Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn uống gì tốt cho sức khỏe?
Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt nhất cho sức khỏe? Đây là căn bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống đống một vai trò không nhỏ.
Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Ngoài việc điều trị bằng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống đóng một vài trò rất quan trọng trong quá trình chữa trị. Vậy người bệnh nên ăn gì là tốt nhất. Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu nội dung phía dưới.
Viêm loét dạ dày nên ăn hoa quả gì?
Khi bị viêm dạ dày, bạn có thể sử dụng một số loại hoa quả như đu đủ chín, bơ, táo, cà rốt, cam tươi, cà tím, bí đỏ, việt quất… Những trái cây này đã được chứng minh có công dụng rất tốt trong việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Không chỉ vậy, chúng còn hạn chế sự viêm nhiễm ở các vết loét ở niêm mạc và thành dạ dày. Đồng thời ức chế các cơn đau hiệu quả.
Viêm loét dạ dày có nên ăn chuối?
Bạn hoàn toàn có thể ăn chuối khi bị đau dạ dạ dày. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng chuối sau mỗi buổi ăn sáng. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong chuối có chứa một lượng lớn các chất như vitamin A, C, B6, vitamin K cùng với nhiều khoáng chất, chất đạm và chất xơ khác. Việc bổ sung chuối mỗi ngày không chỉ cân bằng, điều hòa lượng acid có trong dạ dày mà còn làm thuyên giảm các cơn đau từ dữ dội đến âm ỉ. Không chỉ vậy, các vấn đề như rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày, thực quản cũng được cải thiện đáng kể.
Viêm loét dạ dày ăn dưa hấu được không?
Đối với người mắc bệnh chỉ nên sử dụng 1 lượng nhỏ dưa hấu vì đây là một loại quả có chứa khá nhiều nước. Một khi lượng nước này được hấp thụ quá nhiều vào cơ thể sẽ gây ra các vấn đề như khó tiêu, đầy bụng do bàng quang hoạt động quá mức.
Mặt khác, dưa hấu có tính hàn. Chính vì vậy, nếu thường xuyên ăn dưa hấu, chúng sẽ gây nên tình trạng lạnh bụng và khiến cho căn bệnh dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Hoạt chất Lycopene có ở dưa hấu chính là tác nhân gây nên tình trạng ợ hơi, ợ chua và đau tức ngực. Không những thế, lượng vitamin C và kali dư thừa sẽ kích thích hệ tiêu hóa, khiến cho quá trình co bóp ở dạ dày trở nên khó khăn.
Viêm loét dạ dày có nên ăn sữa chua?
Có nhiều người thường cho rằng, khi bị mắc bệnh này tuyệt đối không nên dùng sữa chua. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Thành phần có trong sữa chua đã được chứng minh là đem đến hiệu quả vượt trội trong việc điều trị một số bệnh lý dạ dày. Cụ thể:
- Nồng độ chất khoáng, vitamin, protein có ở sữa giúp ngăn chặn và đẩy lùi hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại tại lớp niêm mạc và thành dạ dày.
- Sự góp mặt của axit lactic giúp tiêu diệt vi khuẩn HP – Nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý về dạ dày. Đồng thời giúp bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa.
Viêm loét dạ dày ăn củ tỏi, khoai lang được không?
Tỏi được xem là một vị thuốc tự nhiên có tác dụng sát khuẩn, kiểm soát tình trạng viêm loét và đau dạ dày. Mặc dù vậy, dùng tỏi chữa bệnh chỉ phù hợp cho những người có biểu hiện bệnh nhẹ.
Cũng giống như tỏi, khoai lang cũng là một loại thực phẩm mang lại hiệu quả cao trong điều trị các chứng bệnh dạ dày. Thành phần vitamin A có trong khoai giữ vai trò quan trọng trong việc làm đầy các vết loét ở niêm mạc và thành dạ dày. Nhờ vậy mà người bệnh có thể bổ sung khoai lang trong chế độ ăn uống hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh lý.
Viêm loét dạ dày có nên ăn bánh mì?
Người bệnh hoàn toàn có thể ăn được bánh mì. Bởi lẽ, khi bánh mì được hấp thụ vào cơ thể, phần dịch vị và acid dư thừa sẽ được cân bằng và điều chỉnh. Chính điều này sẽ khiến cho lớp niêm mạc không bị bào mòn và phá hủy trước tác động của pepsin và acid.
Viêm loét dạ dày ăn xôi, thịt gà không?
Xôi là thực phẩm mà người bệnh nên tránh xa. Xôi khi trải qua quá trình sơ chế thì sẽ biến đổi thành hoạt chất oryza glutinosa. Hoạt chất này vốn chứa rất nhiều calo. Một khi lượng calo này hấp thụ vào cơ thể thì sẽ khiến cho dạ dày phải chịu nhiều áp lực và khiến cho phần dịch vị tiết ra nhiều hơn.
Người bệnh hoàn toàn có thể dùng được thịt gà nhưng chỉ nên tiêu thụ một lượng vừa phải. Một số món ăn từ gà mà người bệnh có thể áp dụng như gà hầm nấm, cháo gà hầm hạt sen… Đồng thời, nên hạn chế ăn các món thịt gà chiên và tẩm ướp quá nhiều gia vị.
Viêm loét dạ dày nên uống và kiêng uống gì?
Bên cạnh một số vấn đề cần lưu ý khi ăn các loại thực phẩm thì người bệnh cũng cần cân nhắc nên uống các loại đồ uống nào cho phù hợp.
Bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa?
Sữa cung cấp nguồn dinh dưỡng rất lớn cho cơ thể. Đối với người bệnh, việc sử dụng sữa cần phải tuân thủ theo liều lượng. Bạn không nên uống quá nhiều sữa bởi các thành phần có trong sữa sẽ khiến cho lượng axit trong dạ dày bị tăng cao. Từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lớp niêm mạc và thành dạ dày.
Viêm loét dạ dày có uống được sâm?
Thông thường, nguyên nhân gây viêm loét và đau dạ dày là do phần dịch vị bị tiết ra nhiều. Theo Đông y, huyết nhiệt không ổn định thường gây ra chảy máu, khí trệ sinh ra và gây đau.
Khi người bệnh sử dụng nhân sâm, khí huyết trong cơ thể sẽ ngày càng thịnh lên. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các cơn đau dạ dày không thể được thuyên giảm mà còn ngày càng trở nên trầm trọng.
Viêm loét dạ dày có được uống cafe không?
Để tình trạng bệnh không trở nên trầm trọng, tốt nhất là bạn không nên sử dụng cà phê. Các thành phần có trong cà phê như cafein, axit cà phê và một số chất phụ gia một khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ khiến cho sự tiết dịch acid trong dạ dày xảy ra nhiều hơn. Điều này sẽ gây nên các cơn đau và khiên cho các vết loét được mở rộng hơn.
Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
Để tình trạng trào ngược dạ dày không trở nên nghiêm trọng, bạn nên kiêng sử dụng một số loại thức ăn, đồ uống sau:
Thức ăn khó tiêu hóa
Loại thức ăn này khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ tạo áp lực cho dạ dày. Từ đó khiến cho tình trạng viêm loét và tổn thương dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, khi bị bệnh, bạn nên tránh sử dụng các loại đồ ăn có hàm lượng mỡ động vật và chất đạm cao.
Đồ uống có chứa các chất kích thích
Người bệnh viêm loét dạ dày nên kiêng một số đồ uống chứa lượng lớn cafein như rượu, bia, cà phê, trà sẽ làm tăng sự tiết dịch trong dạ dày. Nếu như bạn không muốn các vết loét lan rộng hơn, bạn tuyệt đối không nên sử dụng các loại đồ uống kể trên.
Các loại thức ăn gây sự tổn thương lên niêm mạc
Bí đỏ, mướp, rau muống, thịt lợn,thịt bò chứa nhiều gân…. là những dạng thức ăn khó tiêu hóa. Để dạ dày không phải chịu áp lực khi các chất này đi vào cơ thể để gây thêm nhiều các vết loét, bạn nên hạn chế tiêu thụ.
Việc không tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý sẽ càng tạo điều kiện để bệnh phát triển nặng hơn. Bài viết trên đã cung cấp đến bạn thông tin người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn uống gì tốt cho sức khỏe. Hy vọng bạn có thể ứng dụng trong việc chăm sóc sức khỏe của mình để bệnh không có cơ hội tiến triển nặng hơn.
Xem thêm: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Ở TRẺ EM-DẤU HIỆU-TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH NHẬN BIẾT
Tin mới nhất
- Viêm dạ dày cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, phòng ngừa
- Viêm vùng chậu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả
- Bật mí cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp hiệu quả
- Các loại nhũ hoa: Núm vú của bạn thuộc loại nào?
- 3 cách chữa bệnh ung thư đại tràng bằng Đông y hiệu quả nhất
- Những thực phẩm tốt cho dạ dày – Nên bổ sung mỗi ngày
- Ung thư bàng quang nên ăn gì và kiêng gì? 8 thực phẩm tốt cho người bệnh
- Thoái hóa khớp vai
- Nấm lim xanh chữa bệnh gan sự thật nấm lim xanh có tác dụng gì?
- Ăn gì để chống xuất tinh sớm? Những thực phẩm hiệu quả