Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì?
Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người mắc phải bệnh lý này. Căn bệnh gây ra những cơn đau dai dẳng và khó chịu tại vị trí khớp vai, gối, khớp tay và cột sống. Nếu như không có liệu pháp điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không?
Viêm đa khớp là căn bệnh mãn tính có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Tuy nhiên thường tập trung nhất ở người cao tuổi. Căn bệnh gây ra do sự lão hóa ở nhiều mô khớp, quá trình này có thể do bào mòn phần đệm tại vị trí các khớp. Những cơn đau khớp lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới việc đi lại của người bệnh.
Triệu chứng viêm đa khớp điển hình có thể kể đến như: Đau tại các khớp, cứng da, đỏ da. Khi vận động, người bệnh có thể nghe thấy tiếng lục cục phát ra trong khớp.
Khi sờ vào vị trí khớp bị viêm, người bệnh có cảm giác đau hoặc vùng da này nóng hơn so với bình thường. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn bị sốt, mệt mỏi, chán ăn hoặc khó thở.
Vậy bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm đa khớp nếu như không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh. Thậm chí, trong một vài trường hợp có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
Dưới đây là một số biến chứng của căn bệnh viêm đa khớp:
- Biến dạng khớp: Đây là biến chứng gây ra tình trạng cứng khớp, khó cử động. Với tình trạng bệnh nặng, người mắc không nắm nổi bàn tay, đau nhức khớp ngón tay. Theo đánh giá có rất nhiều người bệnh viêm đa khớp mắc biến chứng này.
- Viêm đa khớp gây tổn thương thần kinh ngoại biên: Đây là biến chứng hết sức nguy hiểm cho người bệnh. Nguyên nhân là do căn bệnh viêm đa khớp gây ảnh hưởng tới quá trình truyền thần kinh từ não tới các cơ quan trong cơ thể.
- Nguy cơ biến chứng bệnh lý tim mạch: Theo thống kê thì người mắc bệnh viêm đa khớp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 4 lần so với người bình thường. 30% số lượng bệnh nhân viêm đa khớp có biến chứng tim mạch. Trong số đó 50 % có khả năng ảnh hưởng tới tính mạng.
- Biến chứng ung thư xương: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của căn bệnh viêm đa khớp. Điều nguy hiểm hơn là bệnh ung thư xương rất khó phát hiện nếu chỉ căn cứ vào triệu chứng. Khi phát hiện ra mắc bệnh thì hầu hết các bệnh nhân đều đang ở giai đoạn cuối.
- Liệt cơ: Viêm đa khớp khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển, thậm chí không thể đi lại. Nếu diễn ra tình trạng này trong thời gian dài, người bệnh có thể bị liệt cơ. Trong một vài trường hợp có thể bị tàn phế, mất hoàn toàn khả năng tự vận động
Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Nội dung trên cho thấy rõ ràng căn bệnh này rất nguy hiểm nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Theo thống kê đối tượng mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa do đó việc điều trị cần tiến hành càng sớm càng tốt.
Cần làm gì khi bị bệnh viêm đa khớp?
Trả lời cho câu hỏi bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không, bác sĩ chuyên khoa đánh giá bệnh rất nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Do vậy, ngay khi nhận thấy các triệu chứng, người bệnh nên tới bệnh viện để được chẩn đoán.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh
Khi thăm khám, bác sĩ căn cứ vào triệu chứng ở bệnh nhân để đưa ra phương pháp phù hợp. Hiện nay, có 2 phương pháp chẩn đoán bệnh phổ biến nhất đó là:
- Phương pháp xét nghiệm máu: Căn cứ vào độ lắng của hồng cầu và phản ứng protein để bác sĩ xác định bệnh nhân có bị viêm nhiễm hay không. Nếu thấy rõ độ lắng thì rất có thể bệnh nhân đã mắc bệnh viêm đa khớp.
- Phương pháp chụp cắt lớp: Khi chẩn đoán bệnh viêm đa khớp, bác sĩ thường chỉ định người bệnh sử dụng phương pháp chụp chiếu. Tình trạng bệnh lý sẽ được xác định thông qua các phương pháp này. Thông qua hình ảnh chụp từ các khớp, bác sĩ sẽ nhận định và đánh giá tình trạng viêm nhiễm. Từ đó có thể kết luận về bệnh tình và đưa ra cách điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị bệnh viêm đa khớp
Nhờ các phương pháp chẩn đoán bệnh, bác sĩ xác định được bạn có mắc bệnh viêm đa khớp không. Bác sĩ cũng sẽ đánh giá được bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là điều trị nội khoa, vật lý trị liệu và thay đổi lối sống.
Phương pháp điều trị nội khoa
Các thuốc chữa viêm đa khớp được sử dụng trong quá trình điều trị bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Tác dụng giảm các cơn đau nhức khớp, khó chịu do viêm khớp gây ra. Thường sử dụng các thuốc như Paracetamol,…
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Nhóm thuốc có tác dụng giảm triệu chứng viêm khớp. Thường sử dụng phổ biến nhất là meloxicam, ibuprofen, diclofenac…
- Thuốc ức chế miễn dịch: Tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân, thành phần và liều lượng sẽ thay đổi sao cho hiệu quả điều trị đạt cao nhất. Người bệnh cần đi thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Vật lý trị liệu viêm đa khớp
Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Bệnh rất nguy hiểm khi xuất hiện biến chứng. Vì vậy bên cạnh các biện pháp nội khoa dùng thuốc, bệnh nhân nên thực hiện kết hợp các bài vật lý trị liệu giúp giảm đau, phục hồi chức năng. Biện pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là xoa bóp tại chỗ, nhiệt, điện nhằm làm giảm đau tại vị trí bị viêm.
- Xoa bóp: Liệu pháp được thực hiện bằng tay. Thực hiện xoa, vuốt, day tại vị trí khớp đang bị đau. Biện pháp này giúp giảm đau và co cơ cực kỳ hiệu quả. Phương pháp này dành cho các bệnh nhân bị viêm đa khớp dạng thấp, viêm dính khớp hoặc thoái hóa khớp.
- Nhiệt trị liệu: Là phương pháp sử dụng nhiệt độ để tăng tuần hoàn máu. Nhờ đó, cung cấp chất dinh dưỡng cho vùng khớp đang bị đau, bị viêm. Tuy nhiên phương pháp này không nên sử dụng đối với các bệnh nhân bị phù nề hoặc sưng nóng.
- Điện trị liệu: Phương pháp được sử dụng bằng cách dùng galvanic hoặc điện để di thuốc trực tiếp vào khớp.
Vận động phục hồi chức năng
Vận động phục hồi chức năng giúp bệnh nhân viêm đa khớp mau chóng hồi phục. Ngoài ra, bài tập cũng tránh các biến chứng gây liệt cơ và không thể di chuyển. Hiện nay, các biện pháp vận động phục hồi chức năng được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau.
Ở tình trạng viêm cấp, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, bất động khớp. Điều này nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm nặng thêm.
Bệnh nhân có thể vận động nhẹ nhàng bằng cách thay đổi tư thế, không đứng hoặc ngồi quá lâu. Nếu như bệnh nhân cần cố định khớp cổ tay thì có thể vận động nhẹ nhàng bằng khớp vai. Hoặc bệnh nhân có thể thay thế vận động bằng khớp cổ tay.
Khi tình trạng viêm đã giảm dần thì bệnh nhân cần chú ý đến các tư thế đi đứng. Đồng thời người bệnh nên tập các động tác vận động để không làm xơ cứng xương khớp.
Điều trị viêm đa khớp bằng Đông y
Bài thuốc Đông y trị viêm đa khớp được nhiều người bệnh lựa chọn nhờ ưu điểm lành tính, an toàn, ít tác dụng phụ. Thông qua nguyên nhân và các triệu chứng lâm sàng của bệnh, thầy thuốc sẽ kê đơn chi tiết. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y phổ biến trong việc điều trị căn bệnh.
- Bài thuốc 1: Sử dụng dược liệu tri mẫu, quế chi, ngạnh mễ, thạch cao. Cách sử dụng sắc uống ngày 1 thang.
- Bài thuốc 2: Dược liệu chính là tang chi, phòng phong, nhẫn đông đằng, chi mẫu, hải đồng bì, bạch thược, sinh địa, xích thược, bột linh dương. Sử dụng bằng cách sắc uống ngày 1 thang.
- Bài thuốc 3 – Cốt Vương thần hiệu thang: Bao gồm các nguyên liệu đương quy, phòng phong, thương truật, xuyên khung, phòng kỷ, ngưu tất, thiên niên kiện, hoàng bá, quế chi,…Bài thuốc được gia giảm liều lượng phù hợp với cơ địa của người bệnh. Cần kiên trì dùng trong thời gian kéo dài để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo phương pháp điều trị viêm đa khớp bằng thuốc nam. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn kết hợp với các phương pháp chữa trị khác.
Bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không? Điều này phụ thuộc vào việc phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn nào. Nếu như không được điều trị đúng cách, triệt để, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì thế ngay khi phát hiện những biểu hiện đầu tiên của căn bệnh, bạn nên tới các cơ sở y tế để được khám và có phương pháp điều trị.
Xem thêm: Thụt rửa âm đạo: Có nên hay không?
Tin mới nhất
- Sôi bụng đau dạ dày là bị gì? Có nguy hiểm không và cách chữa là gì?
- 5 điều bạn nên biết về tác dụng phụ của dầu oliu
- Bệnh tiểu đường – Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
- Tại sao Đau đầu gối nhưng không sưng và Cách khắc phục
- Loại đường nào tốt nhất cho sức khỏe của bạn?
- Cách làm sữa tỏi chữa đau thần kinh tọa đạt hiệu quả nhất
- Trà Nấm Linh Chi Bí Quyết Thanh Nhiệt Giải Độc Cơ Thể
- Giá nấm lim xanh trên thị trường bao nhiêu tiền 1 kg nấm lim rừng?
- Chuyên gia giải đáp: Kinh nguyệt bất thường và những nguy hiểm với sức khỏe sinh sản
- TOP 8 thuốc trị xuất huyết dạ dày hiệu quả nhất hiện nay