Loãng xương ở nam giới
Tìm hiểu chung
Loãng xương ở nam giới là bệnh gì?
Loãng xương là một rối loạn làm cho xương trở nên yếu và dễ gãy. Xương giòn đến mức khi bị ngã hoặc các cử động nhẹ như cúi xuống hoặc ho cũng có thể dẫn đến gãy xương. Tình trạng gãy xương do loãng xương thường gặp nhất ở hông, cổ tay hoặc cột sống.
Xương là một mô sống liên tục bị phá vỡ và thay thế. Loãng xương xảy ra khi việc tạo xương mới không theo kịp với tốc độ loại bỏ xương cũ.
Loãng xương thường không xuất hiện nhiều ở nam giới. Có nhiều lý do khiến cho bác sĩ không thể chẩn đoán được bệnh này ở nam giới. Việc xác định các yếu tố nguy cơ đặc biệt quan trọng vì bệnh loãng xương và gãy xương có thể phòng ngừa, điều trị được. Bên cạnh đó, nam giới có tỷ lệ tử vong cao hơn do gãy xương ở hông, cột sống và các xương lớn khác
Loãng xương ở nam giới là bệnh gì?
Loãng xương là một rối loạn làm cho xương trở nên yếu và dễ gãy. Xương giòn đến mức khi bị ngã hoặc các cử động nhẹ như cúi xuống hoặc ho cũng có thể dẫn đến gãy xương. Tình trạng gãy xương do loãng xương thường gặp nhất ở hông, cổ tay hoặc cột sống.
Xương là một mô sống liên tục bị phá vỡ và thay thế. Loãng xương xảy ra khi việc tạo xương mới không theo kịp với tốc độ loại bỏ xương cũ.
Loãng xương thường không xuất hiện nhiều ở nam giới. Có nhiều lý do khiến cho bác sĩ không thể chẩn đoán được bệnh này ở nam giới. Việc xác định các yếu tố nguy cơ đặc biệt quan trọng vì bệnh loãng xương và gãy xương có thể phòng ngừa, điều trị được. Bên cạnh đó, nam giới có tỷ lệ tử vong cao hơn do gãy xương ở hông, cột sống và các xương lớn khác
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh loãng xương ở nam giới là gì?
Giai đoạn đầu của tình trạng mất xương thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi xương trở nên yếu do loãng xương, bạn có thể mắc phải các dấu hiệu và triệu chứng như sau:
- Đau lưng do vết rạn nứt hoặc bị gãy đốt sống;
- Chiều cao mất dần theo thời gian;
- Tư thế khom lưng;
- Gãy xương xảy ra thường xuyên hơn.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh loãng xương ở nam giới là gì?
Giai đoạn đầu của tình trạng mất xương thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi xương trở nên yếu do loãng xương, bạn có thể mắc phải các dấu hiệu và triệu chứng như sau:
- Đau lưng do vết rạn nứt hoặc bị gãy đốt sống;
- Chiều cao mất dần theo thời gian;
- Tư thế khom lưng;
- Gãy xương xảy ra thường xuyên hơn.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh loãng xương ở nam giới?
Xương có khả năng làm mới và phá vỡ xương cũ, đây là quy trình tự nhiên và liên tục. Khi bạn còn trẻ, cơ thể hình thành xương mới nhanh hơn là phá vỡ xương cũ và khối xương tăng lên. Hầu hết mọi người đạt đến đỉnh khối xương khoảng 20 tuổi. Khi lớn tuổi, khối xương bị mất nhanh hơn xương mới được tạo ra.
Loãng xương xuất hiện phụ thuộc một phần vào khối xương bạn đạt được bao nhiêu khi còn trẻ. Khối xương đỉnh càng cao thì xương tích tụ càng nhiều và khả năng bạn bị loãng xương khi lớn tuổi càng thấp.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh loãng xương ở nam giới?
Xương có khả năng làm mới và phá vỡ xương cũ, đây là quy trình tự nhiên và liên tục. Khi bạn còn trẻ, cơ thể hình thành xương mới nhanh hơn là phá vỡ xương cũ và khối xương tăng lên. Hầu hết mọi người đạt đến đỉnh khối xương khoảng 20 tuổi. Khi lớn tuổi, khối xương bị mất nhanh hơn xương mới được tạo ra.
Loãng xương xuất hiện phụ thuộc một phần vào khối xương bạn đạt được bao nhiêu khi còn trẻ. Khối xương đỉnh càng cao thì xương tích tụ càng nhiều và khả năng bạn bị loãng xương khi lớn tuổi càng thấp.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh loãng xương ở nam giới?
Loãng xương ở nam giới là bệnh rất thường gặp và có thể ảnh hưởng bất kì ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những ai thường mắc bệnh loãng xương ở nam giới?
Loãng xương ở nam giới là bệnh rất thường gặp và có thể ảnh hưởng bất kì ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở nam giới?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây loãng xương ở nam giới, chẳng hạn như:
- Một số loại thuốc (corticoid, thuốc chống co giật, heparin, thay thế hormone tuyến giáp quá mức, phương pháp điều trị ung thư);
- Bệnh mạn tính ảnh hưởng đến thận, phổi, dạ dày, khớp, ruột và làm thay đổi nồng độ nội tiết tố;
- Nồng độ hormone tình dục testosterone thấp;
- Cơ thể nhỏ;
- Thói quen sống;
- Hút thuốc;
- Rượu;
- Lượng canxi và vitamin D hấp thu thấp;
- Tập thể dục không đầy đủ;
- Lớn tuổi;
- Di truyền;
- Chủng tộc (trong số tất cả đàn ông, những người da trắng có nguy cơ lớn nhất bị bệnh loãng xương. Tuy nhiên, những người đàn ông từ tất cả các nhóm dân tộc khác đều có thể mắc bệnh loãng xương).
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở nam giới?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây loãng xương ở nam giới, chẳng hạn như:
- Một số loại thuốc (corticoid, thuốc chống co giật, heparin, thay thế hormone tuyến giáp quá mức, phương pháp điều trị ung thư);
- Bệnh mạn tính ảnh hưởng đến thận, phổi, dạ dày, khớp, ruột và làm thay đổi nồng độ nội tiết tố;
- Nồng độ hormone tình dục testosterone thấp;
- Cơ thể nhỏ;
- Thói quen sống;
- Hút thuốc;
- Rượu;
- Lượng canxi và vitamin D hấp thu thấp;
- Tập thể dục không đầy đủ;
- Lớn tuổi;
- Di truyền;
- Chủng tộc (trong số tất cả đàn ông, những người da trắng có nguy cơ lớn nhất bị bệnh loãng xương. Tuy nhiên, những người đàn ông từ tất cả các nhóm dân tộc khác đều có thể mắc bệnh loãng xương).
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh loãng xương ở nam giới?
Mật độ xương có thể được đo bằng một máy sử dụng X-quang cường độ thấp để xác định tỷ trọng khoáng trong xương.
Trong quá trình xét nghiệm này, bạn nằm trên một thiết bị và một máy quét sẽ đi qua cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ một vài đoạn xương được kiểm tra như ở hông, cổ tay và cột sống.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh loãng xương ở nam giới?
Các hình thức điều trị thường dựa trên ước tính nguy cơ gãy xương trong 10 năm tiếp theo bằng việc sử dụng các thông tin từ xét nghiệm mật độ xương. Nếu nguy cơ không cao, điều trị có thể không bao gồm thuốc và có thể tập trung vào việc thay đổi các yếu tố nguy cơ gây mất xương và té ngã.
Đối với cả nam giới và phụ nữ có nguy cơ gãy xương, thuốc loãng xương được kê toa rộng rãi nhất là bisphosphonates.
Điều trị bằng hormone. Ở nam giới, loãng xương có thể liên quan đến tuổi tác. Những bệnh nhân lớn tuổi có mức testosterone thấp hơn. Liệu pháp thay thế testosterone có thể giúp cải thiện các triệu chứng testosterone thấp nhưng thuốc loãng xương đã được nghiên cứu điều trị tốt ở nam giới và do đó được khuyến khích điều trị đơn lẻ hoặc bổ sung bên cạnh testosterone.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh loãng xương ở nam giới?
Mật độ xương có thể được đo bằng một máy sử dụng X-quang cường độ thấp để xác định tỷ trọng khoáng trong xương.
Trong quá trình xét nghiệm này, bạn nằm trên một thiết bị và một máy quét sẽ đi qua cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ một vài đoạn xương được kiểm tra như ở hông, cổ tay và cột sống.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh loãng xương ở nam giới?
Các hình thức điều trị thường dựa trên ước tính nguy cơ gãy xương trong 10 năm tiếp theo bằng việc sử dụng các thông tin từ xét nghiệm mật độ xương. Nếu nguy cơ không cao, điều trị có thể không bao gồm thuốc và có thể tập trung vào việc thay đổi các yếu tố nguy cơ gây mất xương và té ngã.
Đối với cả nam giới và phụ nữ có nguy cơ gãy xương, thuốc loãng xương được kê toa rộng rãi nhất là bisphosphonates.
Điều trị bằng hormone. Ở nam giới, loãng xương có thể liên quan đến tuổi tác. Những bệnh nhân lớn tuổi có mức testosterone thấp hơn. Liệu pháp thay thế testosterone có thể giúp cải thiện các triệu chứng testosterone thấp nhưng thuốc loãng xương đã được nghiên cứu điều trị tốt ở nam giới và do đó được khuyến khích điều trị đơn lẻ hoặc bổ sung bên cạnh testosterone.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh loãng xương ở nam giới?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Không hút thuốc. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ mất xương và có nguy cơ bị gãy xương;
- Tránh uống rượu quá nhiều;
- Tránh té ngã. Mang giày gót thấp để tránh té ngã và kiểm tra dây điện, thảm và các bề mặt trơn trong nhà để tránh té ngã. Bạn cần giữ phòng sáng, lắp đặt các thanh vịn bên trong và bên ngoài cửa tắm và đảm bảo có thể lên xuống khỏi giường một cách dễ dàng;
- Chế độ dinh dưỡng tốt. Chế độ dinh dưỡng tốt là rất cần thiết để giữ cho xương khỏe mạnh trong suốt cuộc đời của bạn, ví dụ như protein, canxi, vitamin D, v.v;
- Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục có thể giúp xương chắc và làm chậm tình trạng mất xương. Tập thể dục sẽ có lợi cho xương dù bạn bắt đầu khi nào nhưng bạn sẽ đạt được lợi ích nhiều nhất nếu tập thể dục thường xuyên khi còn trẻ và tiếp tục suốt đời.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh loãng xương ở nam giới?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Không hút thuốc. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ mất xương và có nguy cơ bị gãy xương;
- Tránh uống rượu quá nhiều;
- Tránh té ngã. Mang giày gót thấp để tránh té ngã và kiểm tra dây điện, thảm và các bề mặt trơn trong nhà để tránh té ngã. Bạn cần giữ phòng sáng, lắp đặt các thanh vịn bên trong và bên ngoài cửa tắm và đảm bảo có thể lên xuống khỏi giường một cách dễ dàng;
- Chế độ dinh dưỡng tốt. Chế độ dinh dưỡng tốt là rất cần thiết để giữ cho xương khỏe mạnh trong suốt cuộc đời của bạn, ví dụ như protein, canxi, vitamin D, v.v;
- Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục có thể giúp xương chắc và làm chậm tình trạng mất xương. Tập thể dục sẽ có lợi cho xương dù bạn bắt đầu khi nào nhưng bạn sẽ đạt được lợi ích nhiều nhất nếu tập thể dục thường xuyên khi còn trẻ và tiếp tục suốt đời.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Cắt bỏ tuyến thượng thận
Tin mới nhất
- U nang buồng trứng trái là gì, có nguy hiểm không?
- 7 cây thuốc nam chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả
- Cách nấu nước nấm lim xanh liều lượng sử dụng nấm lim xanh rừng
- U trung thất
- Mật ong rừng nguyên chất giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?
- Xuất Tinh Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Không? Tại Sao?
- Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai mẹ bầu nên cẩn trọng
- Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)
- Đau rát họng khó nuốt là bị gì? Làm sao nhanh hết?
- Hạt tophi và những điều bệnh nhân gút cần biết
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì? Có cần kiêng ăn cơm?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 9 món ăn tốt cho người bị xuất huyết dạ dày nên thử
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Tác dụng phụ không ngờ của detox mọi người nên tránh
- TIN TỨC UNG THƯ Bài thuốc phụ khoa Phụ Khang Tán sử dụng thảo dược chất lượng cao, phù hợp cơ địa phụ nữ Việt