Nhiễm khuẩn E. coli gây bệnh gì?
Tìm hiểu chung
Nhiễm khuẩn E. coli gây bệnh gì?
Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) là một loài thường sống trong ruột của người và động vật. Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli chỉ gây tiêu chảy tạm thời và thoáng qua, tuy nhiên có một vài loại đặc biệt, chẳng hạn như vi khuẩn E. coli O157: H7, có thể gây nhiễm trùng nặng đường ruột dẫn đến bệnh nặng hơn với tiêu chảy, đau bụng và sốt.
Bạn có thể bị nhiễm khuẩn E. coli do tiếp xúc với nước bẩn hoặc ăn các thực phẩm rau quả chưa rửa sạch, đặc biệt là thịt bò nấu chưa chín. Người lớn khỏe mạnh thường có thể tự hồi phục trong vòng một tuần khi nhiễm E. coli. Tuy nhiên trẻ nhỏ và người lớn tuổi, những người có hệ miễn dịch suy yếu, phụ nữ mang thai khi nhiễm khuẩn E. coli này có thể nguy hiểm đến tính mạng do suy thận.
Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn E. coli đường ruột có thể được điều trị tại nhà.
Nhiễm khuẩn E. coli gây bệnh gì?
Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) là một loài thường sống trong ruột của người và động vật. Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli chỉ gây tiêu chảy tạm thời và thoáng qua, tuy nhiên có một vài loại đặc biệt, chẳng hạn như vi khuẩn E. coli O157: H7, có thể gây nhiễm trùng nặng đường ruột dẫn đến bệnh nặng hơn với tiêu chảy, đau bụng và sốt.
Bạn có thể bị nhiễm khuẩn E. coli do tiếp xúc với nước bẩn hoặc ăn các thực phẩm rau quả chưa rửa sạch, đặc biệt là thịt bò nấu chưa chín. Người lớn khỏe mạnh thường có thể tự hồi phục trong vòng một tuần khi nhiễm E. coli. Tuy nhiên trẻ nhỏ và người lớn tuổi, những người có hệ miễn dịch suy yếu, phụ nữ mang thai khi nhiễm khuẩn E. coli này có thể nguy hiểm đến tính mạng do suy thận.
Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn E. coli đường ruột có thể được điều trị tại nhà.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm khuẩn E. coli là gì?
Các triệu chứng phổ biến của nhiễm khuẩn E. coli là:
- Tiêu chảy xuất hiện đột ngột đôi khi kèm theo máu trong phân
- Đau bụng âm ỉ hoặc quặn thắt
- Buồn nôn, ói mửa, chán ăn
- Mệt mỏi
- Sốt.
Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn E. coli nặng bao gồm:
- Nước tiểu có máu
- Giảm lượng nước tiểu
- Da nhợt nhạt
- Xuất hiện những vết bầm mặc dù trước đó không có va chạm
- Mất nước.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đi khám nếu bạn nằm trong những trường hợp sau đây:
- Tiêu chảy không thuyên giảm sau 4 ngày, hoặc 2 ngày đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ em
- Sốt kèm với tiêu chảy
- Đau bụng không giảm sau khi đi cầu
- Có mủ hoặc máu trong phân
- Nôn mửa nhiều hơn 12 giờ
- Gần đây có du lịch ra nước ngoài
- Các triệu chứng mất nước, chẳng hạn như ít tiểu, khát nước nhiều, hay chóng mặt.
Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm khuẩn E. coli là gì?
Các triệu chứng phổ biến của nhiễm khuẩn E. coli là:
- Tiêu chảy xuất hiện đột ngột đôi khi kèm theo máu trong phân
- Đau bụng âm ỉ hoặc quặn thắt
- Buồn nôn, ói mửa, chán ăn
- Mệt mỏi
- Sốt.
Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn E. coli nặng bao gồm:
- Nước tiểu có máu
- Giảm lượng nước tiểu
- Da nhợt nhạt
- Xuất hiện những vết bầm mặc dù trước đó không có va chạm
- Mất nước.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đi khám nếu bạn nằm trong những trường hợp sau đây:
- Tiêu chảy không thuyên giảm sau 4 ngày, hoặc 2 ngày đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ em
- Sốt kèm với tiêu chảy
- Đau bụng không giảm sau khi đi cầu
- Có mủ hoặc máu trong phân
- Nôn mửa nhiều hơn 12 giờ
- Gần đây có du lịch ra nước ngoài
- Các triệu chứng mất nước, chẳng hạn như ít tiểu, khát nước nhiều, hay chóng mặt.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh nhiễm E. coli?
Nguyên nhân nào gây ra bệnh nhiễm E. coli?
Có nhiều nguyên gây nhiễm vi khuẩn E. coli, bao gồm:
- Thực phẩm bị ô nhiễm: là nguyên nhân phổ biến nhất. Thực phẩm bị ô nhiễm do sơ chế hoặc bảo quản không đúng cách, ví dụ như:
- Không rửa tay hoặc rửa tay chưa kỹ trước khi nấu hoặc trước khi ăn
- Sử dụng chén dĩa hoặc dụng cụ làm bếp không hợp vệ sinh
- Thức ăn bị hư hỏng do bảo quản không đúng cách ( ví dụ như nhiệt độ và độ ẩm không phù hợp)
- Ăn phải thức ăn chưa chín
- Ăn hải sản sống mà không rửa kỹ
- Uống sữa chưa tiệt trùng
- Giết mổ hoặc chế biến thịt của các loại gia cầm đang bị nhiễm bệnh.
- Nước bị ô nhiễm: uống nước bị ô nhiễm hoặc bơi trong hồ nước bị ô nhiễm
- Lây từ người sang người: Các vi khuẩn dễ lây lan sang người khác khi bạn rửa tay không kỹ sau khi vệ sinh và chạm vào người khác hoặc dùng chung các vật dụng với người bị nhiễm bệnh
- Động vật: Những người làm việc với động vật, đặc biệt là bò, dê, cừu có thể bị nhiễm bệnh từ vi khuẩn sống ở động vật.
Có nhiều nguyên gây nhiễm vi khuẩn E. coli, bao gồm:
- Thực phẩm bị ô nhiễm: là nguyên nhân phổ biến nhất. Thực phẩm bị ô nhiễm do sơ chế hoặc bảo quản không đúng cách, ví dụ như:
- Không rửa tay hoặc rửa tay chưa kỹ trước khi nấu hoặc trước khi ăn
- Sử dụng chén dĩa hoặc dụng cụ làm bếp không hợp vệ sinh
- Thức ăn bị hư hỏng do bảo quản không đúng cách ( ví dụ như nhiệt độ và độ ẩm không phù hợp)
- Ăn phải thức ăn chưa chín
- Ăn hải sản sống mà không rửa kỹ
- Uống sữa chưa tiệt trùng
- Giết mổ hoặc chế biến thịt của các loại gia cầm đang bị nhiễm bệnh.
- Nước bị ô nhiễm: uống nước bị ô nhiễm hoặc bơi trong hồ nước bị ô nhiễm
- Lây từ người sang người: Các vi khuẩn dễ lây lan sang người khác khi bạn rửa tay không kỹ sau khi vệ sinh và chạm vào người khác hoặc dùng chung các vật dụng với người bị nhiễm bệnh
- Động vật: Những người làm việc với động vật, đặc biệt là bò, dê, cừu có thể bị nhiễm bệnh từ vi khuẩn sống ở động vật.
Nguy cơ mắc phải
Nhiễm khuẩn E. coli có thường gặp không?
Bệnh nhiễm E. coli rất phổ biến, bệnh thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới và gặp ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể phòng ngừa được bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn E. coli?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ nhiễm vi khuẩn E. coli, chẳng hạn như:
- Tuổi tác. Trẻ nhỏ và người lớn tuổi có nguy cơ cao nhiễm khuẩn E. coli hơn các lứa tuổi khác;
- Người bị suy yếu hệ miễn dịch, ví dụ như những người bị AIDS hoặc đang dùng các loại thuốc để điều trị bệnh ung thư hoặc uống thuốc sau khi ghép nội tạng;
- Thời gian từ tháng sáu đến tháng chín trong năm là thời điểm có nhiều trường hợp nhiễm E. coli;
- Giảm nồng độ axit dạ dày. Các thuốc làm giảm nồng độ axit dạ dày là esomeprazole (nexium), pantoprazole (protonix), lansoprazole (prevacid) và omeprazole (prilosec).
Nhiễm khuẩn E. coli có thường gặp không?
Bệnh nhiễm E. coli rất phổ biến, bệnh thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới và gặp ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể phòng ngừa được bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn E. coli?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ nhiễm vi khuẩn E. coli, chẳng hạn như:
- Tuổi tác. Trẻ nhỏ và người lớn tuổi có nguy cơ cao nhiễm khuẩn E. coli hơn các lứa tuổi khác;
- Người bị suy yếu hệ miễn dịch, ví dụ như những người bị AIDS hoặc đang dùng các loại thuốc để điều trị bệnh ung thư hoặc uống thuốc sau khi ghép nội tạng;
- Thời gian từ tháng sáu đến tháng chín trong năm là thời điểm có nhiều trường hợp nhiễm E. coli;
- Giảm nồng độ axit dạ dày. Các thuốc làm giảm nồng độ axit dạ dày là esomeprazole (nexium), pantoprazole (protonix), lansoprazole (prevacid) và omeprazole (prilosec).
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm khuẩn E. coli?
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thông qua xét nghiệm đi tìm vi khuẩn E. coli trong phân.
Những phương pháp nào dùng để điều trị khi nhiễm khuẩn E. coli?
Điều trị khi nhiễm khuẩn E. coli bao gồm:
- Nghỉ ngơi nhiều
- Uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa mất nước và mệt mỏi. Trong một số trường hợp, nếu mất nước quá nặng phải truyền dịch bằng đường tĩnh mạch
- Uống thuốc chống tiêu chảy: bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng loại thuốc này.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm khuẩn E. coli?
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thông qua xét nghiệm đi tìm vi khuẩn E. coli trong phân.
Những phương pháp nào dùng để điều trị khi nhiễm khuẩn E. coli?
Điều trị khi nhiễm khuẩn E. coli bao gồm:
- Nghỉ ngơi nhiều
- Uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa mất nước và mệt mỏi. Trong một số trường hợp, nếu mất nước quá nặng phải truyền dịch bằng đường tĩnh mạch
- Uống thuốc chống tiêu chảy: bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng loại thuốc này.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm khuẩn E. coli?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh nhiễm khuẩn E. coli nếu áp dụng các biện pháp sau đây:
- Rửa kỹ trái cây, rau quả cũng như những loại thực phẩm khác trước khi ăn
- Rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với động vật
- Đảm bảo vệ sinh các vật dụng làm bếp
- Không để lẫn lộn hoặc để cho thực phẩm chín tiếp xúc với thực phẩm sống;
- Nên rã đông thịt trong lò vi sóng, không nên để rã đông ngoài không khí
- Ngay sau khi ăn xong, bạn nên cho thức ăn thừa vào tủ lạnh
- Uống sữa đã được tiệt trùng
- Uống nước đun sôi
- Không nên nấu ăn nếu bạn bị tiêu chảy.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm khuẩn E. coli?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh nhiễm khuẩn E. coli nếu áp dụng các biện pháp sau đây:
- Rửa kỹ trái cây, rau quả cũng như những loại thực phẩm khác trước khi ăn
- Rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với động vật
- Đảm bảo vệ sinh các vật dụng làm bếp
- Không để lẫn lộn hoặc để cho thực phẩm chín tiếp xúc với thực phẩm sống;
- Nên rã đông thịt trong lò vi sóng, không nên để rã đông ngoài không khí
- Ngay sau khi ăn xong, bạn nên cho thức ăn thừa vào tủ lạnh
- Uống sữa đã được tiệt trùng
- Uống nước đun sôi
- Không nên nấu ăn nếu bạn bị tiêu chảy.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Giãn phế quản là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tin mới nhất
- Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư tái phát?
- Phì đại tiền liệt tuyến kiêng ăn gì và nên bổ sung thực phẩm gì?
- Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì?
- Viêm xung huyết hang vị dạ dày ăn kiêng gì và nên ăn gì?
- Nấm Candida miệng (Nấm miệng, nấm lưỡi, tưa lưỡi)
- Bệnh thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi và những điều cần biết
- 10 loại thực phẩm “vi diệu” chống lão hóa da
- Ung thư phổi di căn đến xương nguy hiểm thế nào?
- Đau dạ dày uống nước cam, chanh… (đồ chua) được không?
- Top 3 Điều Cần Biết Về Nấm Linh Chi Hoàng Anh