Vảy nến toàn thân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh

Vảy nến toàn thân là một bệnh lý khá nghiêm trọng về da và hiếm gặp. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh lại vô cùng rõ rệt và xuất hiện nhiều triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy, sưng đỏ toàn thân. Bệnh khởi phát bởi nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu thông tin về bệnh vảy nến, tác nhân gây bệnh, dấu hiệu và phương pháp chữa trị đúng cách.

>>> NÊN XEM: Vảy nến tái đi tái lại PHẢI LÀM SAO? Chuyên gia chỉ dẫn phương pháp điều trị bệnh TẬN GỐC

Vảy nến toàn thân là gì, nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp chữa trị như thế nào?

Vảy nến toàn thân là gì?

Theo Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102, bệnh lý vảy nến á sừng là một trong những dạng bệnh về da liễu không hề hiếm gặp và có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, những người bị vảy nến toàn thân lại vô cùng ít và bệnh có mức độ nguy hiểm cao. Thậm chí, vảy nến đỏ da ở khắp các bộ phận của cơ thể có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.

Đây chính là tình trạng cơ chế miễn dịch bị rối loạn gây nên các tổn thương ở bề mặt da. Đa phần, người bị vảy nến diện rộng thường bị phù nề, chảy dịch tối thiểu 90% tại các diện tích da trên cơ thể. Tuy nhiên, đây lại là biểu hiện thường thấy ở giai đoạn sau của vảy nến mụn mủ hoặc thể mảng.

Vảy nến đỏ da ở diện rộng khắp thân mình, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ cực kỳ nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Mặc dù chỉ tổn thương ở da nhưng để lâu ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Nó có thể gây ra tổn thương gan, thận, nguy cơ bị ung thư da, tim mạch…

Các Cách Chữa Bệnh Vảy Nến Bằng Dân Gian Tại Nhà An Toàn Và Những Điều Cần Lưu Ý
Các mẹo chữa vảy nến bằng mẹo dân gian được rất nhiều người bệnh lựa chọn để giảm các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, người bệnh chưa thực sự hiểu cũng như dùng đúng để mang lại hiệu quả tốt và an toàn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Bệnh vảy nến toàn thân thường do các thể bệnh vảy nến nhẹ tiến triển mà hình thành. Do vậy, khi người bệnh bị chuyển sang giai đoạn lan rộng ra khắp diện tích da của cơ thể thì dấu hiệu vô cùng rõ nét và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Các dấu hiệu nhận biết người bệnh bị mắc vảy nến toàn thân như:

  • Đa phần diện tích da bị rực đỏ, kéo dài từ đầu xuống chân.
  • Trên những vùng da tổn thương do vảy nến cấp tính có thể xuất hiện các vết vảy trắng bạc và chúng có thể bị bong tróc.
  • Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy thường xuyên, thậm chí là đau rát.
  • Một số vùng bị tổn thương nghiêm trọng có thể xuất hiện mụn mủ, mụn nước, dịch rỉ tại vùng da bị bệnh.
  • Người bệnh có thể xuất hiện dấu hiệu khiến nhịp tim tăng cao bất thường.
  • Nhiệt độ cơ thể của người bệnh bị thay đổi thất thường. Có thể xuất hiện tình trạng ớn lạnh hoặc sốt cao.
  • Các khớp xương và vùng mắt cá chân bị đau nhức, khó chịu.
Người bị vảy nến thường có da đỏ ửng, thô ráp, ngứa ngáy và bong tróc

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị vảy nến toàn thân

Nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về vảy nến được xác định là do sự hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch. Các tế bào Lympho T được sản sinh ra nhằm chống lại những vi khuẩn gây hại cho da.

Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch hoạt động vượt mức quy định tức là tế bào Lympho T được sinh ra quá nhiều. Chúng không thể nhận diện được vi khuẩn xâm nhập nên đã tiêu diệt cả những tế bào khỏe mạnh ở da. Dẫn tới tăng sinh ra những tế bào da mới tạo ra hiện tượng bong tróc, nứt nẻ hay ngứa ngáy ngay trên bề mặt của da.

Một số nghiên cứu cũng xác định thêm các tác nhân có thể khiến con người bị mắc vảy nến như:

  • Yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ từng bị vảy nến thì rất có thể con cũng mắc bệnh lý này.
  • Da bị nhiễm trùng.
  • Sử dụng thuốc có chứa quá nhiều thành phần Corticoid trong thời gian dài.
  • Làn da bị cháy nắng liên tục.
  • Tác động của rượu.
  • Dị ứng da hoặc bị nổi phát ban không được điều trị đúng cách.
  • Người gặp quá nhiều áp lực, stress, căng thẳng thường xuyên.
  • Đang bị vảy nến nhưng lại ngưng điều trị một cách đột ngột.
  • Tác dụng phụ của quá trình chữa vảy nến từ trước.

Cách chữa bệnh vảy nế
n hiệu quả

Bệnh vảy nến khi xuất hiện các biểu hiện rõ rệt thường ở giai đoạn khá nặng và cần thực hiện điều trị sớm để có kết quả tốt. Thông thường, việc chẩn đoán sẽ dựa vào khám lâm sàng và hỏi thăm về tiền sử bệnh học, các loại thuốc người bệnh đã dùng, di truyền… Để chữa bệnh vảy nến toàn thân hiệu quả có thể áp dụng các biện pháp điều trị sau:

Dùng thuốc Tây y

Bác sĩ sẽ dựa trên mức độ nặng hay nhẹ của người bệnh mà chỉ định sử dụng thuốc tân dược sao cho phù hợp. Một số loại thuốc Tây thường được kê đơn điều trị bệnh vảy nến như:

  • Cyclosporine: Thuốc được ưu tiên sử dụng hàng đầu nhằm ngăn chặn hoặc ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể để không tăng sinh ra Lympho T quá mức.
  • Methotrexate hoặc Acitretin: Nhóm thuốc mang đến hiệu quả chậm hơn. Nó có tác dụng dừng tăng sinh tế bào da mới, giảm bong tróc, ngứa ngáy.
  • Các loại thuốc giúp ngừng kích hoạt hệ thống miễn dịch ở da khác: Humira, Siliq, Amjevita… có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
  • Một số loại thuốc khác thường được kê kèm theo đơn: Thuốc kháng sinh, hỗ trợ giảm đau, thuốc chống dị ứng và giúp giảm ngứa ngáy, thuốc chống trầm cảm…
Thuốc Tây y giúp ức chế hệ thống miễn dịch nhằm ngăn chặn tăng sinh Lympho T

Trị vảy nến toàn thân bằng bài thuốc YHCT an toàn, hiệu quả

Đông y cho rằng, vảy nến toàn thân xảy ra do các yếu tố phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể, tích tụ ở bì phu lâu ngày sinh ra huyết nhiệt. Kết hợp với chính khí cơ thể suy yếu, chức năng gan thận kém, khí huyết không đủ nuôi dưỡng da. Từ đó, gây ra các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy, khô rát, bong tróc da,…

Các nhóm thuốc Tây y thường tập trung cải thiện triệu chứng bên ngoài chứ chưa giải quyết được căn nguyên gây bệnh bên trong. Do đó, người bệnh thường bị tái phát vảy nến toàn thân sau một thời gian sử dụng.

Bài thuốc Đông y sử dụng các thảo dược thiên nhiên lành tính

Kế thừa các nguyên tắc điều trị của YHCT, các bác sĩ, thầy thuốc của Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 đã nghiên cứu và phát triển giải pháp điều trị vảy nến toàn thân Quân dân 102 bằng Đông y có biện chứng.

Tại Quân dân 102, bệnh nhân được thăm khám bằng cả kỹ thuật cận lâm sàng như xét nghiệm, soi da,… của Tây y và thăm khám tổng thể bằng Tứ chẩn của Đông y. Từ kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị vảy nến toàn thân phù hợp bằng thuốc YHCT phù hợp.

Giải pháp này đã được VTV2 giới thiệu đến hàng triệu khán giả truyền hình.

Hiện nay, Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 đang ứng dụng điều trị cho bệnh nhân bằng bài thuốc đặc trị vảy nến toàn thân Quân dân 102. Đây là bài thuốc được nghiên cứu ĐỘC QUYỀN trong nhiều năm bởi Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương và các thầy thuốc tại Quân dân 102.

Bài thuốc điều trị vảy nến Quân dân 102 là sự tổng hòa của hơn 30 vị thuốc nam, được thu hái trực tiếp từ các vườn dược liệu chuẩn GACP – WHO. Bài thuốc đã được phân tích dược tính, kiểm nghiệm độc tính nghiêm ngặt tại Học viện Quân y, đảm bảo an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ cho người bệnh.

Thảo dược sau khi thu hái sẽ được bào chế thành 3 dạng gồm: thuốc uống, thuốc ngâm rửa và thuốc bôi ngoài da.

Bài thuốc điều trị vảy nến Quân dân 102

Với mong muốn tối ưu hóa hiệu quả điều trị, bác sĩ Quân dân 102 đã điều chỉnh thành phần, liều lượng theo phác đồ điều trị vảy nến toàn thân Quân dân 102 gồm 2 giai đoạn chính:

Giải pháp điều trị vảy nến toàn thân Quân dân 102 đã giúp cho hàng nghìn bệnh nhân khỏi bệnh. Hầu hết người bệnh đều chấm dứt triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và không bị tái phát vảy nến sau thời gian điều trị.

>> XEM NGAY: Bị vảy nến suốt 10 năm, người thợ xây đã trị dứt bệnh thành công nhờ Đông Y có biện chứng

Phản hồi online của bệnh nhân điều trị vảy nến tại Quân dân 102
  • Hà Nội: Số 7 ngõ 8/11 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm. Hotline 0888 598 102 
  • Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức. Hotline 0888 698 102 
  • Fanpage: Tổ hợp Y tế Cổ Truyền Quân Dân 102
  • Website: https://benhvienquandan102.org/

Mẹo dân gian giúp điều trị vảy nến toàn thân

Bên cạnh những phương pháp điều trị vảy nến toàn thân bằng Tây y và Đông y thì nhiều người lại lựa chọn các mẹo dân gian để chữa bệnh vảy nến. Được lưu truyền trong dân gian, một số mẹo giúp chữa vảy nến khá hiệu quả như:

  • Chữa vảy nến bằng lá khế: Đây là nguyên liệu dễ tìm kiếm và có nhiều thành phần tốt cho da. Sử dụng lá khế giã nát rồi đắp lên vùng da bị vảy nến trong thời gian khoảng 15 – 20 phút. Rửa sạch lại với nước và thực hiện 2 lần/ngày cho hiệu quả cao.
  • Điều trị vảy nến bằng dầu dừa: Không chỉ có tác dụng trong làm đẹp da, chống nhăn mà dầu dừa còn mang đến hiệu quả cao trong chữa bệnh vảy nến. Bôi trực tiếp dầu dừa nguyên chất lên những vị trí da đang bị vảy nến. Massage nhẹ nhàng khoảng vài phút và duy trì 3 lần/ngày để khiến da dịu mát, bớt ngứa ngáy và mềm hơn.
  • Chữa vảy nến với cây lược vàng: Loại cây này được biết đến với tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch… Đối với người bệnh vảy nến, chỉ cần sử dụng 5 – 6 lá mỗi lần, giã nhuyễn chắt lấy phần nước cốt để uống. Ngày dùng 2 lần và trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Sử dụng lá cây lược vàng chữa bệnh da liễu cực kỳ hiệu quả

cùng chủ đề

8 cách chữa vảy nến bằng thuốc Nam người bệnh không nên bỏ qua

Cách phòng ngừa vảy nến hiệu quả

Để hạn chế tối đa khả năng mắc các bệnh vảy nến toàn thân và dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, mỗi người cần tự biết cách phòng ngừa hiệu quả. Một số biện pháp phòng bệnh được các bác sĩ, chuyên gia khuyên áp dụng như:

  • Cung cấp độ ẩm cần thiết cho da để làn da không bị thiếu hụt nước dẫn tới khô rát, phồng rộp… Một số cách bù nước như: Uống nhiều nước ít nhất 2 lít/ngày, thoa kem dưỡng da…
  • Bổ sung thêm trái cây, nước ép nguyên chất từ hoa quả và các thực phẩm giàu Vitamin E, C tốt cho da.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thông qua việc ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, rau xanh…
  • Dừng hoặc hạn chế việc sử dụng các chất gây hại, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe… Một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh vảy nến toàn thân chính là do uống quá nhiều rượu, bia dẫn tới tổn thương da.
  • Hạn chế việc dùng quá nhiều đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp như pate, thịt hộp, đồ chiên rán… Ngoài ra, cũng cần tránh sử dụng thực phẩm có chứa thành phần dễ gây dị ứng như lạc, đỗ tương, ngô, tôm, cua…
  • Vận động hợp lý với các bài tập tốt cho sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể.
  • Khi có bất kỳ tổn thương nào về da nên được xử lý đúng cách và điều trị kịp thời. Đặc biệt là nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, dị ứng…
  • Khi đang trong thời gian điều trị vảy nến không nên tự ý ngưng thuốc mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nên thăm khám và điều trị bệnh tại những cơ sở khám chữa uy tín. Bệnh viện chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán đúng và có phương hướng xử trí đúng cách.
  • Cần thường xuyên bảo vệ da khi ra ngoài, tránh để da bị cháy nắng và bị tác động trực tiếp với tia UV. Có thể dùng kem chống nắng, áo mũ khi ra ngoài.
  • Thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, căng thẳng. Nếu có thể nên ra ngoài vận động vào lúc sáng sớm để hấp thụ Vitamin D cần thiết cho cơ thể.
Cấp ẩm cho da và cơ thể bằng cách uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Nên khám chữa bệnh vảy nến toàn thân ở đâu?

Khi bị vảy nến, đa phần người bệnh sẽ đặt câu hỏi: Nên khám chữa ở đâu đảm bảo hiệu quả cao và an toàn? Để trả lời cho băn khoăn này, người bệnh có thể tham khảo những địa chỉ thăm khám uy tín sau:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc

Tại đây, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành hướng tới phương pháp vừa điều trị vừa kết hợp phục hồi tổn thương cho da. Bên cạnh đó, các bài thuốc điều trị được nghiên cứu và kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

  • CS Hà Nội: Biệt thự số 31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định – 024.7109.6699 – 0983.059.582.
  • CS Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận – 028.7109.6699 – 0932.064.179.
  • CS Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – 0203.657.0128 – 0972.606.773.

Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam

Trung tâm kế thừa thành tựu y học tiên tiến, hiện đại với đội ngũ giáo sư, bác sĩ chuyên khoa da liễu hàng đầu. Phương pháp khám chữa bệnh dựa vào các vị thảo dược thiên nhiên kết hợp cùng phương tiện chẩn đoán, xét nghiệm, máy móc hiện đại.

  • CS Hà Nội: 123 Hoàng Ngân, Nhân Chính, Thanh Xuân – 024.62.605.666.
  • CS Hồ Chí Minh: 48B Đặng Dung, phường Tân Định, quận 1 – 028.710.99.838.

Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102

Đây là sự lựa chọn của nhiều người bệnh khi có nhu cầu tới khám và điều trị vảy nến toàn thân. Đơn vị ứng dụng phương pháp Đông – Tây y kết hợp YHHĐ trong điều trị bằng bài thuốc YHCT cho khả năng chữa trị tận gốc căn nguyên bệnh, tránh tái phát, giúp người mắc vảy nến an tâm hơn.

  • CS Hà Nội: Số 7, ngõ 8/11, Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm – 0888 598 102
  • CS Hồ Chí Minh: Số 179 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh – 0888 698 102

Bệnh viện Da Liễu Trung Ương

Bệnh viện thuộc top đầu trong khám chữa các bệnh về da liễu được người dân khu vực phía Bắc tin tưởng. Sứ mệnh của bệnh viện là mang lại sức khỏe và vẻ đẹp làn da cho mọi người.

Địa chỉ: 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội – 024.322222944.

Khoa Da Liễu của bệnh viện Bạch Mai

Bệnh nhân bị vảy nến hoàn toàn có thể tới thăm khám và điều trị tại khoa Da Liễu của bệnh viện Bạch Mai. Bên cạnh việc khám chữa bệnh về da thì tại đây còn cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ trong da liễu.

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội – 024.6657.2588 hoặc 024.38.68.9443.

Bệnh viện Da Liễu Thành Phố Hồ Chí Minh

Người dân khu vực phía Nam khi có nhu cầu chữa vảy nến có thể tìm đến đây để được điều trị bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu về da liễu.

Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh – 028.39.301396.

Bệnh vảy nến toàn thân được xác định là một bệnh lý về da khá nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh cần theo dõi sức khỏe thường xuyên, nhận biết triệu chứng và đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kịp thời. Ngoài ra căn bệnh này cũng có nguy cơ tái phát rất cao do đó mỗi người cần tự biết cách phòng ngừa để bảo vệ bản thân.

Nguồn: https://nhatnamyvien.com/vay-nen-toan-than-24595.html

Xem thêm: Tổng quan kiến thức cần biết về ung thư máu

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!