Lạc nội mạc tử cung có mang thai, sinh con được không?
Lạc nội mạc tử cung có con được không hiện đang là nỗi băn khoăn của nhiều người bệnh, nhất là với chị em đang trong độ tuổi sinh sản. Mặc dù có nhiều quan điểm cho rằng, tình trạng lạc nội mạc tử cung là một trong số những nguyên nhân gây vô sinh – hiếm muộn. Tuy nhiên, người bệnh có thể điều trị và thực hiện các biện pháp thụ thai nhân tạo để mang thai.
Tình trạng vô sinh và ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung
Người ta thống kê được rằng, có đến một nửa số bệnh nhân mắc lạc nội mạc tử cung gặp khó khăn trong việc mang thai. Khi đó, tỷ lệ mang thai thành công còn phụ thuộc vào yếu tố như độ tuổi, mức độ lạc nội mạc và khả năng sinh sản của người chồng.
Có thể nói, khi được chẩn đoán mắc bệnh, mối bận tâm lớn nhất của nhiều người là liệu rằng lạc nội mạc tử cung có con được không. Tuy nhiên, không dễ để đưa ra một câu trả lời chính xác cho thắc mắc này. Chỉ có một vài nghiên cứu về hiện tượng vô sinh cho thấy, phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung thường có nguy cơ cao gấp 6 – 8 lần so với phụ nữ bình thường.
Bên cạnh đó, một số cặp đôi được chẩn đoán vô sinh nhưng không xác định rõ nguyên nhân. Bác sĩ cũng nghi ngờ rằng phụ nữ đang gặp phải chứng lạc nội mạc tử cung gây ra. Bởi, có đến khoảng 20% đến 25% người bệnh không có triệu chứng rõ ràng khiến cho việc thăm khám và chẩn đoán chậm trễ.
Bị lạc nội mạc tử cung có con theo cách tự nhiên được không?
Trường hợp bạn phát hiện mình mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, trước khi có ý định mang thai và sinh con nên tham khảo và nhận sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyên người bệnh thực hiện quan hệ bình thường và để mang thai tự nhiên trong 6 tháng.
Nếu không có kết quả như mong đợi, lúc này người bệnh sẽ phải đến gặp bác sĩ thuộc lĩnh vực hiếm muộn để có phương pháp điều trị phù hợp hơn. Ngoài ra, những phụ nữ mắc bệnh ở độ tuổi trên 35 thường có ít cơ hội mang thai tự nhiên. Với những đối tượng này, cần phải thực hiện các biện pháp can thiệp nếu muốn mang thai.
Cơn đau khi bị lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng gì tới khả năng sinh sản?
Các cơn đau do lạc nội mạc tử cung tuy không ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng hay thụ thai, nhưng nó gây ra một số vấn đề cản trở việc quan hệ tình dục của nam và nữ. Tùy theo vị trí nội mạc bám vào bên trong cơ quan sinh sản mà cơn đau cũng có mức độ khác nhau.
Vì thế, bệnh nhân đau nhiều không có nghĩa sẽ không thể có con so với những trường hợp đau ít. Bên cạnh đó, thông thường để điều trị bệnh, người bệnh phải can thiệp sử dụng thuốc tránh thai. Do đó, để có con thì bắt buộc người bệnh phải ngưng sử dụng thuốc.
Đối với những bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung ở mức độ trung bình đến nặng. Khi đó, người bệnh có thể phải sử dụng biện pháp can thiệp xâm lấn để loại bỏ các tổn thương, nang lạc nội mạc. Biện pháp này có hiệu quả nhanh, giúp người bệnh giảm đau. Tuy nhiên, nếu can thiệp lặp lại quá nhiều lần có thể gây ra mô sẹo và làm tăng khả năng vô sinh cho phụ nữ.
Ngoài ra, nếu những bệnh nhân phát hiện bệnh muộn, những tổn thương bên trong tử cung và buồng trứng đã khá nặng. Khi đó, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật cắt một phần buồng trứng. Chính vì điều này mà khả năng sinh sản của phụ nữ bị giảm sút trong tương lai.
Mặc dù vậy, biện pháp phẫu thuật không phải là biện pháp tối ưu để điều trị chứng lạc nội mạc tử cung. Bởi, sau khi áp dụng, những cơn đau hoàn toàn có thể quay trở lại. Do đó, trước khi tiến hành, người bệnh nên thảo luận thật kỹ với bác sĩ chuyên khoa, cũng như bày tỏ nguyện vọng sinh con để được tư vấn phương án điều trị hợp lý.
Nguy cơ gây vô sinh khi bị lạc nội mạc tử cung
Có thể nói, cho đến hiện nay, vấn đề lạc nội mạc tử cung có liên quan đến khả năng sinh sản của nữ giới vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào. Bởi, mặc dù tình trạng nội mạc di chuyển ra ngoài tử cung, tạo thành các u nang buồng trứng hay mô sẹo khiến ống dẫn trứng rơi vào trạng thái tắc nghẽn. Tuy nhiên nguyên nhân gây vô sinh vẫn chưa thật sự rõ ràng.
Ngoài ra, một số đối tượng người bệnh mắc lạc nội mạc tử cung nhưng không có u lạc hoặc hiện tượng ống dẫn trứng tắc nghẽn nhưng vẫn gặp phải tình trạng hiếm muộn – chậm có con. Để lý giải vấn đề này, một số giả thuyết được đưa ra như:
Có sự biến dạng cơ quan sinh sản hoặc tắc nghẽn
Những tổn thương do lạc nội mạc tử cung gây ra có thể để lại mô sẹo (mô dính). Các mô sẹo này sẽ gây cản trở cho hoạt động của cơ quan sinh sản. Đặc biệt là tình trạng làm tắc nghẽn ống dẫn trứng, khiến trứng và tinh trùng khó gặp được nhau.
Gây nên tình trạng viêm diện rộng
Viêm nhiễm gia tăng khiến cho phụ nữ mắc lạc nội mạc tử cung khó có khả năng sinh con so với những người phụ nữ bình thường khác. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho vấn đề: “Liệu lạc nội mạc tử cung gây viêm hay viêm nhiễm khiến lạc nội mạc tử cung?”.
Phôi thai khó làm tổ trong tử cung
Trên thực tế, lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô nội mạc di chuyển ra bên ngoài khu vực tử cung. Tuy nhiên, chúng vẫn có khả năng gây hại cho chính bên trong tử cung. Do điều này mà tỷ lệ phôi thai làm tổ trên thành tử cung thành công thấp hơn. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể xuất hiện do chất lượng trứng kém.
Một số nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung khi sử dụng trứng được hiến thụ tinh trong ống nghiệm có tỷ lệ làm tổ thành công cao giống như các phụ nữ khỏe mạnh khác.
Suy giảm chất lượng trứng
Phụ nữ khi mắc căn bệnh này đôi khi phải đối mặt với tình trạng suy giảm chất lượng trứng. Ngoài ra, nếu thụ thai thành công, phôi thai cũng sẽ có tốc độ phát triển chậm hơn mức trung bình.
Đặc biệt, trường hợp phụ nữ hiến trứng bị lạc nội mạc tử cung, khi tiến hành thụ tinh cho những phụ nữ hiếm muộn, không mắc bệnh thì khả năng làm tổ phôi thai không cao.
Nguy cơ vô sinh theo các giai đoạn lạc nội mạc tử cung
Thông qua thăm khám, các bác sĩ có thể đề cập đến các giai đoạn của chứng lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, để phân theo các giai đoạn, bác sĩ sẽ xem xét vị trí, số lượng cũng như độ sâu của các mô nội mạc đi lạc trong quá trình tiến hành phẫu thuật.
Thông thường, bệnh có 4 giai đoạn được đánh giá theo các mức độ từ nhẹ tới nghiêm trọng. Theo đó, những bệnh nhân mắc bệnh phát hiện ở giai đoạn 1 – 2 sẽ có khả năng sinh con cao hơn những bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn 3 – 4.
Việc đưa ra chẩn đoán về giai đoạn bệnh sẽ giúp bác sĩ lựa chọn phương án điều trị phù hợp. Chẳng hạn, phụ nữ khi mắc bệnh ở giai đoạn 2 vẫn có khả năng thụ thai theo phương pháp tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn 3, khi đó người bệnh cần tiến hành phương pháp thụ tinh ống nghiệm nếu muốn mang thai.
Mặc dù vậy, việc thành công của các biện pháp điều trị sinh sản không hẳn phụ thuộc hoàn toàn vào giai đoạn lạc nội mạc tử cung. Theo đó, ở giai đoạn 2, nhiều người vẫn trải qua nhiều lần thất bại khi thụ tinh trong ống nghiệm. Trong khi ở giai đoạn cuối lạc nội mạc tử cung, bệnh nhân lại có thể thành công ngay từ lần điều trị đầu tiên.
Lạc nội mạc tử cung làm thế nào để mang thai, sinh con?
Lạc nội mạc tử cung có con được không? Thắc mắc này trở thành nỗi lo lắng và băn khoăn của rất nhiều người, trong đó đặc biệt là những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Để điều trị bệnh cũng như giảm thiểu thấp nhất nguy cơ vô sinh do tình trạng nội mạc đi lạc gây ra còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Tuổi, giai đoạn bệnh, các nguy cơ vô sinh kèm theo (nếu có), chi phí và lựa chọn cá nhân.
Dưới đây là một số phương pháp thụ thai cho các bệnh nhân mắc phải chứng lạc nội mạc tử cung:
Phương pháp IUI – Bơm tinh trùng vào buồng tử cung
Thông thường, bệnh nhân mắc chứng lạc nội mạc tử cung sẽ ít được chỉ định sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản. Bởi, chúng đa phần có hiệu quả cải thiện khá thấp. Thay vào đó, người ta sẽ sử dụng thuốc clomid và làm IUI trước tiên, nhằm giảm nguy cơ đa thai hoặc hội chứng quá kích buồng trứng.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy, mức độ thành công đối với phụ nữ bị vô sinh không xác định được nguyên nhân hoặc người đã thực hiện giải phẫu lạc nội mạc tử cung là 9,5% (trên mỗi chu kỳ). Những trường hợp này đều sử dụng phương pháp IUI kết hợp với thuốc clomid. Số còn lại lựa chọn phương pháp mang thai tự nhiên, tỷ lệ thành công chỉ dừng lại ở ngưỡng 3,3%.
Phương pháp IVF – Thụ tinh trong ống nghiệm
Trường hợp phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung trải qua phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung kết hợp thuốc hỗ trợ nhưng không mang thai. Khi đó, biện pháp IVF có thể được tiến hành. Có thể nói, đây là phương pháp hiệu quả nhất về tổng thể cho đến hiện nay.
Tuy nhiên, người bệnh phải bỏ ra một khoản chi phí khá đắt đỏ để thực hiện phương pháp này. Dựa vào hoàn cảnh thực tế, nhiều người sẽ được khuyến cáo bỏ qua phương pháp IUI ngay từ đầu và thực hiện IVF thay thế để có khả năng mang thai cao hơn. Theo đó, một số yếu tố quyết định như:
- Bệnh nhân đã trên 35 tuổi.
- Tình trạng lạc nội mạc tử cung ở giai đoạn 3 – 4.
- Người có điều kiện để chi trả chi phí thụ tinh trong ống nghiệm cũng như các biện pháp xâm lấn khác.
- Gặp nhiều vấn đề về tinh trùng hoặc trứng khiến nguy cơ vô sinh cao.
Các nghiên cứu thống kê được, phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm có tỷ lệ thành công là 22,2%. Tỷ lệ này thấp hơn so với những người phụ nữ có sức khỏe bình thường khác.
Phương pháp này không khiến phụ nữ gặp phải đau đớn quá nhiều. Tuy nhiên, do nhiều bất cập về tài chính nên thực tế đây vẫn chưa phải là sự lựa chọn tối ưu cho các cặp vợ chồng.
Một số lưu ý khi bị lạc nội mạc tử cung để cải thiện khả năng thụ thai
Có thể nói, cho đến hiện nay, chưa có phương pháp nào đảm bảo được phần trăm tuyệt đối cơ hội mang thai cho đối tượng bị lạc nội mạc tử cung. Thế nhưng, như đã đề cập ở trên, một vài biện pháp thụ thai sẽ được áp dụng để đáp ứng nhu cầu sinh con của người bệnh.
Ngoài ra, để tăng khả năng thành công, chị em phụ nữ cũng nên lưu ý về chế độ sinh hoạt, ăn uống và giữ một tinh thần thoải mái. Cụ thể như sau:
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không nên để thừa cân, béo phì hoặc sụt cân quá mức khiến cơ thể không cân đối. Điều này có thể là một trong các yếu tố làm tỷ lệ thụ thai thất bại, cũng như tăng nguy cơ lạc nội mạc trở nên nặng nề.
- Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng. Ưu tiên ăn thực phẩm sạch, tươi như rau xanh, trái cây, hạt ngũ cốc, protein từ thịt trắng,…Tránh ăn thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ, tránh uống đồ uống chứa cồn, chất kích thích,…
- Luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày. Lựa chọn bộ môn phù hợp với thể trạng và sức khỏe. Không nên quá lạm dụng, nghỉ ngơi khi thấy cơ thể mệt mỏi.
- Làm việc và sắp xếp thời gian rảnh hợp lý. Tránh để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, stress kéo dài khiến cho hormone bên trong cơ thể bị ảnh hưởng. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến suy giảm khả năng thụ thai.
- Giữ tinh thần lạc quan là một trong những biện pháp hữu hiệu cải thiện những vấn đề sức khỏe mà không phải ai cũng thực hiện được. Đặc biệt, phụ nữ khi muốn sinh con, không nên quá gò ép và áp đặt bản thân quá mức, để tâm lý thoải mái, thư giãn sẽ giúp cơ hội mang thai đến tự nhiên hơn.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được các vấn đề xoay quanh câu hỏi: “Lạc nội mạc tử cung có con được không?”. Để phòng tránh các nguy cơ cũng như tăng khả năng mang thai cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, khi thấy biểu hiện bất thường của cơ thể người bệnh nên sớm thăm khám. Bên cạnh đó, phụ nữ nên bày tỏ và thảo luận về nguyện vọng sinh con với bác sĩ để có phương án điều trị cho phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Các thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung hiện nay
- Cách điều trị lạc nội mạc tử cung bằng đông y
- Mổ u lạc nội mạc tử cung khi nào? Điều cần biết
Xem thêm: Không phải nhân sâm, đây mới là món giúp bạn sống lâu
Tin mới nhất
- Cách giảm triệu chứng mãn kinh để bạn đỡ mệt mỏi
- Xuất tinh sớm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh
- Dị ứng thuốc: Triệu chứng và các phương pháp điều trị
- Top thực phẩm phòng chống ung thư | VTC
- Top 7 loại thuốc cường dương của Đức hiệu quả nhất hiện nay
- Hạt thông không những ăn được mà còn làm thức uống!
- Tiểu đường sau sinh: Dấu hiệu và cách điều trị phù hợp nhất
- Mẹo chữa mề đay bằng mướp đắng theo kinh nghiệm dân gian
- Đau khớp vai nên uống thuốc gì? Chuyên gia giải đáp
- Xét nghiệm đái tháo đường: Vì sao cần thực hiện?