Viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Viêm đại tràng mãn tính là bệnh lý xảy ra phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng. Bệnh rất khó điều trị dứt điểm và rất dễ tái phát lại nếu như không được chữa đúng cách. Nó không chỉ gây đau đớn làm ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn khiến cho người bệnh đối mặt với nỗi lo về ung thư đại tràng.
Viêm đại tràng mãn tính là gì?
Đại tràng là một bộ phận nằm ở cuối đường ruột, đóng vai trò chủ yếu là lưu trữ phần thức ăn còn lại sau khi đã được ruột non hấp thụ hết dinh dưỡng. Phần bã này được gọi là phân, sẽ được tống ra ngoài cơ thể qua trực tràng và là nơi rất dễ bị các vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
Người mắc bệnh viêm đại tràng nếu không sớm chữa trị kịp thời sẽ khiến cho lớp niêm mạc tổn thương nghiêm trọng dẫn đến xuất hiện các ổ viêm loét, niêm mạc bị xung huyết và chảy máu. Từ đó sẽ làm xuất hiện bệnh viêm đại tràng mãn tính, được xem là giai đoạn nặng hơn của bệnh viêm đại tràng cấp tính.
Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng viêm nhiễm làm tổn thương nơi khư trú hoặc lan rộng ở vùng niêm mạc đại tràng. Nếu trong tình trạng nhẹ thì khi bị tác động sẽ làm lớp niêm mạc dễ chảy máu. Còn nặng hơn sẽ khiến cho niêm mạc xuất hiện nhiều vết loét, xung huyết, xuất huyết hoặc thậm chí là tạo nên những ổ áp xe nhỏ gây đau đớn và khó chịu nơi người bệnh.
Có thể nói đây là bệnh lý về đường tiêu hoá thường gặp ở hầu hết các nước đang phát triển. Theo số liệu thống kê, tại nước ta có đến 20% dân số mắc phải viêm đại tràng mãn tính và bệnh lý này đang có chiều hướng ngày một tăng lên.
Nguyên nhân gây viêm đại tràng mãn tính
Các chuyên gia y tế cho rằng, bệnh viêm đại tràng mãn tính được chia thành 2 nhóm nguyên nhân gây bệnh điển hình như sau:
1. Viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân
- Viêm đại tràng Crohn: Đây là một bệnh lý viêm đường ruột gây viêm màng đường tiêu hoá dẫn đến tình trạng đau bụng, tiêu chảy và suy dinh dưỡng trầm trọng. Bệnh Crohn thường xuất hiện chủ yếu ở thanh thiếu niên hoặc thanh niên.
- Viêm đại tràng cấp tính không được điều trị: Đây là tình trạng sau khi đã bị nhiễm độc, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng, nhiễm nấm mà không được điều trị dứt điểm hoàn toàn trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tháng sẽ diễn tiến sang giai đoạn mãn tính.
2. Viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên nhân
Bệnh viêm tràng mãn tính không rõ nguyên nhân được gọi là viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu có liên quan đến những nguyên nhân gây ảnh hưởng như:
- Nhiễm ký sinh trùng: Chủ yếu là các loại giun đũa, giun kim, giun tóc,…
- Nhiễm vi trùng gây bệnh đường ruột: Các loại vi khuẩn phổ biến gậy bệnh đường ruột là Salmonella, Shigella,…
- Ăn uống không khoa học: Với chế độ ăn uống không điều độ, ăn các loại thực phẩm gây kích thích, tổn thương dạ dày và niêm mạc đãi tràng.
- Bị táo bón kéo dài.
Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng mãn tính
Đối với viêm đại tràng mãn tính, người bệnh sẽ gặp phải những dấu hiệu đặc trưng như sau:
- Đau bụng kéo dài: Những cơn đau dọc theo khung đại tràng xuất hiện ở vị trí nửa khung đại tràng và hai hố chậu với những cơn đau quặn, có khi xuất hiện theo từng cơn hoặc đau âm ỉ. Không dừng tại đó, người bệnh sẽ cảm thấy bụng luôn căng trướng, căng tức khó chịu, nhất là khu trú dọc khung đại tràng.
- Táo bón: Đây là biểu hiện của việc đại tràng không hoàn thành tốt chức năng gây khó khăn trong việc đi đại tiện và thường kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn.
- Tiêu chảy: Người bệnh sẽ có biểu hiện bị tiêu chảy kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Đồng thời, trong phân có lẫn với máu hoặc là chất nhầy.
- Khó chịu ở trực tràng: Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu hoặc vùng trực tràng bị chảy máu, nguyên nhân là do các vết loét tiếp xúc với chất hữu cơ mà người bệnh tiếp nạp vào gây đau rát và chảy máu.
- Cơ thể mệt mỏi: Viêm đại tràng mãn tính gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng cho nên người bệnh sẽ có biểu hiện chán ăn, ăn uống kém, đầy bụng, suy giảm trí nhớ, toàn thân mệt mỏi, hay cáu gắt, lo lắng,…
- Thiếu máu: Viêm đại tràng mãn tính sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu đại tràng, tiêu chảy, đại tiện ra máu,… dẫn đến cơ thể bị thiếu máu.
- Đau khớp: Bệnh lý này sẽ khiến cho người bệnh phải đối mặt với trạng thái sưng và đau khớp. Tuy nhiên, chứng viêm khớp sẽ giảm dần và không gây tổn thương lâu dài đối với sức khoẻ.
Viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không?
Bệnh viêm đại tràng ở giai đoạn nhẹ nếu được phát hiện và điều trị kịp thời cùng với ăn uống khoa học thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu để rơi vào giai đoạn mãn tính thì sẽ rất khó để điều trị dứt điểm. Bệnh có thể diễn tiến nghiêm trọng và để lại những biến chứng nguy hiểm nếu để càng lâu như:
- Xuất huyết đại tràng: Lúc này, lớp niêm mạc đã bị viêm loét trong một thời gian dài rất dễ dẫn đến xuất huyết. Khi đó sẽ xuất hiện dấu hiệu đại tiện ra máu kèm theo phân lẫn trong chất nhầy và thậm chí có thể gây chảy máu ồ ạt mỗi khi đại tiện. Biến chứng này sẽ khiến người bệnh bị thiếu máu, cơ thể luôn xanh xao, mệt mỏi.
- Giãn đại tràng: Viêm đại tràng mãn tính sẽ làm chức năng tiêu hoá của đại tràng suy giảm khiến cho toàn bộ cấu trúc bị giãn. Biến chứng này sẽ khiến cho người bệnh bị đau bụng dữ dội, rơi vào trạng thái hôn mê. Và nếu không được cấp cứu kịp thời thì tỉ lệ mắc phải tử vong sẽ rất lớn.
- Thủng đại tràng: Nếu các ổ viêm loét ăn sâu và lan sang thành niêm mạc sẽ khiến người bệnh có nguy cơ bị thủng đại tràng vô cùng nguy hiểm. Hoặc quá lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ khiến cho tình trạng trở nên tệ hơn bởi lớp nhung bảo vệ niêm mạc đã dần bị mất đi.
- Ung thư đại tràng: Nếu để tình trạng viêm loét kéo dài, tái phát liên tục sẽ khiến cho tế bào biểu mô niêm mạc có nguy cơ loạn sản, tiến triển sang tế bào ác tính và sau đó chuyển sang ung thư đại tràng, quá trình phát triển tích luỹ này có thể kéo dài từ 7 – 10 năm.
Chẩn đoán bệnh viêm đại tràng mãn tính
Khi đến thăm khám, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kiểm tra lịch sử bệnh án kèm theo các triệu chứng liên quan đến bệnh. Và thông qua những thông tin này, để đi đến kết luận chính xác thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu: Nếu số lượng bạch cầu tăng lên thì người bệnh có nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính.
- Xét nghiệm phân: Lấy mẫu phân để kiểm tra, phân tích để xác định lượng máu, vi khuẩn và ký sinh trùng ở bên trong đường ruột.
- Nội soi đại tràng: Cho phép bác sĩ kiểm tra trực tiếp những dấu hiệu viêm loét ở thành đại tràng.
- Chụp X-quang có thuốc cảng quang: Giúp xác định các vết loét lớn ở vùng đại tràng hoặc tình trạng gây tắc nghẽn hệ thống tiêu hoá.
- Chụp CT: Giúp xác định được các ổ áp xe hình thành ở niêm mạc ruột.
- Sinh thiết: Xét nghiệm này sẽ được chỉ định thực hiện đối với tình trạng gây nghiêm trọng như là ung thư đại trực tràng.
Điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính
Các chuyên gia y tế cho rằng, bệnh viêm đại tràng là bệnh lý rất khó để điều trị dứt điểm. Chính vì vậy mà trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải kết hợp giữa điều trị bằng phương pháp Tây y cùng với chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng.
1. Điều trị viêm đại tràng mãn tính bằng phương pháp Tây y
Tuỳ theo tình trạng mắc bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho phù hợp. Khi điều trị bằng Tây y, người bệnh sẽ được điều trị theo 2 phương pháp sau đây:
1.1. Sử dụng thuốc
Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị nào để chữa bệnh viêm đại tràng mãn tính mà chỉ có các loại thuốc giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng cũng như ngăn ngừa các biến chứng. Do đó, thuốc Tây y sẽ chia làm thành 2 nhóm chính dùng để chữa trị như:
Điều trị theo nguyên nhân
- Bệnh do Amip đường ruột: Người bệnh sẽ dùng các loại thuốc như Secnidazole, Tinidazole và Metronidazol.
- Bệnh do nhiễm giun đường ruột: Albendazol, Mebendazol, Ciprofloxacin.
Điều trị theo triệu chứng
- Táo bón: Chỉ định sử dụng Bisacodyl, Lactulose, Macrogol.
- Tiêu chảy: Gồm có Loperamid, Actapulgite, Diosmectite.
- Viêm nhiễm kèm theo co thắt: Hyoscine-N-butylbromide.
- Viêm nhiễm kèm theo đầy hơi: Simethicone.
- Viêm nhiễm kèm theo khó tiêu: Sử dụng thuốc hỗ trợ tiêu hoá Pancrelase.
- Nhu động ruột hoạt động không ổn định: Trimebutin.
Sử dụng thuốc không kê đơn
- Thuốc kháng sinh: Được dùng trong trường hợp bị sốt cao nhằm giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh nhiễm trùng.
- Thuốc giảm đau: Cetaminophen sẽ được chỉ định cho những cơn đau nhẹ, tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều sẽ khiến cho các triệu chứng trở nặng hơn.
- Chất sắt: Hiện tượng chảy máu đường ruột sẽ khiến cho cơ thể dẫn tới tình trạng thiếu máu. Do đó, bổ sung sắt sẽ giúp giúp duy trì quá trình tạo máu trong cơ thể.
Mỗi người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng loại thuốc điều trị phù hợp với từng thể trạng bệnh. Do đó, người bệnh tránh tự ý mua thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để thăm khám và được bác sĩ hướng dẫn liều lượng thuốc điều trị để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
1.2. Phẫu thuật
Đối với tình trạng bệnh đã diễn tiến nặng, người bệnh có sử dụng thuốc nhưng không làm thuyên giảm các triệu chứng thì người bệnh sẽ được các sĩ xem xét và chỉ định phẫu thuật nhằm loại bỏ phần đại tràng để ngăn ngừa các biến chứng có thể gây ung thư đại tràng.
Phẫu thuật viêm đại tràng sẽ được thực hiện theo 2 cách:
- Cắt bỏ phần trực tràng và thực hiện thủ thuật thông ruột.
- Cắt bỏ toàn bộ trực tràng và mở một lỗ hậu nhân tạo.
Sau khi cắt bỏ thì phần chức năng của ruột sẽ được khôi phục. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, cơ thể sẽ vẫn cảm thấy yếu và có thể sẽ làm ảnh hưởng đến một phần tâm lý của bệnh nhân. Thế nhưng, với phương pháp này cũng chưa chắc hạn chế được sự tái phát của bệnh.
2. Điều trị viêm đại tràng mãn tính bằng phương pháp dân gian
Bên cạnh việc điều trị bằng phương pháp Tây y thì người bệnh cũng có thể lựa chọn áp dụng liệu pháp bằng các mẹo dân gian tại nhà, bởi nguyên liệu thực hiện hoàn toàn là tự nhiên, an toàn và lành tính. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ liệu pháp dân gian nào thì cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
2.1. Lá ổi chữa viêm đại tràng mãn tính
Từ xa xưa, lá ổi đã được nhân dân biết đến nhờ vào công dụng chữa các bệnh lý về đường tiêu hoá như đầy hơi, tiêu chảy,… Và được lưu truyền cho đến ngày nay, mang đến công dụng đặc biệt đối với người thường xuyên bị tiêu chảy và có dấu hiệu bị viêm đại tràng.
- Chuẩn bị: 1 nắm lá ổi no + 500ml nước
- Thực hiện: Rửa sạch 1 nắm lá ổi non và cho vào nồi để đun sôi với nước. Đun cho đến khi nước sôi còn khoảng 300ml thì tắt bếp và chắt lấy nước cốt.
- Cách dùng: Chia nước lá ổi làm thành những phần nhỏ và dùng để uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc này để mang lại hiệu quả.
2.2. Nha đam chữa viêm đại tràng mãn tính
Với đặc tính thanh nhiệt, giải độc và mát gan nên nha đam được biết đến là một trong những loại thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng ở những người thường xuyên bị táo bón.
- Chuẩn bị: 5 lát nha đam tươi + 500ml mật ong nguyên chất.
- Thực hiện: Sau khi rửa sạch nha đam thì gọt bỏ vỏ và chần qua nước sôi cho sạch nhựa rồi đem đi xay nhuyễn. Sau đó cho mật ong vào để trộn với nha đam tạo thành hỗn hợp. Bảo quản hỗn hợp này trong lọ thuỷ tinh có nắp đậy.
- Cách dùng: Mỗi lần sử dụng chỉ cần lấy 2 muỗng nha đam mật ong pha với nước và uống mỗi ngày 3 lần.
Phòng ngừa bệnh viêm đại tràng mãn tính
Trong quá trình điều trị viêm đại tràng mãn tính, người bệnh cũng cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau đây để giúp rút ngắn thời gian điều trị cũng như ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra bằng cách:
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm tươi sống để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường ruột và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, chọn mua các loại thực phẩm tươi ngon, luôn ăn chín uống sôi để bảo vệ sức khoẻ.
- Nên ăn các loại thực phẩm mềm dễ tiêu hoá như thịt nạc, khoai tây, đậu nành và thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, trái cây), cùng với thực phẩm giàu kali tốt cho hệ tiêu hoá (chuối, đu đủ,…).
- Tránh xa các chất kích thích và đồ uống có chứa cồn. Cần hạn chế tối đa thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ,…
- Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ và không nên ăn quá no trong một bữa, người bệnh cũng cần tránh ăn quá nhiều vào buổi tối.
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho phù hợp. Không nên làm việc quá sức, đảm bảo luôn ngủ đủ giấc, dành nhiều thời gian làm những điều bản thân yêu thích để để tạo ra năng lượng tích cực.
- Luôn giữ cho tinh thần cảm thấy thoải mái, tránh rơi vào trạng thái căng thẳng, stress vì có thể sẽ khiến cho bệnh trở nặng hơn.
- Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường thể trạng giúp hỗ trợ tối đa quá trình phục hồi bệnh cũng như ngăn ngừa biến chứng bằng cách đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội,…
Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh viêm đại tràng mãn tính thường gặp hiện nay. Nhìn chung, đây là bệnh lý khó điều trị dứt điểm và có nguy cơ gây các biến chứng khôn lường nếu không được điều trị dứt điểm. Do đó, nếu bắt gặp những triệu chứng bất thường thì người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Xem thêm: Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả bằng phương pháp Đông Y
Tin mới nhất
- Cương dương quá lâu: Nguyên nhân, nguy cơ và cách xử lý
- Bạn biết gì về tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 11 tuổi?
- Nang thận là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
- 5 điểm VÀNG của bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang đặc trị viêm loét HP
- Chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài non MỚI NHẤT- HIỆU QUẢ NHẤT
- 4 biểu hiện của tinh trùng yếu mà nam giới cần lưu ý
- Làm sao để ngăn ngừa tổn thương đường tiêu hóa do thuốc điều trị khớp?
- Ăn 6 loại trái cây này khi đói
- Thực hư nấm lim xanh thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh hiểm nghèo
- Cà gai leo xạ đen chữa bệnh gì? Cách dùng cà gai leo xạ đen
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Bệnh UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG cảnh báo mối nguy hiểm chết người
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Đau dạ dày ở trẻ em do đâu? Triệu chứng và hướng điều trị
- TIN TỨC UNG THƯ Củ Bình Vôi chữa bệnh Gout có tốt không? Thực hiện như nào để hiệu quả tốt nhất
- TIN TỨC UNG THƯ Nấm Linh Chi Chữa Bệnh Huyết Áp Cao