giúp làm rỗng dạ dày nhanh hơn. Các tùy chọn bao gồm: reglan, urecholine.
Cả hai bệnh này có thể kiểm soát triệu chứng bằng cách thực hiện những điều sau:
- Giảm tiêu thụ thực phẩm chiên, xào và có nhiều chất béo
- Không ăn quá no trong mỗi bữa ăn
- Không hút thuốc
- Không uống rượu
- Không uống cà phê
- Không ăn thức ăn chua, cay
- Không nên ăn tối quá muộn hoặc nằm ngay sau khi ăn.
Có thể nói thói quen sống, chế độ ăn uống là những yếu tố góp phần ảnh hưởng lớn đến sự xuất hiện và hiệu quả điều trị, kiểm soát các triệu chứng trào ngược axit. Vì thế, để phòng ngừa hoặc chữa bệnh hiệu quả, bạn cần tuân theo một số nguyên tắc về lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh.
Trương Phương Đài / HELLO BACSI
Xem thêm: Nhận diện dấu hiệu ung thư tuyến giáp sớm để kịp thời chữa trị
Tin mới nhất
- Thuốc Dân Tộc – Địa chỉ chữa trào ngược dạ dày uy tín hàng đầu bằng YHCT
- TOP 16 cách chữa đau dạ dày tại nhà an toàn, hiệu quả cao
- Bao quy đầu vừa dài vừa hẹp phải làm gì?
- Có nên đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung không? Chi phí bao nhiêu?
- Móng quặp (móng mọc ngược)
- Rối loạn chuyển hóa đường galactose
- Sỏi ống mật chủ: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả bằng thuốc nam
- Vảy nến toàn thân: Bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm
- Bà bầu tắm nắng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
- Bệnh ung thư vú có di truyền không?