Đau khớp ngón tay do đâu? Có nguy hiểm không?

Đau khớp ngón tay là tình trạng khiến nhiều người bệnh khó chịu vì chúng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và hoạt động hàng ngày. Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh cũng như hướng điều trị sẽ giúp bạn đọc chủ động hơn đối với bệnh lý này.

Đau khớp ngón tay là bệnh gì?

Ngón tay là những bộ phận vô cùng quan trọng đối với hoạt động của mỗi người, chúng tham gia vào hầu hết mọi nhiệm vụ của cánh tay. Thật lo lắng nếu như một ngày nào đó, bạn phát hiện ra rằng những ngón tay của mình bị đau bất thường gây cản trở nhiều đến công việc.

Đau khớp ngón tay là một hiện tượng phổ biến thường gặp

Vậy đau khớp ngón tay giữa, đau khớp ngón tay trỏ hay đau khớp ngón tay cái là bệnh gì? Chắc hẳn trong số mỗi chúng ta ai cũng đã gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Đau khớp ngón tay thực chất dùng để miêu tả những cơn đau xảy ra ở gốc ngón mỗi khi cầm nắm, gõ phím, nấu ăn,… 

Khi bàn tay được hoạt động, cơn đau có thể tạm thời qua đi nhưng chỉ cần nghỉ ngơi, khớp bắt đầu cứng lại và cơn đau dần hiện rõ. Ở mức độ nặng hơn, người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau buốt, sưng khớp và sưng đầu ngón tay.

Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay?

Đau khớp ngón tay là một hiện tượng rất phổ biến do bàn tay phải làm việc liên tục hay giữ nguyên tư thế cố định trong thời gian dài.

Những cơn đau do chấn thương bởi ngoại lực hay nội sinh đều gây ra sự đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Ngoài ra, những cơn đau khớp còn có thể gây ra bởi bệnh lý tiểu đường, viêm khớp,…

Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau khớp ngón tay là: 

  • Do chấn thương: Va chạm mạnh trong sinh hoạt hàng ngày, khi chơi thể thao hay trong quá trình làm việc cũng khiến cho khớp ngón tay bị đau và viêm nhiễm. Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng đau cứng khớp ngón tay vào buổi sáng nhiều hơn do đây là thời gian khớp ít hoạt động nhất.
  • Bệnh viêm khớp: Viêm khớp có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể, vì thế bạn sẽ dễ dàng cảm nhận các cơn đau tại ngón tay. Những cơn đau gây nên sự đau nhức, cứng mỏi khớp và gây hạn chế vận động.
  • Nhiễm khuẩn: Các yếu tố xâm nhập như vi khuẩn, virus có trong máu tác động đến bao hoạt dịch quanh khớp và gây viêm đau khớp. Nhiễm khuẩn lâu ngày sẽ dẫn đến các biến chứng như: áp xe, viêm tủy xương, viêm mô tế bào,…
  • Hội chứng ống cổ tay: Đây là tập hợp của những bệnh thần kinh ngoại biên, nguyên nhân chủ yếu do môi trường, chế độ sinh hoạt, ăn uống tác động. 
  • Yếu tố tuổi tác: Tuổi tác sẽ gắn liền với quá trình lão hóa cơ thể, hệ thống xương khớp và dây chằng sẽ dần suy yếu, từ đó làm gia tăng quá trình thoái hóa xương khớp, viêm đau khớp ngón tay giữa.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp ngón tay

Ngoài những nguyên nhân trên, đau khớp ngón tay út còn có thể hình thành do nhiều yếu tố khác như giới tính, đặc điểm công việc, thói quen ăn uống và sinh hoạt, căng thẳng kéo dài, sử dụng nhiều chất kích thích, môi trường sống không thuận lợi,…

Dấu hiệu nhận biết tình trạng bệnh

Những triệu chứng của viêm khớp ngón tay giữa thường xuất hiện âm thầm với diễn tiến từ từ, tăng dần theo tần suất cũng như mức độ bệnh. Đau khớp ngón tay có thể kèm theo một số biểu hiện sau:

  • Chảy máu hoặc bầm tím da ở vùng ngón tay bị ảnh hưởng.
  • Nóng ran và ngứa ngáy ở các khớp ngón.
  • Không thể co duỗi dễ dàng các đốt ngón tay, khó khăn trong việc di chuyển hoặc cầm nắm.
  • Đau khớp, tê cứng khớp đặc biệt là vào buổi sáng.
  • Phù ngón tay, phù khớp hoặc lan rộng cả bàn tay. 

Đau khớp ngón tay thông thường không quá nghiêm trọng, người bệnh chỉ cần chú ý nghỉ ngơi bệnh sẽ đỡ. Tuy nhiên đôi khi chúng là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị sớm.

Vì vậy, người bệnh hãy chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn khi nhận thấy những biểu hiện sau:

  • Tê liệt khớp và mất khả năng vận động, cảm nhận.
  • Xuất hiện các vấn đề về hô hấp như thở gấp, khó khăn khi thở, thở khò khè,…
  • Thị lực thay đổi đột ngột hoặc đau nhức hốc mắt.
  • Đau nhức và yếu nửa người.
  • Đau nhức các đốt ngón tay đột ngột.

Đau nhức đốt ngón tay có nguy hiểm không?

Đau nhức đốt ngón tay là bệnh do nhiều yếu tố gây ra, nếu tình trạng này do những chấn thương, ngoại cảnh tác động hay thói quen sinh hoạt thông thường thì người bệnh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, đau nhức do yếu tố bệnh lý gây nên thì bạn cần phải cẩn thận vì chúng sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về sau.

Biến chứng thường gặp khi bệnh không được điều trị sớm

Những tác hại của việc đau khớp ngón tay không được điều trị kịp thời đó là:

  • Biến dạng khớp ngón tay, hỏng hoàn toàn các khớp ngón tay.
  • Hoạt tử ngón tay hoặc các đốt, trường hợp xấu nhất người bệnh cần phải phẫu thuật cắt bỏ phần bị hoại tử.
  • Nhiễm trùng máu do vi khuẩn tại các ổ khớp gây ra có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nhiễm trùng phần mềm và dẫn đến nguy cơ hoại tử vùng da. 

Viêm đau khớp ngón tay có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, vì thế cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho bản thân, chúng ta nên thăm khám bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở tay. Việc thăm khám sẽ cho kết quả chính xác về tình trạng bệnh mà bạn đang gặp phải, từ đó đề ra phương án điều trị phù hợp. 

Cách điều trị tình trạng đau khớp ngón tay hiệu quả

Phương pháp điều trị viêm khớp ngón tay cái, ngón tay giữa hay ngón áp út sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân cũng như mức độ hiện tại của bệnh. Đối với trường hợp đau khớp ngón tay nhẹ và không xuất phát từ yếu tố bệnh lý, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị ngay tại nhà.

Phương pháp chữa đau khớp ngón tay tại nhà

Những chấn thương nhẹ xảy ra như va chạm dẫn đến bầm tím, bong gân, giãn cơ,… người bệnh đều có thể cải thiện tại nhà. Chủ yếu nên thực hiện nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh khi khớp đang bị tổn thương và kết hợp với các bài thuốc điều trị đơn giản như sau:

Sử dụng túi chườm khớp

Chườm nóng hay chườm lạnh đều là những biện pháp giúp cải thiện tình trạng viêm đau khớp rất tốt, trong trường hợp đau khớp ngón tay cũng vậy.

Việc chườm nóng giúp làm ấm khớp, kích thích lưu thông máu và giảm trừ điểm tắc ứ gây đau. Chườm lạnh các đốt ngón tay có thể làm giảm cảm giác sưng nóng khớp và giảm đau tạm thời.

Chườm nóng giúp giảm đau khớp

Bất kể người bệnh áp dụng phương pháp này đều cho hiệu quả điều trị tốt, tuy nhiên bạn cần lưu ý không sử dụng túi chườm đặt quá lâu trên da vì dễ gây bỏng. 

Bài thuốc trị đau xương khớp từ lá lốt

Bài thuốc dân gian chữa đau xương khớp từ lá lốt được rất nhiều người biết đến và đã áp dụng thành công. Lá lốt có tính ấm, vị ngọt hơi cay, chứa nhiều tinh dầu có lợi cho sức khỏe và cải thiện hệ thần kinh. Người bệnh có thể nấu món ăn từ lá lốt để sử dụng hàng ngày hoặc đun nước ngâm trực tiếp đều được.

Cách làm bài thuốc nước lá lốt thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt đem rửa sạch.
  • Đem bỏ vào nồi đun sôi cùng với khoảng 500ml nước.
  • Có thể kết hợp cùng lá ngải cứu, đun sôi khoảng 10 phút thì cho thêm một ít muối hạt rồi tắt bếp.
  • Đổ ra chậu đến khi ấm vừa phải thì sử dụng để ngâm trực tiếp ngón tay bị đau.
  • Người bệnh nên kiên trì thực hiện ngâm tay với nước lá lốt trong khoảng 1 – 2 tuần sẽ nhận thấy bệnh chuyển biến tích cực. 

Click đọc ngay

TOP 7 bài thuốc chữa viêm khớp bằng thuốc Nam hiệu quả

Bài thuốc với cây xương rồng gai

Xương rồng gai trị đau nhức xương khớp từ lâu đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Đây là một loại cây mọc dại, vô cùng dễ kiếm đặc biệt ở các vùng nông thôn. Người ta biết đến cây xương rồng gai nhờ khả năng giảm sưng viêm, đau nhức và thoát vị đĩa đệm xương khớp.

Bài thuốc điều trị từ cây xương rồng gai

Người bệnh điều trị đau khớp ngón tay chế biến xương rồng gai theo cách sau:

  • Chuẩn bị 2 – 3 nhánh xương rồng gai.
  • Đem rửa sạch, loại bỏ gai rồi đập dập.
  • Bắc chảo đun cho nóng, sau đó bỏ xương rồng vào đảo rồi cho thêm một chút muối cho đến khi hỗn hợp nóng lên thì bỏ vào miếng vải mỏng.
  • Sử dụng để đắp lên vùng khớp ngón tay bị sưng đau để điều trị.
  • Áp dụng bài thuốc này 4 – 5 lần/ tuần để đem đến hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Điều trị với thuốc Tây y

Trong trường hợp người bệnh áp dụng những phương pháp điều trị tại nhà nhưng không khỏi hoặc đau khớp ngón tay do bệnh lý thì cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa. Nhóm thuốc điều trị viêm đau khớp được áp dụng phổ biến trong trường hợp này là:

  • Thuốc chống viêm, giảm đau: Acetaminophen, Ibuprofen,… giúp cải thiện các cơn đau do viêm khớp ngón tay gây ra, đồng thời giảm viêm nhiễm.
  • Thuốc chống thấp khớp: Thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị viêm khớp dạng thấp ở ngón tay, ngăn ngừa những tổn thương có thể xảy ra.
  • Thuốc tiêm Cortisone: Thuốc chống viêm có tác dụng mạnh trong việc điều trị đau khớp ngón tay.
  • Thuốc bôi giảm đau, gel chứa tinh dầu bạc hà.
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể cần chỉ định phương án phẫu thuật để thay thế. Bao gồm việc điều chỉnh các khớp bị tổn thương, nạo ổ viêm nhiễm, thay khớp hoặc hợp nhất đốt ngón tay. 

Tây y giúp điều trị bệnh nhanh chóng nhưng thường đem lại nhiều tác dụng phụ về sau, đặc biệt là tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày, ngộ độc gan thận,… Vì thế, về liều lượng dùng thuốc và cách điều trị bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đông y điều trị chứng đau khớp

Ngoài cách chữa Tây y, bệnh nhân bị mắc chứng đau khớp ngón tay hoàn toàn có thể tham khảo phương pháp Đông y điều trị. Theo Đông y, chứng đau xương khớp nói chung đều thuộc phạm trù chứng Tý.

Nguyên nhân là do phong hàn, tà khí nhiễm vào cơ thể, lại gặp các yếu tố tác động như môi trường ẩm thấp,… Từ đó khiến khí huyết ứ trệ, thận hư, mạch lạc không thông.

Chữa viêm đau khớp với các bài thuốc Đông y

Điều trị đau khớp ngón tay theo Y học cổ truyền sẽ tập trung thúc đẩy lưu thông khí huyết trong cơ thể, đẩy lùi phong, hàn, thấp, nhiệt đồng thời nâng cao chức năng ngũ tạng phòng ngừa bệnh tái phát.

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc Đông y sắc uống, người bệnh cũng nên kết hợp thêm các biện pháp trị liệu như châm cứu, bấm huyệt. Phương pháp này giúp đả thông kinh mạch, giải tỏa những điểm tắc ứ và giúp khớp vận động dễ dàng hơn. 

Ưu điểm của Đông y là an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ nhờ sử dụng các thảo dược tự nhiên trong điều chế. Tuy nhiên thời gian điều trị thường kéo dài đòi hỏi người bệnh cần kiên trì. Cách tốt nhất, bạn đọc nên thăm khám tại các đơn vị Y học cổ truyền uy tín để được chẩn đoán, kê đơn phù hợp với thể trạng cá nhân.

Biện pháp phòng ngừa bệnh đau khớp

Đau khớp nói chung đặc biệt là tình trạng đau khớp ngón tay hoàn toàn có thể cải thiện được nếu người bệnh thực hiện thay đổi thói quen sinh hoạt như sau:

  • Thường xuyên tập thể dục đúng cách, lựa chọn những bài tập vừa sức và tốt cho hoạt động của tay. Điều này giúp cho tay được cử động linh hoạt hơn, nâng cao sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật.
  • Chú ý bảo vệ các ngón tay trong quá trình làm việc hoặc sinh hoạt. Bạn có thể đeo găng tay thích hợp để che chắn ngón tay khi cần làm việc.
  • Ngâm ngón tay với nước ấm trước khi đi ngủ để thư giãn gân cốt, làm ấm khớp và kích thích lưu thông máu tại khớp, từ đó làm giảm tình trạng cứng khớp mỗi sáng thức dậy.
  • Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Thường xuyên bổ sung những loại thực phẩm giàu sắt, canxi, vitamin tổng hợp để làm mạnh gân cốt, đẩy lùi bệnh tật.
  • Thăm khám định kỳ bệnh tại các cơ sở y tế uy tín để theo dõi tình trạng bệnh lý, nếu có phát sinh bất thường thì cần can thiệp ngay.
  • Nếu nhận thấy những bất thường trong quá trình điều trị, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị trực tiếp.

Tình trạng đau khớp ngón tay tuy không dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nhưng chúng gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt nếu đau khớp biến chứng thành viêm khớp dạng thấp mãn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn được mà chỉ có thể kiểm soát. 

Vì vậy, người bệnh cần thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời kết hợp với thay đổi lối sống, lối sinh hoạt phù hợp nhằm cải thiện các triệu chứng bệnh. Hơn hết, luôn giữ tinh thần thoải mái trong suốt thời gian điều trị để duy trì sức khỏe tốt.

Xem thêm: Xơ hóa tủy nguyên phát

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!