Ăn gì trị tiểu buốt? TOP 13 thực phẩm tốt cho sức khỏe
Ăn gì trị tiểu buốt hẳn là thắc mắc của không ít người khi bị hiện tượng này giày vò. Có khá nhiều thực phẩm giúp cải thiện chứng tiểu buốt, nhưng một vài món lại khiến tình trạng nặng thêm. Bài viết sau sẽ gợi ý cho bạn những món nên ăn cũng như cần tránh khi bị tiểu buốt.
Ăn gì trị tiểu buốt? 13 thực phẩm nên ăn
Theo các chuyên gia, tiểu buốt là biểu hiện điển hình ở một số bệnh trong các cơ quan sinh dục hoặc tiết niệu. Trị tiểu buốt có thể không cần thuốc, chế độ ăn uống khoa học là một trong những cách giúp hỗ trợ điều trị tiểu buốt.
Đặc biệt, một vài món vào giai đoạn bệnh còn nhẹ nếu sử dụng hợp lý sẽ giúp chữa dứt điểm bệnh. Nếu bạn vẫn chưa biết ăn gì trị tiểu buốt thì hãy tham khảo các món ngay bên dưới.
Bí đao
Bí đao là một loại quả rất quen thuộc thường xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày. Có thể bạn chưa biết nhiều người vẫn dùng bí đao như một cách để trị tiểu buốt tại nhà. Trong bí đao chứa nhiều chất rất tốt cho sức khỏe như vitamin C, B2, kẽm, sắt, phốt pho, kali…
Đặc biệt hàm lượng chất xơ trong bí đao cao rất tốt cho hệ tiêu hóa. Từ lâu trong Đông y đã dùng bí đao như một bài thuốc để lợi tiểu, trị chứng tiểu buốt, thanh lọc cơ thể.
Dùng bí đao trị tiểu buốt có nhiều cách khác nhau như nấu nước uống, ăn sống hoặc chết biến thành các món ăn.
Hướng dẫn làm nước bí đao chữa tiểu buốt:
- Dùng khoảng 2 quả bí đao tươi sau đó sơ chế, gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt lát mỏng.
- Cho bí đao vào nồi nấu cùng với khoảng 1,5 lít và la hán quả.
- Nấu với lửa nhỏ trong khoảng 1,5 tiếng đồng hồ là được.
- Khi uống có thể cho đá và hạt chia đã ngâm nở vào uống cùng.
Bột sắn dây
Theo Đông y, bột sắn dây có tính mát, giúp thanh nhiệt cơ thể, trị chứng tiểu buốt, nhiệt miệng, tiêu chảy. Y học hiện đại cũng tìm ra trong sắn dây có khá nhiều các hoạt chất như puerarin, daidzein, genistein… đều là những chất tốt cho sức khỏe.
Những người bị tiểu buốt có thể uống sắn dây mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh. Theo đó chỉ cần lấy lượng bột vừa đủ cho vào ly cùng với nước thêm ít đường là có thể dùng.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, mọi người không nên uống quá 1 ly sắn dây mỗi ngày. Dù có tác dụng thanh nhiệt nhưng tính hàn của loại bột này khá cao. Uống nhiều sắn dây có thể khiến bạn bị tiêu chảy.
Rau đắng
Nếu vẫn chưa biết ăn gì trị tiểu buốt thì bạn có thể thử với các món chế biến từ rau đắng. Trong dân gian, nhiều người từ lâu vẫn dùng rau đắng như một bài thuốc giúp lợi tiểu, chữa tiểu buốt…
Ngoài ra rau đắng còn hiệu quả trong việc trị mụn nhọt, lở miệng, chảy máu răng… Trong rau đắng có chứa nhiều tinh dầu axit silicic, các dẫn chất polyphenol, vitamin C, flavonoid, alkaloid… Những chất này đều có các công dụng nhất định tốt cho sức khỏe.
Cách dùng rau đắng trị tiểu buốt:
- Sắc nước thuốc từ rau đắng phơi khô uống mỗi ngày.
- Chế biến các món từ rau đắng ăn hàng ngày như: canh rau đắng thịt băm, cháo cá lóc rau đắng…
Ăn gì trị tiểu buốt – Atiso
Ở nước ta, atiso được trồng nhiều tại các tỉnh trên Tây Nguyên, đặc biệt là Đà Lạt. Hoa atiso có thể được chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. Thêm vào đó, loài hoa này còn mang đến vô số những công dụng chữa bệnh.
Các tài liệu Đông y ghi nhận, hoa atiso rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiết buốt, giúp lợi tiểu, thanh nhiệt. Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh công dụng này của atiso là nhờ các thành phần hóa học của nó. Theo đó, trong loài hoa này có chứa chất chống oxy hóa (quercetin rutin), anti oxit, chất xơ, vitamin C, magie, kali…
Để dùng atiso trị tiểu buốt thông thường bạn có thể thực hiện bằng hai cách:
- Dùng atiso khô pha với nước nóng uống như trà hàng ngày.
- Chế biến các món ngon từ hoa atiso như: Canh atiso hầm móng giò, atiso hấp, canh atiso gan lợn…
Các món từ rau nhút
Ai thích các món lẩu hẳn đã rất quen với rau nhút. Không chỉ dùng chế biến các món ngon mà rau nhút còn có ông dụng chữa bệnh rất tốt. Trong dân gian, khi bị tiểu rắt, khó tiểu nhiều người thường dùng loại rau này để chữa bệnh. Trong rau nhút chứa lượng lớn nước, vitamin B12, B6, hàm lượng protein cao cùng một vài chất khác.
Cách dùng:
- Rửa sạch rau nhút khô sau đó nấu chung với 400ml.
- Nấu đến khi nước vơi đi một nửa thì ngưng và chiết lấy nước thuốc để uống hàng ngày.
Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể nấu các món canh thanh nhiệt từ rau nhút để ăn như canh chua rau nhút, canh sấu thịt băm rau nhút…
Mướp đắng
Mướp đắng (khổ qua) với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau trong đó có chứng tiểu buốt. Vì chứa nhiều chất chống oxy hóa nên mướp đắng giúp giải độc cơ thể rất tốt. Một vài nghiên cứu còn chứng minh, loại quả này trung tâm điều nhiệt của cơ thể bớt hưng phấn.
Từ đó, mướp đắng giúp giải nhiệt, trị nóng trong người, làm mát máu. Mướp đắng không chỉ trị tiểu buốt mà còn được dùng trong nhiều bài thuốc chữa tiểu đường, trị bệnh tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa…
Cách dùng:
- Dùng mướp đắng khô pha với nước nóng rồi uống như trà giải nhiệt.
- Chế biến các món từ quả mướp tươi để ăn như mướp đắng xào trứng, canh mướp nấu tôm. Thậm chí bạn có thể ăn sống loại quả này để trị bệnh
Các chuyên gia khuyên rằng, lượng khổ qua nạp vào cơ thể mỗi ngày không nên quá 60g khổ qua khô và không quá 300g tươi.
Rau mồng tơi
Ăn gì trị tiểu buốt, không thể bỏ qua rau mồng tơi. Loại rau này vừa dễ ăn, dễ chế biến mà lại có công dụng chữa bệnh rất tốt. Trong Đông y, mồng tơi là thảo dược có tính mát, vị ngọt. Các trường hợp bị táo bón, tiểu rắt, mề đay… thường được chỉ định những bài thuốc kết hợp với mồng tơi.
Bên cạnh đó, khoa học cũng nghiên cứu và chứng minh trong mồng tơi có nhiều chất rất tốt cho sức khỏe, nhất là trường hợp nóng trong người, khó tiểu… Chẳng hạn như vitamin C, A, B1, B12, canxi, protein, chất nhầy…
Cách dùng:
- Dùng khoảng 60g mồng tơi tươi pha cùng với nước nóng uống thay trà hàng ngày.
- Nấu canh mồng tơi kết hợp với thịt băm hoặc tôm tươi để ăn.
Nước dừa
Gợi ý tiếp theo cho người bị tiểu buốt là nước dừa. Thành phần dinh dưỡng trong nước dừa tươi là rất nhiều. Có thể kể đến các chất rất tốt cho bệnh nhân tiểu buốt như carbohydrate, chất xơ, vitamin C, kali… những chất này giúp chống mất nước, giải nhiệt và thanh lọc cơ thể rất tốt.
Không chỉ giúp người tiểu buốt dễ chịu hơn mà uống nước dừa còn làm giảm các triệu chứng của bệnh sỏi thận, viêm thận… Người bị mắc các bệnh liên quan này chỉ cần uống nước dừa tươi để cải thiện tình trạng.
Tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe khuyên mỗi người không nên uống quá 2 trái dừa một ngày. Bên cạnh đó mẹ bầu trong khoảng 3 tháng đầu cũng nên hạn chế uống nước dừa nhiều liên tục mỗi ngày.
Ăn gì trị tiểu buốt – Rau má
Theo Đông y, rau má có tính hàn, vị đắng nên dùng để giải nhiệt rất tốt. Từ lâu dân gian cũng hay dùng rau má khi gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt. Y học hiện đại cũng có những ghi chép về rất nhiều công dụng khác nhau của rau má như giúp làm đẹp da, giảm các cơn đau tim, trị bệnh phong….
Cách dùng rau má trị tiểu buốt:
- Uống nước ép rau má kết hợp với nước dừa hoặc đậu xanh.
- Nấu canh rau má thịt băm ăn đều cải thiện bệnh.
Dù vậy, bệnh nhân chỉ nên dùng mỗi ngày khoảng 40g rau má trở lại. Bệnh cạnh đó phụ nữ mang thai không nên dùng loại rau này.
Nước râu ngô
Râu ngô tưởng như phần bỏ đi nhưng thực tế chúng lại mang đến nhiều công dụng chữa bệnh. Theo đó, trong râu ngô chữa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe như vitamin K, B1, B2, C, kali, tannin, tinh dầu… Trong dân gian, người ta vẫn thường dùng râu ngô để trị đau nhức xương khớp, nhiễm trùng, tiểu buốt, mất ngủ, sỏi thận…
Cách dùng:
- Dùng khoảng 15g râu ngô rửa sạch rồi để cho ráo nước.
- Cho râu ngô vào nấu cùng với nước đến khi còn lại chừng 1 ly nước thì ngưng.
Dùng râu ngô chữa tiểu buốt bệnh nhân cần lưu ý rửa sạch nguyên liệu để loại bỏ tạp chất. Bên cạnh đó cũng không nên lạm dụng, tốt nhất là 1 tháng uống không quá 10 lý nước râu ngô.
Dứa dại
Khi bị đau buốt lúc tiểu tiện bạn có thể thử dùng quả dứa dại để giảm bớt khó chịu. Theo Đông y, loại quả này có tính hàn giúp củng cố nguyên khí, khá tốt cho bệnh nhân bị các bệnh liên quan đến tiết niệu như tiểu buốt, viêm thận, sỏi thận…
Cách thực hiện:
- Chọn những quả dứa dại tươi, không bị hư hỏng hay sâu bọ tấn công.
- Để nguyên vỏ rửa sạch sau đó thái dứa thành các lá mỏng.
- Mang phơi cho đến khi khô lại thì cất để dùng dần.
- Dùng dứa dại phơi khô pha với nước uống như trà để chữa tiểu buốt.
Dùng dứa dại bệnh nhân cần lưu ý tốt nhất là đến cơ sở Đông y để được chẩn đoán. Bên cạnh đó cũng không nên tự ý sơ chế tại nhà vì nếu không cẩn thận có thể lưu lại những chất độc gây hại cho sức khỏe.
Đậu xanh
Thành phần dinh dưỡng trong đậu xanh vô cùng dồi dào. Một vài chất sẽ rất tốt cho người bị tiểu buốt như vitamin A, B1, B2, B6, carbonhydrat, axit amin, các nguyên tố vi lượng…
Chính vì vậy mà không ít người đau buốt khi tiểu tiện thường ăn đậu xanh để chữa bệnh. Y học Cổ truyền cũng ghi nhận công dụng hiệu quả của loại ngũ cốc này trong việc giải nhiệt, mát gan, giải độc.
Có nhiều món ngon từ loại đậu này mà bạn có thể dùng để trị bệnh như: Sữa đậu xanh lá dứa, chè đậu xanh nha đam, nước ép đậu xanh…
Ngoài ra cũng nên lưu ý một vài trường hợp không nên dùng đậu xanh như người bị chân tay lạnh, bị tiêu chảy, mẹ bầu…
Bột nưa
Bột nưa là cái tên khá xa lạ với nhiều người, nhưng nếu bị tiểu buốt hãy thử dùng loại bột này bạn sẽ thấy công dụng khá tốt. Bột nưa được tạo ra từ củ nưa với nhiều thành phần dinh dưỡng như chất xơ, protein, các khoáng chất như kẽm, canxi… Các trường hợp bị táo bón, huyết áp cao, tiểu buốt, người ta thường dùng loại bột này.
Cách dùng:
- Lấy lượng bột nưa vừa phải cho vào ly sau đó cho thêm ít nước lại vào khuấy cho bột tan.
- Tiếp tục cho thêm nước nóng vào vào khuấy đến khi bột trở nên sệt và trong suốt là dùng được.
- Có thể cho thêm đường nhưng chỉ với lượng ít để đảm bảo được tính mát của bột nưa.
Bị tiểu buốt kiêng ăn gì?
Bên cạnh các món nên ăn thì người tiểu buốt cũng cần kiêng một vài món. Theo các chuyên gia để cải thiện tình trạng bệnh bạn nên tránh xa các thứ sau:
- Rượu bia, cà phê: Đây đều là những thức uống mà người bị tiểu buốt nên tránh xa. Dù cũng có không ít công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng chúng có thể gây hại. Rượu bia và các chất kích thích làm người bệnh đi tiểu nhiều hơn tăng cảm giác đau buốt, làm cơ thể bị mất nước…
- Nước ngọt có ga: Uống nước ngọt có ga làm cho bàng quang phải co thắt nhiều từ đó làm bệnh tiểu buốt thêm nghiêm trọng.
- Đồ cay nóng: Đồ cay nóng dễ khiến bàng quang bị kích ứng. Chính vì vậy, bệnh nhân nên hạn chế ăn đồ quá nhiều ớt, các món dầu mỡ… nếu không muốn tình trạng bệnh nặng thêm.
- Trái cây nhiều axit: Một số loại quả bệnh nhân tiểu buốt tránh ăn như cam, chanh, nho, bưởi, cà chua…
- Đồ ăn mặn: Các món chế biến quá mặn sẽ khiến cho lượng natri trong nước tiểu tăng. Đây là nguyên nhân dẫn đến các bệnh đường tiết niệu nói chung.
Chế độ ăn uống với bệnh nhân tiểu buốt là quan trọng. Chính vì vậy trong giai đoạn bệnh hãy hạn chế các món trên để điều trị được hiệu quả nhất.
Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống cải thiện bệnh
Ngoài việc ăn gì và không nên ăn gì thì ăn ra sao cũng được nhiều người bị tiểu buốt thắc mắc. Dưới đây là một vài lưu ý khi ăn uống để cải thiện tình trạng bệnh:
- Không nên ăn một loại thực phẩm kéo dài nhiều ngày. Cách này không chỉ khiến cơ thể bị chán ăn mà còn có nguy cơ thừa, thiếu chất.
- Lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, không dự trữ thực phẩm quá lâu sẽ làm thành phần dinh dưỡng bị giảm.
- Ngoài ăn các thực phẩm kể trên, bệnh nhân cần uống nhiều nước để hệ bài tiết hoạt động được tốt hơn.
- Không nên tùy tiện kết hợp các thực phẩm với nhau. Phải xem kỹ thông tin vì nếu sơ ý, chất dinh dưỡng trong các món kết hợp lại sinh ra chất độc.
- Phụ nữ mang thai và trẻ em cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ về các món ăn để đảm bảo an toàn.
Trên đây là phần trả lời cho câu hỏi ăn gì trị tiểu buốt cũng như những lưu ý cho bệnh nhân. Tuy nhiên các gợi ý trên chỉ mang tính chất tham khảo. Hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng đau buốt thực tế của mỗi người. Nếu như bệnh tình không giảm bớt thì bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám để được điều trị kịp thời.
Xem thêm: Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống – Hình ảnh, dấu hiệu & điều trị
Tin mới nhất
- Các bài tập yoga chữa mất ngủ đơn giản, hiệu quả
- Tuổi tác có khiến phụ nữ khó mang thai?
- Rối loạn chức năng gan
- Tiểu đường không nên ăn gì, ăn gì có lợi cho tiểu đường?
- Rượu nấm lim xanh tăng cường sức khỏe cách uống rượu nấm lim
- Viêm họng hạt: Biểu hiện thường gặp và cách xử lý phù hợp nhất
- Khí phế thũng là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả
- Tiểu đường tuýp 3 nguy hiểm thế nào? Cách điều trị
- Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn
- Cắt bỏ tuyến thượng thận
Video
- Nấm lim xanh Quảng Nam Nấm lim xanh ở Quảng Nam có công dụng chữa trị những bệnh gì?
- Công dụng tác dụng của nấm lim xanh rừng Nấm lim xanh làm đẹp da với cách sử dụng nấm lim xanh hiệu quả
- BỆNH LÝ LIÊN QUAN THỰC HƯ bài thuốc chữa viêm xoang cấp, mãn tính HƠN 20.000 người lựa chọn
- TIN TỨC UNG THƯ Thực đơn cho bệnh nhân ung thư đại tràng – Lời khuyên từ chuyên gia