Viêm dạ dày cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, phòng ngừa

Viêm dạ dày cấp ở trẻ em có chiều hướng ngày càng gia tăng số lượng bệnh nhi. So với người trưởng thành, hệ miễn dịch và sức đề kháng ở trẻ kém hơn nên dễ dàng gặp vấn đề về tiêu hóa. Trường hợp trẻ bị viêm dạ dày cấp tính cần điều trị sớm để giảm thiểu nguy cơ biến chứng ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Viêm dạ dày cấp ở trẻ em là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Viêm dạ dày cấp tính là bệnh lý dạ dày phổ biến, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó, trẻ em là nhóm đối tượng dễ gặp phải căn bệnh này. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện so với người trưởng thành.

Viêm dạ dày cấp ở trẻ em là gì?

Viêm dạ dày cấp ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm cấp tính chịu tác động bởi các tác nhân gây hại. Điển hình là sự xâm nhập của vi khuẩn Hp, virus, ký sinh trùng vào cơ thể trẻ. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, khiến viêm nhiễm niêm mạc dạ dày. Các nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày cấp ở trẻ em cụ thể như:

  • Nhiễm vi khuẩn: Một số loại khuẩn gây viêm dạ dày cấp ở trẻ như vi khuẩn Hp, E.coli, campylobacter, salmonella,…Vi khuẩn có thể bám vào thức ăn, tay, đồ chơi của trẻ và đi vào cơ thể trẻ thông qua đường miệng. Khi gặp điều kiện thuận lợi, hại khuẩn sinh sôi và gây hại cho hệ tiêu hóa, cũng như làm phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe khác ở trẻ em.
  • Nhiễm virus: Đây cũng là nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp ở trẻ em. Rotavirus được xem là loại virus chính khiến niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm. Loại này có mức độ nguy hiểm cao, lây nhanh từ người sang người, nhất là khi tiếp xúc gần với người mang virus. Khi xâm nhập vào hệ tiêu hóa, virus sinh sôi làm ảnh hưởng chức năng tiêu hóa, gây bệnh viêm dạ dày cấp.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Dạ dày của trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu hơn so với người trưởng thành. Chính vì thế, trẻ dễ bị nhiễm giun, sán hoặc các loại ký sinh trùng tấn công gây hại cho hệ tiêu hóa.
  • Nhiễm độc: Viêm dạ dày cấp ở trẻ em có thể phát sinh do nguyên nhân nhiễm độc, dị ứng với các loại hải sản, nấm, hóa chất trong thuốc bảo vệ thực phẩm, sử dụng nước bị nhiễm chì,…Để phòng tránh nguy cơ nhiễm độc, bố mẹ nên lưu ý chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tránh cho bé ăn những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Cho trẻ em sử dụng thuốc tân dược sớm, dùng không đúng liều lượng, loại thuốc chỉ định của bác sĩ là tác nhân gây bệnh dạ dày cho trẻ nhỏ. Các loại như thuốc kháng sinh, thuốc chống táo bón, trị ký sinh trùng,…cần được dùng theo đúng hướng dẫn, nhất là trường hợp sử dụng cho trẻ nhỏ.

Những yếu tố này là các tác nhân gây bệnh chính, bố mẹ nên lưu ý. Khi nhận thấy con có biểu hiện bất thường, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ. Viêm dạ dày cấp ở trẻ em nếu không sớm điều trị có nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng viêm dạ dày cấp ở trẻ em

Các triệu chứng viêm dạ dày cấp ở trẻ em cũng tương tự như người lớn. Chúng xuất hiện đột ngột ngay khi cơ thể trẻ tiếp xúc với tác nhân gây hại. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp, trẻ bắt đầu khởi phát các triệu chứng bất thường sau khi nhiễm mầm bệnh từ 12-72 giờ đồng hồ. Chẳng hạn như:

Trẻ bị viêm dạ dày cấp thường xuyên buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn,…
  • Sốt cao: Viêm dạ dày cấp tính ở trẻ nhỏ có thể gây sốt cao. Trường hợp không kịp thời giúp trẻ hạ sốt, bé có nguy cơ bị co giật.
  • Đau bụng: Tình trạng này là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm dạ dày cấp. Bố mẹ có thể nhầm lẫn với đau dạ dày thông thường dẫn đến việc điều trị sai phương pháp. Cơn đau cấp tính xuất hiện từng cơn nhói, quặn thắt khó chịu, khiến trẻ quấy khóc. Cơn đau có thể tái đi tái lại, nhất là khi trẻ đói hoặc sau khi ăn no. Trẻ em bị đau bụng về đêm âm ĩ hoặc dữ dội gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm cơ thể trẻ suy nhược rõ rệt.
  • Nôn mửa, chán ăn: Viêm dạ dày cấp ở trẻ em có thể nhận biết thông qua biểu hiện nôn mửa, bỏ ăn thường xuyên, phổ biến ở nhóm đối tượng trẻ dưới 2 tuổi. Ngoài ra, trẻ cũng thường xuyên bị đau đầu, khó chịu. Việc cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng trong thời gian dài khiến trẻ bị sụt cân, suy dinh dưỡng.
  • Tiêu chảy: Viêm dạ dày cấp khiến trẻ bị tiêu chảy, đi đại tiện thường xuyên trong ngày. Bên cạnh đó, lẫn trong phân của trẻ lúc này có thể có máu và dịch nhầy màu bất thường.
  • Mất nước: Dưới ảnh hưởng của việc nôn mửa, tiêu chảy thường xuyên do viêm dạ dày cấp, cơ thể trẻ có biểu hiện mất nước như khô môi, miệng, lạnh tứ chi, tiểu ít, khóc không ra nước mắt, mệt mỏi, suy
    nhược cơ thể,…

Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện trên đây, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để thăm khám sớm. Trường hợp tự ý điều trị, điều trị không đúng phương pháp có thể khiến viêm dạ dày cấp ở trẻ em biến chứng nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng hoạt động tiêu hóa, bệnh còn gây ra không ít vấn đề khác, tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Viêm dạ dày cấp ở trẻ em nguy hiểm không? Khi nào đến gặp bác sĩ

Viêm dạ dày cấp tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Trường hợp viêm dạ dày cấp ở trẻ em cũng tương tự, nếu bố mẹ không sớm nhận biết và can thiệp điều trị, trẻ có nhiều nguy cơ gặp phải các biến chứng nặng nề. Không chỉ gây hại đến hệ thống tiêu hóa mà còn ảnh hưởng sức khỏe tổng thể và sự phát triển của trẻ.

Viêm dạ dày cấp ở trẻ em nếu không được điều trị có thể gây biến chứng ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Tuy nhiên, do các triệu chứng viêm khởi phát tương đồng với một số chứng bệnh khác, khiến việc phát hiện và điều trị sớm gặp nhiều khó khăn. Điều này vô tình tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập và tấn công mạnh mẽ niêm mạc dạ dày. Các biến chứng có thể xảy ra như:

  • Trẻ bị nhiễm toan chuyển hóa, rối loạn tiêu hóa protein.
  • Mất khả năng dung nạp đường sữa, rối loạn điện giải.
  • Một số trường hợp gặp biến chứng iatrogenic, hội chứng tan máu.
  • Biến chứng nặng gây thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày,…làm trẻ tử vong.

Trước các biến chứng nguy hiểm kể trên, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện nếu trẻ có biểu hiện bất thường như:

  • Sốt trên 38 độ, bỏ ăn, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Bụng đau dữ dội, nôn ra dịch có màu xanh, ra máu.
  • Ngủ nhiều, sốt li bì, đi đại tiện phân đen đôi khi có máu.
  • Tay chân lạnh, cơ thể có dấu hiệu mất nước,…

Các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng của trẻ đưa ra phương án chẩn đoán và điều trị. Bố mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn giúp con sớm chữa khỏi bệnh viêm dạ dày cấp, bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng và cơ thể nói chung.

Điều trị viêm dạ dày cấp ở trẻ em

Trước khi đưa ra phương án điều trị viêm dạ dày cấp ở trẻ em, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh bằng một số thủ thuật y tế như xét nghiệm phân, nội soi dạ dày,…Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ hướng dẫn phụ huynh phương pháp điều trị viêm dạ dày cho trẻ. Các hướng điều trị như sau:

Sử dụng thuốc Tây

Đây không phải là biện pháp tối ưu, tuy nhiên trong một vài trường hợp cần phải can thiệp điều trị bằng thuốc. Thuốc tân dược thường có hiệu quả nhanh tuy nhiên cũng tiềm ẩn khả năng gây tác dụng phụ. Do đó, bố mẹ chỉ nên cho con dùng thuốc khi được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Bố mẹ chỉ nên cho con sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định điều trị

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày cấp, tuổi và thể trạng của trẻ, bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp. Một số loại thường được dùng như:

  • Loperamid: Dạng thuốc cải thiện tình trạng tiêu chảy có thể dùng cho trẻ em. Chỉ định cho trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy nặng kéo theo tình trạng mất nước nghiêm trọng. Sử dụng cho trẻ em trên 2 tuổi, chống chỉ định cho trẻ sơ sinh.
  • Ondansetron: Tác dụng của thuốc giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng nôn mửa, chống nôn. Thuốc được dùng ở dạng tiêm tĩnh mạch hoặc viên uống. Bác sĩ sẽ hướng dẫn người thân cách sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh của từng trẻ.
  • Thuốc diệt vi khuẩn, ký sinh trùng: Thường dùng thuốc có chứa nitazoxanide, metronidazole. Ngoài ra, trẻ cũng có thể phải dùng đến một số thuốc đặc trị ký sinh trùng khác.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng theo hướng dẫn, không tự ý sử dụng cho trẻ. Thuốc kháng sinh được dùng với mục đích loại bỏ vi khuẩn Hp trong trường hợp viêm dạ dày cấp do vi khuẩn này gây ra.

Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Phụ huynh không nên tự ý thay đổi thuốc, liều dùng cho trẻ nhỏ. Điều này có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Đặc biệt nguy hiểm nếu lạm dụng khiến cơ thể trẻ gặp biến chứng đe dọa tính mạng.

Điều trị bằng mẹo chữa tại nhà

Viêm dạ dày cấp ở trẻ em có thể điều trị tại nhà bằng biện pháp dân gian. Tuy nhiên chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ và có kết hợp theo dõi y tế nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ. Hầu hết mẹo chữa dân gian đều sử dụng nguyên liệu thiên nhiên nên khá lành tính, ít phát sinh tác dụng phụ cho cơ thể trẻ. Tham khảo các biện pháp tại nhà giúp giảm triệu chứng viêm dạ dày cấp như sau:

  • Massage bụng cho trẻ: Mẹo giảm đau bụng cho trẻ. Mẹ có thể sử dụng một ít tinh dầu kết hợp massage nhẹ nhàng bằng tay theo chiều kim đồng hồ để xoa dịu cơn đau, giúp trẻ dễ chịu hơn.
  • Chườm ấm: Cơn đau xuất hiện đột ngột do viêm cấp tính khiến bé khó chịu. Mẹ có thể giảm đau cho con bằng cách dùng túi chườm chườm ấm bụng cho trẻ. Nếu nhà không có túi chườm, mẹ có thể tận dụng một chai thủy tinh có nắp đậy hoặc khăn bông thấm nước ấm để chườm cho con. Lưu ý nhiệt độ không quá cao, tránh làm bỏng da của trẻ.
  • Sử dụng trà thảo dược: Cho trẻ uống trà thảo dược cũng là biện pháp hỗ trợ điều trị viêm dạ dày cấp hiệu quả. Những loại trà được dùng phổ biến như trà gừng, trà hoa cúc,…giúp làm ấm dạ dày, xoa dịu cơn đau khi niêm mạc bị viêm nhiễm. Ngoài ra các chất có trong trà còn giúp loại bỏ hại khuẩn, bảo vệ vết viêm loét không trở nên nghiêm trọng hơn. Bố mẹ có thể cho con uống trà vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng tinh bột nghệ: Dùng tinh bột nghệ trị bệnh dạ dày là cách dân gian được nhiều người áp dụng. Mẹo chữa này cũng có thể dùng cho trẻ em bị viêm dạ dày cấp tính. Nghệ chứa các hoạt chất chống oxy hóa, vitamin giúp cải thiện viêm nhiễm, ức chế hoạt động của vi khuẩn trong dạ dày. Cho trẻ uống tinh bột nghệ pha với nước ấm mỗi sáng để sớm đẩy lùi các triệu chứng viêm ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.

Mẹo dân gian giúp xoa dịu cơn đau bụng khó chịu và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm dạ dày cấp hiệu quả. Tuy nhiên, biện pháp này trên thực tế không thể loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,…Do đó, bố mẹ nên kết hợp theo dõi y tế để kiểm soát nguyên nhân gây bệnh, khi cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị để giảm rủi ro bệnh chuyển biến nặng gây hại cho trẻ.

Chăm sóc và phòng ngừa viêm dạ dày cấp ở trẻ em

Ngoài dùng thuốc hay áp dụng mẹo chữa dân gian, bố mẹ nên lưu ý về cách chăm sóc trẻ để cải thiện chứng viêm dạ dày cấp. Bởi, nguyên nhân gây bệnh có yếu tố về thói quen ăn uống, sinh hoạt khiến hại khuẩn có cơ hội tấn công gây bệnh. Do đó, bố mẹ nên lưu ý các vấn đề sau đây để sớm đẩy lùi viêm dạ dày, đồng thời giảm nguy cơ bệnh tái phát, giúp trẻ phát triển tốt hơn:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hợp lý giúp phòng viêm dạ dày cấp ở trẻ em

Về chế độ dinh dưỡng:

  • Lựa chọn thực phẩm phù hợp cho trẻ em. Nên bổ sung các chất như vitamin, khoáng chất và đạm tốt để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.
  • Chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu hóa thay cho các món cứng, khó tiêu khiến dạ dày chịu thêm nhiều áp lực.
  • Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ, việc này giúp dạ dày tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời tránh được nguy cơ axit dạ dày tiết ra dư thừa khiến niêm mạc viêm loét nghiêm trọng.
  • Ăn chín uống sôi, tập cho trẻ thói quen ăn chậm nhai kỹ để thức ăn được tiêu hóa tốt nhất.
  • Tránh những món cay, nóng, quá chua, không nên để trẻ uống nước ngọt đóng chai, có gas. Thay vào đó, bố mẹ có thể cho con uống nước ép trái cây, rau củ quả,…
  • Đối với trẻ sơ sinh, không nên cho con ăn dặm quá sớm. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian thích hợp để bắt đầu cho bé làm quen với thực phẩm khác thay sữa mẹ.

Về thói quen sinh hoạt:

  • Giúp con hình thành thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để giảm nguy cơ viêm nhiễm hại khuẩn từ bên ngoài.
  • Không nên cho con nằm hoặc ngủ ngay sau khi ăn. Tập cho trẻ thói quen nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn 20-30 phút để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa tốt hơn.
  • Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân giữa trẻ em và người lớn để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
  • Giữ vệ sinh cơ thể, đánh răng ngày 2 lần để phòng ngừa các bệnh lý khác có thể gây viêm dạ dày cấp.
  • Tránh hôn môi trẻ em, móm thức ăn,…Do cơ thể trẻ có sức đề kháng yếu, khi tiếp xúc với vi khuẩn, ký sinh trùng vào đường tiêu hóa sẽ gây ra không ít vấn đề cho trẻ, nhất là tình trạng viêm cấp tính.
  • Thăm khám bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu có biểu hiện bất thường bác sĩ sẽ giúp đưa ra phác đồ điều trị sớm, phòng ngừa biến chứng.

Viên dạ dày cấp ở trẻ em có thể khởi phát dễ dàng khi cơ thể trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây hại. Do giai đoạn này, hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện. Nếu vô tình nhiễm phải phải hại khuẩn, trẻ có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Do đó, bố mẹ khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường nên đưa con đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để kiểm tra, điều trị càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm:

  • 10+ Bài thuốc dân gian chữa viêm hang vị dạ dày hay nhất
  • 16 Cách chữa đau dạ dày tại nhà nhanh nhất, giảm đau cấp tốc
  • Viêm niêm mạc dạ dày kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh?
  • Đau dạ dày nên ăn cháo gì? 8 món cháo bổ dưỡng nên biết

Xem thêm: Tự chế mặt nạ dầu gấc trị nám tàn nhang chỉ trong “tích tắc”

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!