Tiểu đường bị sụt cân – Nguyên nhân và cách khắc phục
Bệnh tiểu đường là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và diễn biến vô cùng phức tạp. Một trong những biến chứng thường gặp đó là sụt cân nhanh chóng. Vậy tại sao bị bệnh tiểu đường sụt cân? Làm thế nào để ngăn ngừa và phòng tránh những nguy hiểm do tiểu đường bị sụt cân gây ra?
Tiểu đường bị sụt cân là gì, có nguy hiểm không?
Tiểu đường là bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa glucose trong cơ thể. Bệnh xảy ra khi tuyến tụy không tự sản xuất được hoặc sản xuất quá ít hormone insulin, không đủ cho các hoạt động bình thường của cơ thể. Sự thiếu hụt hàm lượng insulin khiến lượng đường trong máu tăng cao, đến khi vượt quá ngưỡng hấp thụ của thận, lượng đường trong máu sẽ được đào thải qua đường nước tiểu.
Các triệu chứng thường gặp khi mới xuất hiện bệnh có thể là khát nước, đi tiểu nhiều, cơ thể mệt mỏi, uể oải và sụt cân nhanh trong thời gian ngắn. Bệnh lý tiểu đường gây giảm cân có thể gặp cả ở 2 loại tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Việc sụt cân mất kiểm soát sẽ làm cho cơ thể bị suy nhược, hệ miễn dịch kém, vận động khó khăn.
Về cơ bản, tiểu đường sụt cân không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, song nếu không điều trị tích cực và kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Rối loạn quá trình chuyển hóa carbohydrate trong cơ thể, suy thận, suy gan, biến chứng thần kinh, mắt, phù chân…
Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường sụt cân khiến cơ thể xanh xao, gầy guộc, ảnh hưởng đến vóc dáng, ngoại hình của bệnh nhân. Từ đó, gây ra tâm lý tự ti, dễ cáu gắt, ngại giao tiếp, chán nản, mệt mỏi,…Chính những tâm lý tiêu cực này cũng gây khó khăn trong quá trình điều trị, làm diễn biến căn bệnh ngày càng xấu đi.
Do đó, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu giảm cân không rõ lý do, bạn nên đi khám bác sĩ để có những lời khuyên đúng đắn nhất.
Bệnh tiểu đường bị sụt cân nguyên nhân gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị tiểu đường sụt cân, cụ thể như sau:
Bệnh tiểu đường sút cân do mất nước
Cơ thể chúng ta cũng giống như một cỗ máy, cần có năng lượng để hoạt động và nhiên liệu chính cho cơ thể chính là đường (glucose). Một trong những nguyên nhân gây giảm cân ở người mắc bệnh đái tháo đường là mất nhiều glucose qua đường nước tiểu.
Theo nghiên cứu, khát nước liên tục và đi tiểu nhiều lần là các triệu chứng bệnh tiểu đường bị sụt cân. Khi người bệnh thường xuyên đi tiểu và không uống đủ nước để thay thế dịch chất lỏng sẽ xảy ra tình trạng mất nước. Tần suất đi tiểu sẽ tăng lên nếu như bạn mắc bệnh tiểu đường. Bởi vì khi đó thận của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn để lọc lượng đường dư thừa đang tích tụ trong cơ thể. Hàm lượng glucose tăng cao kéo theo chất dịch từ mô. Mất glucose qua đường nước tiểu đồng nghĩa với việc cơ thể bạn cũng mất đi năng lượng dẫn đến giảm cân nhanh.
Đường trong máu cao
Đối với người bị bệnh tiểu đường, cơ thể không thể sản xuất ra insulin hoặc sản xuất không đủ để chuyển hóa đường từ thức ăn thành các chất cần thiết cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể. Chính vì vậy, nó buộc phải lấy năng lượng dự trữ ở các mô mỡ và các cơ để bù đắp. Lượng calo bị mất là nguyên nhân khiến bạn sụt cân nhanh chóng mặc dù bạn thường ăn nhiều.
Phá hủy cơ
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sự thiếu insulin sẽ dẫn tới giảm tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu hao. Bên cạnh đó, cơ bắp chiếm 36% trọng lượng trung bình của nữ giới và 45% trọng lượng nam giới, việc suy nhược cơ có thể dẫn đến việc giảm cân thông qua bệnh đái tháo đường.
Cường giáp
Những người bị bệnh tiểu đường có khả năng mắc bệnh cường giáp cao hơn những người bình thường. Đầu tiên, chúng ta cần chú ý rằng cường giáp là một hội chứng chứ không phải một bệnh riêng biệt. Và bệnh cường giáp là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormon tuyến giáp ( triiodothyronine và thyroxin ) dẫn tới triệu chứng tăng chuyển hóa quá mức gây tim đập nhanh, gầy sút cân..
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bị sụt cân
Với những người bị bệnh tiểu đường thì khả năng chữa khỏi là rất khó vì hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, nếu biết cách sinh hoạt, ăn uống và sử dụng các thuốc hỗ trợ thì sẽ giúp cải thiện bệnh, giảm được các nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Đối với bệnh tiểu đường bị sụt cân, người bệnh cần phải xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, điều độ. Mặc dù tình trạng thừa cân, béo phì là không tốt đối với bệnh nhân bị tiểu đường, tuy nhiên nếu người bệnh bị giảm cân, sụt cân nghiêm trọng cũng sẽ khiến cho bệnh khó kiểm soát hơn.
Do đó bạn cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bị sụt cân một cách hiệu quả tại nhà.
Thực đơn tăng cân cho người bị bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường bị sụt cân muốn tăng cân thì lượng calo nạp vào cơ thể phải lớn hơn lượng calo tiêu thụ. Do đó, bạn cần phải tuân thủ một vài nguyên tắc ăn uống như sau:
Chia thành nhiều bữa nhỏ: Ngoài việc ăn 3 bữa chính thì bạn tăng cường thêm 2-3 bữa phụ. Ăn các đồ ăn nhẹ, uống sữa, ăn trái cây ít đường như: Dâu tây, bơ, kiwi, dưa lê… Đồng thời bạn không nên uống nước ngay sát trước và sau khi ăn bởi điều này sẽ khiến bạn cảm thấy no hơn, giảm ham muốn ăn, tiêu thụ thức ăn.
Ăn nhiều thực phẩm giàu protein: Protein có tác dụng giúp duy trì cơ bắp, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Các loại thực phẩm giàu protein mà bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng như: Các loại đậu, trứng, thịt gà, thịt lợn (bỏ da), cá, trứng gà, sữa không đường…
Lựa chọn thực phẩm giàu carb tốt: Việc ăn các thực phẩm giàu carbs tốt và có chỉ số GI thấp sẽ giúp cơ thể duy trì được lượng đường trong máu ở mức ổn định kể cả khi bạn đang thực hiện theo kế hoạch tăng cân. Một số thực phẩm chứa giàu carbs được các chuyên gia khuyên dùng như:
- Các loại ngũ cốc: Gạo lứt, yến mạch, bánh mì đen, khoai lang,
- Các loại hạt chứa nhiều dinh dưỡng: Hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt chia, hạt lanh,…
- Các loại đậu: Đậu hà lan, đậu đỏ,…
- Quả mọng: Kiwi, việt quất, dưa lê, mâm xôi, bưởi, cam, quýt,…
Các loại rau màu xanh thẫm: Rau bina, súp lơ, rau muống, rau ngót, rau cải xoăn, rau chân vịt…
Các loại sữa: Sữa không đường, sữa chua, sữa tách béo, yakult…
Bổ sung chất béo không bão hòa: Cung cấp một lượng chất béo lành mạnh vào bữa ăn hằng ngày sẽ giúp bạn tăng cân mà không nạp vào lượng calo rỗng. Các loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa mà có lợi cho tim mạch là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường bao gồm:
- Dầu thực vật: Dầu oliu, dầu bơ, dầu mè, dầu đậu phộng…
- Quả bơ
- Các loại hạt: Hạt hạnh nhân, hạt óc chó,…
- Các loại cá: Cá thu, cá hồi, cá mòi,…
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn ở những bệnh nhân bị đái tháo đường, làm giảm lượng cholesterol trong máu, tốt cho tim mạch, tiêu hóa… Một số loại thực phẩm bạn nên sử dụng như: Lúa mạch, lúa mì, gạo lứt, các loại rau, củ, quả,…
Không ăn quá nhiều tinh bột: Mặc dù tinh bột giúp tăng cân hiệu quả nhưng chúng cũng gây tăng đường huyết một cách nhanh chóng. Do đó bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm trắng, bánh mì trắng, phở, miến,…
Luyện tập thể dục điều độ
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, việc tập thể dục mỗi ngày cũng đem lại hiệu quả cao trong quá trình tăng cân. Những bài tập chữa bệnh đái tháo đường sẽ giúp bạn khỏe cơ, tăng cơ, gây cảm giác thèm ăn, đồng thời giúp chuyển hóa lượng dinh dưỡng từ thức ăn thành cơ bắp.
Bài tập thể dục chữa tiểu đường tốt là bài tập hợp với thể trạng sức khỏe cũng như khả năng của bản thân nhưng bạn có thể tham khảo những môn thể thao như:
- Tập gym: Các công cụ, thiết bị máy móc tại phòng tập sẽ giúp bạn luyện tập dễ dàng hơn. Việc tập luyện cùng PT cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc để cùng bạn xây dựng những bài tập tốt nhất.
- Tập yoga, thiền: Bạn chỉ cần kiên trì dành 30 phút mỗi ngày để tập yoga và ngồi thiền sẽ thấy tinh thần được thư giãn, giảm căng thẳng stress.
- Các bài tập nhẹ nhàng khác như: Chạy bộ, đạp xe, nhảy dây, đi bộ, cầu lông,… cũng giúp rèn luyện sức khỏe của người bệnh một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, muốn đạt được kết quả tốt thì người bệnh nên kiên trì luyện tập, thực hành đều đặn mỗi ngày. Ngoài ra, việc đi ngủ đúng giờ, đủ giấc, sắp xếp thời gian làm việc và sinh hoạt hợp lý cũng rất quan trọng. Giúp cho cơ thể có thời gian nghỉ ngơi tái tạo năng lượng để người bệnh nhanh phục hồi.
Trên đây là những thông tin rất hữu ích về nguyên nhân và các lưu ý phòng ngừa về bệnh tiểu đường sụt cân. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó, mỗi chúng ta nên chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh một cách hiệu quả và tối ưu nhất.
Xem thêm: Đoạn chi: Hiểu để sống lạc quan hơn
Tin mới nhất
- Vật lý trị liệu vỗ rung lấy đờm cho trẻ sơ sinh
- Không cắt bao quy đầu có quan hệ, sinh con được không?
- Phác đồ điều trị gout cập nhật mới nhất từ Bộ Y tế
- Đái dắt (tiểu rắt) là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị
- Đau dạ dày nên làm gì để giảm đau nhanh nhất?
- Viêm gan do nhiễm độc
- Bệnh tiểu đường ăn được cam không: Xem ngay để biết!
- Bạch tạng
- Nổi hạch (sưng hạch)
- Cách chế biến nấm lim rừng và uống nấm lim bao lâu có hiệu quả
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn khổ qua được không?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Viên uống Adagrin – Công dụng, lưu ý và đánh giá chi tiết từ người dùng
- PHÒNG CHỐNG UNG THƯ Tại sao Cổ họng có mùi hôi tanh và cách trị an toàn nhất ngay tại nhà
- TIN TỨC UNG THƯ Chế độ ăn cho người viêm dạ dày để cải thiện tình trạng bệnh