Insulin liều bậc thang giúp bạn kiểm soát đường huyết ra sao?

Liệu pháp insulin liều bậc thang là một phương pháp kiểm soát bệnh tiểu đường thông dụng bằng cách sử dụng insulin. Tuy vậy, trong những năm gần đây, phương pháp này đã vấp phải nhiều tranh cãi do không kiểm soát tốt được mức đường huyết.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu tường tận về phương pháp điều trị này cũng như làm sáng tỏ những vấn đề gây tranh cãi.

Liệu pháp insulin liều bậc thang là gì?

Insulin là thành phần cơ bản trong nhiều liệu pháp chữa trị tiểu đường. Những người bị tiểu đường tuýp 1 và một số người bị tiểu đường tuýp 2 phải tiêm insulin nhiều lần trong ngày. Loại thuốc này giữ mức đường huyết của người bệnh ở mức bình thường, giúp giảm xuất hiện các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Liều lượng insulin mà một người cần đưa vào cơ thể có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau dưới đây.

1. Liều lượng cố định

Bạn sẽ phải dùng một lượng insulin nhất định vào mỗi bữa ăn nếu áp dụng liều lượng cố định. Chẳng hạn, bạn dùng 6 đơn vị insulin vào buổi sáng và 8 đơn vị vào buổi tối. Liều lượng thuốc không thay đổi theo chỉ số đường huyết hay lượng thức ăn mà bạn tiêu thụ. Dạng liều lượng này sẽ dễ dàng hơn cho những người mới bắt đầu sử dụng insulin.

2. Liệu pháp insulin liều bậc thang (SSI)

Trong phương pháp này, liều lượng insulin được xác định dựa trên mức đường huyết trước khi bạn dùng bữa. Mức đường huyết này càng cao thì bạn sẽ cần dùng càng nhiều insulin. Phương pháp này thường được sử dụng ở các bệnh viện và cơ sở y tế do thuận tiện cho các nhân viên trong việc phân chia liều lượng.

Tuy nhiên, liệu pháp insulin liều bậc thang đã gây ra những tranh cãi lớn trong những năm gần đây do phương pháp này dường như không kiểm soát mức đường huyết hiệu quả.

3. Tỉ lệ tinh bột so với lượng insulin

Trong liệu pháp insulin này, bạn sẽ dùng lượng insulin nhất định cho lượng tinh bột tương ứng. Chẳng hạn, nếu tỉ lệ tinh bột và insulin ở bữa ăn sáng của bạn là 10:1 và bạn tiêu thụ 30g tinh bột thì sẽ cần tiêm 3 đơn vị insulin trước khi dùng bữa. Phương pháp này còn bao hàm một “yếu tố điều chỉnh” giúp giữ mức đường huyết của bạn ổn định trước khi ăn.

Nếu bạn muốn mức đường huyết ở dưới mức 150 mg/dL trước bữa ăn, trong khi mức đường huyết hiện tại là 170 và chỉ được dùng thêm 1 đơn vị insulin cho mỗi 50 đơn vị đường huyết tăng thêm. Lúc này, bạn sẽ cần 1 đơn vị insulin tiêm nhanh (bolus) trước bữa ăn. Phương pháp này đòi hỏi nhiều sự thực hành và kiến thức nhưng nếu bạn thuần thục thì có thể kiểm soát mức đường huyết sau bữa ăn tốt hơn.

Dù có phần hơi phức tạp nhưng liệu pháp insulin dạng này đem lại hiệu quả tốt hơn so với liệu pháp insulin liều bậc thang thường dùng theo như giải thích sau đây.

Hoạt động của liệu pháp insulin liều bậc thang

Bạn sẽ sử dụng máy bấm đường huyết để đo mức đường huyết trong phần lớn các phác đồ insulin liều bậc thang. Quá trình đo được thực hiện khoảng 4 lần trong một ngày, mỗi 6 giờ hay trước các bữa ăn và khi đi ngủ. Lượng insulin mà bạn cần dùng ở mỗi bữa ăn phụ thuộc vào chỉ số đường huyết của bạn ở thời điểm đó. Thường thì sẽ dùng insulin loại tác dụng nhanh.

Insulin liều bậc thang không có nhiều hiệu quả

Các chuyên gia đã nêu lên một vài điều lo ngại khi áp dụng liệu pháp insulin liều bậc thang. Một bài báo của Hiệp hội Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ đã rà soát lại những nghiên cứu gần 40 năm trước về insulin liều bậc thang. Họ nhận thấy phần lớn các bệnh nhân tiểu đường được tiêm insulin liều bậc thang, nhưng không có nhiều hiệu quả. Thay vào đó, liệu pháp này thường dẫn đến hậu quả hoặc rất tốt hoặc rất xấu.

Insulin liều bậc thang không đem lại nhiều hiệu quả trong việc làm giảm mức đường huyết khi đường huyết cao mà đôi khi còn khiến lượng đường trong máu giảm sâu. Đó có thể là lý do tại sao những bệnh nhân áp dụng liệu pháp này thường phải nằm viện lâu hơn so với những bệnh nhân áp dụng liều lượng cố định.

Liệu pháp insulin liều bậc thang không xét đến các yếu tố gây ảnh hưởng mức đường huyết và nhu cầu cần hấp thụ insulin. Những yếu tố này bao gồm:

  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống của bạn ảnh hưởng nhiều đến lượng insulin cần dùng. Chẳng hạn, nếu bạn ăn quá nhiều tinh bột như bánh mì hay bánh quy thì bạn sẽ cần một liều insulin mạnh hơn so với khi ăn một bữa ăn ít tinh bột.
  • Cân nặng: Một người nặng cân có thể cần nhiều insulin hơn. Nếu một người nặng 55 kg và một người nặng 80 kg đều dùng một lượng insulin tương tự thì người nặng 80 kg có thể không hấp thụ đủ lượng insulin cần thiết để giúp hạ đường huyết.
  • Tiền sử dùng insulin: Lượng insulin mà bạn cần hấp thụ trong quá khứ và mức độ nhạy cảm của bạn đối với các ảnh hưởng của insulin sẽ không được xét đến.

Liệu pháp insulin liều bậc thang dựa trên mức độ hiệu quả của liều lượng insulin đợt trước để quyết định liều lượng lần kế tiếp. Điều này có nghĩa là lượng insulin bạn dùng sẽ không phải là con số mà bạn thực sự cần. Nếu bạn đã dùng insulin tác dụng nhanh vào bữa trưa thì lượng đường trong máu có thể đã được kiểm soát ở mức an toàn.

Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt insulin cho bữa ăn kế tiếp. Đôi khi, khoảng cách giữa những lần tiêm insulin quá ngắn có thể khiến hiệu quả bị trùng lặp.

Liệu pháp insulin liều bậc thang ở thời điểm hiện tại

Nhiều tổ chức y tế không khuyến khích áp dụng liệu pháp insulin liều bậc thang ở bệnh viện, viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác. Thay vào đó, họ lại khuyến nghị sử dụng insulin nền kèm theo insulin dùng trong bữa ăn nếu cần.

Phương pháp này sẽ bao hàm việc tiêm insulin tác dụng kéo dài để giúp duy trì mức đường huyết ổn định suốt ngày. Kèm theo việc tiêm insulin nền là các loại insulin tác dụng nhanh dùng trong bữa ăn và những liều dùng điều chỉnh để điều hòa lượng đường trong máu sau khi dùng bữa.

So với trong quá khứ, ngày nay liệu pháp insulin liều bậc thang ít được sử dụng hơn. Một vài chuyên viên y tế thậm chí còn cho rằng nên loại bỏ hoàn toàn liệu pháp insulin liều bậc thang. Tuy vậy, Hiệp hội tiểu đường Hoa Kì trên tuần san Diabetes Care khuyến cáo cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào về liệu pháp chữa trị này.

Bạn sẽ chỉ gặp liệu pháp insulin liều bậc thang nếu được điều trị ở bệnh viện hay một cơ sở chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên,trong mọi trường hợp, bạn hãy tham vấn bác sĩ về liệu trình sử dụng insulin. Bạn cũng cần chắc chắn rằng liệu trình này sẽ mang lại cho bạn giải pháp kiểm soát đường huyết tốt nhất.

Lưu ý là không nên áp dụng liệu pháp insulin liều bậc thang để kiểm soát bệnh tiểu đường trong thời gian dài cho những người sống tại viện dưỡng lão.

Có rất nhiều sự lựa chọn cho các bệnh nhân cũng như người nhà và bác sĩ để kiểm soát căn bệnh tiểu đường, giúp người bệnh duy trì cuộc sống thoải mái, vui khỏe. Tuy vậy, trước khi quyết định lựa chọn bất cứ liệu pháp điều trị nào, đặc biệt là với liệu pháp insulin liều bậc thang, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.

Liệu pháp insulin liều bậc thang là một phương pháp kiểm soát bệnh tiểu đường thông dụng bằng cách sử dụng insulin. Tuy vậy, trong những năm gần đây, phương pháp này đã vấp phải nhiều tranh cãi do không kiểm soát tốt được mức đường huyết.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu tường tận về phương pháp điều trị này cũng như làm sáng tỏ những vấn đề gây tranh cãi.

Liệu pháp insulin liều bậc thang là gì?

Insulin là thành phần cơ bản trong nhiều liệu pháp chữa trị tiểu đường. Những người bị tiểu đường tuýp 1 và một số người bị tiểu đường tuýp 2 phải tiêm insulin nhiều lần trong ngày. Loại thuốc này giữ mức đường huyết của người bệnh ở mức bình thường, giúp giảm xuất hiện các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Liều lượng insulin mà một người cần đưa vào cơ thể có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau dưới đây.

1. Liều lượng cố định

Bạn sẽ phải dùng một lượng insulin nhất định vào mỗi bữa ăn nếu áp dụng liều lượng cố định. Chẳng hạn, bạn dùng 6 đơn vị insulin vào buổi sáng và 8 đơn vị vào buổi tối. Liều lượng thuốc không thay đổi theo chỉ số đường huyết hay lượng thức ăn mà bạn tiêu thụ. Dạng liều lượng này sẽ dễ dàng hơn cho những người mới bắt đầu sử dụng insulin.

2. Liệu pháp insulin liều bậc thang (SSI)

Trong phương pháp này, liều lượng insulin được xác định dựa trên mức đường huyết trước khi bạn dùng bữa. Mức đường huyết này càng cao thì bạn sẽ cần dùng càng nhiều insulin. Phương pháp này thường được sử dụng ở các bệnh viện và cơ sở y tế do thuận tiện cho các nhân viên trong việc phân chia liều lượng.

Tuy nhiên, liệu pháp insulin liều bậc thang đã gây ra những tranh cãi lớn trong những năm gần đây do phương pháp này dường như không kiểm soát mức đường huyết hiệu quả.

3. Tỉ lệ tinh bột so với lượng insulin

Trong liệu pháp insulin này, bạn sẽ dùng lượng insulin nhất định cho lượng tinh bột tương ứng. Chẳng hạn, nếu tỉ lệ tinh bột và insulin ở bữa ăn sáng của bạn là 10:1 và bạn tiêu thụ 30g tinh bột thì sẽ cần tiêm 3 đơn vị insulin trước khi dùng bữa. Phương pháp này còn bao hàm một “yếu tố điều chỉnh” giúp giữ mức đường huyết của bạn ổn định trước khi ăn.

Nếu bạn muốn mức đường huyết ở dưới mức 150 mg/dL trước bữa ăn, trong khi mức đường huyết hiện tại là 170 và chỉ được dùng thêm 1 đơn vị insulin cho mỗi 50 đơn vị đường huyết tăng thêm. Lúc này, bạn sẽ cần 1 đơn vị insulin tiêm nhanh (bolus) trước bữa ăn. Phương pháp này đòi hỏi nhiều sự thực hành và kiến thức nhưng nếu bạn thuần thục thì có thể kiểm soát mức đường huyết sau bữa ăn tốt hơn.

Dù có phần hơi phức tạp nhưng liệu pháp insulin dạng này đem lại hiệu quả tốt hơn so với liệu pháp insulin liều bậc thang thường dùng theo như giải thích sau đây.

Hoạt động của liệu pháp insulin liều bậc thang

Bạn sẽ sử dụng máy bấm đường huyết để đo mức đường huyết trong phần lớn các phác đồ insulin liều bậc thang. Quá trình đo được thực hiện khoảng 4 lần trong một ngày, mỗi 6 giờ hay trước các bữa ăn và khi đi ngủ. Lượng insulin mà bạn cần dùng ở mỗi bữa ăn phụ thuộc vào chỉ số đường huyết của bạn ở thời điểm đó. Thường thì sẽ dùng insulin loại tác dụng nhanh.

Insulin liều bậc thang không có nhiều hiệu quả

Các chuyên gia đã nêu lên một vài điều lo ngại khi áp dụng liệu pháp insulin liều bậc thang. Một bài báo của Hiệp hội Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ đã rà soát lại những nghiên cứu gần 40 năm trước về insulin liều bậc thang. Họ nhận thấy phần lớn các bệnh nhân tiểu đường được tiêm insulin liều bậc thang, nhưng không có nhiều hiệu quả. Thay vào đó, liệu pháp này thường dẫn đến hậu quả hoặc rất tốt hoặc rất xấu.

Insulin liều bậc thang không đem lại nhiều hiệu quả trong việc làm giảm mức đường huyết khi đường huyết cao mà đôi khi còn khiến lượng đường trong máu giảm sâu. Đó có thể là lý do tại sao những bệnh nhân áp dụng liệu pháp này thường phải nằm viện lâu hơn so với những bệnh nhân áp dụng liều lượng cố định.

Liệu pháp insulin liều bậc thang không xét đến các yếu tố gây ảnh hưởng mức đường huyết và nhu cầu cần hấp thụ insulin. Những yếu tố này bao gồm:

  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống của bạn ảnh hưởng nhiều đến lượng insulin cần dùng. Chẳng hạn, nếu bạn ăn quá nhiều tinh bột như bánh mì hay bánh quy thì bạn sẽ cần một liều insulin mạnh hơn so với khi ăn một bữa ăn ít tinh bột.
  • Cân nặng: Một người nặng cân có thể cần nhiều insulin hơn. Nếu một người nặng 55 kg và một người nặng 80 kg đều dùng một lượng insulin tương tự thì người nặng 80 kg có thể không hấp thụ đủ lượng insulin cần thiết để giúp hạ đường huyết.
  • Tiền sử dùng insulin: Lượng insulin mà bạn cần hấp thụ trong quá khứ và mức độ nhạy cảm của bạn đối với các ảnh hưởng của insulin sẽ không được xét đến.

Liệu pháp insulin liều bậc thang dựa trên mức độ hiệu quả của liều lượng insulin đợt trước để quyết định liều lượng lần kế tiếp. Điều này có nghĩa là lượng insulin bạn dùng sẽ không phải là con số mà bạn thực sự cần. Nếu bạn đã dùng insulin tác dụng nhanh vào bữa trưa thì lượng đường trong máu có thể đã được kiểm soát ở mức an toàn.

Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt insulin cho bữa ăn kế tiếp. Đôi khi, khoảng cách giữa những lần tiêm insulin quá ngắn có thể khiến hiệu quả bị trùng lặp.

Liệu pháp insulin liều bậc thang ở thời điểm hiện tại

Nhiều tổ chức y tế không khuyến khích áp dụng liệu pháp insulin liều bậc thang ở bệnh viện, viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác. Thay vào đó, họ lại khuyến nghị sử dụng insulin nền kèm theo insulin dùng trong bữa ăn nếu cần.

Phương pháp này sẽ bao hàm việc tiêm insulin tác dụng kéo dài để giúp duy trì mức đường huyết ổn định suốt ngày. Kèm theo việc tiêm insulin nền là các loại insulin tác dụng nhanh dùng trong bữa ăn và những liều dùng điều chỉnh để điều hòa lượng đường trong máu sau khi dùng bữa.

So với trong quá khứ, ngày nay liệu pháp insulin liều bậc thang ít được sử dụng hơn. Một vài chuyên viên y tế thậm chí còn cho rằng nên loại bỏ hoàn toàn liệu pháp insulin liều bậc thang. Tuy vậy, Hiệp hội tiểu đường Hoa Kì trên tuần san Diabetes Care khuyến cáo cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào về liệu pháp chữa trị này.

Bạn sẽ chỉ gặp liệu pháp insulin liều bậc thang nếu được điều trị ở bệnh viện hay một cơ sở chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên,trong mọi trường hợp, bạn hãy tham vấn bác sĩ về liệu trình sử dụng insulin. Bạn cũng cần chắc chắn rằng liệu trình này sẽ mang lại cho bạn giải pháp kiểm soát đường huyết tốt nhất.

Lưu ý là không nên áp dụng liệu pháp insulin liều bậc thang để kiểm soát bệnh tiểu đường trong thời gian dài cho những người sống tại viện dưỡng lão.

Có rất nhiều sự lựa chọn cho các bệnh nhân cũng như người nhà và bác sĩ để kiểm soát căn bệnh tiểu đường, giúp người bệnh duy trì cuộc sống thoải mái, vui khỏe. Tuy vậy, trước khi quyết định lựa chọn bất cứ liệu pháp điều trị nào, đặc biệt là với liệu pháp insulin liều bậc thang, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.

Xem thêm: Bị viêm loét dạ dày uống thuốc gì tốt và hiệu quả nhất? 

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!