Viêm da tiết bã nhờn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm da tiết bã còn gọi là viêm da dầu, là bệnh dễ gặp phải, có thể do rối loạn của tuyến bã nhờn và sự tác động của nấm Malassezia. Viêm da dầu dễ nhầm lẫn với vảy nến, lupus ban đỏ, chàm… khiến điều trị không hiệu quả, bệnh lan rộng hơn. Viêm da dầu cũng có tính chất dai dẳng nên làm ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình và tâm lý của người bệnh. Vì vậy nhận biết chính xác bệnh và nắm rõ các hướng điều trị sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị.
Viêm da tiết bã là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Viêm da tiết bã (tên tiếng anh là seborrheic dermatitis) là tình trạng rối loạn da phổ biến ở các vùng da có nhiều tuyến bã nhờn như da đầu, da mặt, da ngực. Khi mắc bệnh vùng da bị viêm tiết bã sẽ đỏ lên, ngứa ngáy, đóng vảy, bong chóc. Bệnh này xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Bệnh viêm da dầu không lây từ người sang người và ít nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên các trường hợp viêm da tiết bã ở người lớn thường gây ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mĩ của người bệnh, gây trở ngại về tâm lý hoặc stress.
Viêm da dầu có thể lan rộng khắp cơ thể ảnh hưởng lớn đến thẩm mĩ. Tình trạng này thường xảy ra do bị nhầm lẫn với các tình trạng khác như lupus ban đỏ, vảy nến, nấm… Khi đó thuốc điều trị không đúng bệnh nên thường gây viêm nhiễm nặng nề hơn.
Nếu gãi mạnh, vùng da bị viêm tiết bã sẽ bị xước, dễ bội nhiễm vi khuẩn trên da. Từ đó việc điều trị khó khăn hơn, gây sẹo sau khi lành. Ở trẻ sơ sinh, viêm da tiết bã có thể nặng nề hơn, gây đỏ da toàn thân, thậm chí đe dọa tính mạng.
Vậy vì sao căn viêm da tiết bã nhờn lại xuất hiện và có thể nhận biết qua những triệu chứng nào?
Nguyên nhân viêm da tiết bã nhờn thường gặp
Hiện nay nguyên nhân chính xác gây viêm da dầu vẫn chưa được xác định rõ. Một số ý kiến cho rằng, viêm da tiết bã nhờn thường xuất hiện do:
- Một loại nấm men gọi là malassezia tồn tại trong dịch tiết dầu trên da.
- Phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch.
Ngoài ra, bệnh viêm da dầu còn dễ xuất hiện nếu bạn liên quan đến các yếu tố nguy cơ sau:
- Di truyền: Nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu có người thân cận huyết mắc viêm da tiết bã nhờn.
- Da dầu: Một số chuyên gia lý giải, tình trạng bài tiết dầu quá mức trên da sẽ kích thích hoạt động của nấm men và làm bùng phát bệnh.
- Thời tiết: Mùa thu – dông da dễ mát nước nên dễ gây viêm da tiết bã. Mùa hè, da khỏe mạnh, độ ẩm và đàn hồi tốt hơn nên da ít bị viêm tiết bã nhờn.
- Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung nhiều thực phẩm giàu đường, dầu mỡ, gia vị cay nóng, rượu bia… sẽ kích thích da tăng tiết dầu gây viêm.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc như thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh, corticoid có thể làm tăng nguy cơ viêm da dầu.
- Yếu tố khác: Rối loạn nội tiết, trầm cảm, căng thẳng kẻo dài, môi trường ô nhiễm, vệ sinh da kém sạch…
Triệu chứng viêm da tiết bã theo từng đối tượng
Triệu chứng bệnh viêm da dầu ở các nhóm đối tượng sẽ có một số sự khác biệt, tùy thuộc vào đối tượng, vị trí mắc bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Đặc biệt, dấu hiệu bệnh viêm da tiết bã ở người lớn và trẻ nhỏ thường không giống nhau. Cụ thể là:
Triệu chứng viêm da tiết bã ở trẻ em
Ở trẻ em, viêm da tiết bã nhờn thường xuất hiện ở độ tuổi từ 0 – 3, vùng da dễ bị viêm nhất là da đầu và mặt. Những tổn thương viêm da dầu ở trẻ em có thể biến mất sau khoảng 3 – 12 tháng và không cần can thiệp chữa trị.
Trẻ thường có biểu hiện như:
- Da đầu có các mảng màu vàng nhạt, vàng nâu, nâu đen hoặc xám trắng. Dân gian vẫn thường gọi là cứt trâu.
- Mảng vảy bám chặt vào da đầu và chân tóc.
- Ngoài vùng da đầu, trẻ còn có thể bị viêm ở mũi, lông mày, má, trán, hai bên tai…
- Vùng da bị viêm da dầu không ngứa nhiều nhưng sưng viêm, đỏ, đau nhức, nóng rát…
Biểu hiện viêm da tiết bã ở người lớn
Viêm da tiết bã ở người lớn thường xuất hiện tại những vùng sa nhiều dầu thừa như: da mặt, sau tai, cánh mũi, da đầu (gầu), cung lông mày, ngực và cổ. Bệnh kéo dài, dễ tái phát. Người bệnh dễ nhận thấy những biểu hiện như:
- Da có màu đỏ hồng, bề mặt da có vảy bong, nhờn rít và ẩm.
- Vùng da có vảy trắng đục kèm cảm giác ngứa ngáy
- Vùng chân tóc hoặc lông mày thường có nhiều vảy trắng như gầu.
Viêm da dầu nhờn có thể gây ngứa ngáy, làm tổn thương da nghiêm trọng nếu không chữa trị. Khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng viêm da tiết bã, hãy tìm đến bác sĩ chuyên môn để được xác định chính xác tình trạng của mình, từ đó điều trị theo phác đồ phù hợp nhất.
Điều trị viêm da tiết bã bằng cách nào?
Viêm da tiết bã nhờn có nhiều cách điều trị. Hiện nay các phương pháp chữa trị phổ biến là điều trị bằng thuốc uống, thuốc bôi, biện pháp chăm sóc da, liệu pháp ánh sáng, sử dụng thuốc thảo dược. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, mức độ viêm nhiễm bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
Một số cách điều trị tình trạng viêm da tiết bã nhờn được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng hiện nay gồm:
Dùng thuốc uống, thuốc bôi tây y
Đây là biện pháp chữa trị được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị bệnh viêm da dầu. Sau khi thăm khám kỹ càng tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc uống, thuốc bôi phù hợp với vùng da bị viêm. Những thuốc này giúp làm giảm tổn thương, làm lành vùng da viêm và tăng cường sức đề kháng cho da. Các loại thuốc điều trị viêm da tiết bã thường dùng gồm:
- Thuốc bôi kháng nấm hoặc dầu gội kháng nấm: Thuốc thường chứa các nhóm hoạt chất như Ketoconazole, Ciclopirox… Trường hợp viêm da do nấm Malassezia, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng nấm chứa Zinc pyrithion và Selenium.
- Thuốc bạt sừng: Giúp làm sạch vảy trên da, kiềm dầu thừa và hạn chế tăng sinh tế bào sừng. Thuốc thuộc nhóm này thường chứa các hoạt chất: Acid salicylic, Acid lactic và Propylen glycol.
- Thuốc kháng nấm dạng uống: Được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm da tiết bã trên vùng da rộng nhằm ức chế nấm men, giảm triệu chứng bệnh và ngăn biến chứng. Thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa trong gan và tác động tiêu cực đến chức năng sinh lý nam. Vì vậy người bệnh chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn.
- Thuốc ức chế calcineurin: Là thuốc bôi chứa corticoid, giúp chữa lành tổn thương da, ngăn viêm lan rộng.
- Kháng sinh: Được chỉ định cho trường hợp bệnh nặng, thuốc được chỉ định để ngăn ngừa bội nhiễm da.
Thuốc Đông y chữa viêm da tiết bã
Đây là giải pháp điều trị viêm da tiết bã sâu bên trong từ thảo dược. Đông y cho rằng, viêm da tiết bã xuất hiện do cơ thể bị nhiễm phong tà, thấp nhiệt, nội tạng & hệ miễn dịch suy yếu. Khi đó vi khuẩn có điều kiện xâm nhập và phát triển gây bệnh.
Chính vì vậy Đông y thường chú trọng điều trị viêm da dầu từ căn nguyên bên trong đến triệu chứng bên ngoài. Các loại thảo dược được lựa chọn theo nguyên tắc BỔ CHÍNH KHU TÀ, vừa nâng cao sức khỏe tạng phủ, tăng cường đề kháng vừa tiêu viêm, làm lành vùng da tổn thương.
Một số loại thảo dược thường xuất hiện trong các bài thuốc điều trị viêm da dầu như: Ké đầu ngựa, Bồ công anh, Kim ngân hoa, Tang bạch bì, Đơn đỏ, Tang bạch bì, Ô liên rô… Tùy theo mức độ viêm và thể trạng của người bệnh, các thầy thuốc sẽ kê đơn phù hợp.
Một số bài thuốc Đông y chữa viêm da dầu hiệu quả như:
- Bài thuốc chữa viêm da dầu của Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam: Thành phần gồm nhiều thảo dược quý như: Địa phu tử, Tử thảo, Thăng ma, Mạch môn đều, Đơn bì, Tang diệp, Phật phà… Bài thuốc có thể gia giảm thành phần cho phù hợp với cơ địa, mức độ bệnh của từng bệnh nhân. Thành phần 100% thảo dược GACP-WHO an toàn cho sức khỏe. Khảo sát cho thấy có tới 80% bệnh nhân khỏi bệnh nhờ bài thuốc này và không tái phát trong suốt 5 năm.
- Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc: Thành phần gồm các dược liệu đầu bảng như Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa, Phòng phong, Hồng hoa, Bạch linh, Bồ công anh, Đơn đỏ, Thổ phục linh… Công thức thuốc kết hợp hoàn hảo 3 chế phẩm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA giúp điều trị toàn diện bệnh viêm da dầu. Bài thuốc được VTV2 giới thiệu trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày. Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp hơn 4000 người khỏi bệnh và không tái phát trong nhiều năm.
Liệu pháp ánh sáng (Quang trị liệu)
Phương pháp này sử dụng tia UVA và UVB để loại bỏ vảy bong và cải thiện các triệu chứng viêm da dầu trên da. Liệu pháp này được chỉ định cho những bệnh nhân viêm da tiết bã nặng, đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị.
Số lần trị liệu bằng ánh sáng phụ thuộc vào mức độ tổn thương và khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân với liệu pháp này.
Ưu điểm của Quang trị liệu là ít gây teo da, mỏng da hoặc suy giảm miễn dịch như các loại thuốc bôi tại chỗ. Tuy nhiên, liệu pháp có thể làm tăng nguy cơ lão hóa da và ung thư. Vì vậy liệu pháp này cần được tiến hành theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa sau khi đã cân nhắc kỹ càng.
Chữa viêm da dầu bằng phương pháp dân gian
Điều trị viêm da dầu bằng các mẹo chữa dân gian cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay. Các mẹo chữa này thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên quen thuộc như mật ong, dầu dừa, trầu không, nha đam… Các nguyên liệu này thường có tính kháng viêm, kiềm dầu và làm lành tổn thương. Một số cách được nhiều người sử dụng là:
- Chữa viêm da dầu bằng mật ong: Làm sạch da rồi dùng bông thoa đều mật ong lên vùng da bị viêm. Massage nhẹ nhàng rồi rửa lại sau khoảng 15 phút.
- Dầu cám gạo: Dùng lượng dầu cám gạo nhỏ để bôi trực tiếp lên da, massage nhẹ nhàng cho tinh chất dầu thấm sâu. Nên bôi vào buổi tối trước khi ngủ và làm sạch da vào sáng hôm sau. Ngoài ra có thể hòa dầu cám gạp vào nước để tắm khoảng 15 phút rồi làm sạch da.
- Chữa viêm da dàu bằng lá trầu không: Dùng lá trầu đun nước để xông hơi hoặc đợi cho nguội bớt rồi tắm. Ngoài ra có thể giã lá trầu rồi bôi lên da đợi 5 -10 phút rồi làm sạch da.
- Dầu dừa: Dùng dầu dừa nguyên chất bôi lên vùng da bị viêm da tiết bã. Massage nhẹ nhàng, để qua đêm rồi sáng hôm sau rửa lại với nước.
Các mẹo dân gian có tác dụng nhất định trong điều trị viêm da tiết bã nhưng không phù hợp với viêm da khi đã nặng. Khi áp dụng cần tìm hiểu kỹ và đảm bảo vệ sinh để tránh bội nhiễm trên da.
Như vậy có nhiều biện pháp điều trị khác nhau, bạn đọc chỉ nên tham khảo. Trước khi áp dụng bất kì phương pháp nào, hãy đi khám chuyên khoa da liễu và lắng nghe tư vấn và hướng điều trị từ bác sĩ chuyên môn.
Viêm da dầu nên ăn gì? Kiêng gì?
Thực phẩm có thể giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm trên da. Người mắc viêm da tiết bã nên bổ sung những nhóm thực phẩm sau:
- Rau xanh: Bông cải xanh, cần tây, rau bina, cải xoăn… chứa nhiều nước, khoáng chất và có nhiều vitamin K, C, A. Những thành phần này giúp tái tạo tế bào da, chống oxi hóa mạnh và tiêu diệt những gốc tự do trong hạ bì. Đồng thời các thành phần dinh dưỡng này còn ngăn vi nấm, vi khuẩn tăng sinh.
- Thực phẩm giàu chất chống oxi hóa: Dâu tây, Việt quất, lựu, trà thảo dược, kiwi, bông cải, anh đào… Nhóm này giúp cải thiện trao đổi chất, ức chế tác nhân gây viêm và nâng cao khả năng tự bảo vệ của da.
- Thực phẩm giàu omega 3, accid béo: Cá hồi, cá ngừ, dầu cá… Nhóm này giúp tăng cường tái tạo da, ngăn ngừa viêm nhiễm, hạn chế kích ứng da.
- Thực phẩm giàu vitamin E: Vitamin E giúp tổng hợp collagen, dưỡng ẩm, giảm cảm giác ngứa và giúp da phục hồi nhanh hơn. Vitamin E có nhiều trong các loại hạt, dầu oliu, bơ, bí ngô, xoài, rau bina…
Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung, người bị viêm da dầu nên kiêng những nhóm thực phẩm có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn như:
- Thực phẩm dễ gây dị ứng, đặc biệt là hải sản: Nhóm này dễ gây kích ứng da do thúc đẩy sản sinh chất histamin. Lượng đạm cao trong hải sản có thể gây rối loạn trao đổi chất của cơ thể, gây bất lợi cho quá trình điều trị.
- Thức ăn ngọt chứa nhiều đường tinh luyện: Nhóm này tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
- Đồ nhiều chất béo, dầu mỡ: Nhóm này làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn, thúc đẩy viêm da dầu.
- Đậu nành, đậu phộng: Những thực phẩm này có các protein dự trữ như vicilin hoặc albumin. Những chất này làm rối loạn quá trình trao đổi chất, gâu dị ứng và kích ứng da.
- Đồ ăn cay nóng: Nhóm này tăng tiết mồ hôi da và bã nhờn khiến da dễ mụn nhọt và viêm tiết bã.
- Thịt gà và trứng: Những thực phẩm này nếu ăn thường xuyên sẽ làm nguy cơ lở loét rộng hơn. Ngoài ra trong da gà có hoạt chất khiến vết thương chậm lành, dễ gây sẹo lồi.
- Rượu bia, cả phê và chất kích thích: Đồ uống có cồn làm suy giảm chức năng gan khiến quá trình đào thải độc tố bị ảnh hưởng. Khi đó độc tố dễ tích dưới da, làm tăng nguy cơ hoặc khiến viêm da tiết bã trầm trọng hơn.
Làm thế nào để phòng ngừa viêm da tiết bã?
Để phòng tránh viêm da dầu tiết bã nhờn, mọi người cần chú ý thực hiện những biện pháp sau:
- Làm sạch da thường xuyên bằng các biện pháp các sản phẩm lành tính, dịu nhẹ.
- Lựa chọn các sản phẩm làm sạch da và chăm sóc da có độ pH phù hợp, không gây kích ứng hoặc làm khô da. Tránh sử dụng sản phẩm có chứa cồn.
- Che chắn, bảo vệ da khi đi ra đường, nhất là những nơi nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm.
- Dùng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ 2 – 3 lần mỗi ngày vào tiết trời lạnh, khô để điều hòa hoạt động tiết bã nhờn, làm mềm da và giảm tăng sinh tế bào chết.
- Giữ gìn vệ sinh da tốt, gội đầu thường xuyên để làm sạch da đầu.
- Tăng sức đề kháng cho da bằng cách tắm nắng 5 – 10 phút mỗi sáng trong thời gian từ 6 – 8 giờ sáng.
- Nghỉ ngơi và ăn uống khoa học nhằm nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng cường hệ thống miễn dịch.
Bệnh viêm da tiết bã nhờn thường hay dai dẳng và dễ tái phát. Tuy nhiên căn bệnh này thường lành tính và có thể kiểm soát nếu chăm sóc da đúng cách, điều tị tích cực. Vì vậy nếu nhận thấy các triệu chứng viêm da dầu hãy chủ động đi khám để xác định mức độ viêm, từ đó có các biện pháp can thiệp kịp thời. Trường hợp đang có những triệu chứng nghi là viêm da tiết bã nhờn, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cách điều trị phù hợp nhất:
Xem thêm: Bệnh nhân nói gì về hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm của lương y Phùng Hải Đăng Quân Dân 102?
Tin mới nhất
- Tại sao viêm họng lại sốt? Người bệnh nên uống thuốc gì?
- Bệnh đau vai gáy là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
- Cách khắc phục khàn tiếng lâu ngày do phẫu thuật polyp dây thanh
- Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục như thế nào?
- Mẹo giúp dễ ngủ mà ai cũng nên biết
- Mách bạn các 4 món ngon từ mãng cầu xiêm
- Cách điều trị tàn nhang hiệu quả được đánh giá cao từ chuyên gia
- 8 nguyên nhân khiến hậu môn bị sưng mà bạn cần biết
- Hành trình tìm ‘thần dược’ Sâm Ngọc Linh
- Tiền tăng huyết áp có phải là tình trạng báo động?