Lá sen khô: Vị thuốc quý với nhiều tác dụng trị bệnh thần kỳ
Lá sen khô thường xuất hiện trong suy nghĩ của nhiều người là loại lá vô cùng đơn thuần. Nhưng có một sự thật không phải ai cũng biết, rằng lá sen khô có tác dụng vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, Tạp chí Đông y sẽ giới thiệu đến bạn đọc nhiều tác dụng trị bệnh từ vị thuốc này.
Thông tin về lá sen khô, cách thu hái và bảo quản
Lá sen khô có tên gọi trong Đông y là Hà diệp, Liên diệp, thuộc họ sen, có tên khoa học là Folium nelumbinis.
Đặc điểm cây sen
Sen là loại cây dễ trồng, mọc tự nhiên hoặc trồng nhiều ở các vùng đầm lầy, ao hồ tại rất nhiều nước trên thế giới như Malaysia, Lào, Nhật, các nước châu Đại Dương. Ở Việt Nam, cây sen rất phổ biến, được phân bố ở hầu hết các tỉnh thành, nhưng nhiều nhất là ở các tỉnh thuộc Tây Nam Bộ.
Cây sen có các bộ phận chính như sau:
- Lá sen: Là bộ phận mọc từ gốc nhô lên khỏi mặt nước. Cuống lá chính là thân cây sen, có màu xanh và nhiều gai nhỏ. Lõi thân cây có những ống nhỏ chạy dọc thân. Lá sen giống hình chiếc khiên, màu xanh đậm ở mặt trên và màu nhạt hơn ở mặt dưới, mùi thơm dịu. Đường kính trung bình từ 60 đến 70cm. Trên mỗi lá có 17 đến 23 đường gân nổi lên giống nan tre.
- Hoa sen: Hoa sen là phần đẹp nhất của cây, có nhiều cánh kép màu hồng hoặc trắng, nhụy màu vàng.
- Đài sen nằm giữa nhụy, có hình giống chiếc loa, bên trong giống như tổ ong chứa các hạt. Đài sen thường sẽ phát triển rất to, khi cánh hoa và nhụy rụng đi sẽ để lộ đài sen và phần hạt già.
- Hạt sen là phần có nhiều dinh dưỡng nhất, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chế biến nấu thành nhiều món ăn như cháo, chè, sen hầm…
- Củ sen: Củ sen chính là phần rễ của cây sen ở sâu dưới bùn lầy, thân củ có hình trụ, màu trắng ngà, bên trong có các lỗ giống như tổ ong, có rất nhiều dinh dưỡng.
Ngoài ra còn có ngó sen, thực chất đây là nhánh của thân cây non, từ từ ngoi lên khỏi bùn để phát triển thành lá hoặc hoa sen.
Cách thu hái và bảo quản lá sen
Thông thường, chúng ta dễ dàng bắt gặp lá sen ở những hàng cốm, hàng xôi. Cũng có thể thấy lá sen trong những gói trà thơm mát rất đơn giản và gần gũi. Thế nhưng, lá sen khi biết sơ chế và bảo quản đúng cách sẽ mang lại rất nhiều tác dụng trị bệnh.
Khác với hoa sen chỉ nở một lần trong năm, lá sen gần như có quanh năm nên chúng ta có thể thu hoạch bất cứ khi nào. Nhưng để có được giá trị dược tính tốt nhất thì nên thu hoạch vào thời điểm thu cây sen bắt đầu cho ra hoa, từ tháng 7 đến tháng 9.
Chọn những lá sen bánh tẻ (không quá già, không quá non) cắt bỏ phần cuống rồi đem phơi nắng. Khi lá sen héo, đem gấp lại thành hình bán nguyệt và tiếp tục phơi cho đến khi khô hoàn toàn.
Hoặc, có thể mang lá sen khô thả vào nước nóng cho mềm, dùng dao thái thành sợi rồi đem sấy khô ở nhiệt độ thấp. Lưu ý, không được sấy lá sen ở nhiệt độ quá cao vì có thể làm vụn vỡ lá.
Bảo quản lá sen giống như bảo quản các đồ khô khác, cần được cho vào túi nilon kín, để nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực
tiếp từ mặt trời để giữ được dưỡng chất.
Lá sen khô có tác dụng gì?
Trong y dược cổ thì lá sen khô được mô tả là có vị đắng, tính bình, khi đi vào cơ thể sẽ tác động tới 3 kinh là Tỳ, Vị và Can. Vậy nên chuyên dùng trong trường hợp thăng thanh tán ứ, băng trung huyết lỵ, thanh thử hành thũng, lợi thấp và giúp an thần.
Dựa theo thành phần hóa học, lá sen khô có chứa các hoạt chất như Tamin, Nuxifcrin, Roemerin, Nonuxiferin, Vitamin C và Acid hữu cơ.
Nhờ đó giúp điều trị các bệnh như:
- Giúp điều hòa thân nhiệt, ổn định huyết áp, đặc biệt hiệu quả đối với người huyết áp cao.
- Lá sen giúp giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, trị mất ngủ hiệu quả
- Thanh nhiệt giải độc, trừ mụn nhọt, tốt cho gan
- Ngăn ngừa và điều trị hiện tượng chảy máu cam, băng huyết, ứ đọng sản dịch ở phụ nữ sau sinh
- Cải thiện tuần hoàn máu, hạn chế loạn nhịp tim
- Giảm lượng mỡ thừa trong máu, hạn chế nguy cơ đứt mạch máu não ở người cao tuổi
- Một số hoạt chất có trong lá sen khô còn có tác dụng kháng viêm, góp phần ngăn ngừa sự lão hóa của tế bào
- Lá sen khô giúp giảm cân hiệu quả. Dịch chiết trong lá sen giúp ức chế khả năng hấp thu lipid và carbohydrate, đồng thời tăng tốc độ chuyển hóa năng lượng và lipid giúp ngăn chặn béo phì.
Lá sen khô chữa bệnh gì? Cách sử dụng?
Dựa trên nhiều ghi chép Đông y và phân tích khoa học thì lá sen khô không chỉ là cảnh đẹp, là mùi hương mà còn là vị thuốc quý cho sức khỏe con người. Dưới đây là một số bài thuốc từ lá sen khô có thể áp dụng trong điều trị bệnh đơn giản:
Chữa sốt xuất huyết
Lá sen hoặc ngó sen, cỏ nhọ nồi mỗi loại 40gr, 20gr hạt mã đề, 30gr rau má, sắc lấy nước, bỏ bã, uống trong ngày. Nếu xuất huyết nhiều có thể tăng lá sen hoặc ngó sen thành 60gr.
Giảm mỡ máu, giảm béo hiệu quả
Lá sen khô giảm mỡ máu là bài thuốc đang được rất nhiều người tìm kiếm vì nó đã cho thấy những hiệu quả rõ rệt. Bài thuốc này như sau:
- Bài thuốc số 1: Dùng 10gr lá sen khô hoặc 30gr lá sen tươi, xé nhỏ, cho vào đun lấy nước uống trong ngày. Dùng liên tục từ 2 đến 3 tháng có tác dụng giảm mỡ máu rõ rệt.
- Bài thuốc số 2: Ngâm 1 lượng vừa đủ lá sen cho mềm ra (nếu dùng lá sen tươi bạn bỏ qua bước này) đun lấy nước, bỏ 100gr gạo tẻ nấu thành cháo, thêm đường để ăn có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
- Bài thuốc số 3: Chuẩn bị 500gr vỏ quýt khô, 50gr lá sen khô, 100gr lúa mạch, 10gr táo gai. Chó các nguyên liệu này vào nồi, thêm nước, đun sôi rồi để lửa nhỏ 7 đến 10 phút là có thể sử dụng. Áp dụng bài thuốc này vừa giúp giảm béo vừa có tác dụng long đờm
Trị sản dịch ứ đọng ở phụ nữ sau sinh
Dùng 30gr lá sen sao khô, tán nhỏ pha cùng nước sôi để uống. Hoặc cho lá sen vào ấm, đổ 200ml nước đun đến khi còn lại 50ml. Uống ngày 1 lần giúp đẩy sản dịch ra ngoài.
Lá sen khô giúp trị mất ngủ
- Bài thuốc số 1: Chuẩn bị 30gr lá sen bánh tẻ. Rửa sạch, đem thái nhỏ rồi phơi cho đến khi khô. Bỏ vào hãm cùng 200ml nước sôi như pha trà, uống trong ngày.
- Bài thuốc số 2: Lá sen, giảo cổ lam mỗi loại 30gr, táo mèo 50gr. Tất cả đem rửa sạch, bỏ vào ấm, thêm nước sắc uống hàng ngày. Mỗi ngày chỉ dùng 1 thang với liều lượng trên.
Chữa di tinh ở nam giới
Lá sen khô nghiền thành bột mịn, bảo quản trong hũ thủy tinh, mỗi ngày lấy 5gr pha với nước sôi uống 2 lần vào sáng và tối.
Lá sen khô chữa xuất huyết não và các bệnh lý của người cao huyết áp
- Bài thuốc số 1: Lá sen, cam thảo mỗi loại 15gr, 12gr đỗ trọng, bạch thược, sinh địa, tang ký sinh và mạch môn đều 10gr mỗi loại. Trộn các vị thuốc trên sắc lấy nước, cô còn 1 nửa lượng nước thì đổ ra uống. Ngày 3 lần.
- Bài thuốc số 2: Nghiền nhỏ 20gr lá sen, 15gr táo mèo cho vào ấm hãm với nước sôi trong 30 phút rồi uống thay trà giúp giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
Chữa băng huyết, tiêu chảy ra máu
Chuẩn bị: 40gr lá sen tươi, 12gr rau má, sao vàng, thái nhỏ sắc với 400ml nước. Đun tới khi còn 100ml chia uống 2 lần trong ngày.
Chữa chảy máu cam
Đem 15gr lá sen, 10gr lá tre, 2gr hoàng liên, 10gr mộc thông, 10gr đan bì, 5gr liên kiều, 6gr thanh hao, 3gr hoàng cầm, 6gr sơn chi cùng 10gr rễ cỏ tranh sắc lấy nước, bỏ bã. Ngày uống 1 lần. Người bị chảy máu cam, mũi khịt khô, miệng hôi, tiểu dắt, táo bón dùng rất tốt.
Bài thuốc
chữa hoa mắt nhức đầu
Chuẩn bị: 10gr lá sen, 10gr đỗ trọng tươi, 6gr hạch đào nhân. Đào hạnh nhân sao vàng, giã nhỏ sắc cùng lá sen, đỗ trọng lấy nước uống rất hiệu quả đối với những người ù tai, hoa mắt, nhức đầu.
Lá sen khô chữa đau mắt
Chuẩn bị: 10gr lá sen, 10gr hoa hòe và 4gr hoa cúc vàng đem sắc lấy nước, uống nhiều lần trong ngày. Bên cạnh công dụng giảm đau mắt, bài thuốc còn có thể áp dụng cho bệnh nhân cao huyết áp.
Chữa ho ra máu, nôn ra máu
Chuẩn bị 30gr lá sen, sinh địa, ngó sen mỗi loại 30gr, ngải cứu 30g , 20gr trắc bá.Tất cả đem thái nhỏ, phơi khô sau đó sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 1 liều lượng trên.
Trị thổ huyết do tâm vị nóng
Chuẩn bị: hà diệp, thiên thảo căn, tiểu kế, bạch mao căn mỗi loại 10gr, đại kế, trắc bá diệp 12gr mỗi loại, 8gr chi tử, 8gr đại hoàng, 10gr mẫu đan bì cuối cùng là 10gr tung lư bì. Đem tất cả rửa sạch, sắc lấy nước uống. Ngày dùng 1 thang.
Chữa sốt cao, co giật ở trẻ nhỏ
Mỗi ngày lấy 30gr lá sen, 15gr sinh địa hoàng, 6gr xuyên khung, 10gr toàn yết, 30gr bạch mao căn, 10gr địa long, 10gr đương quy, 10gr cam thảo, 3gr xương bồ và 3gr ngô công. Sắc lấy nước cho bé uống nhiều lần trong ngày.
Trị huyết áp thấp
Mỗi ngày sắc 10gr lá sen, 10gr hoắc hương, 3 con ve sầu, 30gr cốc nha, 10gr bán hạ chế, 10gr phượng lan, 10gr lục thần khúc, 30gr mạch nha uống đều đặn.
Bài thuốc giúp chữa gan nhiễm mỡ
Chuẩn bị: 20gr hà diệp, 20gr hạ khô thảo, 20gr mạn kinh tử và 5 quả ô mai. Đổ 1 lít nước sắc đến khi còn 500ml thì bỏ bã, uống nước trong ngày. Mỗi ngày chỉ dùng 1 thang.
Cách dùng và liều lượng dùng
Lá sen khô được dùng phổ biến bằng cách sắc lấy nước uống. Chúng ta có thể kết hợp lá sen khô với các vị thuốc khác nhưng không nên dùng quá 20gr một ngày.
Sử dụng lá sen khô có hại gì không?
Lá sen khô rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Khi dùng lá sen cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Phụ nữ mang thai, đang trong thời kỳ kinh nguyệt không nên dùng lá sen, tránh tình trạng xuất huyết hoặc rong kinh kéo dài.
- Phụ nữ cho con bú dùng lá sen dễ ảnh hưởng đến em bé, khiến bé ngủ li bì hoặc dễ nôn trớ
- Dùng lá sen khô lâu dài có nguy cơ giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của cơ thể.
- Lá sen có tính hàn, vì thế người huyết áp thấp không nên lạm dụng, dễ gây mệt mỏi, tăng nhịp tim, giảm trí nhớ.
- Không nên dùng nước lá sen khô thay cho nước lọc khi đang sử dụng các thực phẩm giảm cân khác.
- Nên dùng trà, nước lá sen trước và sau bữa ăn ít nhất 30 phút để phát huy tối đa tác dụng
Lá sen khô mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Trên thị trường có rất nhiều nơi bán lá sen với mức giá khác nhau. Giá lá sen khô thường giao động trong khoảng từ 45 đến 55 nghìn đồng 1kg.
Bạn nên tìm đến các địa chỉ bán thuốc đông y hoặc các bệnh viện để tìm được sản phẩm chất lượng, tránh mua phải lá sen đã bị mốc hoặc chế biến không đúng cách.
Qua bài viết này, Tạp chí Đông y đã trình bày rất chi tiết về đặc điểm, thành phần và những bài thuốc chữa bệnh từ lá sen khô vô cùng đơn giản cũng như những lưu ý khi áp dụng trong trị bệnh. Trong trường hợp bệnh nặng, hãy tìm đến các cơ sở y tế thăm khám để điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Xem thêm: Chứng hôi miệng và bệnh tiểu đường
Tin mới nhất
- Bị đau họng khạc ra máu: Triệu chứng nguy hiểm cần điều trị ngay
- Đánh bại căn bệnh TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY ở tuổi 74 nhờ Sơ can Bình vị tán
- Khám phá 20 lợi ích đáng ngạc nhiên của ánh nắng mặt trời
- Cảnh báo bệnh viêm hang vị dạ dày ở trẻ em – Triệu chứng & cách chữa
- Ô nhiễm không khí đang hủy hoại sức khỏe của chúng ta như thế nào?
- Tiết lộ giải pháp Đông y chữa Viêm da hiệu quả số 1 không thể bỏ lỡ
- 4 loại thuốc bôi trị nấm da đầu phổ biến, nhiều người sử dụng
- Nấm lim xanh tự nhiên khan hiếm giá bán hỗn loạn trên thị trường
- Khám phá ý nghĩa các thuật ngữ chăm sóc da
- Nổi đốm đỏ trên da không ngứa – Dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Cỏ lúa mì và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại
- TIN TỨC UNG THƯ Giải pháp điều trị viêm amidan trẻ em, phụ nữ mang thai, mẹ sau sinh nào an toàn, hiệu quả?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Các phương pháp điều trị đục thủy tinh thể bạn cần biết
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm phổi do nhiễm trùng bào tử Pneumocystis