Suy thận độ 3 chữa được không? Có nguy hiểm không?

Suy thận độ 3 là giai đoạn suy thận mà chức năng của thận đã bị mất khoảng 75%. Đây là giai đoạn suy thận khá nguy hiểm, có thể diễn tiến rất nhanh sang suy thận giai đoạn cuối nếu không được can thiệp kịp thời.

Suy thận độ 3 là gì?

Suy thận là bệnh lý thận diễn tiến qua 5 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 3 là giai đoạn giữa, chức năng của thận đã giảm đi rất nhiều so với suy thận độ 1 và 2. Lúc này, chức năng thận đã bị mất khoảng 75%, thận không còn giữ được khả năng duy trì việc trao đổi chất như bình thường.

Suy thận độ 3 là giai đoạn giữa, chức năng của thận đã giảm đi rất nhiều so với giai đoạn 1 và 2

Bên cạnh đó, mức độ thanh lọc của cầu thận cũng bị giảm sút nghiêm trọng, tốc độ thanh lọc chỉ còn ở mức 30 đến 59 ml/phút. Trong giai đoạn suy thận cấp độ 3 này, bệnh còn chia thành 2 giai đoạn nhỏ như sau:

  • Giai đoạn 3A: Lúc này thận bị mất chức năng ở mức độ khá nhẹ hoặc trung bình.
  • Giai đoạn 3B: Là giai đoạn sau, thận bị mất chức năng mức độ nặng.

Triệu chứng suy thận cấp độ 3

Ở giai đoạn 1 và đầu giai đoạn suy thận độ 2, bệnh lý suy thận có thể chưa có những triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn suy thận độ 3, các dấu hiệu sẽ tăng lên đáng kể và có mức độ biểu hiện rất đặc trưng như sau:

Người bệnh gặp phải những bất thường khi đi tiểu

Đây là triệu chứng đầu tiên và thường gặp nhất của chứng suy thận. Các vấn đề về nước tiểu bất thường ở người suy thận là:

Giải đáp từ danh y Đỗ Minh Tuấn giúp người bệnh thận “thoát” nỗi khổ thầm kín
Chuyên gia từ nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường sẽ giải đáp những nỗi khổ của người bệnh thận hư, suy thận, viêm cầu thận đồng thời tư vấn cách điều trị bệnh triệt để.
Xem ngay

  • Người bệnh có lượng nước tiểu bất thường, đi tiểu nhiều hơn hoặc gặp phải chứng thiểu niệu.
  • Nước tiểu có bọt và màu sắc đậm hơn bình thường.
  • Đi tiểu nhiều vào ban đêm.
  • Một số trường hợp có thể tiểu ra máu hoặc gặp tình trạng trong nước tiểu có lẫn protein.

Đau nhức cơ thể

Khi bị suy thận mức độ 3, người bệnh có thể gặp phải các cơn đau lưng và đau cạnh sườn thường xuyên. Các cơn đau thường không quá dữ dội và xuất hiện đau ở các vị trí mô mềm.

Ở một số bệnh nhân, cơn đau có thể quặn thắt ở vùng thận, lan xuống hố chậu tới đùi và cả 2 bàn chân. Cơn đau mạnh nhất sẽ diễn ra ở khu vực 2 bên thận và thường diễn ra theo chu kỳ.

Có hiện tượng sưng phù

Ở những bệnh nhân giai đoạn đầu, thận vẫn có thể cân bằng lượng nước trong cơ thể. Tuy nhiên, khi người bệnh suy thận cấp độ 3, thận đã bị tổn thương nghiêm trọng, cơ thể xuất hiện tình trạng sưng phù khi bị tích nước.

Người bệnh bị sưng phù nhiều nhất ở các vị trí như bọng mắt, 2 tay và 2 chân.

Bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng sưng phù

Có cảm giác mệt mỏi

Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, thậm chí có các triệu chứng suy nhược cơ thể khi thận bị suy giảm chức năng, ảnh hưởng tới quá trình sản xuất hồng cầu. Lúc này, người bệnh có các triệu chứng của tình trạng thiếu máu như: Cơ thể xanh xao, mệt mỏi, thiếu sức sống.

Hiện tượng tay chân co quắp

Thận có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình cân bằng điện giải. Khi thận bị suy giảm chức năng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa, rối loạn hàm lượng khoáng chất gây ra tình trạng chuột rút, tay chân co quắp rất khó chịu.

Suy thận độ 3 có nguy hiểm không?

Suy thận là bệnh lý rất nguy hiểm, thận sẽ bị tổn thương và không thể phục hồi 100% chức năng như khi khỏe mạnh. Ở giai đoạn đầu như giai đoạn 1 và 2, bệnh nhân nếu được điều trị kịp thời có thể phục hồi chức năng thận đến 90%.

Tuy nhiên, suy thận cấp độ 3 là giai đoạn khá nguy hiểm, thận đã bị tổn thương nghiêm trọng và bện
h có thể trở nặng rất nhanh. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng sau:

  • Nhiễm độc niệu
  • Thiếu máu, tăng đường huyết
  • Tăng huyết áp đột ngột
  • Có triệu chứng loãng xương

Bên cạnh đó, nếu không điều trị đúng cách, người bệnh có thể nhanh chóng chuyển sang suy thận giai đoạn cuối, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Nhiều người có thắc mắc, suy thận độ 3 sống được bao lâu? Đây là câu hỏi rất khó để có câu trả lời chính xác. Sự sống của người bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có phương pháp điều trị bệnh.

Tìm hiểu chi tiết

Suy thận có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả cao

Biện pháp điều trị suy thận độ 3

Bệnh lý suy thận độ 3 nếu không được điều trị có thể diễn tiến thành suy thận giai đoạn cuối rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Tuy không có phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn suy thận, nhưng người bệnh vẫn có thể kiểm soát bệnh tốt nhờ các biện pháp sau đây:

Sử dụng thuốc điều trị

Sử dụng thuốc điều trị là phương pháp tốt nhất để kiểm soát tình trạng suy thận độ 3. Hiện nay, 2 nhóm thuốc được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả rất tốt cho người bệnh là thuốc chẹn thụ thể Angiotensin và thuốc ức chế men chuyển Angiotensin.

Sử dụng thuốc điều trị là phương pháp tốt nhất để kiểm soát tình trạng suy thận

Hai loại thuốc này giúp tăng cường chức năng thận, hạn chế nguy cơ biến chứng và diễn tiến bệnh. Ngoài ra, người bệnh có bệnh lý tăng huyết áp hoặc tiểu đường cần sử dụng thuốc để điều hòa huyết áp và kiểm soát đường huyết.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể được chỉ định một số thuốc bổ sung sắt để cải thiện các triệu chứng bệnh do tình trạng thiếu máu gây ra.

Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, đúng loại thuốc và đúng liều lượng. Không được tự ý sử dụng thuốc nếu không muốn gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Chạy thận, lọc máu nhân tạo

Chạy thận, lọc máu nhân tạo tuy chưa phải là chỉ định bắt buộc đối với bệnh nhân suy thận độ 3 nhưng cũng là phương pháp cần thiết để thay thế chức năng thận cũng như duy trì sự sống cho bệnh nhân nếu không đáp ứng với thuốc điều trị.

Vậy mới thấy chạy thận hay sống chung với thuốc đều là giải pháp cuối cùng. Thay vì chờ đến khi phải sống chung với bệnh như vậy thì ngay từ khi bị suy thận nhẹ, giai đoạn 1-2 người bệnh nên điều trị triệt để. Đối với chữa dự phòng giai đoạn đầu, người bệnh nên cân nhắc điều trị bằng bài thuốc Bổ thận Đỗ Minh – một trong những phương pháp hơn 150 năm tuổi, được đánh giá là cách chữa suy thận hiệu quả và an toàn nhất.

Bổ Thận Đỗ Minh – Giải pháp VÀNG hỗ trợ chữa dự phòng suy thận độ 1-2

Bài thuốc nam gia truyền Bổ thận Đỗ Minh được cố lương y Đỗ Minh Tư (người sáng lập nhà thuốc Đỗ Minh Đường) đặt nền móng nghiên cứu dựa trên công thức chữa bệnh của thái y triều đình xưa, kết hợp với công thức bí truyền của dòng họ Đỗ Minh.

Trải qua hơn 1 thế kỷ lưu truyền, đến nay bài thuốc vẫn được ứng dụng rộng rãi và kiểm chứng hiệu quả chữa bệnh TẬN GỐC bởi hàng ngàn bệnh nhân suy thận.

Được biết, liệu trình Bổ thận Đỗ Minh chữa suy thận có sự kết hợp của 2 phương thuốc giữ vai trò QUÂN DƯỢC là Đỗ Minh bổ thận hoàn và Hoạt huyết bổ thận. Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể được kê đơn thêm thuốc Giải độc chống viêm và Bổ thận giải độc, tuy nhiên cần căn cứ vào mức độ suy thận và thể trạng người bệnh.

Trao đổi thêm về bài thuốc với lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ, chúng tôi nhận thấy những ưu điểm nổi bật của bài thuốc: 

  • Chữa suy thận TẬN GỐC: Liệu trình điều trị “2 trong 1” của bài thuốc mang đến tác dụng tổng hòa cho người bệnh. Nhờ đó vừa điều trị nguyên nhân vừa khắc phục triệu chứng suy thận. Đồng thời thông kinh hoạt huyết, nâng cao đề kháng cho người bệnh.
  • Kết hợp hơn 50 nam dược quý, SẠCH 100%: Bài thuốc được điều chế từ hơn 50 dược liệu quý như kim tiền thảo, phục linh, kỷ tử, nhục thung dung,… do chính nhà thuốc Đỗ Minh Đường ươm trồng theo tiêu chuẩn GACP – WHO của bộ Y tế. Do đó đảm bảo lành tính với cả mẹ bầu, mẹ cho con bú, người già hay người có sức đề kháng suy giảm.
  • Hiện đại hóa thuốc Nam: Thuốc vốn sắc theo thang, nhưng nắm bắt nhu cầu người bệnh nhà thuốc có hỗ trợ sắc thuốc thành dạng viên hoàn và cao đặc tinh chiết, với cách sử dụng đơn giản, không cần đun sắc lỉnh kỉnh như xưa.
Cách sử dụng bài thuốc Bổ thận Đỗ Minh chữa suy thận

Thuốc chống chỉ định:  

  • Người bệnh tăng huyết áp cấp tính có mức huyết áp >180mmHg
  • Bệnh nhân đái tháo đường mức đường huyết >9mmol/l
  • Bệnh nhân bị bí tiểu
  • Bệnh nhân vô niệu

Tùy thuộc vào từng cơ địa và tình trạng bệnh, lương y Tuấn sẽ tư vấn và kê liệu trình cụ thể cho từng người. 

Để nhận được liệu trình của mình, mọi người có thể liên hệ ngay để nhận tư vấn và thăm khám trực tiếp hoặc Online 1-1:

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, Phường Liễu Giai, Ba Đình.
  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 48B Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1.

Điều trị bằng việc thay đổi chế độ ăn uống

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, chế độ ăn uống cho bệnh nhân suy thận độ 3 rất quan trọng. Không chỉ giúp cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể, chế độ ăn uống khoa học còn có khả năng ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu.

Người bị suy thận cấp độ 3 cần lưu ý chế độ ăn uống như sau:

  • Bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho thận trong khẩu phần ăn hàng ngày. Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm như: cá, hành tây, tỏi, súp lơ, bắp cải, ớt chuông, cải xanh…
  • Người bệnh cần bổ sung đủ nước hàng ngày. Mỗi ngày nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước để tăng cường đào thải độc tố cho thận.
  • Cần kiêng muối trong khẩu phần ăn.
  • Tuyệt đối tránh các loại thức ăn có lượng đạm quá cao như các loại thịt đỏ và nội tạng động vật.
  • Không nên ăn các đồ chiên xào, sử dụng chất kích thích và uống rượu bia.
  • Không nên bỏ bữa ăn và cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

Có lối sống lành mạnh

Lối sống lành mạnh và khoa học giúp người bệnh giữ được phong độ sức khỏe và phòng ngừa các nguy cơ bệnh nặng. Người bệnh cần đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Có thể massage nhẹ nhàng hoặc nghe nhạc không lời để dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Người bệnh cần uống nhiều nước và có lối sống lành mạnh

Cần tránh những suy nghĩ tiêu cực, giữ tinh thần lạc quan và vui vẻ, không làm việc quá sức. Đặc biệt, cần vận động và tập luyện thể thao vừa sức mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể và thoải mái tinh thần.

Bệnh suy thận độ 3 là tình trạng bệnh nguy hiểm và có thể gây ra những biến chứng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để điều trị khi có dấu hiệu bệnh và theo dõi bệnh thường xuyên để kiểm soát tốt, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Nguồn: https://nhatnamyvien.com/suy-than-do-3-8329.html

Xem thêm: Người bị tiểu đường nên uống nước gì là tốt nhất? Top 12 loại nước thường dùng

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!