10 cây thuốc nam trị viêm họng hiệu quả từ ngàn xưa
Sử dụng cây thuốc nam trị viêm họng cũng là một biện pháp được nhiều người áp dụng, bên cạnh việc điều trị bằng kháng sinh hay Đông y. Do thuốc nam khá gần gũi, thân thuộc lại dễ tìm nên được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Sau đây là một số cây thuốc nam trị viêm họng hiệu quả được lưu truyền từ xa xưa mà bạn có thể tham khảo.
10 cây thuốc nam trị viêm họng thông dụng
Viêm họng là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp xuất hiện khi niêm mạc họng bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây nhiễm trùng. Ngoài ra, viêm họng còn có thể xảy ra do dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản hay do uống rượu bia, hút thuốc quá nhiều. Người bệnh có thể chữa viêm họng bằng thuốc nam với những loại cây quen thuộc, dễ làm như sau:
1. Cây lược vàng chữa viêm họng
Một trong những cây thuốc nam chữa viêm họng hiệu quả mà người bệnh không thể bỏ qua chính là cây lược vàng. Lược vàng hay còn gọi là cây bạch tuộc, giải khóm, lan vòi, địa lan vòi thường được dùng để chữa các bệnh như vảy nến, viêm loét dạ dày, tiểu đường, ung thư, đau nhức chân răng và đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp như ho khan, viêm họng…
Theo Đông y, lược vàng vị chua nhẹ, hơi nhạt, tính mát, ít độc, quy vào kinh phế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, hóa đàm, tiêu viêm, nhuận phế. Do đó, cây thuốc nam này thường xuyên có mặt trong các bài thuốc chữa nóng trong người, ho, viêm họng, mụn nhọt…
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã chứng minh, hoạt chất quercetin trong cây lược vàng có tác dụng bảo vệ tế bào và thành mạch. Sử dụng cây lược vàng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm họng gây ra.
SỬ DỤNG LƯỢC VÀNG ĐÚNG CÁCH GIÚP ĐÁNH BAY BỆNH VIÊM HỌNG. ĐẶT MUA TẠI ĐÂY
Cách thực hiện:
Cách 1:
- Chuẩn bị 50g lá cây lược vàng, chọn loại không quá già cũng không quá non
- Đem rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa với 5 giọt giấm chuối để uống
Cách 2:
- Chuẩn bị 2 – 3 lá lược vàng, rửa sạch, vò nát
- Bỏ vỏ miệng nhai, ngậm rồi nuốt phần nước bỏ bã
- Thực hiện 3 lần/ngày, liên tục trong nhiều ngày sẽ thấy hiệu quả
2. Lá hẹ
Hẹ là một trong những loại nguyên liệu quen thuộc được sử dụng phổ biến trong các món ăn hàng ngày và cũng là cây thuốc nam chữa được nhiều bệnh. Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh trong đó có bệnh viêm họng bằng lá hẹ do ông bà ta truyền lại.
Trong y học cổ truyền, hẹ có vị chua nhẹ, tính ấm, công dụng chính của loại cây này là thanh nhiệt, giải độc, cầm máu ở vết thương hở, bồi bổ khí huyết, kích thích quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Đặc biệt, trong lá hẹ còn chứa các hoạt chất được xem như một loại kháng sinh tự nhiên có thể giúp long đờm, trị ho, cải thiện tình trạng sưng viêm và làm giảm các kích thích khó chịu ở hầu họng do bệnh viêm họng gây ra.
Cách chữa viêm họng bằng lá hẹ:
Cách 1: Dùng lá hẹ kết hợp với đường phèn
- Chuẩn bị 200g lá hẹ, 50g đường phèn
- Lá hẹ rửa sạch, để ráo nước, cắt khúc ngắn
- Đường phèn giã nhuyễn
- Cho lá hẹ vào chén, rải đường phèn phía trên, hấp cách thủy trong 20 phút
- Sau khi hấp thì chắt lấy nước bỏ bã để uống
Trẻ em nên dùng 2 lần/ngày, mỗi lần 50ml, người lớn 3 lần/ngày.
Cách 2: Dùng lá hẹ kết hợp với gừng tươi
- Chuẩn bị 200g lá hẹ, 1 củ gừng tươi cùng một ít đường phèn
- Lá hẹ rửa sạch, để ráo nước, cắt thành khúc nhỏ cho vào chén sành
- Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, giã nát
- Cho gừng và đường phèn vào chén hẹ, mang đi hấp cách thủy, chắt lấy nước uống
Trẻ em dùng 2 – 3 lần/ngày, người lớn dùng 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 50ml. Lưu ý, nếu trẻ có dấu hiệu sốt thì chỉ dùng hẹ với đường phèn và tuyệt đối không nên thêm gừng.
Cách 3: Dùng lá hẹ, chanh và nghệ
- 200g lá hẹ, ½ quả chanh tươi, 1 củ nghệ tươi
- Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc; chanh cắt thành lát nhỏ; củ nghệ gọt vỏ, rửa sạch, giã nát
- Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào chén sành, hấp cách thủy từ 10 – 15 phút.
Trẻ em dùng 2 lần/ngày, mỗi lần 2 muỗng cafe; người lớn dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 2 muỗng cafe nên uống và ăn cả xác lá hẹ để tăng hiệu quả.
3. Lá xương sông chữa viêm họng
Xương sông hay rau húng ăn gỏi, hoạt lộc thảo là loại cây được trồng để làm rau gia vị và làm thuốc ở nước ta. Cây thuốc nam này có vị cay, tính bình có tác dụng tiêu đàm thấp, hoạt lạc… thường được dùng để chữa đầy bụng, nổi mề đay, hỗ trợ phục hồi các tổn thương ở niêm mạc hầu họng, thanh quản do viêm họng gây ra. Các nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng, tinh dầu xương sông khi kết hợp với acid acetic trong giấm ăn có thể tiêu diệt được một số vi khuẩn gây viêm họng, giảm viêm, giảm đau rất tốt.
Cách chữa viêm họng bằng xương sông:
- Chuẩn bị 5 – 10 lá xương sông, 20 – 30ml giấm ăn
- Xương sông rửa sạch, để ráo nước, đập dập, nhúng vào giấm nhai nuốt từ từ
- Thực hiện liên tục 5 – 7 ngày sẽ thấy các triệu chứng viêm họng được cải thiện.
4. Lá húng chanh
Các cách chữa viêm họng bằng thuốc nam hiệu quả thì không thể không kể đến húng chanh. Theo y học cổ truyền, húng chanh vị hơi chua cay, tính ấm, có công dụng giải độc, giải cảm tiêu đờm nên thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc chữa các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm họng, ho khan, ho có đờm…
Húng chanh hay tần lá dần, rau thơm lùn là cây thuốc nam rất phổ biến ở Việt Nam, thường được sử dụng chủ yếu dưới dạng tươi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, loại cây này có khả năng ức chế vi khuẩn, trực khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn do trong tinh dầu có chứa các hoạt chất như carvacrol, eugenol, salicylat, thymol… Do đó, húng chanh không chỉ được sử dụng phổ biến trong dân gian mà còn được y học hiện được chế xuất thành các sản phẩm chữa ho, trị cảm, trị viêm họng.
Cách chữa viêm họng bằng húng chanh:
Cách 1: Dùng húng chanh với muối
- Lấy một nắm húng chanh rửa sạch, để ráo, giã nát với vài hạt muối
- Cho hỗn hợp này vào miệng, nhai nuốt từ từ để tinh dầu ngấm vào thành họng
- Súc miệng bằng nước ấm sau khi nuốt
- Thực hiện 2 lần/ngày, liên tục trong 7 – 10 ngày để thấy hiệu quả
Cách 2: Dùng húng chanh với mật ong
- Chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh cùng một ít mật ong
- Lá húng chanh rửa sạch, giã nát, cho vào chén sành, thêm mật ong cho ngập hết lá
- Đem hấp cách thủy trong 5 – 10 phút
- Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa nhỏ nước húng chanh hấp mật ong
Cách 3: Húng chanh, quất xanh, đường phèn
- Chuẩn bị 5 – 7 lá húng chanh, 5 trái quất xanh, 20 – 30g đường phèn
- Quất rửa sạch, bỏ hạt, cho lá húng chanh và quất vào máy xay nhuyễn
- Đổ hỗn hợp trên ra chén, thêm đường phèn, đem hấp cách thủy cho đường tan
- Để nguội, mỗi lần uống 2 – 3 thìa cả bã.
5. Quất hồng bì chữa viêm họng
Quất hồng bì hay kim quất cũng là một trong những cây thuốc nam chữa viêm họng rất tốt. Theo y học cổ truyền, quả quất hồng bì có vị ngọt thanh, hơi chua, tính mát. Công dụng chính của loại quả này là thanh nhiệt, giải độc, tiêm đờm, tiêu viêm, hạ sốt nên thường được dùng để chữa ho dai dẳng, đau rát cổ họng, viêm họng. Tùy vào triệu chứng và tình trạng bệnh mà có cách sử dụng quất hồng bì khác nhau.
Cách dùng quất hồng bì chữa viêm họng:
Bài thuốc 1: Trị viêm họng có kèm theo đau rát họng
- Lấy 3 quả quất hồng bì, bỏ vỏ, rửa sạch, cho vào chén nhỏ, thêm ít muối, trộn đều
- Cho quả quất đã trộn muối vào miệng, ngậm trong 5 phút, thực hiện 3 lần/ngày, liên tục 3 – 4 ngày sẽ thấy tình trạng đau rát họng được cải thiện.
Bài thuốc 2: Trị viêm họng ho khan
- Chuẩn bị 30g quả quất hồng bì, 20g đường phèn
- Quất bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo nước, bổ đôi quả, cho vào chén nhỏ
- Thêm đường phèn và 50ml nước, đen hấp cách thủy 20 phút
- Chắt lấy nước chia làm 3 lần uống vào 3 buổi sáng trưa tối
- Thực hiện liên tục 3 – 5 ngày để thấy hiệu quả
Bài thuốc 3: Trị viêm họng ho có đờm
- Chuẩn bị 5 quả quất hồng bì, 10g cam thảo, 10g vỏ và rễ dâu
- Quất bỏ vỏ, rửa sạch, cho vào ấm nhỏ thêm cam thảo và vỏ rễ dâu đã chuẩn bị
- Đun sôi với 700ml nước lọc, thấy còn 200ml thì tắt bếp
- Chắt lấy nước, bỏ bã, chia làm 2 lần uống, kiên trì thực hiện từ 5 – 7 ngày.
Bài thuốc 4: Trị viêm họng sốt cao
- Lấy 30g quất hồng bì rửa sạch, phơi khô dưới nắng gắt
- Khi quất khô thì cho vào nồi, đun với 700ml nước, thấy nước còn ½ thì tắt bếp
- Chắt lấy nước, chia làm 3 lần uống.
6. Hoa kinh giới
Kinh giới hay giả tô, khương giới là vị thảo dược phổ biến ở Việt Nam, thường được trồng để làm gia vị và làm thuốc. Theo y học cổ truyền, rau kinh giới tính mát, vị hơi chát, cay, có mùi thơm nhẹ quy vào kinh phế và can. Tác dụng chính là cầm máu, tán hàn, làm ra mồ hôi, giảm sưng đau yết hầu nên thường được dùng để chữa cảm mạo, viêm họng, chảy máu cam, băng huyết…
Hoa kinh giới còn có tên gọi khác là kinh giới tuệ, có tác dụng tiêu viêm, chống dị ứng, an thần, hạ nhiệt… Thường được dùng kết hợp với các dược liệu khác để tăng hiệu quả điều trị viêm họng.
Cách dùng kinh giới chữa viêm họng:
- Lấy 10g hoa kinh giới, 10g cát cánh cùng 3g cam thảo rửa sạch, cho vào ấm sắc với 500ml nước sạch
- Đun sôi ở lửa nhỏ trong 15 phút, thấy còn 200ml thì tắt bếp
- Chia làm 2 lần uống, uống trước bữa ăn, sử dụng liên tục trong 5 ngày để thấy hiệu quả.
7. Cây rẻ quạt chữa viêm họng
Rẻ quạt hay xạ can thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa viêm họng, đặc biệt là viêm họng hạt. Rẻ quạt vị đắng, hơi cay, tính bình, không độc, quy vào các kinh như phế, can, tỳ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu, sát trùng, hạ thực, giải độc. Do đó, thường được dùng để chữa mụn nhọt sưng đau, ho suyễn, đau họng, viêm họng với các triệu chứng như sưng đau họng, tiếng nói không trong, có đờm trong cổ họng…
Trong nghiên cứu của y học hiện đại, toàn thân cây rẻ quạt đều có tính dược lý cao. Trong hạt chứa phenol, benzofuran, benzoquinone; trong thân và rễ chứa iso flavonoid, flavonoid. Đặc biệt, cây rẻ quạt còn chứa 2 hoạt chất là tectoridin và tectorigenin có tác dụng kháng viêm tốt.
Cách thực hiện:
Cách 1:
- Rễ rẻ quạt rửa sạch, phơi khô
- Mỗi lần lấy một ít nhai với muối hột, nuốt từ từ để các hoạt chất ngấm vào thành họng
- Thực hiện liên tục 3 – 4 ngày sẽ thấy các chuyển biến tích cực
Cách 2:
- Lấy 10 lá rẻ quạt tươi, rửa sạch, để ráo, giã nhuyễn với một ít muối
- Đem đun sôi với 100ml nước, trộn đều
- Mỗi ngày dùng nước này ngậm và súc họng 2 lần/ngày, thực hiện liên tục trong 1 tuần.
Cách 3:
- Lấy 5 – 6g rẻ quạt đã được phơi khô gồm cả rễ, củ, lá sắc với nước để uống
- Chia nước thuốc thành nhiều phần, uống nhiều lần trong ngày
- Có thể thêm 1 – 2 củ sâm đại hành tươi, 1g cam thảo, 1 – 2 lá mạch môn sắc cùng để tăng hiệu quả điều trị.
8. Trị viêm họng bằng khế chua
Khế chua không chỉ được sử dụng để chế biến các món ăn hay dùng kèm với rau mà còn có công dụng chữa viêm họng đặc biệt tốt. Khế chua vị chua ngọt, tính bình, tác dụng chính là long đờm, tiêu viêm, lợi tiểu nên thường được sử dụng trong các bài thuốc trị viêm họng cấp, viêm họng kèm theo ho khan ho có đờm…
Cách thực hiện:
Bài thuốc 1: Chữa viêm họng cấp
- Lấy 80 – 100g lá khế tươi, rửa sạch, để ráo
- Thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước cốt
- Chia nước này thành 2 – 3 phần để ngậm nuốt dần
- Thực hiện liên tục 3 – 5 ngày để thấy các triệu chứng cải thiện
Bài thuốc 2: Chữa viêm họng ho khan, ho có đờm
- Chuẩn bị 8 – 12g hoa khế (sao nước gừng), 12g cam thảo nam, 8 – 10g tía tô, 8 – 10g kinh giới
- Cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm, sắc với 750ml nước, thấy còn 300ml thì tắt bếp
- Chia làm 2 lần uống, dùng trước bữa ăn.
Lưu ý: Không áp dụng cho trẻ em và người mắc bệnh thận.
Bài thuốc 3: Giảm đau rát họng
- Lấy 500g quả khế chua, rửa sạch, vắt lấy nước cốt
- Cho vào nước khế một ít muối hạt, khuấy đều
- Ngậm nuốt từ từ từng ngụm để các hoạt chất thấm vào thành họng.
9. Hoa đu đủ đực
Không chỉ có khế chua, kinh giới, quất hồng bì mà hoa đu đủ đực cũng nằm trong danh sách những cây thuốc nam điều trị viêm họng được sử dụng phổ biến nhất trong dân gian.
Hoa đu đủ đực là một cụm hoa phân nhiều nhánh, cuống dài, khác biệt hoàn toàn với hoa đu đủ cái. Loại hoa này có vị hơi đắng, tác dụng chính là tiêu viêm, bổ phế, làm dịu các tổn thương ở thành họng nên thường được dùng để trị ho, viêm họng. Ngoài ra, hoa đu đủ đực còn có khả năng làm giảm đường huyết, tăng insulin, cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ lão hóa sớm…
Cách thực hiện:
Bài thuốc 1: Dùng cho trẻ nhỏ
- Chuẩn bị 20g hoa đu đủ đực, 2 thìa mật ong hoặc đường
- Hoa đu đủ đực rửa sạch, trộn với mật ong hoặc đường, đem hấp cách thủy trong 10 phút
- Sau khi hấp thì lấy ra nghiền nhỏ, cho trẻ nhai nuốt từ từ đến hết
- Sử dụng 2 lần/ngày, liên tiếp trong 3 ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Bài thuốc 2: Dùng cho người lớn
Trường hợp ho mất tiếng
- Chuẩn bị 15g hoa đu đủ đực, 15g lá hẹ, 10g hạt chanh
- Nghiền nát nguyên liệu đã chuẩn bị, hòa với 20ml nước ấm, thêm ít mật ong
- Chia làm 3 lần uống, sử dụng trong ngày, dùng liên tục 3 – 5 ngày.
Trường hợp ho, viêm họng mãn tính
- Chuẩn bị 20g hoa đu đủ đực, 10g rẻ quạt, 10g lá húng chanh, 1 củ mạch môn
- Cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào bát, thêm muối, hấp cách thủy, nghiền nát
- Mỗi ngày ngậm 2 – 3 lần, nuốt từ từ để hoạt chất thấm vào thành họng.
Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai vì có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
10. Lá bạc hà
Bạc hà là cây thân thảo mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam để làm rau thơm và làm thuốc. Đặc biệt, cây bạc hà còn được chiết xuất thành các loại tinh dầu có tác dụng thông mũi, mát họng. Theo y học cổ truyền, bạc hà có vị cay, tính mát, mùi thơm nhẹ, không độc quy vào kinh phế, can có tác dụng trị cảm, phong đờm, sát khuẩn, kháng khuẩn, thông mũi, giảm ho, giảm đau rát cổ họng…
Cách thực hiện:
Bài thuốc 1: Giảm viêm họng
- Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà, 1 ít muối hạt
- Bạc hà rửa sạch, nhai với một ít muối, ngậm nuốt từ từ
- Nếu không thích mùi bạc hà có thể xay nhuyễn rồi pha với nước ấm để uống.
Bài thuốc 2: Thông cổ, mát họng
- Chuẩn bị 1 ít lá bạc hà tươi, chanh, đường phèn
- Nấu đường phèn với nước cho tan đường, bỏ lá bạc hà vào đun cùng
- Khi nước chuyển sang màu xanh thì thêm ít nước cốt chanh vào, tiếp tục đun cho hỗn hợp cô đặc lại
- Tắt bếp, để nguội, cho vào lọ thủy tinh dùng dần.
Lưu ý: Không dùng bạc hà cho người mới bị ngứa, người gầy yếu, táo bón, huyết áp cao, suy nhược cơ thể. Chỉ nên dùng với liều lượng nhất định, không nên dùng nhiều, lâu ngày sẽ gây tổn thương phế.
NGOÀI CÁCH DÙNG LÁ BẠC HÀ TƯƠI, CÓ THỂ DÙNG BẠC HÀ KHÔ TRONG TRỊ VIÊM HỌNG. ĐẶT MUA BẠC HÀ KHÔ ĐÃ QUA SƠ CHẾ ĐẠT TIÊU CHUẨN CAO TẠI ĐÂY
Những lưu ý khi chữa viêm họng bằng thuốc nam
Dùng thuốc nam trị viêm họng mặc dù an toàn lành tính nhưng bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chữa viêm họng bằng thuốc nam và các biện pháp dân gian chỉ mang tính chất hỗ trợ nên chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát. Đối với người mắc viêm họng quá 7 ngày có các triệu chứng như đau rát, sưng tấy họng, tắt tiếng thì nên kịp thời thăm khám bác sĩ để tránh biến chứng.
- Do thuốc nam có tác dụng chậm nên người bệnh phải kiên trì thực hiện trong nhiều ngày liền thì mới thấy các chuyển biến tích cực.
- Khi sử dụng thuốc tây nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem có nên kết hợp thuốc nam hay không để tránh ảnh hưởng đến tác dụng của nhau.
- Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà hiệu quả của các cây thuốc mang lại sẽ không giống nhau.
Thuốc nam mặc dù an toàn lành tính nhưng cần hết sức cẩn thận khi dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú. Đồng thời, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường bổ sung dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Có thể bạn quan tâm:
- 12+ Cách trị viêm họng cho bà bầu nhanh & an toàn nhất
- Bị đau họng và sốt về chiều cần cảnh giác!
Tin mới nhất
- Bệnh viêm da dầu có chữa được không? Giải đáp
- Viêm hang vị dạ dày có nguy hiểm không? Các biến chứng cần biết
- Tác dụng của cây xạ đen Hòa Bình chữa được bệnh gì? Cách uống xạ đen
- Hói đầu có chữa được không khi chủ yếu do di truyền?
- Viêm hang vị dạ dày là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
- Bài thuốc trị tiểu đường với 4 loại thảo dược quý giúp đẩy lùi biến chứng
- Tự làm gạo lứt rang trị thoái hóa khớp tại nhà
- Đông trùng hạ thảo nước là gì? Có Tốt không? Sản phẩm phổ biến
- Rong kinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị an toàn, hiệu quả
- Món ăn bổ dưỡng từ kỷ tử
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Rối loạn kinh nguyệt – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- TIN TỨC UNG THƯ Cách dùng sữa ong chúa tươi như thế nào là đúng cách? – Quà tặng cho sức khỏe
- TIN TỨC UNG THƯ Uống gì để chống lão hóa? 10 thức uống giúp bạn luôn trẻ trung
- Thị trường mua bán nấm lim xanh Nấm lim xanh tại Hà Nội bán ở đâu đúng giá nấm lim xanh ở Hà Nội?