Đau bụng âm ỉ kéo dài là bệnh gì? Nguyên nhân và cách xử lý
Đau bụng âm ỉ kéo dài là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Để áp dụng biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp, cần tiến hành các thủ thuật chẩn đoán nhằm xác định nguyên nhân cụ thể.
Đau bụng âm ỉ kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau bụng âm ỉ kéo dài khởi phát do sự nhu động quá mức của dạ dày, đường ruột, bàng quang hoặc thận. Triệu chứng này có thể khởi phát do một số nguyên nhân phổ biến như viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng co thắt,…
Tuy nhiên ở một số trường hợp ít gặp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý ở đường tiết niệu và sinh dục. Bài viết đã tổng hợp 15 vấn đề sức khỏe có liên quan đến triệu chứng đau bụng âm ỉ kéo dài, bao gồm:
1. Viêm loét dạ dày – tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến. Bệnh đặc trưng bởi sự hình thành của các vết loét và viêm ở niêm mạc dạ dày – tá tràng.
Sự xuất hiện của vết loét có thể kích thích cơn đau thượng vị phát sinh sau khi ăn no hoặc bụng đói. Nếu nguyên nhân do bệnh lý này, cơn đau thường xảy ra ở vùng trên rốn, có xu hướng kéo dài âm ỉ và tăng mức độ đau sau khi ăn hoặc sau khi dung nạp thực phẩm cay, rượu bia, thực phẩm giàu chất béo,…
Ngoài triệu chứng đau bụng âm ỉ kéo dài, viêm loét dạ dày – tá tràng còn gây ra một số biểu hiện kèm theo như ợ hơi, buồn nôn, chướng bụng, tiêu chảy, ăn không ngon miệng, giảm cân, người xanh xao,…
2. Viêm đại tràng co thắt
Viêm đại tràng co thắt là tình trạng rối loạn chức năng co bóp của ruột già. Bệnh lý này còn được gọi là bệnh đại tràng chức năng, hội chứng ruột kích thích hoặc rối loạn chức năng đại tràng.
Cơn đau ở bệnh lý này thường là hệ quả do ruột già tăng nhu động và không hề có tổn thương thực thể. Khác với viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích gây đau bụng không điển hình. Cơn đau có xu hướng xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau và thường khởi phát sau khi ăn.
Ngoài triệu chứng này, viêm đại tràng co thắt còn gây ra triệu chứng táo bón, chướng bụng, đầy hơi, mất ngủ, mệt mỏi,…
3. Hẹp môn vị
Hẹp môn vị là tình trạng môn vị bị hẹp hoặc tắc nghẽn hoàn toàn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Môn vị là cơ quan nằm giữa dạ dày và tá tràng, có vai trò lưu thông thức ăn xuống đường ruột.
Vì vậy khi môn vị bị hẹp, thức ăn có thể tồn trong dạ dày và gây ra một số triệu chứng điển hình như đau bụng, nôn mửa, khó tiêu,… Cơn đau do hẹp môn vị thường xảy ra sau khi ăn và đau ở vị trí trên rốn. Với những trường hợp nôn ói, triệu chứng đau thượng vị sẽ có xu hướng thuyên giảm dần.
4. Lao ruột
Lao ruột là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Trực khuẩn lao chủ yếu xâm nhập và gây tổn thương phổi. Tuy nhiên trong một số trường hợp, trực khuẩn này có thể gây nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Ban đầu khi mới xâm nhập vào cơ thể, trực khuẩn lao thường tồn tại dưới dạng không hoạt động. Khi cơ thể giảm sức đề kháng, vi khuẩn sẽ có hướng phát triển và gây ra bệnh lao ruột.
Bệnh lao ruột có mức độ rất nguy hiểm và khả năng gây biến chứng lớn. Tuy nhiên các biểu hiện của bệnh khá giống với các vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn, đầy hơi, sôi bụng, đau bụng, tiêu chảy,…
Cơn đau do bệnh lao ruột gây ra có thể xảy ra khu trú hoặc đau toàn bộ ổ bụng. Trong trường hợp đường ruột đã bị tắc nghẽn, cơn đau thường có mức độ nặng nề và dữ dội.
Lao ruột là bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bạn có thể đối mặt với một số biến chứng nặng nề như viêm phúc mạc, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, hình thành khối u, suy kiệt và tử vong.
5. Viêm tụy mãn tính
Tuyến tụy nằm sau dạ dày và tá tràng, có vai trò sản sinh men tiêu hóa, glucagon và insulin. Tuy nhiên cơ quan này có thể bị tổn thương và sưng viêm do lạm dụng rượu bia và ăn uống bừa bãi,…
Viêm tuyến tụy mãn tính thường gây đau âm ỉ ở phần giữa lưng và bụng trái hoặc có thể gây đau thượng vị (đau phần bụng trên rốn).
Khi mới khởi phát, cơn đau có thể ngắt quãng và chỉ kéo dài trong vài giờ. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian, cơn đau sẽ xảy ra liên tục và đi kèm với triệu chứng đại tiện ra phân mỡ (phân chứa mỡ và có mùi hôi rất khó chịu).
Trong những trường hợp không kịp thời can thiệp, bệnh có thể gây ra một số biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, hội chứng hấp thu kém, ung thư hóa tụy, tràn dịch thanh mạc, tiểu đường, u nang,…
6. Khối u ở dạ dày hoặc đường ruột
Sự xuất hiện khối u ở dạ dày hoặc đường ruột là nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ và kéo dài. Ở những khối u lành tính, cơn đau thường có mức độ nhẹ và chỉ khởi phát sau khi ăn no.
Ngược lại nếu khối u ác tính, cơn đau có thể khởi phát ở bất cứ thời điểm nào và có mức độ dữ dội. Ngoài triệu chứng này, khối u ác tính ở cơ quan tiêu hóa còn có thể gây ra một số triệu chứng như nôn mửa, đại tiện ra máu, người sụt cân bất thường, ăn không ngon, mất ngủ,….
7. Các vấn đề ở niệu đạo
Niệu đạo là cơ quan dẫn nước tiểu và tinh dịch ra bên ngoài. Cơ quan này có thể bị viêm, hẹp và hình thành sỏi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tổn thương ở niệu đạo có thể gây ra rối loạn tiểu tiện (khó tiểu, luôn cảm thấy buồn tiểu, ngứa rát khi tiểu tiện,…) và đau âm ỉ ở bụng dưới.
Các bệnh lý ở niệu đạo thường đáp ứng tốt với điều trị khi được phát hiện và chẩn đoán sớm. Tuy nhiên ở những trường hợp nhiễm trùng kéo dài, nam giới có thể đối mặt với một số biến chứng như nhiễm trùng tuyến tiền liệt, nhiễm trùng bàng quang và thận.
8. Nhiễm giun sán
Nhiễm giun sán là nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ và kéo dài ở trẻ nhỏ. Giun sán sinh sống trong đường ruột của cơ thể người, gây rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón,…), nôn mửa, ngứa hậu môn, đau bụng âm ỉ,…
Nhiễm giun sán thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên với một số trường hợp, ấu trùng có thể di chuyển đến mắt, não và gây ra một số biến chứng nặng nề
9. Hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là thuật ngữ tổng hợp các triệu chứng ở nữ giới xảy ra trong 1 – 2 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt. Hội chứng này đặc trưng bởi các triệu chứng khó chịu về mặt tinh thần và thể chất như đau bụng nhẹ và kéo dài, mệt mỏi, tăng cân, đau nhức toàn thân, kém tập trung, cáu bẳn, lo lắng, mất ngủ,…
Hội chứng tiền kinh nguyệt thường không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên với những trường hợp triệu chứng xuất hiện thường xuyên, gây tác động tiêu cực đến hoạt động sinh hoạt và làm việc, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng thuốc để cải thiện.
10. Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng thụ tinh ở vị trí bên ngoài tử cung (ỗng dẫn trứng, buồng tử cung,…). Đây là một trong những tình trạng rất nguy hiểm và là nguyên nhân gây sảy thai hàng đầu.
Biểu hiện của mang thai ngoài tử cung thường khởi phát trong vài tuần đầu thai kỳ. Các triệu chứng điển hình, bao gồm: Đau nhói ở vùng bụng dưới, rong huyết nhẹ, mệt mỏi, đau trực tràng, buồn nôn,… Phần lớn các trường hợp mang thai ngoài tử cung đều phải can thiệp ngoại khoa để loại bỏ bào thai.
11. Các bệnh lý về thận
Các bệnh lý về thận như thận yếu, sỏi thận,… cũng có thể gây đau vùng bụng dưới âm ỉ. Cơn đau do các bệnh về thận thường khởi phát khi mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột hoặc khi quan hệ tình dục.
Ngoài cơn đau bụng âm ỉ, các bệnh lý này còn làm phát sinh một số triệu chứng đi kèm như tiểu ra máu, tiểu buốt, khó tiểu,… Thận yếu và sỏi thận có thể được điều trị bằng cách dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Với những trường hợp để bệnh kéo dài, thận có nguy cơ viêm nhiễm cao và dễ để lại biến chứng nguy hiểm.
12. Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là tình trạng mãn tính, đặc trưng bởi hiện tượng viêm ở cơ quan tiêu hóa kéo dài từ miệng đến hậu môn. Tuy nhiên phản ứng viêm do bệnh chủ yếu tập trung ở tá tràng và đại tràng.
Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh Crohn. Tuy nhiên bệnh lý này có liên quan đến bất thường ở gen và mất cân bằng nội tiết. Do đặc tính kéo dài và không thể điều trị dứt điểm nên các triệu chứng của bệnh cũng có xu hướng âm ỉ và dai dẳng.
Đau bụng là hệ quả đầu tiên do viêm ở đường tiêu hóa gây ra. Ngoài triệu chứng này, bệnh cũng có thể làm phát sinh tình trạng loét miệng, chuột rút, đại tiện ra máu, mệt mỏi, sốt, chán ăn, sụt cân bất thường,…
13. Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng âm ỉ, tiêu chảy và đầy hơi, khó tiêu. Tình trạng này khởi phát do lạm dụng thuốc kháng sinh, uống nhiều rượu bia và không đảm bảo vệ sinh khi ăn uống.
Với những trường hợp rối loạn tiêu hóa nhẹ, tình trạng có thể được cải thiện sau 2 – 3 ngày chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu nhận thấy triệu chứng nghiêm trọng dần, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được điều trị y tế.
14. Viêm phần phụ
Viêm phần phụ là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở phần phụ (hệ thống dây chằng rộng, buồng trứng, vòi trứng). Thông thường, tình trạng viêm thường bắt nguồn từ vòi trứng và có xu hướng lan ra những cơ quan lân cận.
Bệnh lý này hay gặp ở phụ nữ nạo phá thai không an toàn, vệ sinh vùng kín kém, quan hệ tình dục bừa bãi, sót rau sau khi sinh,… Khi viêm nhiễm xảy ra ở cơ quan này, bạn sẽ nhận thấy bụng dưới đau âm ỉ và kéo dài. Cơn đau thường có xu hướng tăng lên khi đi đại tiện, quan hệ tình dục hoặc mang vác nặng.
Ngoài ra, viêm phần phụ còn có thể gây ra một số dấu hiệu đi kèm như tiểu buốt, tiểu rắt, rối loạn kinh nguyệt, sốt và dịch tiết âm đạo có dấu hiệu bất thường.
15. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là tình trạng xuất hiện khối chứa chất rắn như bã đậu ở bên trong hoặc trên buồng trứng. Khối u này thường tiến triển âm thầm và ít gây ra triệu chứng. Trong một số trường hợp, khối u có thể biến mất sau một khoảng thời gian nhất định.
Tuy nhiên nếu khối u phát triển và gia tăng kích thích, bạn có thể nhận thấy một số biểu hiện như đau vùng chậu và vùng bụng dưới âm ỉ, buồn nôn, nôn mửa, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thường xuyên đi tiểu và tăng cân bất thường.
U nang buồng trứng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như vỡ nang, xoắn u nang và chèn ép các cơ quan xung quanh nếu không được điều trị kịp thời.
Ngoài những bệnh lý nói trên, triệu chứng đau bụng âm ỉ kéo dài có thể bắt nguồn do một số nguyên nhân hiếm gặp hơn như viêm màng ngoài tim, viêm túi quanh tim, tắc mạch máu phổi, áp xe gan, lá lách to, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ,…
Khi bị đau bụng âm ỉ kéo dài nên xử lý ra sao?
Trong trường hợp đau bụng âm ỉ kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên tìm gặp bác sĩ để thực hiện chẩn đoán và tiến hành điều trị trong trường hợp cần thiết.
Nếu triệu chứng khởi phát do hội chứng tiền kinh nguyệt, rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm giun sán, bác sĩ có thể chỉ định thuốc và hướng dẫn chăm sóc tại nhà.
Trong trường hợp nguyên nhân do các bệnh lý nguy hiểm như viêm đường dẫn mật, viêm tuyến tụy mãn tính, bệnh Crohn, u nang buồng trứng, viêm phần phụ,… bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Ngoài ra ở một số bệnh nhân, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để bảo tồn tính mạng và dự phòng các biến chứng nguy hiểm.
Với những trường hợp đau bụng âm ỉ và kéo dài, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau. Tác dụng của thuốc có thể che lấp một số biểu hiện bất thường của cơ thể và gây khó khăn trong việc phát hiện bệnh.
Hãy sớm thăm khám để phát hiện nguyên nhân chính xác của tình trạng đau bụng âm ỉ kéo dài và có cách xử lý phù hợp. Chúc bạn sớm tìm được giải pháp để nhanh khỏi bệnh.
Bác Sĩ Tuyết Lan của Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Tư Vấn Cách Chữa Bệnh Viêm Đại Tràng Trên VTV2 Sống Khỏe Mỗi Ngày
Có thể bạn cần biết
- Bệnh đại tràng đau bụng dai dẳng và cách điều trị hiệu quả triệt để bằng bài thuốc Đông y
- Cách điều trị đau dạ dày mãn tính bằng bài thuốc Đông y được NSND Trần Nhượng tin dùng
Xem thêm: Bạn nên ăn gì để xây dựng cơ bắp?
Tin mới nhất
- Nội soi lồng ngực
- Chưa quan hệ tình dục có cần xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap)?
- Bệnh viêm dạ dày cấp tính: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Đau thượng vị uống thuốc gì tốt? Giảm đau nhanh?
- Nổi mề đay khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị an toàn mẹ bầu nên biết
- Khàn tiếng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 30 phút đạp xe mỗi ngày giúp bạn sống thọ hơn 5 năm!
- Tác Dụng Nấm Linh Chi Với Hội Chứng Mệt Mỏi Mãn Tính
- TOP 20+ loại thuốc đặt viêm âm đạo tốt nhất thị trường
- Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa