Cẩn thận với tác dụng phụ của thuốc giảm đau trên người cao tuổi
Thuốc giảm đau là một trong những loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất và là thuốc “đầu tay” trong điều trị các tình trạng đau khác nhau [1]. Tuy nhiên, như bất kỳ loại thuốc nào, các nhóm thuốc giảm đau mang lại những lợi ích và rủi ro nhất định [2]. Vì vậy, việc sử dụng thuốc cần đặc biệt thận trọng, nhất là với người cao tuổi, để tránh các tác dụng phụ của thuốc giảm đau [3].
Thuốc giảm đau là một trong những loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất và là thuốc “đầu tay” trong điều trị các tình trạng đau khác nhau [1]. Tuy nhiên, như bất kỳ loại thuốc nào, các nhóm thuốc giảm đau mang lại những lợi ích và rủi ro nhất định [2]. Vì vậy, việc sử dụng thuốc cần đặc biệt thận trọng, nhất là với người cao tuổi, để tránh các tác dụng phụ của thuốc giảm đau [3].
Do những thay đổi về mặt sinh lý, sự đáp ứng thuốc của người cao tuổi sẽ rất khác so với người trẻ. Tác dụng của thuốc trên nhóm đối tượng này có thể thay đổi và họ có nguy cơ gặp nhiều tác dụng phụ của thuốc hơn bình thường [3]. Vậy tại sao người lớn tuổi lại cần thận trọng với thuốc và những tác dụng phụ của thuốc giảm đau mà họ có thể gặp phải là gì? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Các loại thuốc giảm đau thường được sử dụng
Thuốc giảm đau, đúng như tên gọi, là các loại thuốc được dùng để giảm đau trong các trường hợp như đau đầu, đau cơ, viêm khớp hoặc các tình trạng đau nhức khác [2]. Tùy vào thể loại đau (đau thụ thể, đau thần kinh hoặc đau hỗn hợp) và cường độ cơn đau, các biện pháp giảm đau phù hợp sẽ được lựa chọn [1]. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau khác nhau nhưng 3 nhóm được sử dụng phổ biến nhất là paracetamol, thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) và thuốc giảm đau gây nghiện opioid [2, 4].
Paracetamol
Paracetamol (acetaminophen) là một trong những loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất và thường được lựa chọn đầu tiên để kiểm soát các cơn đau. Loại thuốc này dùng ở liều khuyến cáo tương đối an toàn và có thể được sử dụng trên nhiều nhóm đối tượng khác nhau, kể cả trẻ em và người lớn tuổi [1, 5].
Paracetamol có tác dụng hạ sốt và giảm các cơn đau mức độ từ nhẹ đến vừa. Tuy nhiên, một điểm hạn chế của nhóm thuốc này là không có khả năng kháng viêm nên không hiệu quả trong điều trị các cơn đau do viêm [4].
Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs)
Vì vừa giảm đau, hạ sốt vừa có khả năng kháng viêm, NSAIDs cho thấy nhiều lợi ích hơn paracetamol trong điều trị các cơn đau dai dẳng do viêm [4, 5]. Nhóm thuốc này chủ yếu được sử dụng để điều trị các cơn đau do viêm, đau cấp và mạn tính như đau do thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp ở người lớn tuổi [1].
Thuốc giảm đau gây nghiện nhóm opioid
Thuốc giảm đau nhóm opioid được xem là mạnh nhất và hiệu quả nhất trong số các nhóm thuốc giảm đau [1, 4]. Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng ở 2 bậc cuối cùng trong Bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới (1986) và được chỉ định để điều trị các cơn đau có mức độ từ trung bình đến nặng không còn đáp ứng với các thuốc khác, đặc biệt là đau do ung thư [1, 5].
Cần cẩn thận tác dụng phụ của thuốc giảm đau trên người cao tuổi
Thuốc giảm đau rất phổ biến trong đời sống hằng ngày và có thể được sử dụng cho nhiều thể loại đau khác nhau [1]. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cho người lớn tuổi vẫn là một thách thức đối với các chuyên gia y tế vì đặc điểm sinh lý của nhóm đối tượng này có nhiều thay đổi khiến họ đáp ứng với thuốc theo một cách khác cũng như có nhiều nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn [3]. Vậy vì sao cần thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau cho người già?
Đặc điểm sinh lý của người già có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc giảm đau
Người lớn tuổi có một số đặc điểm có thể làm ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát và điều trị các cơn đau, trong đó có thể kể đến:
Chức năng các cơ quan suy giảm
Khi lớn tuổi, nhiều chức năng trong cơ thể bạn sẽ bị suy giảm đáng kể và điều này có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Quá trình lão hóa sẽ gây giảm khối lượng và lưu lượng máu tới gan, từ đó khiến quá trình chuyển hóa thuốc ở gan kém hiệu quả. Không chỉ gan, chức năng thận cũng sẽ suy giảm theo tuổi tác. Điều này đồng nghĩa với việc thận hoạt động yếu hơn và giảm thải trừ thuốc. Tình trạng giảm nước bọt có thể ảnh hưởng đến khả năng nuốt. Tình trạng hủy cơ và cơ bị teo đi có thể gây khó khăn cho bệnh nhân lớn tuổi khi sử dụng các loại thuốc giảm đau dạng tiêm. Ngoài ra, quá trình hấp thụ thuốc dạng uống cũng sẽ bị ảnh hưởng do nồng độ axit trong dạ dày thay đổi [3].
Do những thay đổi về mặt sinh lý, sự đáp ứng thuốc của người cao tuổi sẽ rất khác so với người trẻ. Tác dụng của thuốc trên nhóm đối tượng này có thể thay đổi và họ có nguy cơ gặp nhiều tác dụng phụ của thuốc hơn bình thường [3]. Vậy tại sao người lớn tuổi lại cần thận trọng với thuốc và những tác dụng phụ của thuốc giảm đau mà họ có thể gặp phải là gì? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Các loại thuốc giảm đau thường được sử dụng
Thuốc giảm đau, đúng như tên gọi, là các loại thuốc được dùng để giảm đau trong các trường hợp như đau đầu, đau cơ, viêm khớp hoặc các tình trạng đau nhức khác [2]. Tùy vào thể loại đau (đau thụ thể, đau thần kinh hoặc đau hỗn hợp) và cường độ cơn đau, các biện pháp giảm đau phù hợp sẽ được lựa chọn [1]. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau khác nhau nhưng 3 nhóm được sử dụng phổ biến nhất là paracetamol, thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) và thuốc giảm đau gây nghiện opioid [2, 4].
Paracetamol
Paracetamol (acetaminophen) là một trong những loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất và thường được lựa chọn đầu tiên để kiểm soát các cơn đau. Loại thuốc này dùng ở liều khuyến cáo tương đối an toàn và có thể được sử dụng trên nhiều nhóm đối tượng khác nhau, kể cả trẻ em và người lớn tuổi [1, 5].
Paracetamol có tác dụng hạ sốt và giảm các cơn đau mức độ từ nhẹ đến vừa. Tuy nhiên, một điểm hạn chế của nhóm thuốc này là không có khả năng kháng viêm nên không hiệu quả trong điều trị các cơn đau do viêm [4].
Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs)
Vì vừa giảm đau, hạ sốt vừa có khả năng kháng viêm, NSAIDs cho thấy nhiều lợi ích hơn paracetamol trong điều trị các cơn đau dai dẳng do viêm [4, 5]. Nhóm thuốc này chủ yếu được sử dụng để điều trị các cơn đau do viêm, đau cấp và mạn tính như đau do thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp ở người lớn tuổi [1].
Thuốc giảm đau gây nghiện nhóm opioid
Thuốc giảm đau nhóm opioid được xem là mạnh nhất và hiệu quả nhất trong số các nhóm thuốc giảm đau [1, 4]. Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng ở 2 bậc cuối cùng trong Bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới (1986) và được chỉ định để điều trị các cơn đau có mức độ từ trung bình đến nặng không còn đáp ứng với các thuốc khác, đặc biệt là đau do ung thư [1, 5].
Cần cẩn thận tác dụng phụ của thuốc giảm đau trên người cao tuổi
Thuốc giảm đau rất phổ biến trong đời sống hằng ngày và có thể được sử dụng cho nhiều thể loại đau khác nhau [1]. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cho người lớn tuổi vẫn là một thách thức đối với các chuyên gia y tế vì đặc điểm sinh lý của nhóm đối tượng này có nhiều thay đổi khiến họ đáp ứng với thuốc theo một cách khác cũng như có nhiều nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn [3]. Vậy vì sao cần thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau cho người già?
Đặc điểm sinh lý của người già có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc giảm đau
Người lớn tuổi có một số đặc điểm có thể làm ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát và điều trị các cơn đau, trong đó có thể kể đến:
Chức năng các cơ quan suy giảm
Khi lớn tuổi, nhiều chức năng trong cơ thể bạn sẽ bị suy giảm đáng kể và điều này có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Quá trình lão hóa sẽ gây giảm khối lượng và lưu lượng máu tới gan, từ đó khiến quá trình chuyển hóa thuốc ở gan kém hiệu quả. Không chỉ gan, chức năng thận cũng sẽ suy giảm theo tuổi tác. Điều này đồng nghĩa với việc thận hoạt động yếu hơn và giảm thải trừ thuốc. Tình trạng giảm nước bọt có thể ảnh hưởng đến khả năng nuốt. Tình trạng hủy cơ và cơ bị teo đi có thể gây khó khăn cho bệnh nhân lớn tuổi khi sử dụng các loại thuốc giảm đau dạng tiêm. Ngoài ra, quá trình hấp thụ thuốc dạng uống cũng sẽ bị ảnh hưởng do nồng độ axit trong dạ dày thay đổi [3].
Nhiều bệnh lý đi kèm và sử dụng nhiều loại thuốc
Việc kiểm soát các cơn đau ở người cao tuổi thường phức tạp hơn, bởi thực tế, 75% người trên 65 tuổi có từ 2 bệnh lý mạn tính trở lên, chẳng hạn như bệnh tim, đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính hoặc viêm khớp [6].
Khi mắc các bệnh lý đi kèm, bệnh nhân cao tuổi sẽ phải sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị các bệnh lý này. Việc sử dụng nhiều thuốc cùng một lúc có thể gây tương tác thuốc và tăng nguy cơ gặp phải các biến cố bất lợi của thuốc [6, 8]. Không những vậy, điều này còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc tuân thủ điều trị [8].
Những tác dụng phụ của thuốc giảm đau mà người già cần lưu ý
Bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc kê toa hoặc thuốc không kê toa, đều có những tác dụng phụ nhất định [9]. Từ tuổi trung niên, nguy cơ xảy ra tác dụng phụ của thuốc tăng lên. Người cao tuổi có nguy cơ gặp tác dụng phụ gấp đôi so với người trẻ tuổi [10]. Dưới đây là một số tác dụng phụ của thuốc giảm đau mà người già cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng.
Paracetamol
Paracetamol là một loại thuốc giảm đau có thể dẫn đến tăng độc tính trên gan [11]. Độc tính này ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Độc tính này tăng lên theo liều, liều lượng quá cao có thể dẫn đến suy gan cấp tính không hồi phục. Ngay cả ở liều điều trị, thuốc giảm đau này vẫn có thể gây tăng men gan thoáng qua và nhiễm độc gan [12]. Theo đó, liều paracetamol ở bệnh nhân cao tuổi cần được điều chỉnh tùy theo cá thể, đặc biệt là bệnh nhân mắc bệnh gan hoặc có chức năng gan suy yếu. Điều này là vì cơ thể họ khó đào thải chất chuyển hóa của paracetamol hơn bình thường, từ đó gây tổn thương gan nhiều hơn [11].
Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid
NSAIDs được khuyến cáo sử dụng thận trọng đối với người cao tuổi do tác dụng phụ của nhóm thuốc giảm đau này trên hệ tiêu hóa, tim mạch, thận… và chỉ nên được dùng trong thời gian ngắn khi cơn đau bùng phát [13]. Một số tác dụng phụ phổ biến của NSAIDs mà bạn có thể gặp phải bao gồm:
● Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: NSAIDs gây nhiều tác dụng phụ lên đường tiêu hóa với mức độ từ nhẹ đến nặng như buồn nôn, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón hoặc nghiêm trọng hơn là loét và chảy máu đường tiêu hóa [14]. Trong đó, nguy cơ loét và chảy máu đường tiêu hóa do dùng NSAIDs thường xuất hiện với tần suất nhiều hơn và trầm trọng hơn khi tuổi càng cao. Sử dụng NSAIDs làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa ở người cao tuổi. Tuy nhiên, các tác dụng
phụ này có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng NSAIDs kết hợp thêm các thuốc bảo vệ đường tiêu hóa như misoprostol hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPIs). Một phương pháp khác có thể được áp dụng để giảm nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc giảm đau nhóm NSAIDs là sử dụng các NSAIDs chọn lọc COX-2, chẳng hạn như nhóm coxib, vì ít gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa hơn so với NSAIDs không chọn lọc [15].
● Tác dụng phụ trên tim mạch: Các tác dụng phụ trên tim mạch của NSAIDs có thể kể đến như tăng giữ nước, làm trầm trọng thêm tình trạng tăng huyết áp, suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. [5] Các thuốc NSAIDs bao gồm cả nhóm ức chế không chọn lọc và ức chế chọn lọc COX-2 đều gây ra tác dụng phụ trên huyết áp. [17] Tuy vậy, ảnh hưởng trên huyết áp của các loại thuốc giảm đau không giống nhau. Mỗi thuốc NSAIDs có thể gây ảnh hưởng đến huyết áp rất khác nhau, có thuốc làm tăng huyết áp nhiều hơn so với thuốc khác hoặc can thiệp đến quá trình kiểm soát huyết áp. [18]
Nhiều bệnh lý đi kèm và sử dụng nhiều loại thuốc
Việc kiểm soát các cơn đau ở người cao tuổi thường phức tạp hơn, bởi thực tế, 75% người trên 65 tuổi có từ 2 bệnh lý mạn tính trở lên, chẳng hạn như bệnh tim, đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính hoặc viêm khớp [6].
Khi mắc các bệnh lý đi kèm, bệnh nhân cao tuổi sẽ phải sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị các bệnh lý này. Việc sử dụng nhiều thuốc cùng một lúc có thể gây tương tác thuốc và tăng nguy cơ gặp phải các biến cố bất lợi của thuốc [6, 8]. Không những vậy, điều này còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc tuân thủ điều trị [8].
Những tác dụng phụ của thuốc giảm đau mà người già cần lưu ý
Bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc kê toa hoặc thuốc không kê toa, đều có những tác dụng phụ nhất định [9]. Từ tuổi trung niên, nguy cơ xảy ra tác dụng phụ của thuốc tăng lên. Người cao tuổi có nguy cơ gặp tác dụng phụ gấp đôi so với người trẻ tuổi [10]. Dưới đây là một số tác dụng phụ của thuốc giảm đau mà người già cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng.
Paracetamol
Paracetamol là một loại thuốc giảm đau có thể dẫn đến tăng độc tính trên gan [11]. Độc tính này ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Độc tính này tăng lên theo liều, liều lượng quá cao có thể dẫn đến suy gan cấp tính không hồi phục. Ngay cả ở liều điều trị, thuốc giảm đau này vẫn có thể gây tăng men gan thoáng qua và nhiễm độc gan [12]. Theo đó, liều paracetamol ở bệnh nhân cao tuổi cần được điều chỉnh tùy theo cá thể, đặc biệt là bệnh nhân mắc bệnh gan hoặc có chức năng gan suy yếu. Điều này là vì cơ thể họ khó đào thải chất chuyển hóa của paracetamol hơn bình thường, từ đó gây tổn thương gan nhiều hơn [11].
Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid
NSAIDs được khuyến cáo sử dụng thận trọng đối với người cao tuổi do tác dụng phụ của nhóm thuốc giảm đau này trên hệ tiêu hóa, tim mạch, thận… và chỉ nên được dùng trong thời gian ngắn khi cơn đau bùng phát [13]. Một số tác dụng phụ phổ biến của NSAIDs mà bạn có thể gặp phải bao gồm:
● Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: NSAIDs gây nhiều tác dụng phụ lên đường tiêu hóa với mức độ từ nhẹ đến nặng như buồn nôn, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón hoặc nghiêm trọng hơn là loét và chảy máu đường tiêu hóa [14]. Trong đó, nguy cơ loét và chảy máu đường tiêu hóa do dùng NSAIDs thường xuất hiện với tần suất nhiều hơn và trầm trọng hơn khi tuổi càng cao. Sử dụng NSAIDs làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa ở người cao tuổi. Tuy nhiên, các tác dụng
phụ này có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng NSAIDs kết hợp thêm các thuốc bảo vệ đường tiêu hóa như misoprostol hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPIs). Một phương pháp khác có thể được áp dụng để giảm nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc giảm đau nhóm NSAIDs là sử dụng các NSAIDs chọn lọc COX-2, chẳng hạn như nhóm coxib, vì ít gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa hơn so với NSAIDs không chọn lọc [15].
● Tác dụng phụ trên tim mạch: Các tác dụng phụ trên tim mạch của NSAIDs có thể kể đến như tăng giữ nước, làm trầm trọng thêm tình trạng tăng huyết áp, suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. [5] Các thuốc NSAIDs bao gồm cả nhóm ức chế không chọn lọc và ức chế chọn lọc COX-2 đều gây ra tác dụng phụ trên huyết áp. [17] Tuy vậy, ảnh hưởng trên huyết áp của các loại thuốc giảm đau không giống nhau. Mỗi thuốc NSAIDs có thể gây ảnh hưởng đến huyết áp rất khác nhau, có thuốc làm tăng huyết áp nhiều hơn so với thuốc khác hoặc can thiệp đến quá trình kiểm soát huyết áp. [18]
● Tác dụng phụ trên thận: Tác dụng phụ trên thận của thuốc NSAIDs được xem là ít phổ biến hơn trên đường tiêu hóa và tim mạch. Tuy nhiên, tuổi cao khiến bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm độc do NSAIDs cao hơn và biểu hiện thành các tình trạng khác nhau như tăng kali máu, giảm mức lọc cầu thận, giữ natri, phù nề,… [15].
● Các tác dụng phụ khác: Ngoài dạng đường uống, một số thuốc NSAIDs còn được dùng tại chỗ. Các NSAIDs dùng tại chỗ cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ít gặp như phát ban hoặc ngứa tại vị trí sử dụng [13].
Thuốc giảm đau gây nghiện nhóm opioid
Lạm dụng thuốc giảm đau hay nghiện thuốc là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất khi sử dụng opioid trong thời gian dài [5]. Yếu tố ảnh hưởng nhiều đến việc bệnh nhân có lạm dụng thuốc hay không chính là tiền sử lạm dụng chất gây nghiện trước đó của họ [6]. Tuy nhiên, người cao tuổi lại thường ít lạm dụng thuốc giảm đau opioid hơn người trẻ [13]. Ngoài gây nghiện, thuốc giảm đau nhóm opioid còn có thể gây ra một số tác dụng phụ khác như:
● Biến chứng trên đường tiêu hóa: Một số tác dụng phụ của thuốc giảm đau nhóm opioid trên đường tiêu hóa có thể kể đến như buồn nôn và táo bón [6, 16]
● Tác dụng phụ lên hệ thần kinh: Hai tác dụng phụ phổ biến ở người lớn tuổi của opioid lên hệ thần kinh là ức chế thần kinh (an thần) và giảm nhận thức nhẹ [16].
● Tác dụng phụ lên hệ nội tiết: Khi s
ử dụng opioid trong thời gian dài, mật độ xương, ham muốn tình dục và khả năng tình dục của bạn sẽ suy giảm do thuốc làm ảnh hưởng đến nồng độ một số hormone trong cơ thể [16].
● Suy hô hấp: Hoạt động chủ vận của opioid tại các thụ thể rất quan trọng trong quá trình giảm đau. Tuy nhiên, nó cũng là nguyên nhân gây khó thở và có khả năng đe dọa tính mạng nếu bệnh nhân lạm dụng thuốc [16].
● Tăng nguy cơ té ngã: Các tác dụng phụ của opioid như buồn ngủ và chóng mặt sẽ làm tăng tỷ lệ té ngã và gãy xương khi sử dụng thuốc giảm đau cho người già [5].
Thuốc giảm đau là một trong những nhóm thuốc rất phổ biến và được sử dụng để điều trị nhiều thể loại đau khác nhau [1]. Tuy nhiên, như bất kỳ loại thuốc nào, thuốc giảm đau cũng có thể gây ra các tác dụng phụ nhất định, đặc biệt là đối với người cao tuổi [2, 3]. Hello Bacsi hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu vì sao người lớn tuổi cần thận trọng khi dùng thuốc giảm đau và những tác dụng phụ mà nhóm thuốc này có thể gây ra cho họ để có hướng dùng thuốc phù hợp.
PP-CEL-VNM-0398
Pfizer đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.
HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. Pfizer không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.
● Tác dụng phụ trên thận: Tác dụng phụ trên thận của thuốc NSAIDs được xem là ít phổ biến hơn trên đường tiêu hóa và tim mạch. Tuy nhiên, tuổi cao khiến bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm độc do NSAIDs cao hơn và biểu hiện thành các tình trạng khác nhau như tăng kali máu, giảm mức lọc cầu thận, giữ natri, phù nề,… [15].
● Các tác dụng phụ khác: Ngoài dạng đường uống, một số thuốc NSAIDs còn được dùng tại chỗ. Các NSAIDs dùng tại chỗ cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ít gặp như phát ban hoặc ngứa tại vị trí sử dụng [13].
Thuốc giảm đau gây nghiện nhóm opioid
Lạm dụng thuốc giảm đau hay nghiện thuốc là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất khi sử dụng opioid trong thời gian dài [5]. Yếu tố ảnh hưởng nhiều đến việc bệnh nhân có lạm dụng thuốc hay không chính là tiền sử lạm dụng chất gây nghiện trước đó của họ [6]. Tuy nhiên, người cao tuổi lại thường ít lạm dụng thuốc giảm đau opioid hơn người trẻ [13]. Ngoài gây nghiện, thuốc giảm đau nhóm opioid còn có thể gây ra một số tác dụng phụ khác như:
● Biến chứng trên đường tiêu hóa: Một số tác dụng phụ của thuốc giảm đau nhóm opioid trên đường tiêu hóa có thể kể đến như buồn nôn và táo bón [6, 16]
● Tác dụng phụ lên hệ thần kinh: Hai tác dụng phụ phổ biến ở người lớn tuổi của opioid lên hệ thần kinh là ức chế thần kinh (an thần) và giảm nhận thức nhẹ [16].
● Tác dụng phụ lên hệ nội tiết: Khi s
ử dụng opioid trong thời gian dài, mật độ xương, ham muốn tình dục và khả năng tình dục của bạn sẽ suy giảm do thuốc làm ảnh hưởng đến nồng độ một số hormone trong cơ thể [16].
● Suy hô hấp: Hoạt động chủ vận của opioid tại các thụ thể rất quan trọng trong quá trình giảm đau. Tuy nhiên, nó cũng là nguyên nhân gây khó thở và có khả năng đe dọa tính mạng nếu bệnh nhân lạm dụng thuốc [16].
● Tăng nguy cơ té ngã: Các tác dụng phụ của opioid như buồn ngủ và chóng mặt sẽ làm tăng tỷ lệ té ngã và gãy xương khi sử dụng thuốc giảm đau cho người già [5].
Thuốc giảm đau là một trong những nhóm thuốc rất phổ biến và được sử dụng để điều trị nhiều thể loại đau khác nhau [1]. Tuy nhiên, như bất kỳ loại thuốc nào, thuốc giảm đau cũng có thể gây ra các tác dụng phụ nhất định, đặc biệt là đối với người cao tuổi [2, 3]. Hello Bacsi hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu vì sao người lớn tuổi cần thận trọng khi dùng thuốc giảm đau và những tác dụng phụ mà nhóm thuốc này có thể gây ra cho họ để có hướng dùng thuốc phù hợp.
PP-CEL-VNM-0398
Pfizer đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.
HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. Pfizer không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.
Xem thêm: Điều trị ung thư tuyến giáp ở đâu tốt nhất hiện nay?
Tin mới nhất
- Giảm đau hiệu quả với 11 loại thực phẩm sau đây
- 12++ Mẹo chữa bệnh huyết trắng tại nhà theo dân gian
- Có nên đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung không? Chi phí bao nhiêu?
- Thi trượt hay ăn nhầm?
- Lú lẫn
- Viêm da mủ hoại thư
- Phù hoàng điểm
- Da mặt bị đỏ rát và ngứa phải làm sao nhanh hết?
- 5 bí quyết giúp bạn bảo quản mứt dừa được lâu
- Tìm hiểu về bệnh ung thư vú
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Sơ can Bình vị tán – Bài thuốc chữa đau dạ dày được NSND Trần Nhượng tin tưởng
- PHÒNG CHỐNG UNG THƯ 9 Loại thuốc chữa đau dạ dày tốt nhất giúp giảm đau nhanh
- BỆNH LÝ LIÊN QUAN [REVIEW] Nhất Nam Bình Vị Khang đã giúp cậu bé lớp 5 khỏi viêm loét HP dạ dày như thế nào?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Mẹ bầu thèm mì Ý là dấu hiệu cho biết điều gì?