Trào ngược dạ dày gây ho: Nguyên nhân và cách chữa

Trào ngược dạ dày gây ho là tình trạng thường gặp. Nguyên nhân do thức ăn, axit dạ dày trào ngược kích thích đường hô hấp. Cơn ho do trào ngược dạ dày gây ra có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài, khiến người bệnh vô cùng khó chịu, mệt mỏi. Nếu không can thiệp điều trị, tình trạng này có thể kéo theo nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng hệ hô hấp.

Trào ngược dạ dày gây ho là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Ho là một trong số triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Bởi, khi thức ăn, dịch vị tiêu hóa từ dạ dày trào ngược lên trên vô tình kích thích đường hô hấp gây nên các cơn ho khan, ho có đờm khó chịu. Cụ thể hơn, lớp niêm mạc thực quản bị thức ăn và axit dạ dày làm viêm loét. Kéo theo đó, khí quản, phế quản bị kích thích dẫn đến phát sinh cơn ho bất thường.

Trào ngược dạ dày gây ho khiến cơ thể người bệnh khó chịu mệt mỏi

Trào ngược dạ dày gây ho là tình trạng thường gặp, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng. Trên thực tế, ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm khuẩn khi bị trào ngược dạ dày. Mục đích tống dị vật ra ngoài, bảo vệ và làm sạch đường hô hấp. Nguyên nhân khiến trào ngược dạ dày gây ho có thể do:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng khi niêm mạc dạ dày tá tràng bị viêm nhiễm, tổn thương. Thức ăn không được tiêu hóa hết tồn đọng lại, sau đó lên men và gây trào ngược dạ dày.
  • Béo phì: Người có trọng lượng cơ thể vượt mức dễ gặp nhiều vấn đề về dạ dày và đường hô hấp. Khi đó, thực quản dưới chịu ảnh hưởng bởi sức ép của cơ thể dẫn đến tình trạng giãn nở khiến thức ăn và dịch từ dạ dày trào ngược lên trên.
  • Ăn uống thiếu khoa học: Người có thói quen ăn nhanh, bỏ ăn, ăn quá nhiều trong một lần ăn,…dễ bị rối loạn tiêu hóa. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày gây ho.
  • Stress: Căng thẳng thần kinh trong thời gian dài ảnh hưởng nghiêm trọng hoạt động hệ tiêu hóa. Người chịu áp lực thường xuyên có hệ tiêu hóa kém, nguy cơ trào ngược dạ dày cao hơn những đối tượng khác.
  • Yếu tố bẩm sinh: Một số bệnh nhân bị sa dạ dày, thoát vị cơ hoành,…bẩm sinh khiến chức năng co thắt của thực quản dưới kém. Dịch vị, thức ăn trong dạ dày không được điều tiết tốt trào ngược lên trên và gây ra các cơn ho, nôn ói khó chịu.

Theo thống kê cho thấy, nhiều bệnh nhân mắc chứng ho mãn tính có mối liên hệ mật thiết với bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh sẽ nhận thấy những biểu hiện bất thường sau:

Trào ngược dạ dày thường xuyên khiến viêm niêm mạc cơ quan hô hấp
  • Trước khi cơn ho xuất hiện, người bệnh sẽ có các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, khó chịu cổ họng.
  • Cơn ho thường xuất hiện sau khi ăn, vào ban đêm, ảnh hưởng sinh hoạt và giấc ngủ của người bệnh.
  • Bụng trên có cảm giác nóng ran, kèm theo đó là cơn nóng rát kéo dài tới cổ họng.
  • Ho dai dẳng không rõ nguyên nhân, loại trừ các nguyên nhân như tiếp xúc với khói thuốc lá, mắc bệnh đường hô hấp,…
  • Ho kéo dài tuy nhiên chụp X quang lại không nhận thấy bất thường ở phổi.

Trào ngược dạ dày gây ho là triệu chứng thường gặp, cơn ho có thể thuyên giảm sau khi tình trạng trào ngược được kiểm soát. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan, thay vào đó cần can thiệp điều trị sớm để tránh bệnh gây biến chứng ảnh hưởng hệ hô hấp và tiêu hóa.

Phân biệt trào ngược dạ dày gây ho và bệnh tai mũi họng

Tình trạng trào ngược dạ dày có nhiều điểm tương đồng với các bệnh lý về tai mũi họng. Do đó, khi nhận thấy triệu chứng ho khan, có đờm, bạn nên xác định đấy là dấu hiệu ảnh hưởng của bệnh tiêu hóa hay bệnh về tai mũi họng, để có biện pháp điều trị phù hợp.

Trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ thường dựa vào kết quả nội soi kết hợp với kết quả khám tai mũi họng, tiêu hóa để đưa ra phác đồ điều trị chính xác, an toàn và hiệu quả nhất. Theo đó, bạn đọc có thể phân biệt hai tình trạng dựa vào các yếu tố như:

Phân biệt trào ngược dạ dày gây ho và bệnh tai mũi họng

Ho do trào ngược dạ dày:

  • Triệu chứng ợ nóng, nôn trớ, ít gây khàn giọng, khó nuốt,…
  • Qua nội soi có phát hiện viêm thực quản, nhưng không có hiện tượng viêm thanh quản.
  • Phim chụp X quang thực quản thấy bết thường, cần theo dõi pH thực quản nhưng không cần theo dõi pH hầu.
  • Trào ngược dạ dày gây ho có thể xuất hiện vào ban đêm khi nằm, đôi khi gây ho khi đứng.

Ho do bệnh tại mũi họng:

  • Không có triệu chứng ợ nóng hay nôn trớ, tuy nhiên lại thường có triệu chứng khàn giọng, khó nuốt, đau rát cổ họng,….
  • Nội soi không thấy viêm thực quản, ngược lại phát hiện có tổn thương, viêm nhiễm thanh quản.
  • Một số trường hợp phát hiện bất thường ở thực quản qua phim chụp X quang, phải theo dõi cả pH thực quản và hầu.
  • Đôi khi ho về đêm khi nằm, cơn ho có thể xảy ra khi người bệnh đứng, vận động.

Ho do trào ngược dạ dày có biểu hiện khác so với ho do viêm phế quản, viêm họng. Đồng thời, phương pháp điều trị đối với hai trường hợp khác nhau cũng khác nhau. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày dẫn đến ho thường xuyên nên thăm khám và phối hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ tiêu hóa, bác sĩ nội soi và bác sĩ tai mũi họng để đạt hiệu quả cao nhất.

Ho do trào ngược dạ dày gây ra có nguy hiểm không?

Ho do trào ngược dạ dày thực quản nói riêng hay các bệnh tiêu hóa khác nói chung có thể chấm dứt sau khi điều trị bệnh. Tuy nhiên, trường hợp không can thiệp điều trị, điều trị sai phương pháp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

Tình trạng trào ngược thực quản lâu ngày có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng hoạt động của hệ thống hô hấp
  • Tổn thương niêm mạc thực quản, họng dẫn đến sưng, viêm và phù nề họng hầu nghiêm trọng.
  • Mắc bệnh viêm họng mãn tính nếu không điều trị ho do trào ngược dạ dày sớm và đúng cách.
  • Người bệnh có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn nếu hệ thống đường hô hấp bị tác động bởi trào ngược trong thời gian dài.
  • Ảnh hưởng đến dây thanh quản, tắt tiếng, khản giọng,…khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp.

Ngoài ra, trường hợp trào ngược diễn ra thường xuyên có thể khiến tổn thương đường tiêu hóa, hô hấp trở nên nghiêm trọng hơn. Vết loét rộng và ngày càng ăn sâu có nguy cơ biến chứng gây hại cho sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng. Do đó, người bệnh cần mau chóng điều trị trào ngược dạ dày, khắc phục triệu chứng do bệnh gây ra để phòng tránh các rủi ro nguy hại.

Cách chữa trào ngược dạ dày gây ho

Như đã đề cập, tình trạng trào ngược dạ dày gây ho có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần sớm can thiệp điều trị để phòng nguy cơ biến chứng. Một số hướng điều trị thường được áp dụng như:

Dùng thuốc Tây

Điều trị trào ngược dạ dày gây ho bằng biện pháp Tây y là sự lựa chọn của nhiều người. Do phương pháp này mang lại hiệu quả nhanh, giúp người bệnh sớm đẩy lùi triệu chứng khó chịu. Trước khi chỉ định thuốc điều trị cho người bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả theo dõi pH hệ tiêu hóa, hô hấp, kết quả nội soi dạ dày,…

Chữa trào ngược dạ dày, giảm ho bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây y thường có tác dụng nhanh nhưng cũng tiềm ẩn các tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn để đảm bảo không làm ảnh hưởng kết quả điều trị. Một số dạng thuốc thường được dùng trị trào ngược dạ dày như:

  • Thuốc ức chế bơm proton: Tác dụng giảm tiết axit dạ dày dư thừa, ổn định dịch vị, giảm trào ngược dạ dày. Thường dùng omeprazole, rabeprazole,…
  • Thuốc ức chế histamin: Thuốc giúp ức chế hoạt động thụ thể H2, kiểm soát quá trình tieetys dịch vị dạ dày. Một số loại như cimetidine, nazatidine,…
  • Thuốc kháng axit: Dùng phổ biến cho đối tượng bệnh nhân trào ngược dạ dày gây ho. Mục đích trung hòa axit, giảm triệu chứng trào ngược, đặc biệt là giúp cải thiện và xoa dịu cơn ho khó chịu nhờ vào ion hydroxide, bicarnonate, muối,…

Thuốc Tây y đa phần đều có công dụng kiểm soát quá trình sản sinh axit dạ dày dư thừa. Hiệu quả nhanh, giúp giảm tổn thương do trào ngược dạ dày gây ra cho hệ tiêu hóa và đường hô hấp. Tuy nhiên, người bệnh chỉ sử dụng thuốc sau khi được thăm khám và nhận chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Việc lạm dụng quá liều, tự ý dùng thuốc bừa bãi có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hại. Nhất là nguy cơ ảnh hưởng hoạt động tiêu hóa, dẫn đến đau dạ dày, viêm loét dạ dày nguy hiểm. Thận trọng trước khi dùng, dùng đúng, dùng đủ để sớm đẩy lùi triệu chứng trào ngược dạ dày gây ho khó chịu.

Dùng thuốc Đông y

Chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc Đông y, giảm ho do trào ngược là biện pháp được nhiều n
gười áp dụng. Bởi thuốc có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn và có thể áp dụng trong thời gian dài. Tham khảo các bài thuốc chữa trào ngược dạ dày gây ho như sau:

Sử dụng thuốc Đông y điều trị chứng trào ngược dạ dày gây ho
  • Bài thuốc 1: Sử dụng các vị thuốc như trần bì, thanh bì, trạch tả, kết hợp với bối mẫu, thược dược, chi tử, đan bì theo liều dùng thầy thuốc chỉ định. Thang thuốc sắc cùng với 700ml nước cho đến khi cạn còn một nửa, chia ra uống trong ngày không để qua đêm.
  • Bài thuốc 2: Dùng các vị thuốc như nhân sâm, can khương, thục tiêu, kết hợp với di đường theo liều lượng của thầy thuốc. Ngày uống 1 thang, sắc thuốc chia thành nhiều lần uống trong ngày. Kiên trì một thời gian tình trạng ho do trào ngược dạ dày gây ra thuyên giảm hẳn. Bên cạnh đó, các triệu chứng khác của bệnh cũng cải thiện đáng kể.

Thuốc Đông y có thể dùng trong thời gian dài và ít gây tác dụng phụ hơn thuốc tân dược. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên kết hợp điều trị Đông y và điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống phù hợp hơn. Tuy nhiên, do thuốc sắc có vị đắng khó uống nên một số người không áp dụng được biện pháp này.

Dùng mẹo dân gian

Ngoài hai hướng điều trị kể trên, trường hợp trào ngược dạ dày gây ho nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng mẹo chữa dân gian để giảm triệu chứng khó chịu. Các cách đơn giản như sau:

  • Dùng lá bạc hà: Bạc hà có hương thơm the mát xoa dịu cơn buồn nôn, ho khó chịu do bệnh trào ngược dạ dày gây ra. Các hoạt chất có trong bạc hà còn giúp giảm đau dạ dày, bảo vệ hoạt động nhu động ruột,…Người bệnh dạ dày có thể sử dụng lá bạc hà ép lấy nước hoặc nhai trực tiếp khi bị ho do trào ngược dạ dày. Tình trạng này sẽ thuyên giảm hiệu quả.
  • Dùng gừng: Gừng có tính nóng, giúp kháng khuẩn, trị viêm thường được dùng cho bệnh nhân mắc bệnh dạ dày, hô hấp. Sử dụng củ gừng pha trà uống khi bị ho là sự lựa chọn lý tưởng cho người bệnh. Với mùi thơm và đặc tính làm ấm cơ thể, trà gừng ấm sẽ nhanh chóng xoa dịu cơn đau, giảm buồn nôn, giảm ho cho người bệnh tại nhà.
  • Dùng nha đam: Nha đam có tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc và làm lành vết thương nhanh chóng. Sử dụng nha đam chữa trào ngược dạ dày là mẹo chữa an toàn, lành tính. Nha đam chứa nhiều dưỡng chất giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, xoa dịu cơn ho, đau rát khó chịu ở cổ họng. Người bệnh có thể sử dụng nha đam xay uống hoặc nhai sống khi có triệu chứng trào ngược dạ dày.

Dùng mẹo chữa dân gian giúp người bệnh cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày gây ho. Tuy nhiên, phương án này chỉ áp dụng cho đối tượng bệnh nhẹ, đồng thời phải kiên trì để thấy được kết quả tốt nhất. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh phải theo dõi y tế, kết hợp với chăm sóc cơ thể để nhanh chóng điều trị bệnh dứt điểm, phòng nguy cơ tái phát hay biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý khi bị trào ngược dạ dày gây ho

Khi bị trào ngược dạ dày gây ho, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau đây để sớm điều trị khỏi bệnh dạ dày và bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh:

Lưu ý chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày
  • Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh hơn. Có thể chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, chú ý ăn chậm nhai kỹ, ăn thức ăn chế biến chín, uống sôi để hệ tiêu hóa tốt hơn, phòng trào ngược thường xuyên.
  • Không ăn những món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, không uống rượu bia, chất kích thích, nước ngọt có ga, kem lạnh hoặc nước đá,…
  • Ưu tiên ăn những món mềm, tuy nhiên cũng cần cân bằng dinh dưỡng để cơ thể nạp đủ năng lượng chóng chội bệnh tật, hại khuẩn xâm nhập, phục hồi hoạt động tiêu hóa tốt hơn.
  • Tránh nằm ngay sau khi ăn, không nằm nghiêng phải, khi ngủ nên kê đầu cao hơn bụng để tránh trào ngược dạ dày vào ban đêm.
  • Lựa chọn quần áo thoải mái, không nên mặc đồ bó sát khi ăn.
  • Duy trì vóc dáng cân đối, tập thể dục nâng cao sức khỏe, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và giúp hô hấp tốt hơn.
  • Không tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ hướng dẫn. Định kỳ thăm khám sức khỏe để theo dõi tình trạng tổn thương dạ dày, hệ hô hấp nếu có. Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, lựa chọn nơi thăm khám uy tín để bảo vệ sức khỏe.

Trào ngược dạ dày gây ho là tình trạng thường gặp, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng. Cần sớm nhận biết và điều trị bệnh để phòng tránh các rủi ro gây biến chứng. Ngoài ra, bạn đọc nên chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe tiêu hóa nói riêng. Phòng biến chứng bệnh tiêu hóa ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp.

Có thể bạn quan tâm:

  • 8 bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày được dùng phổ biến
  • 10+ Mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà nhanh chóng
  • Top 10 Thuốc trị trào ngược dạ dày tốt nhất, phổ biến hiện nay
  • 7 vị thuốc nam chữa trào ngược dạ dày hiệu quả, dễ kiếm

Xem thêm: Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!