Các thuốc tiểu đường thế hệ mới [Cập nhật 2020]
Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm thường được ví như “kẻ giết người thầm lặng”, bởi tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nếu không kiểm soát tốt. Ngày nay, với sự phát triển của y học, các loại thuốc tiểu đường thế hệ mới ra đời giúp xoa dịu bớt nỗi lo cho người bệnh.
Thông tin về 4 loại thuốc tiểu đường thế hệ mới nhất
Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn sẽ phải sống chung với bệnh cả đời mà không thể điều trị dứt điểm. Điều quan trọng là cần kiểm soát tốt đường huyết để ức chế sự phát triển của bệnh. Việc sử dụng các loại thuốc Tây kết hợp với duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh là liệu pháp tối ưu.
Một số loại thuốc Tây từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong kiểm soát đường huyết bao gồm:
- Metformin
- Gliclazid
- Acarbose
- Thuốc tiêm insulin
Ngoài ra, khi y học hiện đại ngày càng phát triển, có một số loại thuốc mới ra đời đem lại những niềm hi vọng mới cho bệnh nhân tiểu đường. Mặc dù không thay thế được thuốc cũ, nhưng các thuốc thế hệ mới có thể đáp ứng trong nhiều trường hợp. Nhất là đối với những người bệnh không đáp ứng được với thuốc cũ.
Dưới đây là thông tin chi tiết về 4 loại thuốc tiểu đường thế hệ mới:
1. Thuốc Glimepiride thế hệ mới chữa tiểu đường
Đây là một sulfamide hạ đường huyết thế hệ mới nằm trong nhóm các sulfonylurea dử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuyệt đối không dùng thuốc Glimepiride cho bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1.
Thuốc Glimepiride hoạt động với cơ chế kích thích tuyến tụy sản sinh các tế bào beta ở đảo Langerhans để giải phóng insulin. Ngoài ra, Glimepiride còn có cơ chế tác động kép, có thể hoạt động tại tụy hay ngoài tụy.
Chỉ định:
Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 trong trường hợp không thể kiểm soát tốt đường huyết bằng chế độ ăn kiêng và tập luyện thể dục.
Cách dùng:
Thuốc được bào chế dưới dạng viêm nén, dùng trực tiếp với nước lọc theo đường uống. Tuyệt đối không nhai, nghiền nát viên thuốc trước khi uống. Uống thuốc vào thời điểm trước bữa sáng hay bữa ăn chính đầu tiên của ngày.
Liều lượng:
Tùy thuộc vào mỗi đối tượng mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp về liều lượng. Liều dùng phụ thuộc vào độ nhạy với insulin, cân nặng và thể trạng của người bệnh cùng các vấn đề sức khỏe liên quan.
Sau đây là liều dùng tham khảo cho các trường hợp phổ biến nhất:
- Liều ban đầu: 1mg/lần. Mỗi ngày 1 lần duy nhất.
- Liều duy trì: Có thể tăng lên mỗi 1mg so với liều ban đầu trong quãng từ 1 – 2 tuần/lần.
- Liều tối đa: 8mg/ngày. Tuyệt đối không dùng quá liều này trong bất cứ tình huống nào.
Chống chỉ định:
Tuyệt đối không dùng thuốc Glimepiride cho các đối tượng sau:
- Nhiễm keto-acid do đái tháo đường
- Người bệnh suy gan, thận nặng
- Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
- Phụ nữ mang thai hay cho bé bú
- Trẻ em
Tác dụng phụ:
Thường gặp nhất là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hạ đường huyết quá thấp. Nếu xuất hiện các dấu hiệu vàng da, nước tiểu sẫm màu hay sốt… bạn cần chủ động tìm đến bác sĩ ngay.
Tương tác thuốc:
Thuốc tiểu đường thế hệ mới Glimepiride có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác khi sử dụng đồng thời. Cần báo cho bác sĩ về tất cả những thuốc bạn đang dùng trước khi được chỉ định Glimepiride. Điều này giúp dự phòng và xử lý kịp thời nếu phát sinh tương tác.
2. Thuốc tiêm Exenatide
Exenatide là loại thuốc tiểu đường thế hệ mới được cung cấp dưới tên thương hiệu Byetta hay Bydureon. Thuốc được dùng dưới dạng tiêm, phổ biến trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.
Exenatide có thể được dùng chung với các loại thuốc trị tiểu đường khác. Cùng với đó là kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập để kiểm soát đường huyết được tốt hơn.
Thuốc tiểu đường thế hệ mới Exenatide có tác dụng tương tự với hormone incretin. Có thể kích thích tăng cường sản xuất insulin ở tụy tạng, đồng thời ức chế glucagon và làm giảm hấp thu đường ở ruột non.
Chỉ định:
Bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2.
Chống chỉ định:
- Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của Exenatide.
- Trẻ em
- Tiền sử ung thư biểu mô tuyến giáp ở thể tủy
- Tiền sử tân sinh đa tuyến nội tiết – men 2
Cách dùng:
Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch đẳng trương được bảo quản vô trùng trong lọ thủy tinh. Sử dụng bằng cách tiêm dưới da ở vùng đùi, bụng hoặc cánh tay. Thời điểm tiêm thuốc là vào trước bữa ăn. Thời gian giãn cách tối thiểu giữa các liều là 6 giờ.
Liều lượng:
Liều dùng thuốc phụ thuộc vào mục đích điều trị và cơ địa cũng như các liệu pháp điều trị kết hợp. Nên bắt đầu ở mức 5mcg/lần, 2 lần/ngày.
Sau 1 tháng điều trị có thể tăng liều lên 10mcg/lần, 2 lần/ngày.
Tác dụng phụ:
Buồn nôn, nôn, đau đầu, tiêu chảy, kích ứng dạ dày, sụt cân… là những tác dụng phụ dễ gặp nhất. Chú ý tìm đến bác sĩ khi gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Điển hình như:
- Đau liên tục ở vùng dạ dày sau đó lan ra phía lưng
- Phát ban, nổi mề day gây ngứa da
- Khó thở, khàn tiếng
- Bị sưng ở nhiều vị trí: mặt, cổ họng, lưỡi, mắt cá tay chân
- Rối loạn tiểu tiện, thay đổi màu sắc nước tiểu
Tương tác thuốc:
Thuốc Exenatide được báo cáo là có thể làm giảm hấp thu của các loại thuốc khác dùng theo đường uống. Giãn cách thời gian sử dụng giữa các thuốc với Exenatide khoảng 1 giờ có thể giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, nên báo cho bác sĩ được biết về tất cả các loại thuốc mà bạn đáng sử dụng.
3. Thuốc Pramlintide acetate
Đây cũng là một loại thuốc tiểu đường thế hệ mới được sử dụng theo đường tiêm. Pramlintide hoạt động tương tự như amylin, được giải phóng vào máu bởi các tế bào beta của tuyến tụy cùng với insulin vào sau bữa ăn.
Loại thuốc này có thể hỗ trợ điều hòa đường huyết bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn. Từ đó thúc đẩy cảm giác no thông qua thụ thể hypothalamic. Đồng thời ức chế sự tiết ra không phù hợp của glucahgon.
Ngoài ra, thuốc Pramlintide acetate còn được chứng minh là lúc làm giảm huyết sắc tố glycate hóa và hỗ trợ quá trình giảm cân.
Chỉ định:
Bệnh nhân bị đái tháo đường cả tuýp 1 và tuýp 2.
Chống chỉ định:
Tuyệt đối không sử dụng thuốc Pramlintide acetate cho các đối tượng sau:
- Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày
- Hạ đường huyết không nhận thức
- Chỉ số HbA1c lớn hơn 9%
- Quá mẫn với pramlintide, metacresol hay bất cứ thành phần nào của thuốc
- Bệnh nhân nhi
Nếu bạn đang mang thai hay cho con bú, cần báo cho bác sĩ để được cân nhắc lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng loại thuốc này.
Cách dùng:
Thuốc Pramlintide acetate dùng để tiêm ngay trước mỗi bữa ăn chính. Tiêm vào thành bụng hoặc đùi bằng ống tiêm thông thường. Tuyệt đối không tiêm ở cánh tay bởi sự hấp thụ thuốc có thể bị thay đổi.
Không trộn tiêm Pramlintide acetate với bất kỳ loại insulin nào khác. Chú ý sử dụng ống tiêm và kim mới cho mỗi liều. Nếu quên dùng thuốc hãy bỏ qua luôn và dùng liều kế tiếp.
Liều lượng:
Liều dùng Pramlintide acetate không thống nhất với mọi đối tượng. Bác sĩ có thể điều chỉnh dựa vào nhiều yếu tố khác nhau.
Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1:
- Liều ban đầu: 15mcg/lần. Tối đa 4 lần/ngày.
- Tăng liều: Sau 3 ngày nếu không có triệu chứng bất thường như buồn nôn có thể tăng dần lên theo mức 30 – 40 – 60mcg.
- Nếu buồn nôn kéo dài ở liều 45mcg hay 60mcg thì nên giảm xuống liều 30mcg.
- Trường hợp không dung nạp liều 30mcg, bác sĩ có thể cân nhắc ngừng điều trị.
Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2:
- Liều ban đầu: 60mcg/lần, tối đa 3 lần/ngày.
- Tăng liều: Sau 3 ngày nếu không thấy buồn nôn có thể tăng lên liều 120mcg/lần.
- Nếu buồn nôn kéo dài với liều 120mcg, hãy quay trở về với liều 60mcg.
Tác dụng phụ:
Trong quá trình kiểm soát đường huyết với thuốc Pramlintide acetate bạn có thể gặp một số tác dụng ngoại ý. Bao gồm: buồn nôn, biếng ăn, ói mửa, mệt mỏi, chóng mặ
t, đau khớp… Hãy chủ động báo ngay cho bác sĩ để có cách can thiệp đúng đắn và kịp thời.
Tương tác thuốc:
Một số loại thuốc sau đây có thể gây tương tác với Pramlintide acetate:
- Acetaminophen
- Thuốc ức chế alpha glucosidase
- Thuốc chống cholinergic
- Chất gây ức chế ACE
- Thuốc trị đái tháo đường theo đường uống
- Thuốc chống giao cảm
Ngoài ra, Pramlintide acetate còn có thể xảy ra tương tác với các thuốc không được đề cập trên đây. Vui lòng báo với bác sĩ về các thuốc bạn đang dùng để dự phòng nếu có tương tác.
4. Thuốc Sitagliptin
Sitagliptin cũng là một loại thuốc tiểu đường thế hệ mới hiện đang được dùng tương đối phổ biến trong việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Thuốc được phân phối rộng rãi trên thị trường dưới tên thương hiệu Januvia.
Đối với quá trình kiểm soát đường huyết, thuốc Sitagliptin được sử dụng giống như một phần của liệu pháp phối hợp. Nó có thể được dùng chung với một số thuốc khác như Metformin, 1 Sulfamid hạ đường huyết hay với chất chủ vận PPARy.
Sitagliptin thuộc vào nhóm chất có tác dụng ức chế dipeptidyl peptidase – 4. Cơ chế hoạt động của nó là làm tăng sản xuất insulin, đồng thời giảm sản xuất glucagon ở tụy tạng.
Chỉ định:
Thuốc Sitagliptin được chỉ định cho người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Chống chỉ định:
Tuyệt đối không dùng cho trẻ em và những đối tượng với bất cứ thành phần có trong thuốc. Ngoài ra, khi gặp một số vấn đề sau, bạn cần báo ngay cho bác sĩ:
- Tiền sử bị viêm tụy
- Bị sỏi mật
- Vấn đề về thận
- Mắc bệnh tim mạch
- Nghiện rượu
- Phụ nữ đang mang thai hay cho con bú
Cách dùng:
Thuốc Sitagliptin được bào chế ở dạng viên nén bao phim, dùng trực tiếp theo đường uống chung với nước lọc. Tuyệt đối không cắn, bẻ đôi hay nghiền nát viên thuốc trước khi sử dụng. Đồng thời không sử dụng bất cứ thức uống nào khác thay thế nước lọc để uống thuốc. Loại thuốc này được khuyến cáo sử dụng khi bụng rỗng.
Liều lượng:
Liều dùng tham khảo với thuốc Sitagliptin là 100mg/lần và mỗi ngày chỉ dùng 1 lần duy nhất. Chú ý cân nhắc việc hạ liều dùng các thuốc Sulfamid hạ đường huyết khi sử dụng đồng thời với Sitagliptin.
Trường hợp người bệnh mắc các vấn đề về thận, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều dùng Sitagliptin phù hợp với mức độ tổn thương thận. Cụ thể như sau:
- Suy thận nhẹ (độ thanh thải creatinin từ 45ml/phút trở lên): Không cần thay đổi liều.
- Suy thận vừa (độ thanh thải creatinin từ 30 – 45ml/phút): 50mg/ngày.
- Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút): 25mg/ngày.
Tác dụng phụ:
Các tác dụng phụ thường gặp có thể là nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng. Trong nhiều trường hợp, thuốc Sitagliptin có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn:
- Lượng đường trong máu hạ quá thấp
- Phát ban trên da gây ngứa
- Khó thở, đau tức ngực
- Thay đổi lượng nước tiểu hay nước tiểu có lẫn máu
- Viêm tụy
- Hoại tử biểu bì
- Sưng đau khớp
Các tác dụng ngoại ý của thuốc Sitagliptin có thể chưa được liệt kê hết trên đây. Hãy báo ngay cho bác sĩ để can thiệp đúng lúc khi cơ thể bạn xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào.
Tương tác thuốc:
Hiện chưa có báo cáo cụ thể về mức độ tương tác của thuốc Sitagliptin khi dùng chung với các thuốc khác. Tuy nhiên, để dự phòng rủi ro phát sinh, hãy chia sẻ ngay với bác sĩ về tất cả những loại thuốc mà bạn đang dùng.
Những lưu ý khi dùng thuốc tiểu đường thế hệ mới
Tiểu đường là một căn bệnh diễn tiến âm thầm và không dễ dàng để kiểm soát. Trong quá trình sử dụng các thuốc tiểu đường thế hệ mới, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau đây:
- Dùng thuốc đúng liều lượng, tần suất cũng như thời gian mà bác sĩ chỉ định
- Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hay ngưng thuốc khi chưa nhận được yêu cầu
- Thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết để nắm bắt được tác dụng của thuốc
- Thông báo ngay cho bác sĩ nếu trong quá trình dùng thuốc gặp các vấn đề bất thường
- Điều chỉnh chế độ ăn uống để hỗ trợ, đồng thời tránh việc quá lạm dụng vào thuốc
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để kích thích các quá trình chuyển hóa trong cơ thể
Những loại thuốc tiểu đường thế hệ mới ra đời đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát tốt hơn đường huyết. Bạn cần nghiêm túc tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi điều trị tiểu đường với bất cứ loại thuốc nào.
Bạn nên tìm hiểu thêm: Phác đồ điều trị đái tháo đường của bộ y tế
Xem thêm: Viêm đa dây thần kinh hủy myelin mạn tính (CIDP)
Tin mới nhất
- Cẩn thận với tác dụng phụ của thuốc giảm đau trên người cao tuổi
- 9 tác dụng của nước mía giúp bạn khỏe hơn
- Bệnh gout: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- Nguyễn Đình Hoa nấm lim xanh: Sự thật về nấm lim xanh rừng
- Bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày: Nhận biết dấu hiệu và cách trị
- Viêm loét dạ dày là gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
- Sa tạng vùng chậu
- Quế Nhục
- Nguyên nhân đau khớp bàn chân thường gặp & cách điều trị
- Viêm dạ dày là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị