Viêm teo niêm mạc dạ dày
Viêm teo niêm mạc dạ dày là giai đoạn cuối của nhiều bệnh lý mạn tính ở dạ dày, chẳng hạn như viêm dạ dày mạn do nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori), các yếu tố ngoại sinh hay do hệ miễn dịch tự tấn công các tế bào tuyến ở cơ quan này (tự miễn).
Viêm teo niêm mạc dạ dày là giai đoạn cuối của nhiều bệnh lý mạn tính ở dạ dày, chẳng hạn như viêm dạ dày mạn do nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori), các yếu tố ngoại sinh hay do hệ miễn dịch tự tấn công các tế bào tuyến ở cơ quan này (tự miễn).
Trong giai đoạn đầu, tình trạng viêm teo này thường không biểu hiện ra triệu chứng đáng chú ý nên ít người phát hiện sớm. Chúng diễn tiến âm thầm theo thời gian và làm tăng nguy cơ loét, ung thư dạ dày nếu không được điều trị. Để tìm hiểu rõ hơn, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây.
Trong giai đoạn đầu, tình trạng viêm teo này thường không biểu hiện ra triệu chứng đáng chú ý nên ít người phát hiện sớm. Chúng diễn tiến âm thầm theo thời gian và làm tăng nguy cơ loét, ung thư dạ dày nếu không được điều trị. Để tìm hiểu rõ hơn, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây.
Tìm hiểu chung
Viêm teo niêm mạc dạ dày là gì?
Viêm teo niêm mạc dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc bên trong dạ dày bị viêm trong nhiều năm (mạn tính) và gây ra các vấn đề tiêu hóa, thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Quá trình viêm thường do vi khuẩn H. pylori gây ra. Loài vi khuẩn này có khả năng phá vỡ lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động từ dịch vị – dịch tiêu hóa có tính axit do một số tế bào dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Sự viêm nhiễm này sẽ dần dần phá hủy các tế bào niêm mạc dạ dày nếu không được điều trị triệt để.
Một số trường hợp, viêm teo niêm mạc xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh trong lớp niêm mạc ở dạ dày. Khi đó, chúng được gọi là viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn.
Viêm teo niêm mạc dạ dày là gì?
Viêm teo niêm mạc dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc bên trong dạ dày bị viêm trong nhiều năm (mạn tính) và gây ra các vấn đề tiêu hóa, thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Quá trình viêm thường do vi khuẩn H. pylori gây ra. Loài vi khuẩn này có khả năng phá vỡ lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động từ dịch vị – dịch tiêu hóa có tính axit do một số tế bào dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Sự viêm nhiễm này sẽ dần dần phá hủy các tế bào niêm mạc dạ dày nếu không được điều trị triệt để.
Một số trường hợp, viêm teo niêm mạc xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh trong lớp niêm mạc ở dạ dày. Khi đó, chúng được gọi là viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn.
Triệu chứng
Triệu chứng viêm teo niêm mạc dạ dày là gì?
Thông thường, người bệnh không hề biết mình bị viêm teo niêm mạc vì nó không gây ra triệu chứng đáng chú ý. Do đó, tình trạng này không được phát hiện và chẩn đoán đúng trong nhiều năm trời.
Các triệu chứng có thể gặp phải ở mỗi người có khi không giống nhau và còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm.
Khi viêm teo niêm mạc do viêm nhiễm vi khuẩn (như H. pylori) thì người bệnh có khả năng bị:
- Sụt cân ngoài ý muốn
- Nôn mửa
- Chán ăn
- Buồn nôn
- Thiếu máu do thiếu sắt
- Đau bụng
- Loét dạ dày
Trường hợp bị viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn, người bệnh thường có các triệu chứng thiếu hụt vitamin B12 và thiếu máu ác tính, bao gồm:
- Đau ở ngực
- Mệt mỏi
- Ù tai
- Chóng mặt
- Choáng váng
- Tim đập nhanh
Một số trường hợp thiếu vitamin B12 có thể gây tổn thương thần kinh khiến người bệnh gặp các triệu chứng như:
- Lú lẫn
- Đi không vững, mất thăng bằng
- Ngứa ran hoặc tê ở tay/ chân
Triệu chứng viêm teo niêm mạc dạ dày là gì?
Thông thường, người bệnh không hề biết mình bị viêm teo niêm mạc vì nó không gây ra triệu chứng đáng chú ý. Do đó, tình trạng này không được phát hiện và chẩn đoán đúng trong nhiều năm trời.
Các triệu chứng có thể gặp phải ở mỗi người có khi không giống nhau và còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm.
Khi viêm teo niêm mạc do viêm nhiễm vi khuẩn (như H. pylori) thì người bệnh có khả năng bị:
- Sụt cân ngoài ý muốn
- Nôn mửa
- Chán ăn
- Buồn nôn
- Thiếu máu do thiếu sắt
- Đau bụng
- Loét dạ dày
Trường hợp bị viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn, người bệnh thường có các triệu chứng thiếu hụt vitamin B12 và thiếu máu ác tính, bao gồm:
- Đau ở ngực
- Mệt mỏi
- Ù tai
- Chóng mặt
- Choáng váng
- Tim đập nhanh
Một số trường hợp thiếu vitamin B12 có thể gây tổn thương thần kinh khiến người bệnh gặp các triệu chứng như:
- Lú lẫn
- Đi không vững, mất thăng bằng
- Ngứa ran hoặc tê ở tay/ chân
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân nào gây viêm teo niêm mạc dạ dày?
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là nhiễm vi khuẩn H. pylori. Khoảng 50% ca bệnh viêm teo dạ dày có liên quan đến nhiễm H. pylori trong thời gian dài.
Việc nhiễm phải loài vi khuẩn này thường xuất hiện từ khi còn nhỏ và không biểu hiện triệu chứng trong giai đoạn đầu. Theo thời gian, tình trạng viêm nhiễm nặng dần lên gây viêm teo niêm mạc. Nếu không được điều trị, chúng có thể dẫn đến loé
t dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.
Bạn có thể nhiễm phải vi khuẩn H. pylori theo nhiều con đường:
- Ăn, uống thực phẩm, nguồn nước bị nhiễm khuẩn
- Ăn thực phẩm được nuôi trồng bằng nguồn nước ô nhiễm
- Tiếp xúc với nước bọt, chất nôn hoặc phân của người nhiễm H. pylori
Một nguyên nhân khác gây viêm teo dạ dày là do di truyền (viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn). Hệ miễn dịch của người bệnh sẽ tự sản xuất ra các kháng thể tấn công nhầm vào tế bào khỏe mạnh trong lớp niêm mạc dạ dày, cụ thể là những tế bào chịu trách nhiệm tiết ra axit giúp tiêu hóa thức ăn.
Các kháng thể cũng tấn công một “đối tượng” khác mang tên yếu tố nội tại – một loại protein do tế bào dạ dày tiết ra để giúp hấp thu vitamin B12. Khi cơ thể thiếu mất yếu tố nội tại này có thể gây ra bệnh thiếu máu ác tính. Căn bệnh này liên quan đến việc thiếu hụt vitamin B12 khiến cơ thể khó hoặc không thể tạo ra đủ lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Các yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ dễ gây viêm teo dạ dày là nhiễm phải vi khuẩn H. pylori. Tỷ lệ nhiễm khuẩn này khá cao, nhất là ở các khu vực nghèo đói, kém vệ sinh và đông đúc.
Viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn hiếm gặp hơn. Tuy nhiên, một số bệnh lý có thể khiến bạn dễ có nguy cơ bị dạng viêm teo niêm mạc này, chẳng hạn như:
- Bệnh tuyến giáp
- Đái tháo đường tuýp 1
- Bạch biến
- Bệnh Addison
Tất cả trường hợp bị viêm teo dạ dày đều làm tăng đáng kể nguy cơ bị ung thư dạ dày.
Nguyên nhân nào gây viêm teo niêm mạc dạ dày?
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là nhiễm vi khuẩn H. pylori. Khoảng 50% ca bệnh viêm teo dạ dày có liên quan đến nhiễm H. pylori trong thời gian dài.
Việc nhiễm phải loài vi khuẩn này thường xuất hiện từ khi còn nhỏ và không biểu hiện triệu chứng trong giai đoạn đầu. Theo thời gian, tình trạng viêm nhiễm nặng dần lên gây viêm teo niêm mạc. Nếu không được điều trị, chúng có thể dẫn đến loé
t dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.
Bạn có thể nhiễm phải vi khuẩn H. pylori theo nhiều con đường:
- Ăn, uống thực phẩm, nguồn nước bị nhiễm khuẩn
- Ăn thực phẩm được nuôi trồng bằng nguồn nước ô nhiễm
- Tiếp xúc với nước bọt, chất nôn hoặc phân của người nhiễm H. pylori
Một nguyên nhân khác gây viêm teo dạ dày là do di truyền (viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn). Hệ miễn dịch của người bệnh sẽ tự sản xuất ra các kháng thể tấn công nhầm vào tế bào khỏe mạnh trong lớp niêm mạc dạ dày, cụ thể là những tế bào chịu trách nhiệm tiết ra axit giúp tiêu hóa thức ăn.
Các kháng thể cũng tấn công một “đối tượng” khác mang tên yếu tố nội tại – một loại protein do tế bào dạ dày tiết ra để giúp hấp thu vitamin B12. Khi cơ thể thiếu mất yếu tố nội tại này có thể gây ra bệnh thiếu máu ác tính. Căn bệnh này liên quan đến việc thiếu hụt vitamin B12 khiến cơ thể khó hoặc không thể tạo ra đủ lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Các yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ dễ gây viêm teo dạ dày là nhiễm phải vi khuẩn H. pylori. Tỷ lệ nhiễm khuẩn này khá cao, nhất là ở các khu vực nghèo đói, kém vệ sinh và đông đúc.
Viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn hiếm gặp hơn. Tuy nhiên, một số bệnh lý có thể khiến bạn dễ có nguy cơ bị dạng viêm teo niêm mạc này, chẳng hạn như:
- Bệnh tuyến giáp
- Đái tháo đường tuýp 1
- Bạch biến
- Bệnh Addison
Tất cả trường hợp bị viêm teo dạ dày đều làm tăng đáng kể nguy cơ bị ung thư dạ dày.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Viêm teo niêm mạc dạ dày được chẩn đoán như thế nào?
Quá trình chẩn đoán thường kết hợp giữa việc tìm hiểu các triệu chứng và làm xét nghiệm lâm sàng. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ ấn nhẹ vào một số vùng nhất định ở dạ dày. Họ cũng thăm hỏi và quan sát xem có các dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12 như xanh xao, mạch nhanh và suy nhược thần kinh không.
Khi có các triệu chứng nghi ngờ, người bệnh sẽ được chỉ định soi dạ dày và làm xét nghiệm mô bệnh học.
Nếu nghi ngờ bạn bị nhiễm H. pylori, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra hơi thở. Đôi khi, bạn có thể cần làm thêm xét nghiệm máu để kiểm tra:
- Nồng độ pepsinogen
- Hormone gastrin
- Nồng độ vitamin B12
- Kháng thể tấn công tế bào niêm mạc dạ dày và yếu tố nội tại
Một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện sinh thiết để lấy mẫu mô từ dạ dày để tìm kiếm “manh mối” cho thấy bạn có bị viêm teo niêm mạc hay không và xác định được nguyên nhân.
Điều trị viêm teo niêm mạc dạ dày
Hầu hết người bệnh đều có các triệu chứng được cải thiện tốt sau khi được điều trị.
Quá trình điều trị thường tập trung vào mục tiêu loại bỏ triệt để vi khuẩn H. pylori bằng cách sử dụng kháng sinh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng thường chỉ định thêm thuốc làm giảm hoặc trung hòa axit trong dạ dày, giúp lớp niêm mạc mau lành lại.
Những người bị viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn được điều trị bằng cách bổ sung thêm vitamin B12 dưới dạng tiêm. Cách này giúp ngăn ngừa và điều trị các biến chứng của tình trạng thiếu hụt vitamin B12. Ngoài ra, bác sĩ cũng tập trung vào việc đảm bảo cho người bệnh không bị thiếu sắt.
Người bệnh cũng có thể tăng cường bổ sung vitamin B12 cho cơ thể qua các nguồn thực phẩm như:
- Sò
- Thịt bò
- Trứng
- Ngũ cốc dinh dưỡng
- Sữa
- Sữa chua
- Các loại cá béo như cá hồi
Viêm teo niêm mạc dạ dày được chẩn đoán như thế nào?
Quá trình chẩn đoán thường kết hợp giữa việc tìm hiểu các triệu chứng và làm xét nghiệm lâm sàng. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ ấn nhẹ vào một số vùng nhất định ở dạ dày. Họ cũng thăm hỏi và quan sát xem có các dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12 như xanh xao, mạch nhanh và suy nhược thần kinh không.
Khi có các triệu chứng nghi ngờ, người bệnh sẽ được chỉ định soi dạ dày và làm xét nghiệm mô bệnh học.
Nếu nghi ngờ bạn bị nhiễm H. pylori, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra hơi thở. Đôi khi, bạn có thể cần làm thêm xét nghiệm máu để kiểm tra:
- Nồng độ pepsinogen
- Hormone gastrin
- Nồng độ vitamin B12
- Kháng thể tấn công tế bào niêm mạc dạ dày và yếu tố nội tại
Một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện sinh thiết để lấy mẫu mô từ dạ dày để tìm kiếm “manh mối” cho thấy bạn có bị viêm teo niêm mạc hay không và xác định được nguyên nhân.
Điều trị viêm teo niêm mạc dạ dày
Hầu hết người bệnh đều có các triệu chứng được cải thiện tốt sau khi được điều trị.
Quá trình điều trị thường tập trung vào mục tiêu loại bỏ triệt để vi khuẩn H. pylori bằng cách sử dụng kháng sinh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng thường chỉ định thêm thuốc làm giảm hoặc trung hòa axit trong dạ dày, giúp lớp niêm mạc mau lành lại.
Những người bị viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn được điều trị bằng cách bổ sung thêm vitamin B12 dưới dạng tiêm. Cách này giúp ngăn ngừa và điều trị các biến chứng của tình trạng thiếu hụt vitamin B12. Ngoài ra, bác sĩ cũng tập trung vào việc đảm bảo cho người bệnh không bị thiếu sắt.
Người bệnh cũng có thể tăng cường bổ sung vitamin B12 cho cơ thể qua các nguồn thực phẩm như:
- Sò
- Thịt bò
- Trứng
- Ngũ cốc dinh dưỡng
- Sữa
- Sữa chua
- Các loại cá béo như cá hồi
Phòng ngừa
Bạn có thể phòng ngừa viêm teo niêm mạc dạ dày không?
Đây là một bệnh lý rất khó để phòng ngừa nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm H. pylori (nguyên nhân phổ biến gây viêm teo dạ dày) bằng cách thực hành vệ sinh cá nhân, an toàn vệ sinh thực phẩm tốt.
Những điều bạn nên thực hiện để phòng tránh nhiễm phải vi khuẩn gây bệnh là:
- Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn
- Xử lý thực phẩm vệ sinh, an toàn bằng cách rửa sạch các nguyên liệu trước khi chế biến hay ăn
- Tránh ăn, uống các thực phẩm không rõ nguồn gốc hay không đảm bảo vệ sinh
- Uống nước đóng chai, nhất là khi đi du lịch đến những khu vực có điều kiện vệ sinh kém
- Khi chăm sóc trẻ nhỏ, bạn nên vệ sinh tay cẩn thận sau khi xử lý chất thải từ trẻ (tã giấy, khăn ăn, bãi nôn)
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ về tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và biết cách bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Bạn có thể phòng ngừa viêm teo niêm mạc dạ dày không?
Đây là một bệnh lý rất khó để phòng ngừa nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm H. pylori (nguyên nhân phổ biến gây viêm teo dạ dày) bằng cách thực hành vệ sinh cá nhân, an toàn vệ sinh thực phẩm tốt.
Những điều bạn nên thực hiện để phòng tránh nhiễm phải vi khuẩn gây bệnh là:
- Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn
- Xử lý thực phẩm vệ sinh, an toàn bằng cách rửa sạch các nguyên liệu trước khi chế biến hay ăn
- Tránh ăn, uống các thực phẩm không rõ nguồn gốc hay không đảm bảo vệ sinh
- Uống nước đóng chai, nhất là khi đi du lịch đến những khu vực có điều kiện vệ sinh kém
- Khi chăm sóc trẻ nhỏ, bạn nên vệ sinh tay cẩn thận sau khi xử lý chất thải từ trẻ (tã giấy, khăn ăn, bãi nôn)
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ về tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và biết cách bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Xem thêm: Bệnh vẩy nến da đầu và cách điều trị hiệu quả hoàn toàn từ thảo dược
Tin mới nhất
- Uống cây xạ đen có tác dụng gì? Cách dùng cây xạ đen chữa bệnh
- Đau dạ dày: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị hiệu quả
- Bài thuốc viêm họng, viêm amidan Đỗ Minh Đường – Giải pháp trị bệnh TẬN GỐC
- Bệnh viện Phổi Hà Nội
- Thuốc Đông y đặc trị dạ dày Sơ can Bình vị tán – Lựa chọn hàng đầu của hàng ngàn người bệnh
- 5 lí do khiến bạn đột ngột mất kinh dù không mang thai
- Top 8 cách chống lão hóa da tuổi 30 để bạn luôn trẻ đẹp
- Công dụng tuyệt vời của giá đỗ
- Vảy nến thể giọt là gì? Các triệu chứng và cách điều trị
- Hiểu Xạ trị ung thư hết bao nhiêu tiền và Cách tối giản chi phí
Video
- TIN TỨC UNG THƯ 5++ cách xuất nhiều tinh dịch tăng khả năng thụ thai cho nam giới
- Nấm lim xanh ngâm rượu Tác dụng nấm lim xanh ngâm rượu từ cách ngâm uống rượu nấm lim
- Bệnh lý liên quan 2 Cây Thuốc chữa bệnh ung thư dạ dày đại tràng
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 9 dấu hiệu u não và cách phát hiện sớm để điều trị kịp thời