Vi khuẩn Hp sống được bao lâu trong không khí? Nghiên cứu

Vi khuẩn Hp sống được bao lâu trong không khí? Theo nghiên cứu, dạ dày là môi trường lý tưởng cho loại vi khuẩn này sinh sống và phát triển. Ngoài dạ dày, vi khuẩn Hp còn có thể tồn tại trong không khí, đất, nước. Ở môi trường khác nhau, thời gian sống của chúng sẽ khác nhau. Riêng môi trường không khí, chúng ít có điều kiện sinh sôi và thường chỉ tồn tại được trong vài giờ đồng hồ.

Vi khuẩn Hp sống được trong những môi trường gì?

Vi khuẩn Hp là thuật ngữ khoa học chỉ một loài xoắn khuẩn gram âm có thể sống và tồn tại trong môi trường axit và kỵ khí. Chúng thường xâm nhập, sinh sôi phát triển trong dạ dày người. Sự có mặt của vi khuẩn Hp trong cơ thể là nguyên nhân gây bệnh về đường tiêu hóa phổ biến. Chẳng hạn như bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày, đau dạ dày cấp và mãn tính,…

Vi khuẩn Hp có thể sống trong dạ dày thời gian dài

Chúng tồn tại được trong môi trường khắc nghiệt như dạ dày nhờ vào khả năng tiết enzyme trung hòa axit. Chất này đồng thời cũng phá hủy niêm mạc dạ dày, gây ra những tổn thương, viêm loét nghiêm trọng. Nếu không phát hiện và điều trị, bệnh lý do Hp gây ra có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.

Xoắn khuẩn Hp có khả năng lay lan nhanh chóng. Qua những con đường chủ yếu từ chất thải, nước bọt của người bệnh, dụng cụ y tế không đảm bảo vô trùng, đặc biệt là thủ thuật nội soi dạ dày,…tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Ngoài tồn tại trong dạ dày loại xoắn khuẩn này còn có khả năng tồn tại trong nước, không khí, trong đất và thức ăn. Ở mỗi môi trường khác nhau, thời gian sống của chúng sẽ khác nhau. Trong đó, dạ dày là nơi lý tưởng để vi khuẩn Hp sinh sôi và phát triển. Chúng có thể tồn tại ở môi trường này hàng nhiều năm liền mà người nhiễm bệnh không hay biết.

Vi khuẩn Hp tồn tại trong môi trường bên ngoài dạ dày thường ở dưới dạng cầu khuẩn hoặc xoắn khuẩn. Ở dạng xoắn khuẩn, Hp có thể sống trong nước một thời gian ngắn, ở dạng cầu khuẩn chúng có thể sống vài năm. Thời gian tồn tại của vi khuẩn Hp còn phụ thuộc vào yếu tố con người như chế độ dinh dưỡng, thuốc trị bệnh, tâm lý,…

Vi khuẩn Hp sống được bao lâu trong không khí?

Nhiều người bệnh thắc mắc: “Vi khuẩn Hp sống được bao lâu trong không khí?”. Qua các nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn Hp không thể tồn tại trong không khí quá lâu. Chúng chỉ có thể tiếp tục hoạt động nhờ vào lượng dinh dưỡng dự trữ từ 1 giờ đến 4 giờ đồng hồ.

Vi khuẩn Hp sống được bao lâu trong không khí?

Thực tế cho thấy, vi khuẩn Hp vẫn có thể hoạt động trong không khí và tiếp tục tồn tại dù môi trường không cung cấp dinh dưỡng cho chúng. Nguyên nhân là do vi khuẩn tự tiêu thụ nguồn năng lượng dự trữ của mình. Dựa vào nguồn năng lượng này, vi khuẩn Hp có thể tiếp tục tồn tại cho đến khi tìm thấy vật chủ để sống bám và hấp thụ dinh dưỡng nuôi cơ thể.

Ngoài ra, nhiệt độ môi trường, độ ẩm không khí cũng là yếu tố tác động đến thời gian sống của vi khuẩn Hp. Nếu gặp điều kiện bất lợi, chưa gặp được vật chủ để bám vào, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt sau đó vài giờ. Thời gian tồn tại trong không khí ngắn hơn những môi trường khác.

Vây, ngoài môi trường không khí, vi khuẩn Hp ở dạ dày, trong môi trường nước, đất sống được bao lâu? Nghiên cứu ghi nhận kết quả như sau:

Vi khuẩn Hp trong dạ dày

Như đã đề cập, dạ dày là nơi lưu trú lý tưởng cho vi khuẩn Hp. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể sống ở đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cho hoặc người trưởng thành. Ở điều kiện bị kiểm soát, vi khuẩn sẽ tiếp tục sống chung với những loại khuẩn khác có trong dạ dày, gồm vi khuẩn và lợi khuẩn.

Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn Hp phát triển với số lượng lớn gây hại cho hệ tiêu hóa. Người bệnh gặp phải nhiều vấn đề, thậm chí còn có nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận định vi khuẩn này sẽ không tự chết đi do cơ thể chúng có cơ chế miễn dịch mạnh mẽ.

Dạ dày là môi trường lý tưởng để vi khuẩn Hp lưu trú, sinh sôi và phát triển

Nếu không có bất kỳ yếu tố tác động hay môi trường sống ổn định, vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong dạ dày từ vì năm đến hàng chục năm. Do đó, trường hợp gia đình bạn có người nhiễm vi khuẩn Hp, khả năng cao bạn cũng nhiễm phải loại xoắn khuẩn này. Khi chưa phát triển đến số lượng nhất định, chúng tạm thời chưa gây ra triệu chứng nào cụ thể.

Vi khuẩn Hp trong đất

Vi khuẩn Hp sau khi rời cơ thể sống bám vào môi trường đất có thể tồn tại thêm vài giờ tương tự như trong không khí. Để tiếp tục kéo dài thời gian sống, một số vi khuẩn sẽ tự biến đổi cấu trúc của chính mình. Qua đó có thể thấy, vi khuẩn Hp có khả năng di chuyển và lây nhiễm cao từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua tiếp xúc với môi trường sống có vi khuẩn Hp.

Vi khuẩn Hp trong nước

Tương tự như không khí, đất, vi khuẩn Hp có thể sống trong nước vài giờ đồng hồ ở thể xoắn khuẩn. Tuy nhiên thời gian này còn phụ thuộc vào nhiệt độ của nước. Dưới dạng cầu khuẩn, vi khuẩn sẽ có thể sống lâu hơn so với dạng xoắn khuẩn. Ở môi trường nước kênh rạch, ao hồ, ước tính vi khuẩn có thể sống đến 1 năm. Chúng sẽ chết ngay lập tức khi gặp phải nước sôi 100 độ C.

Vậy, ở những môi trường khác nhau, vi khuẩn Hp có thể sống theo thời gian nhất định. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chúng còn phụ thuộc vào các môi trường tương ứng. Trường hợp nhiễm khuẩn Hp dạ dày, người bệnh cần chủ động thăm khám và can thiệp điều trị sớm, phòng tránh các rủi ro ảnh hưởng sức khỏe.

Cách phát hiện nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày

Vi khuẩn Hp có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiếp xúc gần, tiếp xúc chất thải, sử dụng đồ dùng cá nhân của người bệnh hay thông qua đường khám nội soi với dụng cụ chưa vô trùng,…Người bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày giai đoạn đầu thường không gặp triệu chứng bất thường. Sau thời gian ủ bệnh tương đối dài, vi khuẩn gặp điều kiện thuận lợi sinh sôi và phát triển sẽ tấn công lớp nhầy niêm mạc.

Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu, phân, nội soi, test hơi thở để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn Hp dạ dày

Lúc này, các triệu chứng đau rát bất thường bắt đầu xuất hiện. Để xác định tình trạng có phải do vi khuẩn Hp gây ra hây không, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm vi khuẩn Hp như:

  • Xét nghiệm máu và phân
  • Xét nghiệm hơi thở
  • Nội sinh sinh thiết dạ dày

Kết quả thu được sẽ phản ánh có sự tồn tại của vi khuẩn Hp trong dạ dày hay không. Đồng thời thông qua các biện pháp xét nghiệm này, bác sĩ cũng có thể nhận diện các vấn đề khác mà người bệnh đang gặp phải. Sau đó, bác sĩ tiến hành xem xét và đưa ra phương án điều trị đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.

Phương pháp điều trị vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp xâm nhập vào cơ thể tiềm ẩn nhiều rủi ro gây bệnh dạ dày. Dựa vào mức độ gây hại của vi khuẩn, tình trạng tổn thương trong dạ dày các bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Chẳng hạn như sau:

  • Điều trị bằng thuốc dạ dày: Người bệnh được bác sĩ kê toa thuốc điều trị bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra. Các đối tượng thường được chỉ định như người bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân thiếu sắt, ung thư dạ dày sau khi đã chữa trị, người bị xuất huyết tiểu cầu.
  • Điều trị kết hợp phòng bệnh: Phương án áp dụng cho thành viên gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn Hp. Biện pháp với mục đích điều trị và phòng ngừa nhiễm bệnh cho các thành viên chưa mắc bệnh nhưng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn. Đồng thời thông qua đó, mọi thành viên sẽ được phòng bệnh ung thư dạ day. Ngoài ra, các đối tượng được áp dụng phương án này còn là thành viên trong gia đình có người thân cùng huyết bị ung thư dạ dày, người mắc chứng teo niêm mạc dạ dày, polyp dạ dày, đang sử dụng thuốc chống viêm,…
  • Sử dụng kháng sinh + thuốc ức chế tiết axit: Mục đích loại bỏ vi khuẩn Hp, ổn định axit dạ dày. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để giảm thiểu tác dụng phụ không mong muốn. Đối tượng bệnh nhân cần điều trị theo phương án này thường là người đang bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân đen, tiêu chảy, rối loạn vị giác, phản ứng antabuse khi cai rượu,….

Trường hợp người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày bị viêm loét nghiêm trọng, có nguy cơ biến chứng cao sẽ được chỉ định điều trị theo phác đồ riêng biệt. Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả diệt vi khuẩn Hp tốt nhất.

Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa

Bên cạnh đó, để quá trình loại bỏ vi khuẩn Hp, cải thiện tốt sức khỏe người bệnh cần kết hợp điều trị và thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống. Đồng thời n
ên giữ vệ sinh cá nhân, dùng riêng vật dụng cá nhân,…để hạn chế nguy cơ lây lan vi khuẩn Hp cho người xung quanh.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Vi khuẩn Hp sống được bao lâu trong không khí?”. Ngoài ra, trong bài viết có đề cập đến khoảng thời gian mà vi khuẩn có thể tồn tại trong cả dạ dày và môi trường ngoài cơ thể khác như đất, nước. Bạn đọc cần chủ động phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm để giảm rủi ro nhiễm khuẩn gây hại sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa.

Có thể bạn quan tâm:

  • Vi khuẩn HP có lây không? Lây qua những đường nào?
  • Vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Nhận định từ chuyên gia
  • Vi khuẩn HP có diệt được không? Điều trị Hp bao lâu thì khỏi?
  • Xét nghiệm vi khuẩn HP ở đâu? 10 địa chỉ ở Hà Nội và TPHCM

Xem thêm: Chế độ ăn lý tưởng sau đột quỵ giúp phục hồi hiệu quả

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!