Viêm khớp ngón tay cái là gì? Có chữa khỏi không? Cách điều trị

Viêm khớp ngón tay cái gây nhiều bất tiện trong hoạt động thường nhật của bàn tay. Tình trạng này có thể xuất hiện đơn độc hoặc kèm theo các biểu hiện bệnh lý khác. Vậy viêm khớp ngón tay cái là gì? Bệnh có nguy hiểm và chữa khỏi được hay không? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về bệnh.

Tổng quan bệnh viêm khớp ngón tay cái

Rất nhiều người thường hay chủ quan khi bị sưng đau các khớp ngón tay mà không hề biết đó có thể là biểu hiện của bệnh lý nào đó. Các thông tin sau sẽ giúp bạn có nhìn tổng quát nhất về bệnh viêm khớp ngón tay cái.

Viêm khớp ngón tay cái là gì?

Viêm khớp ngón tay cái là tổng hợp tất cả các bệnh lý gây tổn thương viêm tại chỗ, gây bất tiện cho người bệnh. Bệnh có thể kèm theo đau, đôi khi cảm giác tê liệt ngón tay hoặc sưng phồng tại ổ khớp.

Viêm khớp ngón tay cái là tình trạng nhiều người mắc phải

Viêm khớp ngón tay cái thường gặp ở các đối tượng có chấn thương, phải vận động mạnh và người cao tuổi. Ở thể trạng nhẹ, bệnh chưa có nhiều triệu chứng rõ rệt và thường không phân biệt được với các khớp ngón tay khác.

Quá trình tiến triển của bệnh cũng tùy vào thể trạng và độ tuổi sẽ có mức độ viêm khác nhau. Khi đã chuyển sang giai đoạn nặng, bệnh có thể gây nguy hiểm hoặc biến chứng không phục hồi sau này.

Nguyên nhân

Viêm khớp ngón tay cái có nhiều nguyên nhân gây ra. Để điều trị hiệu quả, bệnh nhân nên nhận biết được thể trạng bệnh chính xác của mình.

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây viêm khớp ngón tay cái.

Thoái hóa khớp ngón tay cái

Thoái hóa là nguyên nhân của hầu hết các tình trạng bệnh xương khớp, trong đó có viêm khớp ngón tay cái. Thoái hóa chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi, khi mà hệ xương toàn cơ thể bị suy giảm chất lượng và dễ bị gãy/loãng xương.

Gout

Người bị bệnh gout bị sưng đau các khớp chi (tay, chân) gây đau và viêm tại chỗ. Do vậy, nếu bị viêm khớp ngón tay cái thì bệnh nhân cũng có thể nghĩ đến nguyên nhân này, để chắc chắn thì nên xét nghiệm chỉ số acid uric trong máu và urat nước tiểu.

Chế độ ăn uống thiếu chất

Nguyên nhân này thường gặp ở đối tượng đang ở độ tuổi 16 – 18 và người cao tuổi, bởi chưa cung cấp đủ dưỡng chất khiến hệ xương phát triển bất bình thường. Từ đó gây ra tình trạng đau và viêm tại các khớp chi, trong đó có khớp ngón tay cái.

Ăn uống không đủ chất còn làm giảm lượng dịch nhầy ổ khớp dẫn tới cản trở quá trình vận động.

Viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra ổ viêm tại các chi đối xứng, trong đó có khớp ngón tay cái. Bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi và có cả thể bẩm sinh.

Viêm khớp ngón tay cái trên nguyên nhân bệnh lý nền

Viêm dính khớp

Viêm dính khớp là tình trạng các khớp khó tách rời nhau, khả năng miễn dịch tại chỗ cũng kém nên dẫn đến viêm. Đối với bệnh nhân có các dị tật bẩm sinh thì thường phải thực hiện phẫu thuật thì mới điều trị được.

Do tuổi tác

Độ tuổi càng tăng cao thì nguy cơ mắc bệnh xương khớp càng lớn bởi lúc này sức đề kháng suy giảm. Vi khuẩn có hại hoặc các dị nguyên khác sẽ tấn công vào cơ thể, đặc biệt hệ xương là nơi có mức độ thoái hóa cao nhất nên dễ bị bệnh hơn.

Bên cạnh đó, khi mắc các bệnh lý gan thận hoặc chức năng khác cần điều trị thuốc, có thể sẽ gây tác dụng phụ như loãng xương và xơ hóa tổ chức mô mềm.

Đứt dây chằng khớp ngón tay cái

Tại khớp ngón tay cái sẽ có các dây chằng, với nhiệm vụ là thay đổi phạm vi vận động và cố định các khớp vào vị trí. Bệnh thường gặp ở các đối tượng vận động viên thể hình hoặc các bộ môn bóng rổ, bóng chuyền…

Khi có tổn thương tại dây chằng, sẽ có biểu hiện viêm và sưng đau. Đây cũng là một nguyên nhân gây viêm khớp ngón tay cái.

Thời tiết thay đổi đột ngột

Thời tiết thay đổi là nguyên nhân khác quan dẫn đến viêm khớp ngón tay cái. Lúc này các tổ chức mô mềm và xương sẽ có sự thay đổi về cấu trúc. Đặc biệt là chất dịch nhầy ổ khớp sẽ không tiết ra nhiều, gây cảm giác khó chịu trong vận động.

Viêm dây chằng khớp ngón tay cái

Bệnh lý này khác với tình trạng đứt dây chằng và được phân biệ
t qua khả năng/phạm vi vận động của khớp ngón tay cái. Trong viêm, khả năng vận động còn lại từ ít đến nhiều tùy vào thể trạng bệnh nhân. Tuy nhiên khi đã đứt dây chằng thì khả năng vận động không còn.

Chấn thương do va chạm hoặc vận động mạnh

Chấn thương do va chạm cũng là nguyên thường gặp. Bệnh nhân không hề có biểu hiện của bệnh lý xương khớp khác, nhưng do có va chạm hoặc vận động mạnh dẫn tới các tổn thương thực thể. Từ đó dẫn đến viêm tại khớp ngón tay cái.

Chấn thương khi vận động mạnh

Nhiễm khuẩn từ vết thương ngoài da

Các vết thương ngoài da hoặc tổn thương mô mềm các mức độ sẽ là nguy cơ gây viêm khớp nếu không vệ sinh sạch sẽ. Đối với trường hợp này phải có biện pháp bọc vết thương hở và điều trị kết hợp kháng sinh để tránh nhiễm trùng.

Triệu chứng

Viêm khớp ngón tay cái có các biểu hiện như sau:

  • Đau nhức tại khớp ngón tay cái.
  • Biểu hiện nóng sốt tại khớp kèm theo sưng tấy.
  • Phạm vi vận động của khớp ngón tay cái giảm hoặc bị bất động.
  • Có thể tác động lên mô mềm và các khớp ngón tay khác.
  • Biểu hiện toàn thân: Đau dây thần kinh, chán ăn, mệt mỏi, khó ngủ…

Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm khớp ngón tay cái thường không gây nguy hiểm đối với các chấn thương nhẹ. Tuy nhiên khi liên quan đến các bệnh lý khác, tình trạng viêm có thể kéo dài và có thể gây hoại tử.

Thực chất, bạch cầu trong máu sẽ tăng lên và được huy động đến vị trí khớp ngón tay cái trong các trường hợp viêm nặng. Nếu bệnh nhân bị bệnh về máu hoặc có hiện tượng tắc nghẽn mạch thì quá trình điều trị sẽ diễn biến chậm và bệnh nhân thường phải thực hiện phẫu thuật.

Các phẫu thuật ghép xương/khớp hoặc cắt bỏ sẽ được chỉ định trong trường hợp cụ thể. Người bệnh không nên để tình trạng tiến triển nặng rồi mới điều trị, nên xử lý sớm nhất có thể.

Bệnh có chữa khỏi không?

Viêm khớp ngón tay cái có thể hồi phục đến 90% chức năng khi bệnh nhân kiên trì và điều trị sớm. Tất nhiên, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phác đồ và thực hiện phục hồi chức năng trong và sau điều trị để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bệnh nhân có thể sử dụng Đông y kèm biện pháp Tây y để vừa điều trị và phòng ngừa. Đối với bệnh nhân có tiên lượng xấu thường phải dùng thuốc dạng tiêm kết hợp can thiệp ngoại khoa thì mới cải thiện được. Tỷ lệ phải cắt bỏ khớp không hề nhỏ, do vậy bệnh nhân không được chủ quan trong điều trị.

Bệnh cần sớm được điều trị tránh những biến chứng về sau

Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị viêm khớp ngón tay cái

Thực hiện chẩn đoán và điều trị bệnh là quá trình song song và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Và điều chắc chắn ở đây là, nếu chẩn đoán sai thì điều trị cũng không đúng hướng và ngược lại.

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp ngón tay cái

Bệnh nhân nên biết về quy trình chẩn đoán để cung cấp cho bác sĩ những thông tin cần thiết. Và các nhân viên y tế thì phải nắm rõ quy trình này, đặc biệt là không được bỏ sót bất kỳ triệu chứng bệnh cũng như chủ quan trong quá trình thăm khám.

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp ngón tay cái được thực hiện theo quy trình sau:

Khám tại chỗ

Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám tại chỗ, bao gồm: Mức độ đau, tổn thương viêm ngoài da, độ sưng và ảnh hưởng các khớp khác. Lúc này bệnh nhân cũng nên trao đổi về các triệu chứng chính xác đang gặp phải, nếu được nên cung cấp thêm bệnh lý nền và các dòng thuốc đã/đang sử dụng.

Đánh giá phạm vi di chuyển

Dựa trên các biểu hiện bệnh lý, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá khả năng/phạm vi di chuyển của khớp ngón tay cái qua các bài tập. Sau đó sẽ đánh giá bước đầu về mức độ thương tổn mô mềm.

Xét nghiệm

Thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá chỉ số bạch cầu đa nhân trung tính và nồng độ acid uric. Bác sĩ sẽ chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có sức đề kháng kém và có tiền sử bệnh lý trước đó. Nếu người bệnh bị huyết áp thấp và không thực hiện được các xét nghiệm này thì có thể chuyển sang chụp chiếu hình ảnh.

Hình ảnh

Đây là bước cuối cùng trong quá trình chẩn đoán và cũng được xem là tiêu chí có giá trị nhất để kết luận bệnh. Khi thực hiện chụp X – quang hoặc chụp cắt lớp, bác sĩ sẽ thấy rõ vị trí và mức độ tổn thương. Sau đó kết hợp với các bước trên để tiến hành điều trị bệnh cụ thể.

Gợi ý

Viêm khớp tay là bệnh gì? Nguyên nhân, cách chữa hiệu quả nhất

Mẹo dân gian điều trị viêm khớp ngón tay cái tại
nhà

Các mẹo dân gian thường được dùng khi biểu hiện của bệnh nhân chưa mạnh, khá dễ thực hiện và giảm đau chống viêm nhanh. Bên cạnh đó, so với các dòng tây y cắt cơn triệu chứng thì các mẹo này chỉ tác động ngoài da và ở mô mềm nông, do vậy không làm che giấu đi các biểu hiện khác lạ của bệnh.

Trinh nữ hoàng cung kết hợp mật ong

Nguyên liệu: Trinh nữ hoàng cung 30g, rượu 100mL, mật ong 100g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Trinh nữ hoàng cung thái lát mỏng, sau đó tẩm thêm rượu, đậy kín trong 15 phút.
  • Thực hiện sao vàng rồi bỏ vào vào nồi sắc nước, thêm khoảng 500mL rồi sắc còn 50ml.
  • Thêm một chút mật ong đến vừa khẩu vị thì uống.
Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng rất tốt

Trà gừng

Nguyên liệu: Gừng tươi 100g, đường trắng 100g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Gừng rửa sạch, sau đó thái lát mỏng, rồi cho vào một cốc nước.
  • Thêm khoảng 50mL nước đun sôi và đường trắng (vừa khẩu vị) rồi dùng uống ngay khi còn nóng.
  • Bệnh nhân có thể kết hợp đắp thêm gừng thái lát được xào nóng lên trên vị trí đau, sẽ có tác dụng nhân đôi.

Chườm đá lửa

Nguyên liệu: Đá lửa 1 viên, túi vải đựng.

Thực hiện và sử dụng:

  • Làm nóng đá lửa bằng nhiệt vừa phải, sau đó cho vào túi vải.
  • Thực hiện chườm trực tiếp trên bề mặt khớp ngón tay cái đến khi hết nóng.
  • Lưu ý chườm đều tay và xung quanh ngón tay để tản nhiệt.

Viêm khớp ngón tay cái điều trị Đông y

Viêm khớp ngón tay cái được điều trị bằng Đông y, có nguồn gốc thảo dược nên khá lành tính. Điều trị lâu dài không lo nhiễm độc cơ thể hoặc có nguy cơ suy giảm miễn dịch.

Tuy nhiên việc sử dụng hàng ngày yêu cầu bệnh nhân phải kiên trì, quá trình thực hiện khá mất công và hiệu quả điều trị rất chậm.

Các bài thuốc Đông y thường dùng điều trị viêm khớp ngón tay cái thực hiện như sau.

Bài thuốc 1

Nguyên liệu:

  • Trinh nữ, thổ phục linh mỗi vị 20g.
  • Nam tục đoạn, bạch tô, hà thủ ô mỗi vị 16g.
  • Thạch xương bồ, đương quy, chích thảo mỗi vị 12g.
  • Sơn thục, quế chi mỗi vị 10g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Các vị thuốc trên cho vào ấm sắc thuốc, sau đó thêm 900mL nước rồi đun đến cạn, khoảng 2 bát thuốc thì dừng.
  • Chia đều nhiều lần để uống.

Bài thuốc 2

Nguyên liệu:

  • Thổ phục linh 20g.
  • Ngải diệp, cối xay, kinh giới, tục đoạn, trinh nữ, tang chi, đơn hoa, cỏ xước, đinh lăng mỗi vị 16g.
  • Thiên niên kiện, chích thảo, quế chi, xa tiền tử mỗi vị 10g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Các vị thuốc trên cho vào ấm sắc thuốc, sau đó thêm 600mL nước rồi đun đến cạn, còn khoảng 1 bát thuốc thì dừng.
  • Chia đều nhiều lần để uống.
Các vị thuốc Đông y hỗ trợ điều trị bệnh

Bài thuốc 3

Nguyên liệu:

  • Thổ phục linh, hy thiêm, rễ vòi voi, ké đầu ngựa mỗi vị 16g.
  • Ý dĩ, uy linh tiên, cam thảo nam, tỳ giải mỗi vị 12g.
  • Bạch chỉ, quế chi mỗi vị 10g.

Thực hiện và sử dụng:

  • Các vị thuốc trên rửa sạch qua nước, rồi để ráo.
  • Cho thuốc vào ấm sắc thuốc, sau đó thêm 1000mL nước rồi đun đến cạn, còn khoảng 3 bát thuốc thì dừng.
  • Chia đều nhiều lần để uống.

Viêm khớp cổ tay cái điều trị bằng Tây y

Điều trị bằng Tây y là biện pháp tối ưu nhất về hiệu quả tác dụng. Phương pháp này có thể đạt hiệu quả ít nhất trên 60% bệnh. Tuy nhiên, không thể sử dụng quá lâu và liều cao, bởi sẽ gây ra những tác dụng phụ và suy yếu chức năng miễn dịch của cơ thể.

Sử dụng thuốc tây trong điều trị

Thuốc Tây

Các dòng thuốc tây được chỉ định sử dụng tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh. Bệnh nhân có thể tham khảo một số cách điều trị với tình trạng bệnh phổ biến dưới đây.

  • Viêm khớp dạng thấp: Phác đồ điều trị kết hợp các dòng thuốc giảm đau chống
    viêm chọn lọc COX 2 (celecoxib, etoricoxib), corticosteroid (hydrocortisone, methylprednisolone) và DMARDs (methotrexat, tocilizumab, adalimumab…) theo liều lượng của bác sĩ chỉ định.
  • Gout: Phác đồ điều trị kết hợp NSAIDs/Corticosteroid, colchicin và allopurinol. Các thuốc này có vai trò cắt cơn triệu chứng và điều trị lâu dài nên phải sử dụng chung trong một liệu trình điều trị.
  • Viêm bình thường: NSAIDs kết hợp corticosteroid và chống phù nề bề mặt (alphachymotrypsin) hoặc NSAIDs kết hợp corticosteroid (khi không có phù nề).

Vật lý trị liệu

Các biện pháp vật lý trị liệu được sử dụng trong điều trị viêm khớp ngón tay cái bao gồm:

  • Bài tập co dãn khớp ngón tay: Dùng dụng cụ tạo lực, liên tục bóp rồi nhà đến khi cảm thấy chớm mỏi ở bàn tay thì dừng. Sau đó tiếp tục thực hiện 2 – 3 lần nữa.
  • Dùng kim châm để tiêu viêm và giảm đau thần kinh bởi nguồn điện nối cùng. Thực hiện lộ trình khoảng 20 phút/lần.
  • Cải thiện lực ngón tay: Cho bệnh nhân nâng các vật có khối lượng tăng dần để tạo cảm giác tại tay, bên cạnh đó giúp ngón tay phục hồi chức năng.

Phẫu thuật

Thực hiện phẫu thuật như đã nói sẽ được bác sĩ chỉ định khi gặp phải tình trạng nặng, biến chứng bệnh xuất hiện nhiều hoặc có tiên lượng xấu ngay từ đầu. Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ phải thực hiện các xét nghiệm cơ quan và đánh giá tình trạng sức khỏe. Sau đó mới bắt đầu tiến hành các phẫu thuật chỉnh hình bao gồm: ghép nối xương (khi có tổn thương), chỉnh xương (khi lệch vị trí), cắt bỏ xương (khi hoại tử).

Phẫu thuật sẽ nhanh chóng giải quyết tình trạng bệnh này

Viêm khớp ngón tay cái ăn gì, kiêng gì để điều trị bệnh tốt nhất

Viêm khớp ngón tay cái để có thể hồi phục và cải thiện được nhiều nhất các biến chứng thì bệnh nhân phải thực hiện phối hợp cả sử dụng thuốc, chế độ ăn uống và tập luyện.

Những thực phẩm bệnh nhân nên sử dụng trong thời gian điều trị viêm khớp ngón tay bao gồm:

  • Các loại hạt khô như hạt điều, hạt óc chó, macca…sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng dưỡng chất dồi dào. Protein từ các loại hạt này không hề gây lắng đọng các tinh thể urat hoặc gây dư thừa, bên cạnh đó còn giúp tim mạch của bệnh nhân ổn định.
  • Thịt động vật giáp xác như tôm, cua, hàu…sẽ cung cấp lượng lớn nguyên tố vi lượng canxi ở dạng hữu cơ, dễ hấp thu và không gây lắng đọng.
  • Các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C như ổi, cam, quýt, dứa gai…sẽ giúp tăng cường đề kháng cơ thể trong điều trị.
  • Sử dụng các loại nước nấu từ đậu đen, râu ngô sẽ giúp đẩy nhanh quá trình đào thảo và hỗ trợ chức năng gan thận khi phải sử dụng nhiều thuốc.

Một số nhóm thực phẩm nên tránh bao gồm:

  • Nhóm chất kích thích như cafein, nước chè, thuốc lá, rượu bia…
  • Đồ ăn đã chế biến sẵn, có nhiều dầu mỡ.
  • Đồ ăn nhiều gia vị.
  • Nhóm các tinh thực phẩm chứa nhiều gluten và các loại thịt đỏ như thịt bò, trâu…

Trên đây là thông tin đầy đủ về viêm khớp ngón tay cái. Bệnh nhân và người nhà nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định sử dụng thuốc, cũng như nên có biện pháp phòng ngừa hàng ngày để tránh mắc bệnh.

Nguồn: https://nhatnamyvien.com/viem-khop-ngon-tay-cai-12024.html

Xem thêm: 9 loại thuốc + kem bôi trị viêm da tiết bã phổ biến tốt nhất

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!