Cảm giác “có vấn đề” ở cổ họng cảnh báo điều gì? Tìm hiểu ngay!
Bỗng một ngày nào đó, bạn cảm thấy hình như có gì đó khác lạ nơi cổ họng, làm cho bạn khó chịu và cảm thấy bất an…Đó có thể là cảm giác bị nghẹn ở cổ họng.
Bỗng một ngày nào đó, bạn cảm thấy hình như có gì đó khác lạ nơi cổ họng, làm cho bạn khó chịu và cảm thấy bất an…Đó có thể là cảm giác bị nghẹn ở cổ họng.
Cảm giác như bị vướng gì đó ở trong họng rất thường gặp. Ban đầu nó dường như mơ hồ và có vẻ không ảnh hưởng nhiều đến ăn uống và hít thở, song nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây lo lắng và ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống.
Cảm giác mang tính chủ quan này có thể chỉ là rối loạn về cơ năng, còn thực thể thì không có tổn thương gì, nhưng nó cũng có thể nguy hiểm nếu nguyên nhân là do một tổn thương hiện hữu, tức là hậu quả của một biến đổi bệnh lí thực sự ngay trong vùng họng.
Trong bài viết sau đây, mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu về triệu chứng bị vướng trong họng, nguyên nhân và cách nhìn nhận cũng như giải pháp điều trị tình trạng này.
Cảm giác có gì đó khác lạ ở cổ họng là như thế nào?
Cảm giác bị nghẹn ở cổ họng có thể khiến người bệnh cảm thấy như bị vướng cái gì đó, bị ngứa ngáy, nóng rát, châm chích, khô, căng. Một số người còn cảm thấy như mắc tóc, hóc xương hoặc vướng viên thuốc… trong cổ họng.
Khi bạn cảm thấy như thế thì đó là cảm giác chủ quan của riêng bạn và bác sĩ sẽ giúp xác định nguyên nhân.
Về nguyên nhân, có thể là do vấn đề tại chỗ đó, chỗ lân cận hoặc nơi nào đó xa hơn trong cơ thể, cũng có thể do biến đổi tâm sinh lý…
Những cảm giác “không thật” đó, chuyên môn gọi đó là “loạn cảm họng”, nó khác xa về bản chất với hậu quả của một tổn thương hiện hữu ngay tại họng như u cục, lở loét hoặc có dị vật.
Nếu cảm giác bị nghẹn ở cổ khi có khi không, mang tính nhất thời, chỉ rõ khi nuốt nước miếng và giảm hoặc mất đi sau khi ăn uống thì không có gì đáng lo ngại cả.
Cảm giác bị vướng ở cổ họng cảnh báo điều gì?
Vì cảm giác bị vướng hay nghẹn ở cổ họng có nhiều nguyên nhân gây ra nên nó phức tạp.
Ngoài rối loạn cảm giác tại chỗ đơn thuần, tình trạng này còn do:
Cảm giác như bị vướng gì đó ở trong họng rất thường gặp. Ban đầu nó dường như mơ hồ và có vẻ không ảnh hưởng nhiều đến ăn uống và hít thở, song nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây lo lắng và ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống.
Cảm giác mang tính chủ quan này có thể chỉ là rối loạn về cơ năng, còn thực thể thì không có tổn thương gì, nhưng nó cũng có thể nguy hiểm nếu nguyên nhân là do một tổn thương hiện hữu, tức là hậu quả của một biến đổi bệnh lí thực sự ngay trong vùng họng.
Trong bài viết sau đây, mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu về triệu chứng bị vướng trong họng, nguyên nhân và cách nhìn nhận cũng như giải pháp điều trị tình trạng này.
Cảm giác có gì đó khác lạ ở cổ họng là như thế nào?
Cảm giác bị nghẹn ở cổ họng có thể khiến người bệnh cảm thấy như bị vướng cái gì đó, bị ngứa ngáy, nóng rát, châm chích, khô, căng. Một số người còn cảm thấy như mắc tóc, hóc xương hoặc vướng viên thuốc… trong cổ họng.
Khi bạn cảm thấy như thế thì đó là cảm giác chủ quan của riêng bạn và bác sĩ sẽ giúp xác định nguyên nhân.
Về nguyên nhân, có thể là do vấn đề tại chỗ đó, chỗ lân cận hoặc nơi nào đó xa hơn trong cơ thể, cũng có thể do biến đổi tâm sinh lý…
Những cảm giác “không thật” đó, chuyên môn gọi đó là “loạn cảm họng”, nó khác xa về bản chất với hậu quả của một tổn thương hiện hữu ngay tại họng như u cục, lở loét hoặc có dị vật.
Nếu cảm giác bị nghẹn ở cổ khi có khi không, mang tính nhất thời, chỉ rõ khi nuốt nước miếng và giảm hoặc mất đi sau khi ăn uống thì không có gì đáng lo ngại cả.
Cảm giác bị vướng ở cổ họng cảnh báo điều gì?
Vì cảm giác bị vướng hay nghẹn ở cổ họng có nhiều nguyên nhân gây ra nên nó phức tạp.
Ngoài rối loạn cảm giác tại chỗ đơn thuần, tình trạng này còn do:
- Vấn đề tại chỗ: Viêm amidan, viêm họng, tăng sinh tuyến lympho, dày niêm mạc, teo niêm mạc, sa niêm mạc, chùng các cơ siết họng, rối loạn vận động nuốt, dị vật mắc trong họng, u nhú, u đa dây thần kinh, nhiệt miệng, giang mai, ung thư hạ họng…
- Vấn đề lân cận: u tuyến giáp đè vào, u cạnh họng chèn vô, bệnh ở nắp thanh quản, gai xương của thoái hóa cột sống cổ, mỏm trâm xương chũm dài, lao cột sống cổ, trào ngược dạ dày thực quản, chảy dịch từ viêm mũi xoang, rối loạn chức năng khớp thái dương hàm, giảm tiết tuyến nước bọt…
- Các vấn đề khác: rối loạn tâm lí như stress, trầm cảm, lo âu (ví dụ như “tức nghẹn cổ” hoặc “xúc động nghẹn ngào”); loạn thần kinh chức năng, tự kỉ ám thị, rối loạn nội tiết tiền mãn kinh, nhược cơ do tuyến ức…
Nếu thấy khó chịu ở cổ họng dai dẳng hoặc ngày càng tăng, rõ hơn khi ăn uống thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám nhé.
Các cảm giác tương tự như nghẹn ở cổ
Cảm giác vướng họng thường bị nhầm lẫn với chứng khó nuốt, tuy nhiên chúng là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Nhiều người có thể vừa cảm thấy cổ họng bị nghẹn vừa cảm thấy khó nuốt. Nguyên nhân tạo ra cảm giác này có thể là do bệnh nhân lo sợ rằng mình sẽ bị mắc nghẹn khi nuốt thức ăn hoặc nước uống. Chứng nuốt đau cũng có thể gây khó nuốt.
Mắc nghẹn thức ăn hoặc vật thể lạ cũng có thể khiến bạn cảm thấy vướng ở cổ họng. Bên cạnh đó, các vật thể này có thể di chuyển qua thanh khí quản và gây ra cảm giác khó thở. Chính vì vậy, nếu cổ họng có cảm giác bị vướng sau khi mắc nghẹn, bạn cần đi khám để được hỗ trợ.
Bị nghẹn ở cổ họng phải làm sao mới hết?
Không có phương pháp hoặc một công thức chung nào để chữa kh
ỏi tất cả các trường hợp bị nghẹn ở cổ họng vì nó “đa nguyên” và đặc trưng cho mỗi cá thể. Nếu cảm giác nghẹn ở cổ liên quan đến một bệnh lý, việc điều trị bệnh lý đó có thể giúp loại bỏ cảm giác khó chịu này. Nói là “có thể” vì trong một số trường hợp dù đã loại bỏ được nguyên nhân nhưng cái cảm giác đó vẫn còn dai dẳng, đòi hỏi cần một trị liệu tâm lí tiếp theo để điều trị rối loạn hành vi nhận thức.
- Vấn đề tại chỗ: Viêm amidan, viêm họng, tăng sinh tuyến lympho, dày niêm mạc, teo niêm mạc, sa niêm mạc, chùng các cơ siết họng, rối loạn vận động nuốt, dị vật mắc trong họng, u nhú, u đa dây thần kinh, nhiệt miệng, giang mai, ung thư hạ họng…
- Vấn đề lân cận: u tuyến giáp đè vào, u cạnh họng chèn vô, bệnh ở nắp thanh quản, gai xương của thoái hóa cột sống cổ, mỏm trâm xương chũm dài, lao cột sống cổ, trào ngược dạ dày thực quản, chảy dịch từ viêm mũi xoang, rối loạn chức năng khớp thái dương hàm, giảm tiết tuyến nước bọt…
- Các vấn đề khác: rối loạn tâm lí như stress, trầm cảm, lo âu (ví dụ như “tức nghẹn cổ” hoặc “xúc động nghẹn ngào”); loạn thần kinh chức năng, tự kỉ ám thị, rối loạn nội tiết tiền mãn kinh, nhược cơ do tuyến ức…
Nếu thấy khó chịu ở cổ họng dai dẳng hoặc ngày càng tăng, rõ hơn khi ăn uống thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám nhé.
Các cảm giác tương tự như nghẹn ở cổ
Cảm giác vướng họng thường bị nhầm lẫn với chứng khó nuốt, tuy nhiên chúng là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Nhiều người có thể vừa cảm thấy cổ họng bị nghẹn vừa cảm thấy khó nuốt. Nguyên nhân tạo ra cảm giác này có thể là do bệnh nhân lo sợ rằng mình sẽ bị mắc nghẹn khi nuốt thức ăn hoặc nước uống. Chứng nuốt đau cũng có thể gây khó nuốt.
Mắc nghẹn thức ăn hoặc vật thể lạ cũng có thể khiến bạn cảm thấy vướng ở cổ họng. Bên cạnh đó, các vật thể này có thể di chuyển qua thanh khí quản và gây ra cảm giác khó thở. Chính vì vậy, nếu cổ họng có cảm giác bị vướng sau khi mắc nghẹn, bạn cần đi khám để được hỗ trợ.
Bị nghẹn ở cổ họng phải làm sao mới hết?
Không có phương pháp hoặc một công thức chung nào để chữa kh
ỏi tất cả các trường hợp bị nghẹn ở cổ họng vì nó “đa nguyên” và đặc trưng cho mỗi cá thể. Nếu cảm giác nghẹn ở cổ liên quan đến một bệnh lý, việc điều trị bệnh lý đó có thể giúp loại bỏ cảm giác khó chịu này. Nói là “có thể” vì trong một số trường hợp dù đã loại bỏ được nguyên nhân nhưng cái cảm giác đó vẫn còn dai dẳng, đòi hỏi cần một trị liệu tâm lí tiếp theo để điều trị rối loạn hành vi nhận thức.
Khi nào bạn thực sự cần tìm đến bác sĩ?
Cảm giác vướng nghẹn ở cổ là một triệu chứng khá phổ biến. Theo ước tính, khoảng 4% người đến khám tại phòng khám tai mũi họng có cảm giác vướng ở cổ họng. Trong khi đó, có đến 78% người đến khám tại các phòng khám đa khoa gặp phải vấn đề tương tự.
Nếu bị nghẹn ở cổ là do cảm giác chủ quan đơn thuần thì bạn có thể “quên” nó đi, để nó tự biến mất. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nếu thấy tình trạng dai dẳng, càng ngày càng tệ thì bạn nên tìm gặp bác sĩ sớm nhất nếu có thể. Đặc biệt, khi có những triệu chứng khác đi kèm như:
- Đau ở họng hoặc cổ
- Sút cân
- Nôn
- Khó nuốt
- Nuốt đau
- Yếu cơ ở cổ họng hoặc các phần cơ khác trên cơ thể
- Xuất hiện các khối u ở xung quanh cổ hoặc trong họng
- Các triệu chứng có xu hướng tiến triển nặng hơn
- Có dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, chẳng hạn như sốt hoặc sưng hạch.
Tình trạng cổ họng có cảm giác bị vướng thường khá phổ biến và ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể là biểu hiện của các bệnh lý tiềm ẩn. Vì vậy, bạn cần quan tâm và lưu ý đến tình trạng khác lạ ở cổ họng của mình. Thái độ coi thường hoặc lo lắng thái quá đều không tốt cho sức khỏe.
Khi nào bạn thực sự cần tìm đến bác sĩ?
Cảm giác vướng nghẹn ở cổ là một triệu chứng khá phổ biến. Theo ước tính, khoảng 4% người đến khám tại phòng khám tai mũi họng có cảm giác vướng ở cổ họng. Trong khi đó, có đến 78% người đến khám tại các phòng khám đa khoa gặp phải vấn đề tương tự.
Nếu bị nghẹn ở cổ là do cảm giác chủ quan đơn thuần thì bạn có thể “quên” nó đi, để nó tự biến mất. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nếu thấy tình trạng dai dẳng, càng ngày càng tệ thì bạn nên tìm gặp bác sĩ sớm nhất nếu có thể. Đặc biệt, khi có những triệu chứng khác đi kèm như:
- Đau ở họng hoặc cổ
- Sút cân
- Nôn
- Khó nuốt
- Nuốt đau
- Yếu cơ ở cổ họng hoặc các phần cơ khác trên cơ thể
- Xuất hiện các khối u ở xung quanh cổ hoặc trong họng
- Các triệu chứng có xu hướng tiến triển nặng hơn
- Có dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, chẳng hạn như sốt hoặc sưng hạch.
Tình trạng cổ họng có cảm giác bị vướng thường khá phổ biến và ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể là biểu hiện của các bệnh lý tiềm ẩn. Vì vậy, bạn cần quan tâm và lưu ý đến tình trạng khác lạ ở cổ họng của mình. Thái độ coi thường hoặc lo lắng thái quá đều không tốt cho sức khỏe.
Xem thêm: Tăng bạch cầu ái toan
Tin mới nhất
- 11 Bài thuốc ngâm rượu trị đau lưng thần kỳ từ dược liệu quanh nhà
- Bệnh gan
- Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ
- Đau cổ (sái cổ)
- Viên uống trắng da NuBest White có tốt không? Giá bao nhiêu?
- Cách cai nghiện game online: Không khó nhưng cần quyết liệt
- Ợ chua tiêu chảy là bệnh gì? Cách điều trị và những lưu ý cho bệnh nhân
- Màu sắc nước tiểu bất thường
- Top 10 loại thuốc trị tiêu chảy tốt nhất hiện nay [chuyên gia khuyên dùng]
- Giải đáp 9 câu hỏi được hỏi nhiều nhất về ung thư đại trực tràng – Căn bệnh đường tiêu hóa rất nguy hiểm