Chữa viêm thanh quản bằng thuốc nam hiệu quả không ngờ
Viêm thanh quản thường gây ra tình trạng đau họng, khó nuốt, khàn tiếng mất giọng, với trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Một trong những phương pháp điều trị thường được sử dụng hiện nay là chữa viêm thanh quản bằng thuốc nam. Tuy nhiên, chữa viêm thanh quản bằng những cây thuốc nam nào, cách sử dụng ra sao thì không phải ai cũng biết.
Nguyên nhân viêm thanh quản
Viêm thanh quản là tình trạng tổn thương ở hộp thoại và dây âm thanh gây sưng tấy họng, ngứa vướng víu, khô cổ, đau rát họng, mất giọng nói, ho khan, ho nổ cổ thậm chí ho đờm… Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể:
Viêm thanh quản cấp tính
Đa số các trường hợp viêm thanh quản cấp tính có thể chữa được bằng thuốc nam và các phương pháp hỗ trợ. Nguyên nhân chủ yếu do:
- Thường xuyên lạm dụng giọng nói, la hét quá mức
- Do nhiễm virus tương tự nhiễm trùng gây cảm lạnh
- Do nhiễm khuẩn của bệnh bạch hầu (hiếm gặp), virus bệnh sởi hoặc quai bị
- Do môi trường sống ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại.
Viêm thanh quản mạn tính
Tình trạng viêm thanh quản mạn tính thường xuất phát từ những nguyên nhân như:
- Thường xuyên hít phải chất gây dị ứng, hóa chất, khí thải.
- Do thói quen nghiện rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, thực phẩm chứa cồn.
- Do bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, trào ngược dạ dày thực quản, có khối u ở phổi, ung thư…
Cách chữa viêm thanh quản bằng thuốc nam
Viêm thanh quản thường gây ra các triệu chứng như ho khan, sốt, viêm họng, đau khi nuốt, sổ mũi, mất giọng nói mặc dù không nguy hiểm tính mạng với người lớn nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống và chất lượng công việc nhất là những người cần sử dụng giọng nói thường xuyên. Đặc biệt, với trẻ em nếu không sớm điều trị sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
Một số cách chữa viêm thanh quản bằng thuốc nam mang lại những dấu hiệu điều trị tích cực hiện nay là:
1. Chữa viêm thanh quản bằng mật ong
Mật ong giàu vitamin A, B, C, E, các nguyên tố vi lượng, chất khoáng, chất chống oxy hóa. Một nghiên cứu cho thấy, mật ong có tác dụng tương đương với một liều dextromethorphan, có thuộc tính kháng khuẩn mạnh, giúp làm dịu cổ họng, tiêu diệt vi khuẩn giảm đau rát họng hiệu quả. Đây cũng là lý do mật ong được sử dụng nhiều để trị ho, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm họng…
Cách chữa viêm thanh quản bằng thuốc nam với mật ong
Cách 1:
- Lấy 1 – 2 quả chanh tươi, tốt nhất là chanh đào đem rửa sạch, khía lớp vỏ ngoài, chia quả chanh thành nhiều múi nhỏ.
- Cho vào chén nhỏ, rưới mật ong sao cho ngấm toàn bộ quả chanh ngâm trong 2 2h.
- Cắt thành từng miếng nhỏ để ngậm và nuốt từ từ, thực hiện đều đặn nhiều ngày giúp giảm khản tiếng, đau họng.
Cách 2:
- Lấy 3 -5 lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ cho vào bát, đổ mật ong nguyên chất cho ngập lá rồi đem chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm.
- Thấy hỗn hợp trên chín nhìn thì để nguội bớt, chắt lấy nước khi còn ấm để uống, mỗi lần nuốt từ từ 2 – 3 thìa cà phê.
- Sử dụng 2 – 3 lần/ngày, liên tục 7 ngày để thấy hiệu quả.
2. Chữa viêm thanh quản bằng khế chua
Trong Đông y, quả khế chua có tên gọi khác là ngũ liễm tử, vị chua chát, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm lành vết thương, lợi tiểu. Hoa khế có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, chữa ho khan, ho có đờm, sốt rét… Có thể sử dụng khế để chữa viêm thanh quản, làm long đờm, xoa dịu cảm giác đau rát ở cổ họng.
Cách chữa viêm thanh quản bằng khế:
Cách 1:
- Lấy 2 – 3 quả khế, rửa sạch, thái thành lát nhỏ cho vào bát sạch.
- Thêm 2 – 3 thìa đường rải lên trên, đậy kín trong 3 – 4 tiếng đồng hồ, gạn lấy nước, ngậm nuốt từ từ.
- Thực hiện liên tục 5 – 7 ngày sẽ thấy triệu chứng đau họng do viêm thanh quản thuyên giảm đáng kể.
Cách 2:
- Lấy 8g hoa khế (sao với gừng), 8g cam thảo nam, 8g tía tô, 8g kinh giới sắc với 750ml nước.
- Thấy còn 300ml thì chia làm 2 lần uống, sử dụng trước bữa ăn.
- Có tác dụng chữa ho khan, ho có đờm do viêm thanh quản gây ra.
3. Chữa viêm thanh quản bằng lá xương sông
Theo Đông y, lá xương sông tính bình, vị cay thơm . Được biết đến với công dụng lưu thông khí huyết, tiêu diệt các tác nhân gây hại cho cơ thể… Có tác dụng tốt trong điều trị cảm sốt, viêm họng, viêm phế, viêm thanh quản, trắng lưỡi, đau nhức xương khớp…
Theo Y học hiện đại, lá xương sông chứa 0.24% tinh dầu, 3.28% p-cymene, 94,96% methylthymol, 0.12% limonene… Đặc biệt, trong thành phần của loại lá này còn chứa acid axetic có tác dụng ức chế diệt khuẩn tốt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5 – 10 lá xương sông bánh tẻ, 20 – 30ml giấm ăn
- Lá xương sông rửa sạch, để ráo nước, đập dập nhẹ nhúng giấm
- Trước tiên súc miệng bằng nước muối pha loãng, rồi ngậm hỗn hợp lá xương sông nhúng giấm nuốt từ
từ. - Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, liên tục từ 5 – 7 ngày sẽ thấy tiến triển.
4. Chữa viêm thanh quản bằng lá rẻ quạt
Theo Y học cổ truyền, rẻ quạt tính ấm, vị đắng, chủ trị các chứng ho khan, ho có đờm, khản tiếng, mất tiếng, kháng viêm chống khuẩn tốt. Rẻ quạt cũng là một trong những cách chữa viêm thanh quản bằng thuốc nam được nhiều người áp dụng hiện nay.
Cách chữa viêm thanh quản bằng lá rẻ quạt:
- Với trường hợp viêm do phong hàn ho nhiều, mắc đờm, họng đau rát, ngạt mũi khó thở: Lấy tục đoạn, cát cát căn, tía tô, kinh giới, cây ngũ sắc, lá xương xông mỗi thứ 16g; cam thảo, xuyên khung, hoàng kỳ mỗi thứ 12g, thiên niên kiện, bạch chỉ mỗi thứ 10g; quế lâm 6g sắc với nước uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Với trường hợp viêm thanh quản, cổ họng nóng rát: Lấy 1 nắm lá rẻ quạt, rửa sạch, giã nát thêm nước, để chất bã lắng xuống thì chắt lấy nước trong để uống. Thực hiện liên tục 3 – 5 ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm.
- Với trường hợp viêm thanh quản do nhiệt hàn, ho khan, đờm dính, tiểu ít, khô niêm mạc: Lấy rau má 20g; rau má 20g; bồ công anh, cát căn, mạch môn, tang diệp mỗi thứ 16g; cam thảo, liên kiều, khởi tử mỗi thứ 12g; ngũ vị, ngân hoa, sơn thù mỗi thứ 10g sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày.
5. Chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ
Giá đỗ có thể được ủ từ đậu đen, đậu nành đậu đỏ, đậu xanh. Theo Y học cổ truyền, giá đỗ xanh vị ngọt nhạt hơi tanh, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thực, chỉ khát, lợi tiểu hỗ trợ điều trị đau họng, viêm họng, khản tiếng, viêm thanh quản, phù thũng, táo bón, huyết áp cao tốt.
Cách chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ:
- Lấy 200g giá đỗ xanh chần qua nước sôi cho đến khi nước nguội đi
- Gừng tươi cạo vỏ, cắt lát nhỏ cho vào máy xay cùng giá đỗ và 1 thìa muối sao cho nhuyễn.
- Lọc lấy nước, bỏ bã để một bên, uống từ từ từng ngụm, sau đó đem bã ngậm trong vài phút sẽ giúp cổ họng dễ chịu hơn.
6. Chữa viêm thanh quản bằng tỏi
Tỏi cũng là một trong những vị thuốc thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm thanh quản. Trong tỏi có chứa một lượng lớn hoạt chất allicin, được xem như một kháng sinh tự nhiên có khả năng ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn, virus làm dịu cổ họng.
Cách chữa viêm thanh quản bằng tỏi:
Cách 1:
- Lấy vài tép tỏi tươi để nguyên vỏ, nướng trên than già cho đến khi cháy xém vỏ.
- Đem bóc vỏ, nghiền nhỏ hòa với một ít nước ấm, nuốt từ từ từng ngụm.
- Thực hiện 2 lần/ngày sẽ giúp xoa dịu cổ họng hiệu quả.
Cách 2:
- Lấy vài tép tỏi, bóc vỏ, đập dập hoặc thái nhỏ, cho vào chén thêm mật ong cho ngậm tỏi.
- Đem chưng cách thủy 15 phút thì chắt lấy nước để uống, từ từ từng ngụm cho tỏi ngấm vào thanh quản.
- Thực hiện 2 lần/ngày, liên tục 5 – 7 ngày sẽ thấy các triệu chứng nhanh chóng thuyên giảm.
Những lưu ý khi chữa viêm thanh quản bằng thuốc nam
Thuốc nam chỉ có tác dụng hỗ trợ không thể điều trị tận gốc nguyên nhân
Khi sử dụng thuốc nam chữa viêm thanh quản, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Thuốc nam chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng không thể chữa tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Không nên lạm dụng và không dùng thay thế thuốc chữa bệnh.
- Với các trường hợp viêm thanh quản mạn tính nên nhanh chóng thăm khám để được kịp thời điều trị, tránh các tổn thương nghiêm trọng bên trong cơ thể nhất là phổi.
- Tùy vào cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi người mà tác dụng của các bài thuốc nam cũng không giống nhau.
- Trong quá trình điều trị, nên uống nhiều nước ấm, súc miệng bằng nước muối để tránh nhiễm trùng, tắm nước ấm để cải thiện tình trạng khô khốc cổ họng.
- Không hút thuốc, uống nước đá, sử dụng các thực phẩm gây kích ứng cổ họng.
- Hít thở không khí từ máy tạo ẩm hoặc bát nước nóng để ngăn ngừa nguy cơ bị khàn giọng.
Tóm lại, có nhiều cách chữa viêm thanh quản bằng thuốc nam giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, mới xuất hiện. Nếu tình trạng viêm thanh quản kéo dài, nên nhanh chóng thăm khám đặc biệt khi đối tượng mắc bệnh là trẻ em.
Có thể bạn quan tâm
- Bị viêm thanh quản kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt
- Viêm thanh quản mãn tính có nguy hiểm không & cách điều trị
Xem thêm: Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Nghệ Rất Hay [2019] Hướng Dẫn A-Z
Tin mới nhất
- Tìm cây thuốc quý nấm lim xanh Tiên Phước trong rừng tự nhiên
- [SỰ THẬT] Vương Lực Khang có tốt không? Giá bao nhiêu?
- Thuốc Dạ Dày Mộc Hoa có tốt không? Cách dùng và lưu ý
- Cách chữa đau dạ dày bằng gạo lứt hay tại nhà ít người biết
- Thuyên tắc động mạch phổi
- 14 điều mẹ bầu nên biết khi sử dụng phương pháp giục sinh
- 12 lợi ích của thực phẩm lên men có thể bạn chưa biết
- Đau đầu mờ mắt là bị bệnh gì?
- Tinh bột nghệ nano là gì, công dụng, cách dùng và giá bán mới nhất
- Ăn ổi hàng ngày có tác dụng gì? Có tốt cho sức khỏe?
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Cách ngâm rượu dâu tây: thức uống mới lạ mùa lễ hội
- TIN TỨC UNG THƯ Sa búi trĩ là gì – Làm sao để búi trĩ thụt vào khi lòi ra ngoài?
- TIN TỨC UNG THƯ Tác Dụng Đáng Kinh Ngạc Của Nấm Linh Chi Đối Với Hệ Tuần Hoàn
- TIN TỨC UNG THƯ Giải đáp bị nổi đốm đỏ trên da không ngứa là bị gì cách trị như thế nào