Đau dạ dày đi ngoài lỏng do đâu và khắc phục bằng cách nào?
Đau dạ dày đi ngoài lỏng là tình trạng phổ biến ở những người đang mắc căn bệnh này. Triệu chứng này có đáng ngại hay gây nguy hiểm gì đến sức khỏe không? Vấn đề này giải quyết như thế nào hãy tìm hiểu qua các thông tin chúng tôi cập nhật ngay sau đây.
Tình trạng đau dạ dày đi ngoài lỏng là gì?
Đau dạ dày là những cơn đau xuất phát ở vùng thượng vị, nguyên nhân do cơ quan co bóp bất thường và có sự tăng tiết dịch vị quá mức. Đây cũng là dấu hiệu của những căn bệnh như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng hay hội chứng Zollinger-Ellison.
Đi ngoài là một trong những triệu chứng phổ biến đi kèm khi bị đau bao tử bên cạnh các dấu hiệu khác như đầy bụng, chán ăn, nôn trớ thức ăn,…
Đau dạ dày đi ngoài lỏng là hậu quả xảy ra do dạ dày đã bị tổn thương và suy giảm chức năng hoạt động. Cơ quan này hoạt động kém làm cho thức ăn không thể làm mềm và phân hủy hoàn toàn.
Tình trạng này kéo dài dẫn đến tăng áp lực lên đại tràng và tá tràng, từ đó dẫn đến nhu động ruột rối loạn gây hiện tượng đau dạ dày đi ngoài ra nước.
Triệu chứng bị đau dạ dày và tiêu chảy còn là biểu hiện cho hội chứng ruột kích thích. Thường triệu chứng này chỉ diễn ra khi cơ quan đại tràng hoạt động bất thường dẫn đến việc bị táo bón, phân nát hoặc đi phân lỏng. Hội chứng này còn có những dấu hiệu khác như nôn mửa, đau bao tử, buồn nôn, khó tiêu và đầy bụng.
Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng bị đau bao tử và tiêu chảy là do thức ăn. Nếu ăn phải thức ăn lạ, đồ ăn tính hàn sẽ khiến bệnh nhân bị tiêu chảy đi ngoài đến khi thực phẩm ăn vào được thải ra hết.
Một số trường hợp đi ngoài lỏng kéo dài còn có thể xuất hiện máu. Nếu có hiện tượng này chính là báo hiệu của xuất huyết dạ dày. Khi đó buộc phải di chuyển người bệnh đến ngay cơ sở y tế để can thiệp điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Nhận biết chứng tiêu chảy do đau dạ dày
Đau dạ dày có bị tiêu chảy không buộc phải kiểm tra mới có thể trả lời chính xác. Thông thường, biểu hiện đi ngoài là hiện tượng của dị ứng thức ăn hoặc rối loạn chức năng tiêu hóa. Chính vì vậy cần phải nhận biết chính xác triệu chứng của bệnh thì mới có thể tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Dấu hiệu để nhận biết đau dạ dày kèm theo tiêu chảy đó là:
- Có hiện tượng đau dạ dày sau khi ăn hoặc khi bụng đói, cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng sớm.
- Đi ngoài phân lỏng và thường có cảm giác đau bụng đi kèm, mỗi ngày đi từ 1 đến 2 lần thậm chí 3 – 5 lần. Nếu đi ngoài do rối loạn tiêu hóa sẽ có tần suất trên 5 lần mỗi ngày.
- Phân có dạng lỏng kèm theo mùi hôi khó chịu nhưng ít khi có chất nhầy xuất hiện. Nếu đi ngoài do chứng rối loạn tiêu hóa thì phân sẽ có dạng lỏng, nhiều nước và chất nhầy đi kèm.
- Đau dạ dày đi ngoài nhiều kèm theo các triệu chứng khác như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa,…
Tình trạng đau dạ dày kèm tiêu chảy còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh lý và cơ thể của bệnh nhân. Nếu bệnh đau bao tử đã nặng thì các triệu chứng đau dạ dày còn có thể xuất hiện nhiều lần hơn, mức độ bị nặng hơn so với bình thường.
Đi ngoài lỏng do bệnh dạ dày có nguy hiểm không?
Bệnh đau dạ dày bị tiêu chảy có gây ra nguy hiểm gì không là thông tin được rất nhiều người quan tâm đến. Thường dấu hiệu đi ngoài chỉ là biểu hiện thường thấy của chứng đau dạ dày, người bệnh chỉ có triệu chứng khi cơ quan này đã bị tổn thương và suy giảm về chức năng hoạt động.
Đi ngoài lỏng khi bị đau dạ dày gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng về hoạt động tiêu hóa và chức năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng này cần được can thiệp sớm nếu không sẽ dẫn đến các rủi ro và biến chứng như sau:
- Bị sụt cân, suy nhược cơ thể do khả năng hấp thu dinh dưỡng kém, nếu cơ thể bị suy nhược còn khiến các triệu chứng về đường tiêu hóa dễ bùng phát với tần suất thường xuyên.
- Biến chứng xuất huyết dạ dày bởi ổ viêm loét đã bị nặng làm cho mạch máu bị vỡ và xuất huyết. Tiêu chảy kéo dài làm cho đường ruột bị tổn thương, bị loét và chảy máu.
- Dễ mắc bệnh trĩ ngoại do nguyên nhân bị áp lực hậu môn và trực tràng trong thời gian dài.
Đau dạ dày bị tiêu chảy sẽ làm đời sống sinh hoạt, giấc ngủ của bệnh nhân bị thay đổi, năng suất lao động cũng bị suy giảm. Nếu một ngày đi ngoài quá nhiều lần sẽ ảnh hưởng xấu để cuộc sống và tâm lý người bệnh.
Điều trị chứng đau dạ dày đi ngoài lỏng
Để chấm dứt tình trạng đau dạ dày đi ngoài lỏng thì cần phải chữa trị nhanh chóng. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này thì có thể khắc phục với những biện pháp mà chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.
Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để chữa bệnh
Bị đi ngoài do đau dạ dày sẽ có mức độ nhẹ và có thể kiểm soát được bằng chế độ dinh dưỡng kết hợp với thời gian sinh hoạt. Cụ thể cách điều chỉnh ăn uống và sinh hoạt để kiểm soát triệu chứng đó là:
- Bổ sung nhiều loại thực phẩm có khả năng cầm tiêu chảy như khoai lang, yến mạch, gạo, thịt lợn nạc, táo, chuối,…
- Hạn chế sử dụng nước có gas, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn có nhiều muối, đường, đồ ăn gia vị cay nóng.
- Bổ sung nhiều nước và các loại nước ép, nước điện giải cho cơ thể để tránh bị mất nước vừa cung cấp thêm khoáng chất và vitamin.
- Bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua để đảm bảo hoạt động tiêu hóa diễn ra bình thường, điều hòa nhu động ruột.
- Hạn chế uống trà đặc, cà phê, nước ngọt có ga khi đang đi ngoài.
- Khi ăn nên nhai chậm, chia nhỏ các bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.
- Thời gian điều trị bệnh phải ăn chín, uống sôi, cẩn trọng trong việc sử dụng thực phẩm.
Uống thuốc để khắc phục triệu chứng tiêu chảy
Nếu bị tiêu chảy với tần suất nhiều lần trong ngày khiến người bệnh mệt mỏi thì bạn có thể sử dụng thuốc để ức chế triệu chứng và điều hòa lại hoạt động tiêu hóa. Bệnh đau dạ dày đi ngoài lỏng có thể sử dụng những loại thuốc như sau:
- Thuốc loperamid giúp làm giảm tiết dịch vị, tăng cường lực co thắt hậu môn, giảm nhu động ruột, tăng thời gian vận chuyển thức ăn, giảm lượng phân và tăng khả năng vận chuyển dịch, chất điện giải.
- Men tiêu hóa để hỗ trợ hoạt động cơ quan tiêu hóa, giảm tình trạng đi ngoài nhiều lần. Loại thuốc này sẽ bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ phân hủy thức ăn và giảm các triệu chứng khó chịu khác.
- Thuốc dioctahedral smectite có công dụng là tăng độ nhầy màng bảo vệ đường ruột và niêm mạc dạ dày, giảm cơn đau bao tử, tá tràng, thực quản và cầm triệu chứng đi ngoài.
- Thuốc oresol dùng để bổ sung chất điện giải và nước nhưng chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết.
Chữa trị bệnh đau dạ dày để chấm dứt tình trạng tiêu chảy
Đau dạ dày đi ngoài lỏng có nhiều nguyên nhân như do ăn uống, lối sinh hoạt không khoa học, do bệnh lý (viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản, hội chứng zollinger-ellison). Muốn chấm dứt tình trạng đi ngoài, cơn đau bao tử bạn cần đi khám để được chẩn đoán, tìm ra các điều trị dứt điểm.
Sau khi kiểm tra tình trạng bệnh lý, sức khỏe người bệnh và xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ áp dụng cách chữa phù hợp, ví dụ như:
- Dùng thuốc bảo vệ niêm mạc, ức chế choline, ức chế quá trình bài tiết,.. để chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng zollinger-ellison, trào ngược thực quản.
- Dùng kháng sinh tinidazol, clarithromycin,…để chữa bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra.
- Dùng thuốc kháng dopamin để kích thích nhu động ruột, rút ngắn thời gian thức ăn lưu trữ bên trong dạ dày. Thường loại thuốc này chỉ được dùng khi bị trào ngược dạ dày thực quản.
- Phẫu thuật cắt u gastrin ở tuyến tụy nếu đau dạ dày đi ngoài lỏng do hội chứng zollinger-ellison gây ra.
- Dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng dopamin,… nếu tiêu chảy do mắc hội chứng kích thích ruột.
Biện pháp phòng ngừa bệnh đau dạ dày đi ngoài lỏng
Ngoài những thông tin về triệu chứng đau dạ dày đi ngoài lỏng thì bạn cần nắm bắt thêm thông tin về các biện pháp phòng ngừa bệnh. Cụ thể dưới đây là những giải pháp đơn giản thực hiện ngay tại nhà để phòng bệnh đau bao tử mà ai cũng có thể thực hiện được:
- Luôn ăn sáng đầy đủ, nếu nhịn ăn sáng sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh đau dạ dày hơn bình thường.
- Luôn ăn uống đúng giờ, cố định giờ ăn trong ngày, không nên ăn quá muộn hay quá sớm.
- Thực hiện ăn chín uống sôi để bảo vệ sức khỏe cơ quan tiêu hóa.
- Nước uống nên đun sôi, không nên uống nước bình, nước đóng chai, cà phê, nước ngọt để ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn Hp, ký sinh trùng và các loại vi khuẩn khác.
- Có thói quen rửa tay trước khi ăn, sử dụng thìa, đũa để ăn không ăn bốc.
- Chỉ ăn no vừa phải, không nên ăn no quá sẽ khiến dạ dày bị quá tải.
- Uống nước sau khi ăn khoảng 30 phút để tránh ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày.
- Khi ăn nhớ nhai kỹ để kích thích tuyến nước bọt, hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn.
- Nên bỏ thói quen thường xuyên sử dụng rượu bia để bảo vệ sức kẻ dạ dày.
- Sau khi ăn nên đi lại, làm việc nhẹ nhàng, nếu muốn vận động thể lực nên đợi sau 30 phút dùng bữa,…
Thực tế triệu chứng của đau dạ dày đi ngoài lỏng rất đa dạng, vì vậy bạn cần chủ động đến ngay cơ sở y tế nếu có dấu hiệu bất thường. Việc nắm chắc các thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích ít nhiều cho bạn trong quá trình điều trị bệnh.
Tin mới nhất
- Đau bụng âm ỉ kéo dài là bệnh gì? Nguyên nhân và cách xử lý
- Viêm Họng Hạt Ở Lưỡi: Triệu Chứng Nguy Hiểm Cần Điều Trị Sớm
- Tiểu rắt ở nam giới nguyên nhân do đâu? Cách điều trị dứt điểm bệnh
- Tự làm bữa sáng hoàn hảo cho người bị Gout
- Vôi hóa tuyến vú
- Tổng phân tích tế bào máu CBC
- Hoa Đu Đủ Đực – Công Dụng, Cách Dùng, Giá Bán Và Những Lưu Ý
- Kem chống nắng cho bà bầu: Dùng sao để an toàn nhất?
- Viêm amidan có đốm trắng là gì? Nguyên nhân và cách chữa
- Mất ngủ kéo dài nguyên nhân do đâu, gợi ý giải pháp điều trị trúng đích