Những tác hại của bệnh trĩ đến sức khoẻ và cuộc sống người bệnh
Các tác hại của bệnh trĩ không chỉ ảnh hưởng đến đời sống mà còn phát sinh nhiều hệ lụy đối với sức khỏe, thậm chí có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, việc chủ động thăm khám và điều trị được đặt lên hàng đầu. Nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn đọc nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ càng sớm càng tốt.
Những tác hại của bệnh trĩ đến sức khỏe và cuộc sống
Bệnh trĩ gây ra không ít triệu chứng khó chịu cho người bệnh, chẳng hạn như tình trạng đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn, ngứa ngáy, tiết dịch ẩm ướt,… Chúng không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống, khi kéo dài còn có nguy cơ gây biến chứng nguy hại sức khỏe.
Trường hợp bệnh trĩ (trĩ ngoại, trĩ nội, trĩ hỗn hợp,…) chuyển biến nặng gây khó khăn cho việc điều trị. Lúc này các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng, tần suất xuất hiện dày đặc hơn. Những tác hại của bệnh trĩ đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh có thể kể đến như:
Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống
Tình trạng đau rát và ngứa ngáy hậu môn xảy ra thường xuyên gây ra không ít trở ngại trong sinh hoạt của người bệnh. Điều này không chỉ ảnh hưởng các hoạt động hàng ngày mà đối với công việc cũng phát sinh nhiều khó khăn. Người bệnh cảm thấy lo lắng, ngại ngùng, mất đi sự tự tin khi giao tiếp.
Đây là tác hại nổi bậc của bệnh trĩ mà người bệnh ai cũng có thể gặp phải. Sự bất ổn tinh thần lâu ngày có thể gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống người bệnh. Ngoài ra, do bệnh ở khu vực nhạy cảm nên đại đa số bệnh nhân cảm thấy e ngại khi thăm khám, không chủ động điều trị sớm tạo cơ hội cho bệnh ngày càng tiến triển theo chiều hướng phức tạp hơn.
Các triệu chứng xuất hiện thường xuyên gây ra nhiều ảnh hưởng, làm rối loạn chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không kịp thời điều chỉnh, bệnh nhân có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng. Lúc này, chất lượng cuộc sống càng giảm sút, nhiều hệ lụy xuất hiện gây hại cho sức khỏe và sinh hoạt thường ngày, nhất là khó khăn cho việc đào thải phân, độc tố ra khỏi cơ thể.
Tác hại của bệnh trĩ đối với nhu cầu sinh lý
Qua một vài nghiên cứu có thấy, tình trạng yếu sinh lý ở nam giới có liên quan đến bệnh trĩ. Khi mắc phải chứng bệnh này, nam giới cảm thấy khó thực hiện các động tác quan hệ tình dục. Búi trĩ ở hậu môn ngày càng phát triển gây đau rát khi nam giới di chuyển.
Bên cạnh đó, người bệnh thường có cảm giác thiếu tự tin trong chuyện chăn gối hơn khi bản thân đang bị bệnh trĩ. Ham muốn tình dục ở nam giới bị suy giảm rõ rệt do các cơn đau tái phát và kéo dài dai dẳng ở hậu môn. Người bệnh dần không còn hứng thú với chuyện chăn gối dẫn đến hệ lụy yếu sinh lý, xuất tinh sớm,…
Đặc biệt, nguy cơ bệnh trĩ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh quan hệ không đảm bảo vệ sinh, nhất là việc quan hệ qua đường hậu môn ở nam giới. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, chuyên gia khuyến khích cánh mày râu chủ động thăm khám và điều trị sớm để giữ an toàn cho bản thân và cả bạn tình.
Bất ổn tinh thần và ảnh hưởng thần kinh
Tác hại của bệnh trĩ đối với hệ thần kinh khá nghiêm trọng. Người bệnh có thể trải qua các cơn đau dai dẳng ở hậu môn, trường hợp nặng còn có thể bị nứt kẻ hậu môn, rò hậu môn, xuất huyết nặng nề,… Những điều này tác động tiêu cực đến tâm lí của người bệnh.
Cơn đau có thể xuất hiện vào buổi tối khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái mất ngủ kinh niên, lâu dần dẫn đến hiện tượng rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương. Người bệnh khó tập trung trong công việc và những vấn đề cuộc sống khác, trí nhớ kém minh mẫn, hiệu quả làm việc giảm sút.
Thiếu máu, nhiễm trùng máu – Tác hại của bệnh trĩ
Búi trĩ phát triển càng to càng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Tình trạng xuất huyết cũng ngày càng thường xuyên hơn, nguy cơ cao khiến người bệnh bị thiếu máu mãn tính. Khi đi đại tiện, giai đoạn khởi phát, máu có thể thấm một vài giọt trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân. Tuy nhiên giai đoạn nặng, máu đã có thể bắn thành tia, chảy thành dòng mỗi lần người bệnh đi nặng.
Tình trạng này kéo dài không có biện pháp cải thiện khiến cơ thể bệnh nhân ngày càng suy nhược do thiếu máu. Nhận biết bất thường qua triệu chứng mệt mỏi cơ thể, không có sức sống, da dẻ nhợt nhạt, xanh xao, sụt cân không rõ nguyên do, khả năng tập trung kém,…
Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng máu. Biến chứng xuất hiện khi búi trĩ sa ra khỏi hậu môn, bị áp xe, tổn thương,… Đặc biệt nếu người bệnh bị trĩ huyết khối còn nhận thấy các cục máu đông hình thành ở cửa hậu môn. Khi chúng bị cọ xát vỡ ra gây nên hiện tượng hấp thụ ngược ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong cơ thể.
Vi khuẩn, ký sinh trùng từ bên ngoài có thể xâm nhập vào hậu môn gây nhiễm trùng máu. Người bệnh lúc này sẽ bị khó thở, tim đập dồn dập, đau bụng nặng nề, kèm theo nôn mửa,… Cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, tránh các rủi ro nguy hiểm.
Tắc mạch trĩ đối với trĩ nội – trĩ ngoại
Tình trạng tắc mạch ở bệnh trĩ nội có tính nghiêm trọng hơn bệnh trĩ ngoại. Hậu môn khi đó xuất hiện các cơn đau đớn dữ dội, cảm giác bên trong có vật cộm lên chắn hậu môn, gây khó khăn cho việc đại tiện. Búi trĩ nội căng phồng, tăng kích thước rõ rệt, sa ra khỏi hậu môn.
Trường hợp ở trĩ ngoại cũng tương tự, búi trĩ ngoại phát triển với kích thước lớn, có thể bị vỡ khi cọ xát với quần áo, hình thành cục máu đông và gây tắc mạch. Nếu người bệnh dùng tay bóc cục máu đông có thể cảm thấy dễ chịu hơn tuy nhiên hành động này khiến nguy cơ hoại tử hậu môn tăng cao.
Sa nghẹt búi trĩ
Người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đứng, ngồi nếu búi trĩ phát triển kích thước sa ra khỏi ống hậu môn. Giai đoạn nhẹ, chúng có thể tự co trở lại vị trí cũ hoặc nhờ tác động của người bệnh. Tuy nhiên tình trạng nghiêm trọng, búi trĩ không còn khả năng đàn hồi, sa hoàn toàn ra ngoài gây khó khăn khi đi đại tiện, sinh hoạt và rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Hiện tượng sa nghẹt búi trĩ là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh trĩ nếu người bệnh không can thiệp điều trị sớm. Hậu môn bị chèn ép trong thời gian dài phát sinh các cơn đau nhức khó chịu. Người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển, nguy cơ đối mặt với nhiều hệ lụy khác như lở loét, hoại tử,….
Nhiễm khuẩn búi trĩ – Hoại tử hậu môn
Như đã đề cập, khi búi trĩ sa ra ngoài hậu môn có khả năng viêm nhiễm nếu không được chăm sóc tốt. Đây là bước đầu dẫn đến nguy cơ hoại tử hậu môn, tác hại của bệnh trĩ cực kỳ nguy hiểm.
Chức năng hậu môn bị suy giảm nghiêm trọng, gây khó khăn cho người bệnh trong quá trình đào thải phân ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, với mức độ nặng nề như hoại tử có thể kéo theo nguy cơ ung thư hóa cao.
Tác hại của bệnh trĩ đối với nữ giới
Không chỉ nam giới bị ảnh hưởng chức năng sinh lý khi bị bệnh trĩ, nữ giới cũng đối mặt với nhiều nguy cơ. Do bộ phận sinh dục nữ cấu tạo mở, dễ bị viêm nhiễm. Bình thường, “cô bé” có thể nhiễm khuẩn từ hậu môn trong quá trình vệ sinh sau đại tiện không đúng cách. Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh trĩ nguy cơ viêm nhiễm càng cao.
Nữ giới có thể bị viêm nhiễm phụ khoa khi bị vi khuẩn trong dịch nhầy hậu môn tấn công. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, viêm nhiễm phụ khoa có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Do đó chị em nên lưu ý tác hại này của bệnh trĩ, không nên chủ quan.
Gây ra các bệnh lý về da
Một trong những tác hại của bệnh trĩ gây ra cho người bệnh là làm phát sinh các bệnh lý về da. Đặc biệt xuất hiện phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh trĩ mức độ 3, 4, búi trĩ to sa hậu môn. Dịch nhầy tiết ra ồ ạt khiến khu vực này thường xuyên ẩm ướt, nếu không vệ sinh cẩn thận lâu ngày khiến vùng da xung quanh hậu môn viêm nhiễm, lở loét.
Ung thư hóa trực tràng
Trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng máu, áp xe hậu môn,… không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng. Đây là tác hại vô cùng nghiêm trọng, nếu bệnh tiến triển theo chiều hướng phức tạp thậm chí có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
Những tác hại của bệnh trĩ gây ra cho sức khỏe và đời sống của người bệnh rất khó lường. Sự chủ quan của người bệnh là yếu tố hàng đầu làm phát sinh nhiều hệ lụy, khiến bệnh trĩ phát triển nhanh chóng hơn. Do đó, bạn đọc nên chủ động thăm khám để kịp thời điều trị, kiểm soát các nguy cơ gây hại sức khỏe.
Biện pháp giảm tác hại của bệnh trĩ cho người bệnh
Bên cạnh tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, người bệnh nên chú ý chăm sóc, điều chỉnh các thói quen không lành mạnh để hạn chế rủi ro ảnh hưởng kết quả điều trị và sức khỏe. Một số biện pháp nhằm giảm thiểu tác hại của bệnh trĩ như:
- Điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Trường hợp nhẹ có thể áp dụng mẹo chữa dân gian, dùng thuốc theo hướng dẫn dể kiểm soát sự phát triển của búi trĩ, tránh tình trạng sa búi trĩ, viêm nhiễm hậu môn,…
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống đủ chất, loại bỏ những thực phẩm gây khó tiêu, táo bón làm ảnh hưởng đến búi trĩ hoặc gây đau rát khi đi đại tiện như đồ ăn cay, nhiều dầu, thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp,… Ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, thúc đẩy tiêu hóa trơn tru hơn.
- Tránh xa khói thuốc lá, rượu bia và những thức uống chứa cồn, chất kích thích gây hại sức khỏe.
- Lựa chọn quần áo thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hồi để tránh tình trạng hậu môn bị ẩm ướt tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Ngủ đủ giấc, uống đủ nước mỗi ngày. Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan giúp cơ thể sớm hồi phục nhanh chóng hơn. Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh khiêng vác vật nặng gây ảnh hưởng đến búi trĩ.
- Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày, luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Việc vận động cơ thể giúp trao đổi chất tốt hơn, tăng cường lưu thông máu, năng cao sức đề kháng hiệu quả.
- Thăm khám định kỳ để kiểm tra mức độ phục hồi của cơ thể. Khi cần thiết bác sĩ sẽ tư vấn hướng can thiệp phù hợp nhằm giảm thiểu các nguy cơ phát sinh biến chứng gây hại sức khỏe.
Trên đây là những tác hại của bệnh trĩ gây ra cho sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Thông qua đó, bạn đọc nên chủ động trong việc thăm khám và kiểm soát bệnh, không nên để bệnh kéo dài dễ gây ra các biến chứng không mong muốn. Vì thế, khi thấy các dấu hiệu của bệnh trĩ, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị sớm.
Có thể bạn quan tâm:
- Top 10 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ chọn lọc hay nhất
- 11 Thuốc chữa bệnh trĩ (Nội, Ngoại…) tốt nhất hiện nay
- 8+ thuốc đặt hậu môn trị bệnh trĩ tốt nhất hiện nay
- 10+ Bác sĩ chữa bệnh trĩ giỏi ở TPHCM – Cập nhật 2021
Xem thêm: Đái tháo đường típ 2 nguy hiểm đến sức khỏe của bạn như thế nào?
Tin mới nhất
- Tổng hợp những phương pháp chữa gout bằng lá tía tô hiệu quả nhất
- Nội soi đại tràng ở đâu? 6 địa chỉ tốt nhất hiện nay 2020
- Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ: Những thông tin cần biết
- Lợi ích của đậu đỏ khiến bạn phải ngạc nhiên
- Xạ trị ung thư tuyến giáp: Mục đích và cách giảm tác dụng phụ hiệu quả
- Quái vật hồ Loch Ness xuất hiện gây xôn xao ở Nga
- Đau bụng kinh uống thuốc gì giảm khó chịu mà vẫn an toàn?
- Viêm tĩnh mạch
- Nội soi dạ dày là gì? Có mấy phương pháp? có đau không?
- Vết bầm tím
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nguy hiểm với thai nhi như thế nào?
- TIN TỨC UNG THƯ Điều trị rối loạn tiền mãn kinh: Các phương pháp hiệu quả không thể bỏ lỡ
- Thị trường mua bán nấm lim xanh Mua nấm lim xanh ở đâu tại Hà Nội và địa chỉ mua bán nấm lim rừng
- TIN TỨC UNG THƯ Ăn gan khi mang thai cần thận trọng kẻo nguy cho thai nhi