Đau dạ dày ăn mì tôm được không?
Đau dạ dày ăn mì tôm được không đang là lỗi lo của rất nhiều người bị bệnh đau dạ dày vì mì tôm là một trong những món ăn quen thuộc của người Việt Nam. Vậy đâu là câu trả lời chính xác? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết này
Xem thêm:
- Đau dạ dày ăn yến được không?
- Đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn?
- Đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn?
1. Đau dạ dày ăn mì tôm được không?
Đau dạ dày ăn mì tôm được không? Câu trả lời: Người bị bệnh đau dạ dày không nên ăn mì tôm mặc dù mì tôm là một trong những món ăn được tiêu thụ nhiều nhất hiện nay vì sự tiện lợi. Việt Nam là một quốc gia có lượng tiêu thụ mì nằm trong top 4 của thế giới. Trung bình một năm, người Việt tiêu thụ khoảng 4-5 tỷ gói mì.
Điều đó thể hiện sự phổ biến và tầm ảnh hưởng của mì tôm trong cuộc sống hàng ngày. Mì tôm hiện nay có rất nhiều mùi vị hấp dẫn để bạn có thể lựa chọn sử dụng. Một gói mì tôm cung cấp khoảng ⅕ nhu cầu năng lượng của cơ thể trong 1 ngày. Tuy nhiên, người bệnh đau dạ dày thì không nên ăn mì tôm. Vì sao lại như vậy, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp ngay sau đây.
Xem thêm:
- Đau dạ dày ăn yến mạch
2. Tại sao người bị đau dạ dày không nên ăn mì tôm?
Mì tôm không phải là một thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nếu ăn mì tôm hơn 2 lần/tuần thì những nguy cơ sức khỏe mà bạn có thể sẽ phải đối mặt là:
- Gây béo phì: Mì ăn liền tuy chứa lượng calo khá cao nhưng lại không cung cấp đủ năng lượng cho cả ngày hoạt động. Khi chế biến mì tôm, nhiều người sẽ thêm vào các thực phẩm khác như trứng, thịt, xúc xích, pate,… khiến chất béo tăng cao. Từ đó, bạn sẽ vô tình nạp vào cơ thể nhiều carbohydrate làm tăng nguy cơ bị béo phì, thừa cân. Một gói mì 75g chứa tới 51.4g carbohydrate.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Thông thường, một gói mì tôm sẽ cung cấp khoảng 4g protein và 10% Sắt, 10g chất béo. Ngoài ra, hầu như mì tôm sẽ không chứa thêm chất dinh dưỡng nào. Do đó ăn mì tôm sẽ không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ngay cả khi bạn ăn nhiều gói mì cùng lúc thì lượng protein và chất béo mà cơ thể cần cũng chưa đủ (người trưởng thành cần khoảng 60g chất béo và 50g protein/ngày). Vì thế, nếu bạn chỉ ăn mì tôm trong bữa ăn chính sẽ dẫn tới việc cơ thể bị thiếu chất trầm trọng.
- Nguy cơ loãng xương: Trong mì tôm thường có chứa thành phần phosphate. Đó là chất giúp tăng cường mùi vị của thức ăn. Tuy nhiên, chất này lại khiến cho cơ thể có nguy cơ bị mất xương, loãng xương dần theo thời gian. Vì thế nếu bạn thường xuyên ăn mì tôm thì xương và răng sẽ bị yếu dần đi.
- Nguy cơ ung thư: Hầu hết các loại mì tôm trên thị trường hiện nay hay sử dụng nhiều chất bảo quản và chất phụ gia. Khi tích trữ quá lâu ở môi trường ngoài, chúng có thể bị biến chất và trở thành những chất nguy hiểm. Ăn mì tôm thường xuyên khiến các chất độc có hại tích tụ trong cơ thể và dẫn tới nguy cơ bị ung thư.
- Đối mặt với nguy cơ sỏi thận: Mì tôm được ướp rất nhiều gia vị, trong đó có muối để bảo quản. Lượng muối trong mì tôm cao nên nếu bạn ăn thường xuyên sẽ dẫn tới nguy cơ bị sỏi thận, gây hại cho thận.
- Gây áp lực cho tim: Mì ăn liền chứa nhiều chất béo. Các chất béo này làm gia tăng lượng cholesterol xấu trong máu. Do đó ăn nhiều mì tôm trong thời gian dài có thể dẫn tới nguy cơ bị đột quỵ, bệnh huyết áp hoặc xơ vữa động mạch.
Ngoài những tác hại cho cơ thể nói trên, ăn mì tôm còn gây ra những tác hại đối với hệ tiêu hóa đây cũng chính là giải đáp cho câu hỏi: Đau dạ dày ăn mì tôm được không?
- Gây đầy bụng, khó tiêu: Mì ăn liền có chứa khoảng 20% là chất béo shotrerning và chất béo dạng trans. Các loại chất béo này chủ yếu là axit béo no rất khó tiêu hóa. Khi ăn mì tôm, trải qua 3 tiếng thì hệ tiêu hóa vẫn chưa tiêu hóa được sợi mì. Kết quả là khiến cho bụng bị căng trướng, khó tiêu.
- Rối loạn hệ tiêu hóa: Trong mì tôm có chứa chất TBHQ (tertiary-butyl hydroquinone). Đây là một chất độc hại thường được tìm thấy trong thuốc trừ sâu, nước hoa, mỹ phẩm,… Nếu chất này vượt quá 5g trong cơ thể sẽ gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa và các triệu chứng như nôn mửa, đau đầu, đau bụng,…
- Tăng nguy cơ táo bón: Ăn mì tôm và không ăn thêm rau xanh hoặc hoa quả tươi khác khiến cơ thể dễ gặp phải nguy cơ bị táo bón.
- Nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản: Mì tôm tiêu hóa lâu và ở trong dạ dày có thể sinh ra nhiều khí và khiến dạ dày phải tiết nhiều acid hơn để tiêu hóa chúng. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ trào ngược axit dạ dày với những biểu hiện như ợ nóng, ợ chua, buồn nôn,…
Từ những tác hại cho cơ thể nói chung và cho hệ tiêu hóa nói riêng của mì tôm, có thể kết luận rằng người bị đau dạ dày nên tránh xa l
oại thức ăn này. Đọc đến đây chắc chắn bạn đã tự trả lời cho câu hỏi: Đau dạ dày ăn mì tôm được không?
3. Chế độ ăn đúng cách cho người bị đau dạ dày
3.1 Ăn đúng cách cho người bị đau dạ dày
Người bị đau dạ dày cần có cách ăn riêng để giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, tránh các cơn đau:
- Không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc ăn đồ ăn quá lạnh. Chúng khiến dạ dày bị kích ứng và co bóp nhiều hơn gây ra các cơn đau dạ dày. Nhiệt độ tốt nhất của thức ăn cho dạ dày là khoảng 40-50 độ C.
- Nên ăn đồ ăn được thái nhỏ và nấu mềm để dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Ăn uống khoa học: ăn đúng giờ, đúng bữa, ăn chậm, nhai kỹ.
- Không nên ăn quá no, quá nhiều trong một bữa. Nên chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa trong ngày để dạ dày có thức ăn thường xuyên giúp trung hòa lượng acid.
- Sau khi ăn xong không nên hoạt động mạnh. Tối thiểu cần nghỉ ngơi 30 phút sau ăn trước khi lao động hoặc chạy nhảy,…
Đau dạ dày ăn mì tôm được không chỉ là một trong số rất nhiều câu hỏi liên quan đến chế độ ăn uống. Chỉ cần bạn có chế độ ăn đúng cách thì đã góp phần vào việc chữa trị bệnh đau dạ dày rồi đó.
3.2 Đau dạ dày không nên ăn gì ?
Đau dạ dày ăn mì tôm được không đã được trả lời ở trên là không nên ăn. Tuy nhiên ngoài mì tôm thì người đau dạ dày nên tránh những loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm có độ axit cao: Chanh, mơ, me, quýt, cam giấm,… là những loại thực phẩm chứa lượng axit cao mà người đau dạ dày nên hạn chế sử dụng. Chúng có thể làm gia tăng lượng axit trong dạ dày.
- Thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: Nước ngọt, nước có ga, hành tây, dưa muối, cà muối,… là những thực phẩm có thể khiến dạ dày chứa nhiều hơi hơn. Người bị đau dạ dày ăn chúng gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu và cảm giác khó chịu.
- Thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: Đồ uống có cồn, rượu bia, chè đặc, cà phê,… là những thực phẩm gây kích ứng dạ dày và khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
- Thức ăn làm tăng tiết acid: Các loại thực phẩm khó tiêu hóa như lạp xưởng, xúc xích, món rán, chiên dầu,… khiến cho dạ dày tăng tiết acid để tiêu hóa thức ăn. Do đó người đau dạ dày ăn những loại thực phẩm này sẽ khiến dạ dày bị tổn thương.
- Thức ăn dai, cứng gây cọ xát và hư hại niêm mạc dạ dày: Ổi xanh, cóc, sụn, thịt nhiều gân,… là những loại thực phẩm cứng, daia gây cọ sát cho dạ dày. Khi ăn những loại thực phẩm này, chúng sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày bị hư hại và tăng các cơn đau dạ dày.
3.3 Đau dạ dày nên ăn gì?
Đau dạ dày ăn mì tôm được không đã được giải đáp. Vậy ngoài mì tôm thì người bị đau dạ dày nên ăn các loại thực phẩm sau đây:
- Các thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày: Mật ong, trứng, bánh ngọt, trà thảo dược,… là những thực phẩm tốt cho dạ dày. Các loại thực phẩm này tạo một lớp lót trong dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi kích thích từ những thực phẩm có hại khác.
- Thực phẩm giúp lành vết loét dạ dày: Nghệ, cá, tôm, bắp cải,… là những thực phẩm người đau dạ dày nên ăn. Chúng có tác dụng giúp tăng sản xuất mô tế bào khiến các vết loét dạ dày mau chóng lành lại.
- Thức ăn giảm tiết acid: Cháo, súp, cơm, xôi,… là những loại thức ăn giúp giảm tiết acid trong dạ dày. Khi ăn những thức ăn này, miệng phải nhai nhiều hơn, tiết nhiều nước bọt hơn. Vì thế, thức ăn khi đi tới dạ dày có thêm nước bọt để trung hòa axit trong dạ dày.
- Cần bổ sung thêm các loại vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie: Các chất dinh dưỡng này có nhiều trong hoa quả, rau củ màu xanh đậm và đỏ như rau ngót, bí đỏ, cà rốt, củ dền, bông cải xanh,… Chúng đều là các chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa.
Với những chia sẻ trên đây thì hẳn bạn đã có câu trả lời hài lòng cho việc: Đau dạ dày ăn mì tôm được không? Khi bị đau dạ dày, bạn cần ăn uống đúng cách, ăn các loại thức ăn phù hợp để cải thiện tình trạng của mình.
Xem thêm: Đau thượng vị kèm đi ngoài là dạ dày đang bị gì? Nguy hiểm không?
Tin mới nhất
- Ung thư dương vật – những điều cần biết để bảo vệ bản lĩnh đàn ông
- Bệnh tiểu đường type 2 và những điều bạn phải biết
- Insulin liều bậc thang giúp bạn kiểm soát đường huyết ra sao?
- Bài thuốc viêm họng, viêm amidan Đỗ Minh Đường – Giải pháp trị bệnh TẬN GỐC
- Cây rau dền gai chữa gai cột sống có tốt không và cách thực hiện?
- Liệu trình điều trị bệnh Tuyến giáp Nhất Nam y Viện từ bài thuốc thảo dược
- Cách chế biến nấm lim xanh sử dụng cho sức khỏe và điều trị bệnh
- 3 bí quyết ăn uống giúp bạn lấy lại vòng eo thon gọn
- 6 Cách chữa bệnh trĩ từ nghệ cực chuẩn (Nghệ tươi + Tinh bột)
- [13+] loại thuốc viêm dạ dày được bác sĩ kê đơn phổ biến nhất
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Hành trình chấm dứt “nỗi đau” 5 năm với căn bệnh TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY VÀ VIÊM HANG VỊ của NS Thu Hà
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 10 lợi ích của đậu thận đối với sức khỏe bà bầu
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm đại tràng cấp là gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả mà an toàn
- PHÒNG CHỐNG UNG THƯ Ợ nóng khi mang thai: Mách mẹ cách xử lý hiệu quả nhất