Bị đau họng nhưng không ho: Nguyên nhân và cách chữa nhanh chóng
Bị đau họng nhưng không ho thường là biểu hiện của các bệnh lý nhiễm trùng cơ quan hô hấp. Hầu hết các trường hợp mắc phải triệu chứng này có thể tự thuyên giảm nếu áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau họng nhưng không ho là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây đau họng nhưng không ho
Đau họng là triệu chứng phổ biến, thường đi kèm với một số biểu hiện như đau đầu, ho, mệt mỏi,…Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là do bệnh viêm amidan, niêm mạc họng, viêm thanh quản,…
Thông thường, các bệnh lý ở đường hô hấp trên không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và có xu hướng thuyên giảm sau 5 – 7 ngày kết hợp điều trị và chăm sóc.
Tuy nhiên, trường hợp đau họng nhưng không ho kéo dài hoặc các biện pháp điều trị và chăm sóc thông thường không mang lại hiệu quả, lúc này bạn nên chủ động đến bệnh viện để được tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau họng nhưng không ho:
1. Viêm họng hạt
Viêm họng hạt là một trong những bệnh lý nhiễm trùng họng mãn tính, thường ở giai đoạn này các triệu chứng bệnh lý có xu hướng kéo dài dai dẳng nhưng không nghiêm trọng như giai đoạn mãn tính.
Viêm họng hạt đặc trưng bởi các triệu chứng như khàn giọng, ngứa rát, mệt mỏi, chán ăn, tức ngực, khó thở, sổ mũi,…Khi quan sát ở thành họng của người bệnh sẽ thấy các hạt nhỏ nổi vùng niêm mạc họng. Nguyên nhân là do hoạt động quá mức của các tế bào lympho T nhằm ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Viêm họng hạt nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề như:
- Biến chứng tại chỗ: Áp xe, viêm amidan, hình thành mủ, ung thư vòm họng,…
- Biến chứng lân cận: Viêm xoang cấp và mãn tính, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa mãn tính,…
- Biến chứng xa: Nhiễm trùng máu, viêm cầu thận, thấp tim, bệnh xương khớp,…
2. Sỏi amidan
Sỏi amidan xuất hiện do hiện tượng dư thừa hàm lượng canxi tại các hốc amidan và tình trạng thức ăn thừa bị kẹt tạo thành sỏi. Ở giai đoạn mới khởi phát, vi khuẩn chưa xâm nhập những hạt sỏi này chỉ gây gây đau không ho.
Việc canxi bị ứng đọng trong thời gian dài có thể quan sát bằng mắt thường với những đốm trắng, vàng trên bề mặt của amidan. Sau đó, hiện tượng này có thể gây viêm, sưng, lúc này các triệu chứng sốt, ho, khó chịu sẽ dần khởi phát.
Sỏi amidan nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không gây ra các biến chứng nặng nề. Bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc Tây điều trị nhằm ức chế hoạt động và loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp các mẹo chữa dân gian để hỗ trợ điều trị tốt hơn cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.
3. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là một trong các bệnh lý đường tiêu hóa, các triệu chứng bệnh khởi phát khi hoạt động tiết axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
Do cổ họng và thực quản có cấu tạo liên kết với nhau nên hiện tượng trào ngược này sẽ đưa axit và vi khuẩn lên cổ họng gây sưng viêm niêm mạc, viêm họng, viêm amidan.
Trào ngược dạ dày thực quản điển hình với các triệu chứng như đau họng, ợ hơi, nóng vùng thượng vị, khó nuốt nhưng không gây ho
4. Bệnh cảm lạnh
Cảm lạnh là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau họng nhưng không ho. Theo y học, cảm lạnh là căn bệnh lây nhiễm đường hô hấp ở mức độ nhẹ, biểu hiện của bệnh lý thường không nghiêm trọng, đáp ứng tốt các biện pháp chăm sóc cải thiện và có thể tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y tế.
Người bị cảm lạnh thường có một số dấu hiệu nhận biết như sau:
- Đau đầu
- Nghẹt mũi
- Sổ mũi
- Hắt xì
- Đau mỏi cơ
- Áp lực ở tai và mặt
- Chảy nước mắt
- Sốt nhẹ
- Mất vị giác
- Bị sưng hạch bạch huyết
- Một vài trường hợp bị ho
5. Nói liên tục
Nói liên tục trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân gây đau họng nhưng không ho.do đặc thù công việc phải giao tiếp nhiều sẽ tác động trực tiếp lên thanh quản khiến cơ quan này bị tổn thương.
Trường hợp bị viêm thanh quản khởi phát do vi khuẩn, virus tấn công thì tình trạng tổn thương thanh quản do nói liên tục sẽ có xu hướng thuyên giảm trong 3 – 7 ngày nếu áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách.
6. Dung nạp nhiều đồ ăn, thức uống lạnh
Thường xuyên sử dụng thức ăn lạnh, đồ uống lạnh như sinh tố, kem, nước ngọt lạnh, nước đá,…Có thể gây kích thích niêm mạc hầu họng và gây ra triệu chứng đau, sưng họng nhưng không gây ho tại cơ quan này.
Triệu chứng đau họng phát sinh do thói quen ăn uống thiếu khoa học thường ở mức độ nhẹ và đa số các trường hợp này chỉ gây đau rát, rất ít khi đi kèm biểu hiện ho, sốt.
7. Khối u thực quản
Khi khối u ở thực quản hình thành, phát triển cũng có thể khiến người bệnh bị đau rát họng kèm theo một số biểu hiện như khàn giọng, khó nuốt, nuốt nước bọt bị vướng như có khối u.
Khối u thực quản xuất hiện là do hoạt động tăng sinh bất thường, rối loạn của tế bào nên hầu hết các trường hợp mắc bệnh không khởi phát triệu chứng ho.
Khi mắc bệnh khối u thực quản, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra, xét nghiệm và bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Với các trường hợp không được điều trị sớm hoặc điều trị không đúng cách bệnh có thể tiến triển thành ung thư thực quản và đe dọa đến tính mạng.
8. Ung thư vòm họng
Tình trạng đau họng kéo dài nhưng không ho có thể là biểu hiện của bệnh ung thư vòm họng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đầu ngành, dấu hiệu đau họng chưa đủ để xác định chính xác khối u ác tính tồn tại trong vòm họng.
Khi bị ung thư vòm họng, bên cạnh đau rát họng người bệnh còn nhận thấy một số biểu hiện sau:
- Tức ngực
- Khó nuốt, nghẹn ở cổ họng
- Khó thở
- Bị sụt cân nhưng không rõ nguyên nhân
- Chảy nước mũi
- Ăn không ngon miệng, chán ăn
- Khạc nhổ ra máu
- Nghẹt mũi
- Ù tai
- Khàn giọng
- Vùng cổ bị nổi hạch, người bệnh có thể nhận biết bằng cách dùng tay sờ vào phần dưới cằm
Khi nào cần gặp bác sĩ điều trị?
Tình trạng đau họng không ho có thể là biểu hiện của một số bệnh lý thông thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp triệu chứng là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư vòm họng, u thực quản,…Cần được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.
Do đó, hãy chủ động đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy các dấu hiệu sau:
- Đau họng kéo dài nhưng không gây sốt, ho
- Sụt cân nghiêm trọng, chán ăn
- Thường xuyên tức ngực, đau nhức
- Cơ thể suy nhược, thiếu sức sống
- Khạc nhổ ra đờm lẫn máu hoặc ra máu
- Bị nghẹn ở cổ họng khi nuốt
- Khàn giọng hoặc mất giọng
Lúc này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các chẩn đoán, tìm hiểu nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh lý thôn qua các triệu chứng lâm sàng cũng như tiền sử bệnh lý.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành một số xét nghiệm để xác định mức độ tổn thương. Từ kết quả đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.
Cách chữa trị triệu chứng đau họng nhưng không ho
Biểu hiện đau họng tuy không xuất hiện cùng với triệu chứng ho nhưng sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống. Đới với các trường hợp đau họng nhưng không gây ho bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị kết hợp chăm sóc tại nhà. Cụ thể như:
Điều trị theo phương pháp Tây y
Sử dụng thuốc Tây điều trị
Trường hợp bị đau họng do vi khuẩn, virus gây ra có thể gây viêm amidan, viêm họng ở dạng cấp tính hoặc quá phát.
Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc uống có tác dụng ức chế hoạt động và ơhats triển của tác nhân gây bệnh, đồng thời hỗ trợ làm lành niêm mạc họng, hầu, khắc phục chứng đau họng kéo dài.
Thuốc điều trị thường là các loại thuốc kháng sinh, giảm đau nhằm đáp ứng cho những đợt điều trị trong thời gian ngắn.
Do đó, người bệnh nên nghiêm túc, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tránh tự ý sử dụng thuốc ngoài hay thay đổi liều dùng vì có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Can thiệp phẫu thuật
Đối với tình trạng viêm nhiễm vùng họng nghiêm trọng, hoặc bệnh viêm amidan tái phát liên tục. Lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật làm sạch ổ viêm hoặc cắt amidan. Đây là phương pháp điều trị khi người bệnh không đáp ứng các biện pháp điều trị khác.
Do đó, trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên trao đổi với bác sĩ để đề ra phương án hiệu quả nhất vì trong quá trình thực hiện phẫu thuật có thể sẽ xảy ra một số rủi ro.
Áp dụng một số mẹo chữa tại nhà
Bên cạnh tuân thủ các biện pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng có thể kết hợp với các biện pháp chăm sóc, cải thiện tại nhà giúp kiểm soát triệu chứng tốt hơn, đồng thời ngăn ngừa triệu chứng tái phát hiệu quả. Dưới đây là một số mẹo chữa mà bạn có thể tham khảo:
Uống nước ấm
Bổ sung từ 1.5 – 2 lít nước ấm mỗi ngày không chỉ giúp hoạt động đào thải độc tố, bù nước cho cơ thể tốt hơn mà còn làm giảm triệu chứng đau họng, cân bằng độ ẩm ở niêm mạc hô hấp, từ đó hạn chế sự xâm nhập, phát triển của vi khuẩn.
Bên cạnh đó, sử dụng nước ấm thường xuyên còn cải thiện tình trạng sưng viêm, đau rát, đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm ở cổ họng.
Uống nước trà xanh
Các hoạt chất có trong trà xanh có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn và chống oxy cao, hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, sử dụng nước trà xanh mỗi ngày còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây bệnh.
Bạn có thể sử dụng lá trà xanh đã sấy khô hoặc lá còn tươi, mang đi rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi hoặc hãm khoảng 10 phút để các tinh chất trong lá trà hòa với nước. Nên uống trà lúc còn ấm sẽ tăng hiệu quả điều trị hơn, bạn cũng có thể dùng nước trà xanh thay thế nước lọc.
Sử dụng mật ong
Mật ong là một trong các vị thuốc được áp dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh, với khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm sưng. Bạn có thể sử dụng mật ong để làm giảm tình trạng đau họng, dịu cổ họng, đồng thời tiêu diệt các ổ vi khuẩn trong khoang họng, từ đó hạn chế các bệnh đường hô hấp trên.
Mật ong kết hợp với nghệ dũng được áp dụng rất nhiều vì trong nghệ cũng chứa hoạt chất kháng khuẩn rất tốt, khi kết hợp sẽ tăng cường hiệu quả điều trị tốt hơn. Chuẩn bị 2 thìa mật ong nguyên chất và 2 thìa bột nghệ pha với nước ấm và uống mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn.
Mẹo chữa này bên cạnh có tác dụng cải thiện triệu chứng đau họng mà còn giúp hoạt động tiêu hóa tốt hơn.
Hoặc bạn cũng có thể kết hợp mật ong với quất có chứa lượng vitamin C dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng, dịu cổ họng và kháng viêm tốt hơn. Bạn chuẩn bị 2 muỗng mật ong nguyên chất cho vào chén cùng với 2 quả quất chính, sau đó mang đi hấp cách thủy khoảng 20 phút rồi dùng cả phần nước lẫn cái.
Súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý
Thành phần có trong nước muối sinh lý có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu diệt các vi khuẩn trong khoang họng hiệu quả. Nhờ vào đó sẽ làm giảm triệu chứng đau họng, dịu họng, làm sạch dịch nhầy ở cổ họng, giúp thông thoáng hơn.
Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng để súc họng mỗi ngày. Khi thực hiện, nên ngửa cao cổ về sau để nước muối có thể thấm vào niêm mạc họng hầu. Mỗi ngày súc họng từ 2 – 3 lần để cải thiện tình trạng đau họng.
Lưu ý khi chữa viêm họng không ho
Song song kết hợp các biện pháp điều trị và chăm sóc khi bị đau họng nhưng không ho, bạn cũng nên lưu ý một số cách giúp ngăn ngừa, phòng bệnh tái phát hoặc tiến triển nặng hơn. Cụ thể như:
- Kiêng các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, gia vị cay vì sẽ gây kích thích vùng họng dẫn đến đau ngứa, tạo thành đờm ở cổ họng.
- Tránh xa các chất kích thích có trong bia, rượu, thuốc lá, nước ngọt có gas,…
- Giữ vệ sinh tay sạch sẽ, sử dụng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ gây kích ứng như phấn hoa, khói thuốc lá, lông động vật, mạt bụi,…
- Không dùng chung hoặc tiếp xúc với vật dụng cá nhân của người đang mắc các bệnh về đường hô hấp.
- Tránh vận động mạnh hoặc nằm im sau khi ăn vì có thể gây ra đau dạ dày hay trào ngược dạ dày, đều ảnh hưởng đến cổ họng.
- Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm lành các tổn thương ở vùng cổ họng.
- Hạn chế ăn đồ ăn lạnh, uống đá lạnh, đồ ăn cay nóng vì sẽ gây kích thích niêm mạc họng và gây ra đau họng.
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý trong quá trình điều trị bệnh.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe, chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Duy trì thăm khám sức khỏe định kỳ từ 3 – 6 tháng một lần để chủ động theo dõi cũng như phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Đau họng nhưng không ho thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi nhận thấy dấu hiệu kèm theo các biểu hiện khác, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm.
Tin mới nhất
- 12 lý do tại sao bạn nên tự hào là phụ nữ ngực nhỏ
- Mất ngủ uống lá gì để tìm lại giấc ngủ ngon? [Chuyên gia giải đáp]
- Giải đáp Uống nước yến nhiều có tốt không có mập không?
- 8 cách giúp bạn giải rượu tự nhiên mà hiệu quả
- Thuốc chữa hội chứng ruột kích thích nào tốt và hiệu quả?
- Thuốc trị đau lưng của Nhật Bản tốt nhất hiện nay trên thị trường
- Hàng loạt các tác dụng phụ – biến chứng nguy hiểm vì hóa trị ung thư bạn cần biết
- Nhiễm trùng thận
- Hội chứng huyết tán tăng ure máu (HUS)
- Tác hại khôn lường từ những sai lầm khi chọn kính râm
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Tình trạng xuất huyết dạ dày nguyên nhân do đâu? Làm sao để chữa trị và phòng tránh bệnh?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Khô miệng
- TIN TỨC UNG THƯ Dấu hiệu người bị ung thư sắp chết: Người thân có thể giúp gì?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Xương khớp ông Bồng giá bao nhiêu, có tốt không hay lừa đảo