Bà bầu ho có đờm đặc – Cách trị an toàn, hiệu quả

Bà bầu bị ho có đờm đặc kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số cách điều trị an toàn, hiệu quả chị em nên bỏ túi để đối phó với tình trạng ho có đờm trong thai kỳ.

Triệu chứng ho có đờm đặc ở bà bầu

Ho là phản xạ bình thường của cơ thể để đẩy đờm, bụi bẩn, dị vật hay các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào đường hô hấp. Thông thường, đờm sẽ được sinh ra khi đường thở bị kích ứng hoặc bị viêm nhiễm được gọi chung là chất xuất tiết. Khi không được đào thải kịp thời, đờm sẽ tồn đọng trong cổ họng hoặc các phế nang khiến cho bà bầu bị ho có đờm. 

Ho có đờm đặc là một vấn đề ở đường hô hấp rất nhiều mẹ bầu gặp phải

Nếu bà bầu để tình trạng ho có đờm kéo dài quá 3 tuần sẽ trở thành bệnh mãn tính. Hiện tượng này thường xuất hiện kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác như:

  • Sốt
  • Chán ăn
  • Buồn nôn và môn ói
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Nghẹt mũi
  • Chảy nhiều nước mũi
  • Đau họng
  • Nhức đầu…

Nguyên nhân khiến bà bầu ho có đờm đặc

Phụ nữ mang thai có thể bị ho có đờm đặc vì một trong các nguyên nhân dưới đây:

  • Rối loạn nội tiết tố

Sự thay đổi hormone estrogen trong thai kỳ khiến cơ thể sản sinh nhiều đàm nhầy ở đường hô hấp. Chất nhầy cản trở đường lưu thông của không khí khiến bà bầu khó thở và kích thích các cơ co thắt trong cổ họng dẫn đến ho. Đây xác định là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng ho có đờm đặc ở bà bầu.

  • Suy giảm hệ miễn dịch

Hiện tượng thay đổi hormone trong thời gian mang bầu cũng khiến chị em bị suy giảm sức đề kháng. Lúc này hệ miễn dịch sẽ hoạt động kém hiệu quả trong việc ngăn chặn các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời cơ thể của bà bầu cũng trở nên nhạy cảm hơn khi có sự thay đổi của thời tiết nên dễ bị ho có đờm hơn so với những người phụ nữ bình thường.

  • Bà bầu bị ho có đờm do dị ứng

Một số bà bầu có cơ địa phản ứng quá mẫn với thực phẩm, khói thuốc lá, phấn hoa hay các yếu tố dị nguyên từ bên ngoài môi trường. Điều này có thể khiến hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ và giải phóng nhiều histamin gây ra phản ứng dị ứng ở đường thở, từ đó dẫn đến viêm, làm tăng tiết đờm, ho và các cơn ngứa ở cổ họng.

  • Do bị nhiễm trùng đường hô hấp

Một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi hay viêm mũi xoang… có thể khiến bà bầu bị ho có đờm đặc. Kèm theo dấu hiệu này, mẹ bầu còn có thể bị sốt, mệt mỏi trong người, chán ăn, khó thở, khó nuốt, dễ nôn ói khi ăn.

  • Cảm lạnh:

Bệnh cảm lạnh cũng gây ho có đờm ở bà bầu. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do virus gây ra.

Bệnh cảm lạnh trước tiên gây viêm mũi họng, đau và ngứa rát ở cổ họng, sau đó là hiện tượng tăng tiết dịch nhầy ở đường hô hấp trên và dưới. Ban đầu, đờm nhầy trong, lỏng nhưng khi bệnh tiến triển nặng, chất nhầy trở nên đặc hơn và trở nên đục, có màu vàng hoặc màu xanh lá cây. Kèm theo đó, bà bầu có thể bị ho kéo dài lên đến hơn 3 tuần nếu không được điều trị tốt.

  • Do các vấn đề ở phổi:

Bên cạnh các nguyên nhân trên, bà bầu bị do có đờm còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý ở phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lao phổi hay ung thư phổi. Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm phụ nữ mang thai nên thận trọng.

Bà bầu bị ho có đờm đặc có nguy hiểm cho thai nhi không?

Đây dường như là vấn đề được các mẹ quan tâm nhất. Việc bị bệnh trong thai kỳ là điều bất cứ mẹ nào c
ũng không mong đợi, tình trạng ho có đờm cũng không ngoại lệ bởi bất cứ vấn đề về sức khỏe nào ở mẹ bầu cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé trong bụng.

Bà bầu bị ho có đờm đặc kéo dài không chỉ gây suy giảm sức khỏe mà còn ảnh hưởng không tốt đến thai nhi

Khi bị ho có đờm kéo dài, các cơn co thắt xảy ra thường xuyên khiến mẹ bị đau tức vùng ngực, đau họng, mệt mỏi, khó nuốt. Điều này có thể khiến bà bầu chán ăn, mất ngủ, suy kiệt sức khỏe, không dung nạp được đầy đủ dưỡng chất để thai nhi phát triển nên em bé sinh ra dễ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân.

Nghiêm trọng hơn, các cơn co thắt ở tử cung có thể xảy ra khi bà bầu bị ho có đờm nặng, kéo dài. Hậu quả là bà bầu có nguy cơ cao bị động thai, xảy thai, sinh non. Cùng với đó, nếu ho đờm xảy ra do nhiễm trùng mà không được điều trị kịp thời cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không tốt cho thai kỳ.

Chính vì vậy, khi bị ho có đờm đặc, bà bầu không nên chủ quan để tình trạng này kéo dài. Cần đi khám bác sĩ và có biện pháp can thiệp ngay để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Cách điều trị an toàn cho bà bầu ho có đờm đặc

Để khắc phục tình trạng ho có đờm, thay vì sử dụng các loại thuốc tân dược ẩn chứa nhiều tác dụng phụ, bà bầu được khuyến khích nên áp dụng một số mẹo tự nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và em bé trong bụng. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích để mẹ bầu tham khảo.

1. Chữa ho có đờm cho bà bầu bằng mật ong

Mật ong được xem là phương thuốc giảm ho, tiêu đờm tự nhiên an toàn nhất cho bà bầu. Nguyên liệu này có đặc tính sát khuẩn tự nhiên nên sẽ giúp làm sạch cổ họng, hỗ trợ tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, thành phần đường tự nhiên cùng các vitamin E, C trong mật ong còn có tác dụng làm dịu kích ứng trong đường thở, giảm sưng, chống viêm và cải thiện sức đề kháng cho bà bầu.

  • Cách 1: Dùng mật ong nguyên chất

Mỗi khi lên cơn ho, bà bầu hãy lấy 1 thìa cà phê mật ong ngậm trong miệng và từ từ nuốt từng ít một xuống cổ họng. Thực hiện 3 – 4 lần trong ngày cơn ho đờm sẽ được xoa dịu đáng kể.

  • Cách 2: Mật ong hấp với quất

Quất hay tắc chứa rất nhiều vitamin C và tinh dầu có đặc tính sát khuẩn tốt. Để trị ho có đờm đặc hiệu quả hơn, mỗi ngày bà bầu có thể lấy 5 quả quất xanh bổ đôi, cho vào chén cùng với mật ong và đem hấp cách thủy. 

Chia hỗn hợp làm 3 lần dùng. Mỗi lần uống 2 thìa cà phê nước mật ong và quất. Nên nhai nuốt cả xác bởi phần này cũng có dược tính tốt.

2. Uống trà hoa cúc giảm ho có đờm ở bà bầu

Hoa cúc là dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, giảm ho. Nguyên liệu này thường được sử dụng pha trà uống hàng ngày để trị ho cho bà bầu, trẻ em hay bất cứ đối tượng nào đều cho tác dụng tích cực.

Trà hoa cúc được xem là phương thuốc tự nhiên trị ho có đờm đặc cho bà bầu an toàn

Cách sử dụng:

  • Lấy 2 – 3 thìa bông hoa cúc khô bỏ vào ấm pha trà 
  • Đun nước sôi rồi đổ vào ấm, đậy nắp kín lại
  • Chờ khoảng 20 phút có thể rót trà ra uống
  • Nếu trong nhà có sẵn mật ong, bà bầu có thể thêm vào khoảng 2 thì cà phê. Mật ong vừa làm tăng hương vị thơm ngon cho món trà, vừa giúp bà bầu trị bệnh hiệu quả hơn.

3. Uống nhiều nước ấm cũng giúp bà bầu giảm ho có đờm đặc

Cơ thể bị thiếu nước sẽ khiến cổ họng bị khô và làm tăng hiện tượng tiết đờm. Chính vì vậy, khi bị ho có đờm đặc, bà bầu nên chú ý uống nhiều nước hơn so với ngày thường. Đây chính là cách đơn giản để xoa dịu cơn ho và làm loãng đờm bám dính trong thành họng.

Tốt nhất, bà bầu nên ưu tiên sử dụng nước ấm được đun sôi để nguội. Có thể thay thế một phần bằng nước trái cây, rau củ để bổ sung thêm vitamin cho cơ thể có sức đề kháng tốt hơn.

Tuyệt đối tránh uống nước lạnh, nước ngọt có ga hay các thức uống có tính kích thích như cà phê, chè đặc.

4. Mát xa lòng bàn chân bằng tinh dầu khuynh diệp

Khu vực lõm ở gan lòng bàn chân là nơi chứa huyệt dũng tuyền. Sử dụng dầu nóng mát xay, day ấn huyệt này đúng cách đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu như:

  • Giải độc
  • Nâng cao chức năng thận
  • Giữ ấm cho toàn bộ cơ thể
  • Kích thích lưu thông máu
  • Chống mệt mỏi
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ
  • Làm giảm cơn ho có đờm dai dẳng ở mẹ bầu

Với cách này, bà bầu bị ho có đờm đặc nên duy trì thực hiện vào mỗi tối. Trước tiên nên ngâm chân vào nước ấm để làm nóng huyệt. Sau đó, thấm khô chân, thoa một chút dầu khuynh diệp vào vị trí huyệt dũng tuyền và mát xa nhẹ nhàng vài phút. Sử dụng ngón tay cái day ấn vào huyệt cho đến khi có cảm giác lòng bàn chân tê ran thì ngưng. Lặp lại tương tự cho bên chân còn lại, sau vài ngày sẽ thấy tình trạng ho đờm được cải thiện đáng kể.

5. Điều trị ho có đờm cho bà bầu an toàn bằng tỏi

Chiết xuất từ tỏi
chứa nhiều allicin. Chất này hoạt động tương tự nhiên một loại kháng sinh, vừa giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp cho bà bầu, vừa có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn tác hại của các gốc tự do tới niêm mạc cổ họng, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Sử dụng tỏi đúng cách sẽ giúp mẹ bầu giảm ho đờm một cách tự nhiên mà không phải lo ngại về tác dụng phụ.

  • Cách 1: Kết hợp tỏi với mật ong

Lấy 1 củ tỏi lột sạch vỏ, đem giã nát. Thêm vào 15ml mật ong, trộn đều lên rồi cho hỗn hợp vào nồi nước đang sôi hấp cách thủy. Chắt nước uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 5 ml.

  • Cách 2: Dùng tỏi nướng

 Tỏi được đem bọc vào trong giấy bạc hoặc nướng trực tiếp trên than cho chín. Sau đó, bạn tách bỏ hết lớp vỏ bên ngoài, giã nát, hòa chung với một ít nước ấm để uống. Đều đặn sử dụng tỏi nướng mỗi ngày 2 lần cho đến khi cơn ho đờm chấm dứt hoàn toàn.

6. Bài thuốc từ nghệ cho bà bầu ho có đờm đặc

Cuối cùng, một mẹo trị bệnh tự nhiên mà bà bầu bị ho có đờm không nên bỏ quá đó chính là dùng củ nghệ. Với thành phần phong phú curcumin, nghệ có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh. Nó giúp làm lành tổn thương do viêm nhiễm trong đường thở, giảm tiết đàm và phản xạ ho ở bà bầu.

Cách sử dụng như sau:

  • Lấy 1 củ nghệ tươi giã nát. Sau đó pha thêm vào 3 thìa nước đun sôi để nguội và lọc qua rây lấy nước nghệ uống.
  • Hoặc nếu trong nhà không có sẵn nghệ tươi, bà bầu có thể lấy 1 thìa cà phê bột nghệ pha chung với sữa hoặc nước ấm uống mỗi ngày 2 lần. Khi uống nên nhấm nháp từ từ từng ít một để tinh chất nghệ thấm sâu vào khu vực bị tổn thương và phát huy được hiệu quả tối ưu nhất.

Khi nào bà bầu bị ho có đờm nên dùng thuốc điều trị?

Sử dụng thuốc tân dược là điều tối kỵ đối ở phụ nữ mang thai bởi không ít các loại thuốc đều có thể gây ra tác dụng phụ xấu cho mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy, bà bầu chỉ nên nghĩ đến việc sử dụng thuốc khi cần thiết, chẳng hạn như:

  • Bị ho có đờm đặc lâu ngày không khỏi
  • Ho nhiều dẫn đến mệt mỏi, ăn ngủ kém
  • Ho đờm kèm theo sốt cao, nôn ói nhiều
  • Đã áp dụng các mẹo tự nhiên nhưng không có hiệu quả

Trong trường hợp này, trước tiên chị em nên tới bệnh viện khám để xin ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Sau khi thăm khám kỹ càng, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân, triệu chứng và tình trạng sức khỏe của từng người để chỉ định một số loại thuốc an toàn, có thể dùng được cho bà bầu ho có đờm đặc.

Bạn cần biết

  • Bị ho có đờm nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?
  • Ích phế Nam – Giải pháp vàng trị ho có đờm tại nhà
  • Trị ngứa cổ ho có đờm kéo dài bằng những mẹo đơn giản

Xem thêm: Đi tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì? 8 căn bệnh bạn không ngờ tới

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!