Ăn gạo lứt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?
Ăn gạo lứt có chữa đau dạ dày không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Loại thực phẩm này hiện nay đang trở nên phổ biến trong các bữa ăn của nhiều gia đình. Bên cạnh đó, gạo lức có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng thật sự có hiệu quả với bệnh đau dạ dày hay không thì đó còn là thắc mắc của nhiều người.
Ăn gạo lứt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?
Những bệnh nhân khi mắc phải chứng đau dạ thường tìm hiểu nhiều phương pháp khác nhau để điều trị dứt điểm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Nhiều người thường lựa chọn các phương pháp từ những nguyên liệu tự nhiên bởi nó có độ an toàn và lành tính cao.
Tuy không mang lại hiệu quả nhanh chóng như việc dùng các loại thuốc Tây nhưng chúng cũng có thể giảm thiểu đáng kể. Một trong những phương pháp điều trị đau dạ dày bằng các dược liệu tự nhiên được nhiều người lựa chọn đó chính là việc sử dụng gạo lứt.
Nhiều người không còn xa lạ với loại gạo này bởi nó có công dụng hiệu quả trong việc duy trì sức khỏe và cung cấp một chế độ dinh dưỡng dồi dào. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, gạo lúc còn có công dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng do bệnh dạ dày gây ra. Bởi lẽ chất xơ có nhiều trong gạo giúp cải thiện các chức năng của đường ruột.
Đồng thời, các kết quả nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng, lớp cám bên ngoài của gạo lứt có tác dụng ức chế sự tác động của axit. Từ đó, ngăn chặn sự tấn công của chất này qua dịch vị của dạ dày. Bên cạnh đó, nó còn giúp củng cố và hạn chế tối đa các tác nhân có hại tấn công vào niêm mạc dạ dày gây ra các tổn thương tại đây.
Các thành phần dinh dưỡng có trong gạo lứt còn góp phần cải thiện các hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì thế, ngoài đảm bảo cung cấp đầy đủ các vi chất cần thiết cho cơ thể, cải thiện tình trạng đau dạ dày, gạo lức còn giúp đẩy lùi chứng tái bón và viêm ruột kết.
Ăn gạo lứt mỗi ngày sẽ giúp người mắc bệnh dạ dày hỗ trợ tốt cho các hoạt động của cơ quan này. Đồng thời, giúp hạn chế hiệu quả các tổn thương thứ phát diễn ra bên trong. Chữa đau dạ dày bằng gạo lức còn có thể giúp bạn hạn chế tối đa việc mắc phải các tác dụng phụ do sử dụng một số loại thuốc Tây có tính dược mạnh.
Dùng gạo lứt chữa đau dạ dày như thế nào?
Không giống như gạo trắng, gạo lứt có giữ lại một lớp cám gạo ở bên ngoài. Chính vì vậy, thành phần dinh dưỡng mà loại gạo này mang lại là nhiều hơn hẳn so với các loại gạo khác. Trong điều trị bệnh đau dạ dày, người bệnh có thể sử dụng loại gạo này để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau để làm giảm những cơn đau mà bệnh mang lại.
Cụ thể, bạn có thể sử dụng gạo lứt để chế biến thành những món ăn sau đây:
1. Trà gạo lứt rang chữa bệnh dạ dày
Dùng trà gạo lứt là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn sử dụng để điều trị những cơn đau dạ dày. Việc dùng gạo lứt theo cách này không những có công dụng chữa bệnh mà còn có khả năng cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Chuẩn bị:
- Gạo lứt chắt hạt và có nguồn gốc rõ ràng
- Khăn sạch
- Bình thủy tinh
Cách thực hiện:
- Vo gạo nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn bám trên gạo.
- Cho vào chảo rang đều cho đến khi gạo ngả sang màu vàng.
- Sau đó, bạn cho gạo vào khăn đã chuẩn bị và ủ trong vòng 30 phút.
- Khi gạo đã chín, bạn cho vào lọ thủy tinh và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
- Khi sử dụng, bạn lấy một ít gạo này và hãm với nước làm trà uống.
Lưu ý: Khi rang gạo, bạn không nên để hạt gạo bị nứt ra quá nhiều, điều này có thể làm cho chất dinh dưỡng trong gạo bị mất đi. Tốt nhất bạn nên để ý gạo vừa vàng thì chỉ nên tiếp tục đảo thêm vài phút thì tắt bếp.
2. Chữa đau dạ dày bằng cơm gạo lứt
Cơm gạo lứt không chỉ là món ăn giúp kiểm soát cân nặng mà còn có khả năng cải thiện tình trạng đau dạ dày hiệu quả. Phương pháp này cũng có thể giúp bạn bổ sung hàm lượng vi chất cho cơ thể và cung cấp đầy đủ nguồn năng lượng cần thiết cho một ngày hoạt động của bạn.
Cách nấu gạo lứt khá đơn giản, nó cũng giống như quy trình nấu các loại gạo bình thường. Thêm vào đó, bạn có thể cho vào một chút muối để tạo khẩu vị khiến cho món cơm đậm đà hơn. Đây là một loại thực phẩm còn có tác dụng thanh nhiệt và có chức năng bồi bổ cho cơ thể rất tốt. Sử dụng cơm gạo lức có thể giúp tạo lớp màn bảo vệ bằng tinh bột cho dạ dày, hạn chế tác động của những tác nhân có hại.
Đồng thời, cách kết hợp nấu gạo lứt với một số các loại hạt cũng được nhiều người áp dụng để tăng sự hấp dẫn cho bữa cơm. Cách này không chỉ giúp tạo độ hấp dẫn mà còn có khả năng cung cấp thêm những vi chất có lợi cho hoạt động của cơ thể. Từ đó, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh, giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng của mình.
3. Cháo gạo lứt làm chấm dứt cơn đau dạ dày
Cháo gạo lứt là một món ăn phổ biến, được nhiều người lựa chọn khi mắc phải một số triệu chứng không ổn định của dạ dày. Cách này còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bởi lẽ, cháo là món ăn có thể giúp dạ dày giảm thiểu tối đa hoạt động của nó. Đồng thời, cháo gạo lức còn phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng để thúc đẩy bài tiết và phòng ngừa ung thu hiệu quả.
Bạn có thể tiến hành nấu cháo gạo lứt tại nhà như sau:
Chuẩn bị:
- Khoảng 100 gram gạo lứt.
- 1 củ khoai (có thể sử dụng khoai lang, khoai môn hoặc khoai mỡ)
- Khoảng 4 quả táo tào khô
- Đường
Cách thực hiện:
- Vo gạo sơ với nước để loại bỏ bụi bẩn rồi để ráo.
- Sau đó cho gạo vào chảo và rang đều để làm tăng hương vị cho món ăn.
- Khoai rửa sạch, gọt vỏ và cắt miếng vừa ăn.
- Cho gạo vào nồi và thêm nước vừa đủ sau đó ninh cho gạo chín nhừ.
- Cháo bắt đầu chín thì bạn cho táo và khoai vào.
- Đun sôi thêm khoảng 15 phút, nêm gia vị vừa đủ thì có thể tắt bếp.
Lưu ý: Bạn có thể sử dụng cháo khoảng 4 – 5 lần trong tuần. Mỗi lần dùng, bạn để cháo nguội và chia thành nhiều bữa ăn trong ngày. Kiên trì trong khoảng 1 tháng thì có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
4. Kết hợp gạo lứt với lá ổi chữa đau dạ dày
Theo các chuyên gia cho rằng, trong lá ổi có chứa các thành phần với công dụng cải thiện tình trạng đau dạ dày. Việc kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau sẽ có khả năng kiểm soát hàm lượng axit trong dạ dày. Từ đó, ngăn chặn chúng tác động mạnh đến cơ quan này. Đây là phương pháp có thể hỗ trợ điều trị đau dạ dày ở nhiều cấp độ.
Chuẩn bị:
- Gạo lứt (khoảng 1/2 lon)
- Lá ổi non 30g
- 500ml nước
Cách thực hiện:
- Lá ổi rửa sạch và để ráo nước.
- Gạo cũng vo sạch và để ráo.
- Đem lá ổi thái nhỏ và sao vàng với gạo lức cho đến khi gạo chuyển sang màu vàng.
- Thêm vào lượng nước vừa chuẩn bị và đun với lửa nhỏ cho đến khi gạo chín.
- Lọc lấy nước và bỏ phần bã.
- Bạn cần uống trước khi ăn 30 phút và sử dụng 2 lần/ ngày.
5. Sữa gạo lứt làm giảm cơn đau dạ dày
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, các món ăn và thức uống chế biến từ gạo lứt có công dụng tuyệt vời trong việc giảm thiểu các cơn đau dạ dày. Sữa được tạo ra từ loại nguyên liệu này cũng không ngoại lệ. Phương pháp này còn giữ nguyên được độ thơm béo của gạo, đồng thời các chất dinh dưỡng cũng được cung cấp đầy đủ nhưng không khiến dạ dày phải làm việc quá nhiều.
Chuẩn bị:
- 100g gạo lứt
- 360ml sữa tươi
- Đường phèn
Cách thực hiện:
- Gạo sau khi vo sạch thì đem rang với lửa nhỏ cho đến khi chuyển sang màu vàng.
- Cho gạo vào nồi, thêm vào một ít nước và nấu đến khi sôi, cho lượng đường theo khẩu vị.
- Sau khi gạo nở ra thì gạn lấy phần nước và bỏ bã.
- Thêm vào một chút sữa và sử dụng.
Lưu ý khi dùng gạo lứt chữa đau dạ dày
Gạo lứt được xem là loại thực phẩm vàng đối với sức khỏe của con người. Trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày, loại thực phẩm này còn có tác dụng làm tăng cường khả năng phục hồi bệnh và hạn chế những cơn đau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để việc sử dụng đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Gạo lứt có nhiều công dụng tốt với sức khỏe nhưng việc sử dụng sai cách có thể khiến cho người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều. Cụ thể, khi sử dụng gạo, bạn nên chú ý trong khâu chế biến, nên đảm bảo gạo đạt được độ mềm như mong muốn. Tránh trường hợp thành phẩm gạo còn cứng khi ăn sẽ có tác động không tốt cho dạ dày.
- Khi chế biến gạo lứt, bạn cần nhiều thời gian hơn để có thể khiến gạo chín so với các loại gạo thông thường. Vì vậy, cách tốt nhất để đẩy nhanh quá trình này là ngâm gạo trước khi nấu. Cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng.
- Tuyệt đối không nên lạm dụng loại gạo này trong việc điều trị các bệnh dạ dày. Bởi lẽ, trong gạo lức có chứa hàm lượng chất xơ cao, nếu sử dụng quá nhiều có thể sẽ khiến cho tình trạng bệnh diễn ra trầm trọng hơn. Một số trường hợp có thể gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa như khó tiêu hoặc gây xuất huyết dạ dày.
- Tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng gạo lức từ 2 – 3 lần mỗi tuần. Điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Đồng thời, khi chế biến bạn không nên chà xát quá mạnh vì có thể sẽ làm cho thành phần dinh dưỡng trong gạo bị mất đi. Khi nấu loại gạo này, bạn cũng nên cho nhiều nước hơn bình thường.
- Một số trường hợp người bệnh thường sử dụng gạo lứt với muối mè để có thể làm tăng hàm lượng dinh dưỡng cho khẩu phần ăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng việc này không thể đảm bảo bổ sung vi chất cần thiết như việc sử dụng các loại thực phẩm thịt, trứng, cá,…
- Trong quá trình sử dụng các phương pháp điều trị đau dạ dày bằng gạo lứt nếu thấy tình trạng bệnh khôn có dấu hiệu thuyên giảm nào thì bạn nên ngừng ngay việc sử dụng. Đồng thời khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên báo ngay với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.
Trên đây là giải đáp thắc mắc về tình trạng đau dạ dày sử dụng gạo lứt có hiệu quả không. Hi vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy luôn chú trọng đến chế độ dinh dưỡng vì chúng có thể giúp bạn cải thiện bệnh một cách hiệu quả. Ngoài sử dụng các thực phẩm điều trị, bạn cũng nên kết hợp với lối sống và sinh hoạt lành mạnh để có thể chấm dứt bệnh nhanh chóng.
Xem thêm: Chữa xuất huyết dạ dày bằng Sơ can Bình vị tán của Thuốc dân tộc – LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU
Tin mới nhất
- 10 Cách giảm đau bụng kinh nhanh chóng cho chị em ngày đèn đỏ
- Những sai lầm trong điều trị đau dạ dày khiến bệnh trầm trọng hơn – Hé lộ bài thuốc YHCT chữa dạ dày dứt điểm
- Ung thư lưỡi là gì? Hình ảnh, dấu hiệu, cách điều trị
- 4 tác dụng của rau cải xoăn trong phòng bệnh được các chuyên gia chứng nhận
- Bệnh tiểu đường có chữa được không? Hy vọng mới từ Tây y và Đông y
- Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang không và cần lưu ý gì?
- Tác hại của bệnh trĩ từ từ nhưng đau đớn hơn bạn nghĩ
- Nấm Linh Chi “đồng hành” cùng cuộc chiến chống ung thư
- 9 Cách chữa bệnh á sừng bằng bài thuốc dân gian hiệu quả và một số lưu ý an toàn
- Thuốc trị lao và những thông tin hữu ích bạn nên biết
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Ngộ độc cấp Paracetamol: Biểu hiện và cách xử trí để không nguy hiểm đến tính mạng
- TIN TỨC UNG THƯ Đông trùng hạ thảo dạng viên – Công dụng, cách dùng và top 5 sản phẩm tốt nhất hiện nay
- TIN TỨC UNG THƯ 10 nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh suy tuyến giáp
- TIN TỨC UNG THƯ Tinh trùng ít là gì? Dấu hiệu nhận biết và giải pháp điều trị