Bổ sung axit folic cho bà bầu để đề phòng dị tật cho con
Bạn đang mang thai và cần tìm hiểu về axit folic cho bà bầu? Axit folic rất cần thiết trong thai kỳ, nên bạn cần bổ sung đầy đủ vi chất này trong thai kỳ.
Bạn đang mang thai và cần tìm hiểu về axit folic cho bà bầu? Axit folic rất cần thiết trong thai kỳ, nên bạn cần bổ sung đầy đủ vi chất này trong thai kỳ.
Ngày nay số trẻ em sinh ra mắc dị tật bẩm sinh ngày càng nhiều. Rất nhiều bà mẹ hoang mang không biết lý do tại sao đứa con yêu lại mang những dị tật bẩm sinh dù bản thân đã thực hiện chế độ ăn uống hết sức dinh dưỡng và đầy đủ.
Một thực tế đáng buồn là rất hiếm ai biết rằng tác nhân chính gây nên các dị tật bẩm sinh chính là sự thiếu hụt axit folic ở mẹ bầu. Vậy axit folic là gì? Tại sao nó lại đóng vai trò quan trọng như vậy? Làm thế nào để hạn chế được những dị tật nêu trên? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để có câu trả lời bạn nhé!
Giải đáp Axit folic là gì và bổ sung dưỡng chất này cho bà bầu có lợi ra sao
Axit folic là một trong những vitamin nhóm B (vitamin B9) và là một phần rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của mọi người. Dưỡng chất này giúp các tế bào tăng trưởng và phát triển. Hơn hết, axit folic cũng đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trước và sau thai kỳ.
Hiện nay, các nhà sản xuất thường thêm axit folic vào trong các loại thức ăn như ngũ cốc, bột mì, bánh mì, mì ống, nguyên liệu làm bánh, bánh quy, bánh cookie. Ngoài ra, còn một số thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu khác bao gồm:
- Các loại rau như rau chân vịt, bông cải, rau diếp cá, đậu bắp, măng tây cùng các loại hạt như đậu khô, đậu hà lan hay men, nấm;
- Trái cây như chuối, dưa gang, chanh, nước ép cam;
- Gan và thận bò.
Axit folic hỗ trợ và đảm bảo não bộ và tủy sống của bé phát triển khỏe mạnh. Thậm chí ngay trước khi bạn biết rằng mình đang mang thai, não và tủy sống của bé đã được hình thành trong tử cung. Việc bổ sung đủ lượng axit folic cho bà bầu trong 3 tháng đầu sẽ giúp thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh. Ngoài ra, axit này có thể giúp bạn và bé hạn chế những nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe có thể xảy ra. Uống axit folic vào đúng thời điểm và đủ liều sẽ làm giảm 72% nguy cơ gặp phải các biến chứng khi mang thai.
Tác dụng của axit folic tới thai nhi và mẹ bầu
1. Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh
Axit folic cho bà bầu giúp ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng ảnh hưởng đến não và tủy sống. Các khuyết tật này có thể bao gồm những khiếm khuyết ở ống thần kinh (NTDs), chẳng hạn như nứt đốt sống và sinh ra thiếu một phần não bộ.
2. Phòng tránh bệnh thiếu máu
Axit folic đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp các tế bào máu cho cơ thể, chúng giúp tạo ra các tế bào mới, bao gồm hồng cầu. Thai phụ nếu thiếu lượng lớn axit folic sẽ có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, dễ mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai.
Trẻ khi sinh ra cũng dễ mắc các bệnh tim mạch, hở hàm ếch nếu mẹ thiếu axit folic nghiêm trọng. Chính vì thế, việc bổ sung đầy đủ axit folic sẽ giúp ngăn được tình trạng thiếu máu dẫn đến những hiện tượng trên. Tuy nhiên, cơ thể không tích trữ nhiều axit folic nên bạn hãy sử dụng kèm những thực phẩm chức năng giúp bổ sung axit folic cho cả bản thân và thai nhi.
Ngày nay số trẻ em sinh ra mắc dị tật bẩm sinh ngày càng nhiều. Rất nhiều bà mẹ hoang mang không biết lý do tại sao đứa con yêu lại mang những dị tật bẩm sinh dù bản thân đã thực hiện chế độ ăn uống hết sức dinh dưỡng và đầy đủ.
Một thực tế đáng buồn là rất hiếm ai biết rằng tác nhân chính gây nên các dị tật bẩm sinh chính là sự thiếu hụt axit folic ở mẹ bầu. Vậy axit folic là gì? Tại sao nó lại đóng vai trò quan trọng như vậy? Làm thế nào để hạn chế được những dị tật nêu trên? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để có câu trả lời bạn nhé!
Giải đáp Axit folic là gì và bổ sung dưỡng chất này cho bà bầu có lợi ra sao
Axit folic là một trong những vitamin nhóm B (vitamin B9) và là một phần rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của mọi người. Dưỡng chất này giúp các tế bào tăng trưởng và phát triển. Hơn hết, axit folic cũng đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trước và sau thai kỳ.
Hiện nay, các nhà sản xuất thường thêm axit folic vào trong các loại thức ăn như ngũ cốc, bột mì, bánh mì, mì ống, nguyên liệu làm bánh, bánh quy, bánh cookie. Ngoài ra, còn một số thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu khác bao gồm:
- Các loại rau như rau chân vịt, bông cải, rau diếp cá, đậu bắp, măng tây cùng các loại hạt như đậu khô, đậu hà lan hay men, nấm;
- Trái cây như chuối, dưa gang, chanh, nước ép cam;
- Gan và thận bò.
Axit folic hỗ trợ và đảm bảo não bộ và tủy sống của bé phát triển khỏe mạnh. Thậm chí ngay trước khi bạn biết rằng mình đang mang thai, não và tủy sống của bé đã được hình thành trong tử cung. Việc bổ sung đủ lượng axit folic cho bà bầu trong 3 tháng đầu sẽ giúp thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh. Ngoài ra, axit này có thể giúp bạn và bé hạn chế những nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe có thể xảy ra. Uống axit folic vào đúng thời điểm và đủ liều sẽ làm giảm 72% nguy cơ gặp phải các biến chứng khi mang thai.
Tác dụng của axit folic tới thai nhi và mẹ bầu
1. Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh
Axit folic cho bà bầu giúp ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng ảnh hưởng đến não và tủy sống. Các khuyết tật này có thể bao gồm những khiếm khuyết ở ống thần kinh (NTDs), chẳng hạn như nứt đốt sống và sinh ra thiếu một phần não bộ.
2. Phòng tránh bệnh thiếu máu
Axit folic đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp các tế bào máu cho cơ thể, chúng giúp tạo ra các tế bào mới, bao gồm hồng cầu. Thai phụ nếu thiếu lượng lớn axit folic sẽ có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, dễ mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai.
Trẻ khi sinh ra cũng dễ mắc các bệnh tim mạch, hở hàm ếch nếu mẹ thiếu axit folic nghiêm trọng. Chính vì thế, việc bổ sung đầy đủ axit folic sẽ giúp ngăn được tình trạng thiếu máu dẫn đến những hiện tượng trên. Tuy nhiên, cơ thể không tích trữ nhiều axit folic nên bạn hãy sử dụng kèm những thực phẩm chức năng giúp bổ sung axit folic cho cả bản thân và thai nhi.
3. Giảm nguy cơ ung thư
Điều tra cho thấy, axit folic có thể giảm một tỷ lệ nhỏ nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ung thư, ví dụ như bệnh ung thư vú.
Một số người sử dụng axit folic để ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết hoặc ung thư cổ tử cung. Nó được dùng để ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ cũng như giảm mức độ hóa chất trong máu (tan huyết tố). Tuy nhiên, những giả thuyết này đang gặp phải rất nhiều tranh luận và chưa thể đưa ra được kết luận chính xác.
4. Ngăn chặn một số bệnh lý khác
Axit folic còn được sử dụng cho chứng mất trí nhớ, bệnh mất trí, nghe kém do tuổi tác, giảm dấu hiệu lão hóa, xương yếu (loãng xương), chân bồn chồn, khó ngủ, trầm cảm, đau thần kinh, đau cơ bắp, AIDS, bệnh bạch biến ở trẻ em và hội chứng Fragile-X.
Tác dụng của axit folic đối với trẻ em
1. Khả năng ngôn ngữ của trẻ
Axit folic có rất nhiều lợi ích cho mẹ và thai nhi bởi nó tác động đến sự phát triển trí não và phòng tránh khỏi những nguy cơ khuyết tật ống thần kinh (NTD – Neural Tube Defects) ở trẻ.
Trong một nghiên cứu năm 2011, khi so sánh giữa các bà mẹ có sử dụng và các bà mẹ không sử dụng axit folic người ta nhận thấy rằng, các bà mẹ sử dụng axit folic trong khoảng 4 tuần trước khi mang thai giảm thiểu nguy cơ sinh con bị chậm phát triển ngôn ngữ.
Mặc dù các mẹ vẫn bổ sung đồng thời các chất khác nhưng axit folic vẫn đóng vai trò to lớn trong việc giảm nguy cơ trẻ phát triển chậm trong kỹ năng ngôn ngữ.
2. Sức khỏe trẻ nhỏ
Axit folic còn có khả năng giúp ngăn chặn những dị tật về não và tủy sống, chủ yếu là dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Trong trường hợp nặng nhất trẻ có thể mắc anencephaly – một dị tật bẩm sinh khiến trẻ sinh không có não và hộp sọ. Những trẻ gặp phải bệnh này thường khó sống lâu. Bên cạnh đó, trẻ cũng có khả năng mắc spina bifida – tật nứt đốt sống gây khuyết tật vĩnh viễn.
Lượng axit folic phù hợp cho bà bầu theo từng giai đoạn
Lượng khuyến cáo vừa đủ cho mọi phụ nữ trong độ tuổi mang thai là 400 mcg/ngày. Nếu nạp axit folic từ viên vitamin tổng hợp, bạn hãy nhớ kiểm tra xem lượng axit folic trong một liều đã đủ hay chưa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nạp axit folic từ thực phẩm bổ sung.
Dưới đây là lượng axit folic mẹ nên dùng từ trước khi mang thai tới sau sinh:
- Trước khi mang thai: 400 mcg
- Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu: 400 mcg
- Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9: 600mcg
- Khi cho con bú: 500 mcg.
Bạn có thể mua thuốc bổ sung axit folic ở hiệu thuốc hoặc uống vitamin tổng hợp trước khi sinh hoặc trong thai kỳ. Hãy kiểm tra nhãn dán trên các lọ vitamin tổng hợp để đảm bảo rằng chúng có chứa đủ 400 mcg axit folic mà bạn cần.
3. Giảm nguy cơ ung thư
Điều tra cho thấy, axit folic có thể giảm một tỷ lệ nhỏ nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ung thư, ví dụ như bệnh ung thư vú.
Một số người sử dụng axit folic để ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết hoặc ung thư cổ tử cung. Nó được dùng để ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ cũng như giảm mức độ hóa chất trong máu (tan huyết tố). Tuy nhiên, những giả thuyết này đang gặp phải rất nhiều tranh luận và chưa thể đưa ra được kết luận chính xác.
4. Ngăn chặn một số bệnh lý khác
Axit folic còn được sử dụng cho chứng mất trí nhớ, bệnh mất trí, nghe kém do tuổi tác, giảm dấu hiệu lão hóa, xương yếu (loãng xương), chân bồn chồn, khó ngủ, trầm cảm, đau thần kinh, đau cơ bắp, AIDS, bệnh bạch biến ở trẻ em và hội chứng Fragile-X.
Tác dụng của axit folic đối với trẻ em
1. Khả năng ngôn ngữ của trẻ
Axit folic có rất nhiều lợi ích cho mẹ và thai nhi bởi nó tác động đến sự phát triển trí não và phòng tránh khỏi những nguy cơ khuyết tật ống thần kinh (NTD – Neural Tube Defects) ở trẻ.
Trong một nghiên cứu năm 2011, khi so sánh giữa các bà mẹ có sử dụng và các bà mẹ không sử dụng axit folic người ta nhận thấy rằng, các bà mẹ sử dụng axit folic trong khoảng 4 tuần trước khi mang thai giảm thiểu nguy cơ sinh con bị chậm phát triển ngôn ngữ.
Mặc dù các mẹ vẫn bổ sung đồng thời các chất khác nhưng axit folic vẫn đóng vai trò to lớn trong việc giảm nguy cơ trẻ phát triển chậm trong kỹ năng ngôn ngữ.
2. Sức khỏe trẻ nhỏ
Axit folic còn có khả năng giúp ngăn chặn những dị tật về não và tủy sống, chủ yếu là dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Trong trường hợp nặng nhất trẻ có thể mắc anencephaly – một dị tật bẩm sinh khiến trẻ sinh không có não và hộp sọ. Những trẻ gặp phải bệnh này thường khó sống lâu. Bên cạnh đó, trẻ cũng có khả năng mắc spina bifida – tật nứt đốt sống gây khuyết tật vĩnh viễn.
Lượng axit folic phù hợp cho bà bầu theo từng giai đoạn
Lượng khuyến cáo vừa đủ cho mọi phụ nữ trong độ tuổi mang thai là 400 mcg/ngày. Nếu nạp axit folic từ viên vitamin tổng hợp, bạn hãy nhớ kiểm tra xem lượng axit folic trong một liều đã đủ hay chưa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nạp axit folic từ thực phẩm bổ sung.
Dưới đây là lượng axit folic mẹ nên dùng từ trước khi mang thai tới sau sinh:
- Trước khi mang thai: 400 mcg
- Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu: 400 mcg
- Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9: 600mcg
- Khi cho con bú: 500 mcg.
Bạn có thể mua thuốc bổ sung axit folic ở hiệu thuốc hoặc uống vitamin tổng hợp trước khi sinh hoặc trong thai kỳ. Hãy kiểm tra nhãn dán trên các lọ vitamin tổng hợp để đảm bảo rằng chúng có chứa đủ 400 mcg axit folic mà bạn cần.
Một vài phụ nữ có nguy cơ sinh con bị ảnh hưởng bởi khuyết tật ống thần kinh cao có thể được khuyến nghị nên dùng một liều cao hơn 5 mg axit folic mỗi ngày cho đến khi thai được 12 tuần. Nguy cơ sinh con bị khuyết tật ống thần kinh tăng cao nếu:
- Người phụ nữ hoặc chồng của họ bị khuyết tật ống thần kinh
- Họ từng có thai và thai nhi đó bị khuyết tật ống thần kinh
- Họ hoặc chồng của họ có tiền sử gia đình bị khuyết tật ống thần kinh
- Mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, những phụ nữ đang dùng thuốc chống động kinh nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì họ có thể cần phải dùng liều axit folic cao hơn. Tốt nhất bạn nên tự trang bị kiến thức về bệnh động kinh, thuốc chống động kinh và mang thai.
Nếu bạn rơi vào những trường hợp như trên, hãy báo với bác sĩ để được kê toa có liều lượng axit folic cho bà bầu phù hợp. Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn xét nghiệm sàng lọc bổ sung trong quá trình mang thai.
Một số lưu ý khi bổ sung axit folic cho bà bầu
- Nên uống axit folic giữa 2 bữa ăn
- Vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt. Do đó bạn hãy uống viên sắt – axit folic chung với nước cam hoặc nước trái cây
- Tránh uống thuốc với nước trà, cà phê, rượu vì axit folic sẽ làm giảm khả năng hấp thu
- Uống axit folic thường hay bị táo bón nên cần uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ
Trong suốt quá trình mang thai, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung ngay vitamin cần thiết này cho cơ thể (có thể bổ sung bằng những thực phẩm thông thường lẫn sử dụng các thực phẩm chức năng) để thai nhi có đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất có thể, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đừng ngần ngại liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa nhé!
Hello Bacsi hy vọng đã mang đến cho các bạn một cái nhìn tổng quát hơn về axit folic và tầm quan trọng của vitamin này đối với mẹ bầu và thai thi.
Một vài phụ nữ có nguy cơ sinh con bị ảnh hưởng bởi khuyết tật ống thần kinh cao có thể được khuyến nghị nên dùng một liều cao hơn 5 mg axit folic mỗi ngày cho đến khi thai được 12 tuần. Nguy cơ sinh con bị khuyết tật ống thần kinh tăng cao nếu:
- Người phụ nữ hoặc chồng của họ bị khuyết tật ống thần kinh
- Họ từng có thai và thai nhi đó bị khuyết tật ống thần kinh
- Họ hoặc chồng của họ có tiền sử gia đình bị khuyết tật ống thần kinh
- Mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, những phụ nữ đang dùng thuốc chống động kinh nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì họ có thể cần phải dùng liều axit folic cao hơn. Tốt nhất bạn nên tự trang bị kiến thức về bệnh động kinh, thuốc chống động kinh và mang thai.
Nếu bạn rơi vào những trường hợp như trên, hãy báo với bác sĩ để được kê toa có liều lượng axit folic cho bà bầu phù hợp. Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn xét nghiệm sàng lọc bổ sung trong quá trình mang thai.
Một số lưu ý khi bổ sung axit folic cho bà bầu
- Nên uống axit folic giữa 2 bữa ăn
- Vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt. Do đó bạn hãy uống viên sắt – axit folic chung với nước cam hoặc nước trái cây
- Tránh uống thuốc với nước trà, cà phê, rượu vì axit folic sẽ làm giảm khả năng hấp thu
- Uống axit folic thường hay bị táo bón nên cần uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ
Trong suốt quá trình mang thai, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung ngay vitamin cần thiết này cho cơ thể (có thể bổ sung bằng những thực phẩm thông thường lẫn sử dụng các thực phẩm chức năng) để thai nhi có đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất có thể, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đừng ngần ngại liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa nhé!
Hello Bacsi hy vọng đã mang đến cho các bạn một cái nhìn tổng quát hơn về axit folic và tầm quan trọng của vitamin này đối với mẹ bầu và thai thi.
Công cụ tính ngày dự sinh
28 ngày
Xem thêm: Trung tâm Thuốc dân tộc chữa U GAN lành tính: Địa chỉ TIN CẬY của hàng ngàn người bệnh
Tin mới nhất
- Dùng lá trầu không trị ho cho trẻ
- Nhiễm nấm Cryptococcus
- Đau hông là bệnh gì? Nguyên nhân, các triệu chứng và cách điều trị
- Viêm họng mạn tính quá phát – Dấu hiệu & cách điều trị
- Chụp mạch máu kỹ thuật số hóa xóa nền (DSA)
- Khám phá cách chữa tinh trùng yếu tại nhà đơn giản bất ngờ
- Huyết khối tĩnh mạch sâu
- Viêm trợt hang vị dạ dày: Nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa
- Chế độ ăn giúp tăng sức đề kháng cho người đái tháo đường type 2
- Viêm tụy