Uống thuốc giảm đau nhiều có hại không?
Bạn có bao giờ dùng thuốc và tự hỏi liệu uống thuốc giảm đau nhiều có hại không? Sự thật thì, không một loại thuốc nào an toàn tuyệt đối mà không có tác dụng phụ, kể cả những nhóm thuốc thông dụng như thuốc giảm đau [1].
Bạn có bao giờ dùng thuốc và tự hỏi liệu uống thuốc giảm đau nhiều có hại không? Sự thật thì, không một loại thuốc nào an toàn tuyệt đối mà không có tác dụng phụ, kể cả những nhóm thuốc thông dụng như thuốc giảm đau [1].
Paracetamol và thuốc nhóm giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) từ lâu đã được sử dụng rộng rãi để giảm các triệu chứng sốt và đau thông thường [2]. Do đó, nhiều người cho rằng chúng vô hại và có xu hướng lạm dụng thuốc giảm đau [3]. Vậy, việc uống thuốc giảm đau nhiều có hại không và gây hại như thế nào đến sức khỏe của chúng ta? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.
Uống thuốc giảm đau nhiều có hại không?
Việc uống thuốc giảm đau nhiều và trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn của thuốc [4, 5]. Các tác dụng phụ này có thể xuất hiện với mức độ từ nhẹ đến nặng và ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể [6]. Dưới đây là một số tác dụng phụ của thuốc giảm đau nhóm NSAIDs và paracetamol mà bạn có thể gặp phải nếu uống quá nhiều.
Uống nhiều thuốc giảm đau sẽ tác động trên đường tiêu hóa
Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa là tác dụng phụ thường gặp ở các thuốc nhóm NSAIDs [35]. Bạn có thể bị đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón hoặc nặng hơn nữa là loét dạ dày và chảy máu đường tiêu hóa [7]. Các tác dụng phụ này biểu hiện nặng hơn ở những đối tượng có nhiều nguy cơ như bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân có sức khỏe yếu, uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá…, đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến nhập viện hoặc tử vong [7, 8, 9].
So với NSAIDs, paracetamol thường ít gây tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa [10]. Tuy nhiên, nếu sử dụng liều cao hoặc dùng trong thời gian dài, paracetamol có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa trên và gây ra các triệu chứng như đau bụng, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn [11].
Uống thuốc giảm đau nhiều gây tổn thương gan
Một vấn đề khác khi nói về việc uống thuốc giảm đau nhiều có hại không chính là gan bị tổn thương.
Một trong những chức năng chính của gan là phân hủy các chất mà chúng ta đưa vào cơ thể bằng đường uống, bao gồm cả thuốc, thảo mộc và thực phẩm chức năng. Quá trình này thường diễn ra hiệu quả và không gây hại. Tuy nhiên, dùng thuốc ở liều cao hoặc trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến gan [12].
Paracetamol là thuốc gây hại cho gan được biết đến nhiều nhất. Nếu dùng đúng chỉ định, loại thuốc này cực kỳ an toàn ngay cả với những người bị bệnh gan. Tuy nhiên, dùng quá nhiều paracetamol cùng một lúc hoặc dùng liều cao liên tục trong vài ngày có thể gây tổn thương gan và tử vong do suy gan cấp tính [12, 13].
Tổn thương thận
Các NSAIDs, bao gồm cả thuốc giảm đau và thuốc cảm thông thường, có thể gây hại cho thận nếu dùng trong thời gian dài hoặc dẫn đến các vấn đề cấp tính ở thận nếu dùng khi mất nước hoặc huyết áp thấp [14]. Paracetamol được xem là an toàn với thận hơn các thuốc nhóm NSAIDs [15]. Tác dụng phụ của thuốc giảm đau có thể tiến triển thành bệnh thận mạn tính và bệnh thận giai đoạn cuối nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời [16].
Paracetamol và thuốc nhóm giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) từ lâu đã được sử dụng rộng rãi để giảm các triệu chứng sốt và đau thông thường [2]. Do đó, nhiều người cho rằng chúng vô hại và có xu hướng lạm dụng thuốc giảm đau [3]. Vậy, việc uống thuốc giảm đau nhiều có hại không và gây hại như thế nào đến sức khỏe của chúng ta? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.
Uống thuốc giảm đau nhiều có hại không?
Việc uống thuốc giảm đau nhiều và trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn của thuốc [4, 5]. Các tác dụng phụ này có thể xuất hiện với mức độ từ nhẹ đến nặng và ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể [6]. Dưới đây là một số tác dụng phụ của thuốc giảm đau nhóm NSAIDs và paracetamol mà bạn có thể gặp phải nếu uống quá nhiều.
Uống nhiều thuốc giảm đau sẽ tác động trên đường tiêu hóa
Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa là tác dụng phụ thường gặp ở các thuốc nhóm NSAIDs [35]. Bạn có thể bị đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón hoặc nặng hơn nữa là loét dạ dày và chảy máu đường tiêu hóa [7]. Các tác dụng phụ này biểu hiện nặng hơn ở những đối tượng có nhiều nguy cơ như bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân có sức khỏe yếu, uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá…, đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến nhập viện hoặc tử vong [7, 8, 9].
So với NSAIDs, paracetamol thường ít gây tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa [10]. Tuy nhiên, nếu sử dụng liều cao hoặc dùng trong thời gian dài, paracetamol có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa trên và gây ra các triệu chứng như đau bụng, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn [11].
Uống thuốc giảm đau nhiều gây tổn thương gan
Một vấn đề khác khi nói về việc uống thuốc giảm đau nhiều có hại không chính là gan bị tổn thương.
Một trong những chức năng chính của gan là phân hủy các chất mà chúng ta đưa vào cơ thể bằng đường uống, bao gồm cả thuốc, thảo mộc và thực phẩm chức năng. Quá trình này thường diễn ra hiệu quả và không gây hại. Tuy nhiên, dùng thuốc ở liều cao hoặc trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến gan [12].
Paracetamol là thuốc gây hại cho gan được biết đến nhiều nhất. Nếu dùng đúng chỉ định, loại thuốc này cực kỳ an toàn ngay cả với những người bị bệnh gan. Tuy nhiên, dùng quá nhiều paracetamol cùng một lúc hoặc dùng liều cao liên tục trong vài ngày có thể gây tổn thương gan và tử vong do suy gan cấp tính [12, 13].
Tổn thương thận
Các NSAIDs, bao gồm cả thuốc giảm đau và thuốc cảm thông thường, có thể gây hại cho thận nếu dùng trong thời gian dài hoặc dẫn đến các vấn đề cấp tính ở thận nếu dùng khi mất nước hoặc huyết áp thấp [14]. Paracetamol được xem là an toàn với thận hơn các thuốc nhóm NSAIDs [15]. Tác dụng phụ của thuốc giảm đau có thể tiến triển thành bệnh thận mạn tính và bệnh thận giai đoạn cuối nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời [16].
Lạm dụng thuốc giảm đau gây ra các vấn đề về tim mạch
Từ rất lâu, người ta nhận thấy rằng thuốc nhóm NSAIDs (trừ aspirin) có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng tim mạch như cơn đau tim, tăng huyết áp, tim đập nhanh, suy tim và đột quỵ [17, 18, 19]. NSAIDs gây ảnh hưởng đến tim mạch chủ yếu qua 2 cơ chế chính. Đầu tiên, chúng làm thay đổi nồng độ các chất trong máu, khiến máu dễ đông hơn. Cục máu đông có thể làm tắc nghẽn động mạch ở tim, từ đó gây cơn đau tim. Thêm vào đó, NSAIDs làm thay đổi lưu lượng máu đến thận, khiến cơ thể giữ lại nhiều muối và nước hơn. Điều này có thể làm huyết áp tăng cao, đồng thời tăng nguy cơ đột quỵ [19].
Ngược lại, các nghiên cứu về tác dụng phụ của paracetamol lên tim mạch vẫn c
hưa thật đầy đủ [20]. Theo đó, một nghiên cứu cho thấy, những người uống nhiều hơn 15 viên paracetamol mỗi tuần có 68% nguy cơ gặp phải các biến cố tim mạch. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, việc sử dụng paracetamol liều cao hơn liên quan tới các cơn đau tim, đột quỵ và hai nghiên cứu khác cho thấy liên quan đến cao huyết áp [21]. Tuy nhiên, paracetamol vẫn an toàn hơn NSAIDs và có thể được chỉ định cho những người bị bệnh tim mạch để thay thế NSAIDs [22].
Uống thuốc giảm đau nhiều có hại không: Các tác dụng phụ khác
Ngoài ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tim mạch, gan và thận, bạn còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác khi sử dụng thuốc giảm đau nhóm NSAIDs và paracetamol như [23, 24, 25]:
● Mệt mỏi, chóng mặt
● Dị ứng
● Phát ban da, ngứa
● Buồn ngủ
Có thể thấy, trong các thuốc giảm đau thông thường, paracetamol được xem là an toàn và ít gây tác dụng phụ hơn NSAIDs [26, 27]. Tuy nhiên, paracetamol không có tính kháng viêm nên NSAIDs vẫn là lựa chọn tốt để giảm đau trong các cơn đau có yếu tố viêm [28, 29]. Trong trường hợp cần sử dụng NSAIDs, bạn nên làm gì để hạn chế các tác dụng phụ của nhóm thuốc này? Liệu dùng ngắn ngày có giúp bạn tránh được các tác dụng của thuốc giảm đau kháng viêm nhóm NSAIDs không?
Uống thuốc giảm đau kháng viêm ngắn ngày có tránh được tác dụng phụ không?
Nếu bạn nghĩ, chỉ cần uống thuốc giảm đau kháng viêm ngắn ngày sẽ tránh được tác dụng phụ của chúng thì có lẽ bạn đã sai.
Thực tế, ngay từ ngày đầu tiên sử dụng, đa số các NSAIDs đều có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa, đặc biệt là các NSAIDs không chọn lọc [30]. Nguy cơ này có thể kéo dài xuyên suốt quá trình điều trị [31]. Vì vậy, bạn cần uống thuốc ở mức liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất có thể [22]. Ngoài ra, bạn nên thông báo cho bác sĩ về những bệnh đã hoặc đang điều trị để được chỉ định thuốc sử dụng phù hợp [6, 7]. Đôi khi, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc như misoprostol hoặc PPI để giúp bảo vệ đường tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, các NSAIDs chọn lọc COX-2 như NSAIDs nhóm coxib ít gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa nên cũng có thể được chỉ định trong trường hợp này [32].
Lạm dụng thuốc giảm đau gây ra các vấn đề về tim mạch
Từ rất lâu, người ta nhận thấy rằng thuốc nhóm NSAIDs (trừ aspirin) có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng tim mạch như cơn đau tim, tăng huyết áp, tim đập nhanh, suy tim và đột quỵ [17, 18, 19]. NSAIDs gây ảnh hưởng đến tim mạch chủ yếu qua 2 cơ chế chính. Đầu tiên, chúng làm thay đổi nồng độ các chất trong máu, khiến máu dễ đông hơn. Cục máu đông có thể làm tắc nghẽn động mạch ở tim, từ đó gây cơn đau tim. Thêm vào đó, NSAIDs làm thay đổi lưu lượng máu đến thận, khiến cơ thể giữ lại nhiều muối và nước hơn. Điều này có thể làm huyết áp tăng cao, đồng thời tăng nguy cơ đột quỵ [19].
Ngược lại, các nghiên cứu về tác dụng phụ của paracetamol lên tim mạch vẫn c
hưa thật đầy đủ [20]. Theo đó, một nghiên cứu cho thấy, những người uống nhiều hơn 15 viên paracetamol mỗi tuần có 68% nguy cơ gặp phải các biến cố tim mạch. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, việc sử dụng paracetamol liều cao hơn liên quan tới các cơn đau tim, đột quỵ và hai nghiên cứu khác cho thấy liên quan đến cao huyết áp [21]. Tuy nhiên, paracetamol vẫn an toàn hơn NSAIDs và có thể được chỉ định cho những người bị bệnh tim mạch để thay thế NSAIDs [22].
Uống thuốc giảm đau nhiều có hại không: Các tác dụng phụ khác
Ngoài ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tim mạch, gan và thận, bạn còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác khi sử dụng thuốc giảm đau nhóm NSAIDs và paracetamol như [23, 24, 25]:
● Mệt mỏi, chóng mặt
● Dị ứng
● Phát ban da, ngứa
● Buồn ngủ
Có thể thấy, trong các thuốc giảm đau thông thường, paracetamol được xem là an toàn và ít gây tác dụng phụ hơn NSAIDs [26, 27]. Tuy nhiên, paracetamol không có tính kháng viêm nên NSAIDs vẫn là lựa chọn tốt để giảm đau trong các cơn đau có yếu tố viêm [28, 29]. Trong trường hợp cần sử dụng NSAIDs, bạn nên làm gì để hạn chế các tác dụng phụ của nhóm thuốc này? Liệu dùng ngắn ngày có giúp bạn tránh được các tác dụng của thuốc giảm đau kháng viêm nhóm NSAIDs không?
Uống thuốc giảm đau kháng viêm ngắn ngày có tránh được tác dụng phụ không?
Nếu bạn nghĩ, chỉ cần uống thuốc giảm đau kháng viêm ngắn ngày sẽ tránh được tác dụng phụ của chúng thì có lẽ bạn đã sai.
Thực tế, ngay từ ngày đầu tiên sử dụng, đa số các NSAIDs đều có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa, đặc biệt là các NSAIDs không chọn lọc [30]. Nguy cơ này có thể kéo dài xuyên suốt quá trình điều trị [31]. Vì vậy, bạn cần uống thuốc ở mức liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất có thể [22]. Ngoài ra, bạn nên thông báo cho bác sĩ về những bệnh đã hoặc đang điều trị để được chỉ định thuốc sử dụng phù hợp [6, 7]. Đôi khi, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc như misoprostol hoặc PPI để giúp bảo vệ đường tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, các NSAIDs chọn lọc COX-2 như NSAIDs nhóm coxib ít gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa nên cũng có thể được chỉ định trong trường hợp này [32].
Không chỉ các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch như cơn đau tim có thể bắt đầu ngay từ tuần đầu tiên sử dụng NSAIDs. Nguy cơ này tăng cao nhất trong tháng đầu tiên sử dụng [33]. Nếu bạn đang dùng NSAIDs và nhận thấy các triệu chứng như đau ngực, hơi thở ngắn, hụt hơi, yếu một phần hay một bên cơ thể, đó có thể là dấu hiệu của cơn đau tim hoặc đột quỵ, bạn nên ngừng dùng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ [34].
Ngay từ ngày đầu sử dụng, tất cả các thuốc NSAIDs đều làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa [30]. Vì vậy, bạn nên thận trọng khi sử dụng các thuốc này, tránh uống nhiều thuốc giảm đau và sử dụng trong thời gian dài. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng có nhiều nguy cơ như bệnh nhân lớn tuổi (trên 65 tuổi), bệnh nhân có các tình trạng bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, suy gan, suy thận, bệnh nhân có tiền sử bị loét hoặc chảy máu dạ dày và các bệnh nhân đã sử dụng NSAIDs dài hạn hoặc dùng NSAIDs liều cao [30], hãy trao đổi ngay với bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc phù hợp.
Hello Bacsi hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Uống thuốc giảm đau nhiều có hại không?”. Bạn hãy nhớ rằng, uống nhiều thuốc giảm đau hoặc lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng thuốc giảm đau ít nhất và trong thời gian ngắn nhất theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của mình nhé.
PP-CEL-VNM-0387
Pfizer đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.
HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. Pfizer không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.
Không chỉ các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch như cơn đau tim có thể bắt đầu ngay từ tuần đầu tiên sử dụng NSAIDs. Nguy cơ này tăng cao nhất trong tháng đầu tiên sử dụng [33]. Nếu bạn đang dùng NSAIDs và nhận thấy các triệu chứng như đau ngực, hơi thở ngắn, hụt hơi, yếu một phần hay một bên cơ thể, đó có thể là dấu hiệu của cơn đau tim hoặc đột quỵ, bạn nên ngừng dùng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ [34].
Ngay từ ngày đầu sử dụng, tất cả các thuốc NSAIDs đều làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa [30]. Vì vậy, bạn nên thận trọng khi sử dụng các thuốc này, tránh uống nhiều thuốc giảm đau và sử dụng trong thời gian dài. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng có nhiều nguy cơ như bệnh nhân lớn tuổi (trên 65 tuổi), bệnh nhân có các tình trạng bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, suy gan, suy thận, bệnh nhân có tiền sử bị loét hoặc chảy máu dạ dày và các bệnh nhân đã sử dụng NSAIDs dài hạn hoặc dùng NSAIDs liều cao [30], hãy trao đổi ngay với bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc phù hợp.
Hello Bacsi hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Uống thuốc giảm đau nhiều có hại không?”. Bạn hãy nhớ rằng, uống nhiều thuốc giảm đau hoặc lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng thuốc giảm đau ít nhất và trong thời gian ngắn nhất theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của mình nhé.
PP-CEL-VNM-0387
Pfizer đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.
HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. Pfizer không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.
Tin mới nhất
- Bệnh thiếu máu
- Tăng tiết mồ hôi
- Động thai nên nằm tư thế nào để an thai, dưỡng thai
- Catecholamin trong nước tiểu
- Nội soi dạ dày có đau không? Phương pháp, quy trình, thời gian và bảng giá
- Giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường ăn mì được không?
- 9 mẹo chăm sóc da mặt tại nhà
- [SỰ THẬT] Viên sủi Rockman tốt thật không? giá bao nhiêu?
- Thoái hóa khớp gối: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị khoa học
- Thuốc Chữa Bệnh Tiểu Đường Mới Nhất. (Bài Thuốc Điều Trị)