80% người mắc hội chứng ruột kích thích không biết sự thật này

Hội chứng ruột kích thích là bệnh hoàn toàn mới, mới được định nghĩa vào năm 1990 bởi WHO. Bệnh được gọi với nhiều tên khác nhau như viêm đại tràng co thắt, bệnh co thắt đại tràng hay hội chứng ruột dễ kích thích. Tên viết tắt quốc tế là IBS – irritable bowel syndrome (trong bài viết này chúng ta dùng tênhội chứng ruột kích thích cho khỏi nhầm lẫn nhé) . Theo thống kê, bệnh chiếm khoảng 18% dân số nhưng thực tế, 80% số người không biết về bệnh mà hầu hết họ đang lầm tưởng bị mắc viêm đại tràng. Đó cũng chính là lý do mà rất nhiều người đang không biết cách trị bệnh đúng cho mình.

DỄ BỊ NHẦM LẪN VỚI BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG

Theo các nghiên cứu, Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là bệnh gây ra các rối loạn chức năng về ruột, tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy tổn thương trên niêm mạc ruột. Từ đó, bệnh gây ra những triệu chứng giống viêm đại tràng như đau bụng, đầy hơi, đi ngoài nhiều lần, chướng bụng, phân táo, phân lỏng nhưng lại không có bất cứ tổn thương nào trên thực thể mà phần nhiều do các yếu tố thần kinh như đồ ăn dễ gây kích thích, lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi gây ra . Chính vì những triệu chứng “na ná” này, khiến đa phần bệnh nhân đang lầm tưởng với bệnh viêm đại tràng hoặc rối loạn tiêu hóa, từ đó tự kê thuốc điều trị hoặc điều trị sai phương thức khiến bệnh không những thuyên giảm mà còn nặng hơn do bị ảnh hưởng bởi yếu tố thần kinh chi phối.

Chính vì vậy, khi nghi ngờ bị Hội chứng ruột kích thích, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để làm đầy đủ các xét nghiệm loại trừ với bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, dựa vào những dấu hiệu dưới đây, người bệnh vẫn có thể phân biệt được với bệnh viêm đại tràng.

STRESS, ĐỒ ĂN KÍCH THÍCH KHIẾN BỆNH TĂNG NẶNG …

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở những người bị mắc HCRKT, thần kinh đường ruột thường rất nhạy cảm, do vậy khi bị căng thẳng quá mức, các xung động thần kinh dễ gây ra phản ứng quá mức với đại tràng. Những phản ứng này dẫn đến phản xạ tự nhiên của cơ trơn là co thắt nên HCRKT còn được gọi là đại tràng co thắt hay bệnh co thắt đại tràng. Vì vậy, tình trạng căng thẳng hoặc một số loại thức ăn kích thích sẽ khiến cho tình trạng của bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Dưới đây là một số yếu tố gây kích thích mà người bệnh nên tránh:

  • Các kích thích từ thần kinh trung ương do căng thẳng, lo lắng hoặc tình trạng mất ngủ gây ra.
  • Các kích thích tại lòng ruột như ăn quá no, ăn phải thực phẩm bẩn, thực phẩm lạ, hoặc đồ ăn quá cứng.
  • Sự thay đổi nhiệt độ, thay đổi thời tiết cũng khiến đại tràng bị kích thích.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về bệnh tại đây  và các yếu tố ảnh hưởng đến HCRKT tại đây

BỆNH KHÓ CHỮA DỨT ĐIỂM, TẠI SAO?

Để xem thêm thông tin về bệnh viêm đại tràng bạn vào đây xem nhé:

Hội chứng ruột kích thích tuy không gây những tổn thương trong niêm mạc tiêu hóa, nhưng những triệu chứng của bệnh khiến cuộc sống của người bệnh, nhất là những người bị lâu năm dường như rơi vào bế tắc, tuyệt vọng. Tại sao lại vậy?

Thứ nhất, người bệnh chưa hiểu rõ về bệnh. Đa số bệnh nhân thường lầm tưởng Hội chứng ruột kích thích là viêm đại tràng dẫn đến điều trị sai hướng. Việc này, khiến bệnh nhân có tâm lý bi quan, chán nản, nghĩ mình mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư…và bệnh thì ngày càng nặng do ảnh hưởng của tâm lý. Từ đó, người bệnh dễ sống trong vòng luẩn quẩn.

Thứ hai, bệnh HCRKT chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh và cũng chưa có bất cứ một xét nghiệm nào có thể khẳng định đang mắc bệnh mà phải dựa vào những xét nghiệm khác nhau để loại trừ. Vì vậy, những cơ sở khám chữa bệnh mà còn hạn chế năng lực rất dễ chẩn đoán nhầm thành bệnh viêm đại tràng. Từ đó, kê cho bệnh nhân thuốc kháng sinh, kháng khuẩn hoặc men tiêu hóa về điều trị. Việc sử dụng kháng sinh tùy tiện không cần thiết vô hình chung làm mất đi những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Từ đó, hệ tiêu hóa bị suy yếu, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn…, các triệu chứng của bệnh dễ xuất hiện và kéo dài.

Thứ ba, các phương pháp điều trị hiện tại HCRKT hiện nay chỉ dừng lại ở việc điều trị các triệu chứng gây bệnh như thuốc Giảm đau, giảm co thắt, chống sinh hơi, chống tiêu chảy, chống táo bón, an thần, gây ngủ, … mà không loại trừ triệt để khiến bệnh nhân phải dùng nhiều lần, dễ chán nản với các thuốc này bởi bệnh thường xuyên tái phát. Thậm chí, với những bệnh nhân phải dùng nhiều loại thuốc quá sẽ dễ bị “ phản tác dụng” với nhau. Ví dụ, thuốc giảm đau, giảm chướng bụng có thể gây tăng tình trạng táo bón, và ngược lại thuốc trị táo bón lại làm nặng thêm triệu chứng đau và trướng bụng… Cứ như vậy, sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn trong phương pháp điều trị, gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh…

Thứ tư , các sản phẩm trong nước chủ yếu tập trung vào viêm đại tràng, hoặc 1 sản phẩm dùng chung cho cả bệnh viêm đại tràng và HCRKT chứ chưa có sản phẩm riêng dành cho HCRKT. Trong khi HCRKT và viêm đại tràng là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau. Các sản phẩm chưa giải quyết được yếu tố khó kiểm soát nhất đó là thần kinh cũng như chưa làm tăng sức đề kháng của đại tràng nên đại tràng dễ bị kích thích.

GIẢM KÍCH THÍCH THẦN KINH – CHÌA KHÓA ĐỂ NGĂN NGỪA HCTKT

Như bài viết đã đề cập, căng thẳng, stress là yếu tố khiến bệnh ngày càng tăng nặng và dễ tái phát trở lại. Chính vì vậy, giảm kích thích thần kinh chính là chìa khóa để ngăn ngừa Hội chứng ruột kích thích. Vậy, giảm bằng cách nào?

Ngày nay, Khoa học hiện đại đã tìm ra một hoạt chất có tên là 5 – Hydroxytriptophan (viết tắt là 5 – HTP), là tiền chất của serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh được tiết ra dưới tác động của các xung động kích thích trong lòng ruột. Khi 5-HTP được đưa vào cơ thể, sẽ giúp sản sinh ra Serotonin, giúp giảm đau, giảm chướng bụng, cải thiện tinh thần cho bệnh nhân và điều hòa co thắt đại tràng. Chỉ với liều dưới 50mg/ngày, 5-HTP có tác dụng vừa đủ mà hầu như không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài và hiệu quả cho bệnh nhân HCRKT

Hoàng bá lâu nay được biết đến với tác dụng chống nhiễm khuẩn mạnh mẽ nhờ có chứa Becberin, thì các nghiên cứu gần đây đã tìm ra Lacton trong Hoàng bá còn giúp giảm co thắt đại tràng do có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương. Điều này vô cùng có ý nghĩa vì khi bệnh nhân HCRKT và đại tràng co thắt sử dụng Hoàng Bá thì như “một mũi tên trúng hai đích” khi vừa có tác dụng diệt khuẩn, vừa giúp giảm co thắt mà nếu chỉ dùng riêng Berberin sẽ không cho kết quả tương tự.

Không chỉ có Hoàng Bá, trong y học cổ truyền Bạch thược cũng được biết đến như là vị thuốc quý dành cho bệnh nhân HCRKT và đại tràng co thắt vì Bạch thược có chứa Paeoniflorin giúp ức chế hệ thống thần kinh trung ương, nên “cắt” các xung động thần kinh từ não bộ xuống ruột, từ đó giảm các cơn co thắt đường ruột, hạn chế sự tác động của căng thẳng thần kinh tới hoạt động của ruột, giảm đau bụng nên người bệnh ngủ tốt, giải quyết được yếu tố tinh thần cho người bệnh

Ba thành phần trên được đều kết hợp có trong Tràng phục linh Plus tạo nên một sản phẩm khác biệt. Đây cũng là sản phẩm đầu tiên trên thị trường hướng tới việc giúp ổn định thần kinh đại tràng, giảm co thắt – yếu tố tiên quyết giúp bệnh ổn định trở lại. Ngoài ra, sản phẩm còn có chứa Bạch phục linh giúp giảm đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, Bạch truật với hàm lượng tăng gấp đôi so với Tràng phục linh giúp điều hòa nhu động ruột, cầm nhanh các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống, rối loạn đại tiện, rối loạn thể chất phân…, và ImmuneGamma trong sản phẩm có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng, từ đó giúp ngăn ngừa tái phát bệnh hiệu quả.

Tất thành phần trên được kết hợp và tạo thành sản phẩm Tràng Phục Linh Plus – Một sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho Hội chứng ruột kích thích và Đại tràng co thắt với các công dụng vượt trội:

1. Giúp giảm các cảm giác căng thẳng, stress kích thích gây co thắt đại tràng. Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột dễ kích thích, viêm đại tràng, phân sống, phân nát

2. Giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột, tăng sức đề kháng, tái tạo niêm mạc đại tràng và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Bạn sử dụng Tràng Phục Linh Plus theo cách sau:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh HCRKT: 4 viên/ ngày; chia 2 lần. Đối với thể táo bón, nên uống 5 viên/ ngày, chia 2 lần
  • Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ.

Nếu so sánh, người bệnh sẽ nhận thấy tất cả những thành phần có trong sản phẩm Tràng Phục Linh (nhãn xanh) đều có trong Tràng phục linh Plus (nhãn đỏ), nên những người bị viêm đại tràng cũng hoàn toàn có thể dùng được Tràng phục linh Plus. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân bị viêm đại tràng mãn tính, việc tái tạo niêm mạc từ ImmuneGamma là vô cùng quan trọng. Khi đó, nếu sử dụng Tràng phục linh thì chi phí một ngày là 24.000đ cho 4 viên, thì có được 400mg ImmuneGamma, nhưng nếu uống Tràng phục linh Plus thì chi phí lên đến gần 40.000đ. Vì vậy, để đảm bảo tính kinh tế cho người bệnh, những người bị viêm đại tràng mãn tính thì nên sử dụng Tràng phục linh, còn những người bị Hội chứng ruột kích thích, đại tràng co thắt mới cần thiết sử dụng Tràng phục linh Plus.

Ghi nhận của nhiều bệnh nhân cho thấy, với những người bị HCRKT thể nhẹ thì sử dụng sau 1-2 ngày uốngTràng phục linh Plus là thấy chuyển biến rõ rệt. Đối với những người bị bệnh ở thể nặng thì cần thời gian để có một hệ thần kinh đường ruột hoạt động ổn định và có một hệ miễn dịch vượt trội thì nên dùng trong thời gian gian ít nhất là 2 tháng, tốt nhất bạn nên sử dụng liên tục một đợt từ 3 – 6 tháng. Sản phẩm có thể dùng lâu dài, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của bệnh nhân.

Nguồn: http://agarwood.org.vn/80-nguoi-mac-hoi-chung-ruot-kich-thich-khong-biet-su-that-nay-2441.html

Xem thêm: Đau dạ dày nôn ra máu là bị gì? Có nguy hiểm không?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!