Viêm khớp nhiễm khuẩn: Nguyên nhân và phác đồ điều trị
Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp. Trong đó khớp gối là khu vực dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhưng tình trạng nhiễm trùng cũng có thể lây lan làm ảnh hưởng đến vai, hông và những khớp khác. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể phát sinh nhiều biến chứng và người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều hệ quả nghiêm trọng.
Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì?
Viêm khớp nhiễm khuẩn còn có tên gọi là viêm khớp sinh mủ. Đây là tình trạng nhiễm trùng phát sinh bên trong khớp do sự xâm nhập, phát triển của vi khuẩn gây nên khiến cho khớp bị viêm, sưng tấy và kèm theo cảm giác đau nhức, khó chịu.
Bệnh lý này chỉ khởi phát tại một khớp và hiếm khi xảy ra đồng thời ở nhiều khớp. Tình trạng nhiễm trùng này có thể phát sinh từ các loại vi trùng đi qua dòng máu của cơ thể người bệnh tại một hoặc nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
Trong một số trường hợp khác, nhiễm khuẩn khớp có thể phát sinh từ một chấn thương xuyên thấu tạo điều kiện cho vi trùng di chuyển trực tiếp vào khớp. Những khớp lớn như khớp gối, khớp vai, khớp háng, khớp cổ tay, khớp khuỷu tay, khớp hông,… là những vị trí sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.
Theo các thống kê gần đây cho thấy, bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn có nhiều khả năng phát triển ở đối tượng là người già và trẻ em hoặc ở những người hay sử dụng các chất kích thích thường xuyên. Nếu phát hiện và điều trị sớm thì bệnh nhân sẽ có khả năng phục hồi hoàn toàn. Nhưng nếu để lâu sẽ dẫn đến biến dạng khớp và có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng vận động sau này.
Nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn
Virus, vi khuẩn là nguyên nhân chính dẫn tới viêm khớp nhiễm khuẩn. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể phát sinh bởi sự tác động của những nguyên nhân sau đây:
- Nhiễm vi khuẩn, virus và nấm: Tình trạng nhiễm khuẩn có thể xảy ra khi cơ thể cùng các khớp đều bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn hoặc nấm. Trong đó, nguyên nhân chính khiến bệnh phát sinh nhanh chóng là do sự nhiễm khuẩn với tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus – một loại vi khuẩn thường tồn tại ở những khu vực có làn da khỏe mạnh.
- Nhiễm trùng tại vị trí khác trên cơ thể: Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể phát sinh và tiến triển từ các bệnh lý nhiễm trùng. Đặc biệt, tình trạng này xảy ra ở đường hô hấp hoặc đường tiết niệu hay cũng có thể là do nhiễm trùng phát sinh ở vết thương, phẫu thuật gần khớp, khiến cho vi trùng lây lan qua đường máu và làm tổn thương khớp.
- Màng dịch khớp bị suy yếu: Cơ chế tự bảo vệ của màng dịch khớp bị suy yếu khiến cho vi khuẩn di chuyển đến các màng hoạt dịch và xâm nhập để phá hủy sụn. Khi đó, cơ thể sẽ tự phản ứng với vi khuẩn bằng cách gia tăng áp lực trong khớp và quanh khớp, làm giảm lưu lượng máu di chuyển tới các khớp khiến cho vùng khớp bị tổn thương và thiệt hại.
- Mắc một số bệnh lý về xương khớp: Viêm khớp dạng thấp, gút hay lupus đều là những bệnh lý có nguy cơ gây viêm khớp nhiễm khuẩn. Đồng thời, sử dụng thuốc chữa viêm khớp dạng thấp sẽ thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh lên rất cao, vì các loại thuốc này có thể gây ức chế và làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
- Hệ thống miễn dịch yếu: Cơ thể của những người có hệ thống miễn dịch yếu thường có nguy cơ bị viêm khớp nhiễm trùng cao hơn. Trong đó, bao gồm cả người mắc bệnh tiểu đường, có vấn đề về thận và gan,…
- Da mỏng: Đối với làn da mỏng thì rất dễ bị tổn thương và khả năng phục hồi kém khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Da mắc bệnh vẩy nến hoặc bệnh chàm sẽ làm tăng nguy cơ viêm khớp nhiễm khuẩn và những người thường xuyên tiêm thuốc cũng có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn tại nơi tiêm.
- Chấn thương khớp: Bị động vật cắn, có vết cắt qua khớp hoặc thường xuyên có vết thương qua khớp cũng là những yếu tố có nguy cơ gây bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó, cấu trúc của khớp thay đổi thất thường cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, cụ thể như:
- Chấn thương xương khớp.
- Bị ảnh hưởng bởi các vấn đề và các dạng viêm khớp khác.
- Đã từng thực hiện cấy ghép khớp nhân tạo.
- Hệ miễn dịch suy yếu do sự tác động bởi một số bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, bệnh thận, ung thư hoặc sử dụng thuốc đặc trị những bệnh lý này.
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn
Khi mắc bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ có những dấu hiệu biểu hiện như:
- Đau nhức: Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn thường xuất hiện những cơn đau với tần suất mạnh hơn mỗi khi người bệnh vận động hay di chuyển nhiều.
- Đau nhức kèm theo biểu hiện toàn thân: Tùy vào mức độ bệnh mà tình trạng đau nhức sẽ kèm theo hiện tượng sốt với biểu hiện sốt nhẹ hoặc nặng.
- Sưng nhẹ: Người bệnh sẽ dễ dàng nhận thấy khớp bị tổn thương có dấu hiệu sưng nhẹ. Khi sờ vào khu vực quanh khớp bị ảnh hưởng sẽ có cảm giác nóng hơn những vị trí khác trên cơ thể.
Nếu viêm khớp nhiễm khuẩn xuất hiện ở trẻ em thì phụ huynh cần hết sức chú ý đến các biểu hiện của trẻ như:
- Nhịp tim nhanh
- Trẻ hay khó chịu, quấy khóc
- Thường xuyên chán ăn hoặc ăn không ngon miệng
- Tình trạng bất ổn
Tùy vào mỗi đối tượng mà các khớp chịu nhiều ảnh hưởng từ bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn cũng khác nhau như:
- Ở trẻ em: Hầu hết, bệnh thường tập trung ảnh hưởng đến khớp hông của trẻ. Do đó, nếu trẻ mắc bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn thì luôn giữ cho phần hông ở một vị trí cố định và tránh xoay.
- Ở người lớn: Viêm khớp nhiễm khuẩn xảy ra ở người lớn thường tác động nhiều đến khớp tay, chân và nhất là ở khớp đầu gối.
- Trường hợp khác: Trong một vài trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể tác động và làm ảnh hưởng đến một số khớp khác như lưng, đầu và cổ.
Biến chứng của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn
Cũng giống như các bệnh lý về cơ xương khớp khác. Nếu không điều trị hoặc quá trình điều trị bị trì hoãn thì tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn có thể phát triển và có nguy cơ dẫn tới tổn thương vĩnh viễn và thoái hóa khớp.
Người bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn không sớm thăm khám và điều trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ đối mặt với những biến chứng như:
- Biến dạng khớp
- Viêm xương khớp
- Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể sẽ được yêu cầu phẫu thuật tái tạo các khớp tổn thương. Nếu tình trạng nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến khớp tay và khớp chân thì bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ chỉ định thay các khớp tổn thương này bằng các khớp tay chân giả.
Chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn
Nếu nhận thấy các triệu chứng của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn bị đau nặng ở một hoặc nhiều khớp, người bệnh cần sớm liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được khám chữa bệnh.Thông thường, trước khi điều trị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện khâu xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh như sau:
- Xét nghiệm máu: Thông qua kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ mới có thể xác định chính xác được dấu hiệu nhiễm trùng máu.
- Xét nghiệm dịch khớp: Nhiễm trùng có thể làm thay đổi màu sắc, thành phần và thể tích của dịch khớp. Do đó, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút dịch khớp từ khớp bị viêm để xét nghiệm. Từ kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ xác định khớp tổn thương có bị nhiễm khuẩn hay không để có thể đề ra phác đồ điều trị thích hợp.
- Chụp X-quang: Chẩn đoán hình ảnh hoặc thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác để có thể giúp bác sĩ chuyên khoa đánh giá được tình trạng bệnh.
Phác đồ điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn
Thông qua quá trình thực hiện xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ sẽ đề ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Hiện nay có 2 phương pháp điều trị chính dành cho bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn bao gồm:
1. Sử dụng thuốc kháng sinh
- Đây là loại thuốc được chỉ định để điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn dựa trên nguyên nhân gây bệnh và loại vi khuẩn gây nhiễm trùng trên cơ thể của bệnh nhân.
- Thời gian chữa bệnh với thuốc kháng sinh thông thường sẽ kéo dài từ 2 – 6 tuần để ức chế hoạt động của vi khuẩn và kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn.
- Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng có khả năng phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, nôn, dị ứng, tiêu chảy hoặc các phản ứng phản vệ,…
2. Tháo dịch khớp
- Nếu khớp bị nhiễm trùng bị tái tiết dịch nhanh chóng thì bác sĩ sẽ phải tháo dịch khớp với mục đích là loại bỏ vi khuẩn từ khớp, làm giảm áp lực lên khớp và cung cấp cho bác sĩ mẫu kiểm tra vi khuẩn cùng các sinh vật khác.
- Phương pháp loại bỏ dịch khớp phổ biến nhất là nội soi khớp bằng cách thông qua một vết rạch nhỏ, bác sĩ sẽ đặt một ống và camera vào trong khớp. Sau đó, một ống hút sẽ được đưa vào vết rạch nhỏ xung quanh khớp để hút hết dịch ổ khớp bị viêm nhiễm.
Lối sống khoa học cho người bị viêm khớp nhiễm khuẩn
Sau khi được chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn. Nhằm có thể kiểm soát được tình trạng bệnh tốt hơn và giúp rút ngắn được thời gian điều trị thì người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tái khám đúng lịch hẹn để có thể nắm bắt được tiến độ của quá trình điều trị được hiệu quả hơn.
- Thường xuyên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc vận động nhẹ nhàng và phù hợp sẽ giúp cho chức năng của khớp được nhanh chóng hồi phục.
- Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc hợp lý, khoa học. Tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc các chất kích thích, càng không nên tập luyện quá nặng và làm việc quá sức. Thay vào đó là phân bố hợp lý giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, điều này sẽ giúp hạn chế phần nào áp lực lên các khớp để từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị bệnh.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn. Để giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả, bên cạnh việc chú ý đến các triệu chứng thì bạn cũng cần thăm khám bệnh theo định kỳ. Đồng thời luôn nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị bệnh để mang lại kết quả tốt nhất.
Xem thêm: Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?
Tin mới nhất
- Viên sủi Estromen: Thành phần, công dụng, giá bán
- U nang buồng trứng trái là gì, có nguy hiểm không?
- Mua nấm lim xanh ở đâu đúng giá nấm lim xanh bao nhiêu tiền 1kg?
- Nổi mề đay khi mang thai có gây nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh
- Cây Nhàu: Vị thuốc dân gian chữa nhiều loại bệnh và cách dùng
- Rối loạn cực khoái
- Bệnh tim mạch
- 12 thực phẩm giàu axit folic và 10 lợi ích thần kỳ
- Sử dụng isoflavone đậu nành để nhanh có tin vui
- 10 năm bị Gout hành hạ, cuộc sống của chú Hưng “hồi sinh” nhờ bài thuốc thảo dược tự nhiên